Đặc điểm sản xuất lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long ???
( Giúp mik vs 😭)
Trình bày khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long.
-Về lương thực:
+Có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất trong các vùng của cả nước
+Đất đai nhìn chung màu mỡ, nhất là dải phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha dọc sông Tiền và sông Hậu
+Khí hậu, nguồn nước về cơ bản thích hợp với việc phát triển ngành trồng lúa
+Trở ngại lớn nhất là sự nhiễm phèn, nhiễm mặn của đất, trong lúc nước ngọt lại không đủ vào mùa khô. Ngoài ra, tình trạng chậm phát triển của một số ngành kinh tế khác cũng ảnh hưởng tới việc sản xuất lương thực của vùng
-Về thực phẩm
+Có vùng biển giàu tiềm năng thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700 km đường bờ biển. Ở vùng biển phía đông, trữ lượng cá lên tới trên dưới 90 - 100 vạn tấn với khả năng khai thác 42 vạn lần vào thời gian từ tháng V đến tháng IX. Trữ lượng ở vùng biển phía tây là 43 vạn tấn, với khả năng khai thác 19 vạn tấn vào mùa vụ từ tháng XI đến tháng IV
+Có 25 cửa sông, luồng lạch cùng vùng bãi triều rộng khoảng 48 vạn ha, trong đó gần 30 vạn ha có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ. Ngoài ra còn 1.500 km sông ngòi, kênh rạch có thể nuôi trồng thủy sản nước ngọt
+Có những thuận lợi nhất định đối với việc phát triển ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn và gia cầm (vịt).
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Trình bày hiện trạng sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long
b) Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta
-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước
+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+
+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang
+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)
+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta
-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu
-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...
-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh
-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh
b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm
-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế
-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp
2,nêu các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở đồng bằng sông cửu long để sản xuất lương thực,thực phẩm.
REFER
- Địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô lớn. - Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm với số giờ nắng trong năm là 2200 – 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm là 25 – 27oC. Lượng mưa trung bình năm lớn 1300mm – 2000mm.
tham khảo- Địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô lớn. - Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm với số giờ nắng trong năm là 2200 – 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm là 25 – 27oC. Lượng mưa trung bình năm lớn 1300mm – 2000mm.
REFER
- Địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô lớn. - Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm với số giờ nắng trong năm là 2200 – 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm là 25 – 27oC. Lượng mưa trung bình năm lớn 1300mm – 2000mm.
Sự tương đồng về thế mạnh sản xuất lương thực thực phẩm ở hai vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. sản xuất lương thực
B. phát triển cây hoa màu
C. phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản
D. phát triển trồng cây ăn quả
Sự tương đồng về thế mạnh sản xuất lương thực thực phẩm ở hai vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. sản xuất lương thực.
B. phát triển cây hoa màu.
C. phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
D. phát triển trồng cây ăn quả.
trình bày điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông cửu long
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:
+ Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang.
+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.
+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.
+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.
+ Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết...
+ Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.
+ Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.
Dựa vào hình 35.2 (SGK trang 127), nhận xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực, thực phẩm.
- Diện tích tương đối rộng (gần 4 triệu ha). Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu (1,2 triệu ha) màu mỡ, thích hợp cho trồng lúa, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả. Vùng đất phèn, đất mặn được cải tạo cũng trở thành các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, hoa quả và nuôi trồng thuỷ sán. Vùng đất ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau thích hợp hơn cả cho nuôi trồng thuỷ sản và phát triển rừng ngập mặn.
- Khí hậu: thể hiện rõ rệt tính chất cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.
- Sông Mê Công và hệ thống kênh rạch chằng chịt, bồi đắp phù sa, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và khái thác thủy sản... vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn ..thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ.
- Nguồn hải sản: cá, tôm và hải sản quý hết sức phong phú; biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn; nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản.
Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thê nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?
- Nông sản chế biến sẽ được bảo quản, lưu kho dài hơn, và khả năng xuất khẩu lớn, và nâng cao giá trị xuất khẩu hàng nông sản.
- Tiêu thụ nguyên liệu phong phú của nông nghiệp, kích thích nông nghiệp phát triển.
- Góp phần cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi, tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển.
Thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông cửu long dựa trên những điều kiện gì ? Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở vùng đồng bằng sông cửu long ?
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản là do:
- Có vùng biển rộng và ấm quanh năm.
- Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giông tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn.
- Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thuỷ sản, lượng phù sa lớn.
Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.