Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trâm Lơ
Xem chi tiết
Cô Mỹ Linh
23 tháng 12 2022 lúc 10:45

Em tham khảo đoạn văn sau nhé!

    Bình Định có rất nhiều lễ hội đặc sắc, thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa vùng đất này nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Trong đó, em ấn tượng nhất với lễ hội cầu ngư. Cầu ngư là một lễ hội dân gian truyền thống gắn liền với đời sống ngư dân vùng biển. Lễ hội cầu ngư mang ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với vị thần Nam Hải hay còn gọi là cá Ông (cá Voi). Lễ hội này còn mang mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, được mùa tôm cá. Lễ hội này được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 15/2 âm lịch hàng năm, tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn. Lễ hội Cầu Ngư Bình Định được diễn ra với hai phần nghi thức chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ diễn ra với các nghi thức trang trọng như: Nghinh thần Nam Hải (Cung nghinh thủy lục rước cá Ông) nhập điện, lễ tế thần Nam Hải (có múa gươm hầu thần), lễ tế cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa; lễ ra quân đánh bắt hải sản. Còn phần hội được tổ chức với các hoạt động vô cùng sôi động như: kéo co, bơi thúng đôi nam, lắc thúng, ngoáy thúng. Bên cạnh đó còn có các chương trình múa hát tuồng tại Lăng Ông Nam Hải để phục vụ nhân dân địa phương và du khách đến xem lễ hội. Là một người con của Bình Định, em rất tự hào về lễ hội truyền thống này. Dù đã được tham dự lễ cầu ngư không biết bao nhiêu lần nhưng lần nào em cũng đều cảm thấy háo hức, phấn khởi. Hi vọng người dân Bình Định sẽ luôn gìn giữ và phát huy nét văn hóa truyền thống quý báu này.

Sư tử đáng yêu
Xem chi tiết
ミƘɦắċ ℒσŋɠ彡
17 tháng 11 2018 lúc 19:50

Tui tên KHắc Long ở huyện thoanh oai tp hà Nội

사랑해 @nhunhope94
17 tháng 11 2018 lúc 20:55

tui tên PTHN và 2k5 đến từ sao hỏa nha!

Trần Việt Hà
Xem chi tiết
Vũ Viết Thành
5 tháng 1 2018 lúc 21:34

Đến lớp cho chép

Lê Thiện Tuấn
5 tháng 1 2018 lúc 19:55

Sông Kinh Thầy hay còn đọc là Kinh Thày, là một phân lưu của sông Thái Bình, nối sông Thái Bình với các sông vùng Đông Bắc Việt Nam.

Pé
7 tháng 1 2018 lúc 19:31

Hệ thống sông Thái Bình là tên gọi của một hệ thống sông gồm sông Thái Bình cùng các phụ lưu và chi lưu của nó. Các phụ lưu gồm sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam ở thượng nguồn với tổng chiều dài khoảng 1.650 km và diện tích lưu vực khoảng 10.000 km². Ngoài ra, hệ thống sông này còn nhận một phần dòng chảy của sông Hồng, để đổ ra biển Đông.

Lô Nhi
Xem chi tiết
Xem chi tiết

ai ở tỉnh Lào Cai thì giúp mình nhé!

cảm ơn mn nhìuvui

Vũ Thị Bạch Liên
25 tháng 4 2022 lúc 12:58

Ờm chị không ở tỉnh Lào Cai nên có gì nó không đúng thì em sửa lại giúp chị nhé :(kham khảo thui nha)

Lào Cai được biết đến là địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi. Nhưng tôi ấn tượng nhất với nghề đan lát, bằng những đôi tay khéo léo mà con người chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm thủ công rất đơn giản, đẹp và vô cùng tiện ích cho cuộc sống thường nhật của người dân. Ta có thể làm ra rổ rá, mâm ăn cơm, ghế từ các nguyên liệu phong phú: mây, tre nứa và dây rừng. Nghề này không phân biệt lứa tuổi nên không chỉ người lớn làm mà còn các em nhỏ cũng thế, được dạy để lưu giữ nét đẹp văn hóa tổ tiên để lại. Quá trình thực hiện rất công phu, phải kiên nhẫn làm ra từng món đồ như thế thật tuyệt vời! Giá thành của sản phẩm cũng không quá cao, tùy theo chất liệu, kích thước. Đây có thể nói là một trong những nghề truyền thống lâu đời của tỉnh Lào Cai, nó thật hay!

 

 

Nguyễn Hải	Đăng
25 tháng 1 lúc 21:43

Chịu rồi 

Phạm Lê Gia Hân
Xem chi tiết
gfgg
17 tháng 11 2023 lúc 19:30

ko biết

Hà Minh Trí
17 tháng 11 2023 lúc 19:34

ko biết thì nhắn làm đ*o gì hay nhỉ ?
 

Bùi Đăng Khoa
17 tháng 11 2023 lúc 20:04

Huyền thoại lăng ông Trấn :                                                                                             Lúc nhỏ nghe nội tôi kể là vùng này trước đây cây cối rậm rạp, um tùm, ít người qua lại nên không gian rất vắng vẻ, u tịch. Một buổi chiều nọ, lúc trời đã tắt nắng, bỗng dưng không biết từ đâu có một con ngựa chiến chạy đến và dừng lại nơi này. Nó cất tiếng hí vang khẩn thiết. Dân làng nghe tiếng ngựa hí vội vàng chạy đến. Người bao quanh mỗi lúc một đông. Và ai cũng vô cùng ngạc nhiên trước một hiện tượng hết sức kì lạ: Trên lưng ngựa là một vật gì đó được bao bọc rất cẩn thận trong tấm nhung y màu đỏ đã nhuốm bụi đường. Con ngựa hí thêm mấy tiếng nữa rồi quỳ xuống lắc nhẹ, húc đầu vào bọc nhung y đặt xuống đất. Sau đó ngựa duỗi bốn chân, thở hồng hộc rồi tắt lịm dần.

Trong khi mọi người ngơ ngác thì ông già T - người cao tuổi trong làng bảo mọi người tránh ra để ông lại gần xem thử trong lớp nhung y đó là gì. Ông hồi hộp mở từng lớp vải… Ông giật mình, nín thở khi nhận ra bên trong lần vải là một thủ cấp. Nhìn kĩ là một gương mặt quen thuộc nhưng ông không thể nào nhớ ra. Ông đắp lại cẩn thận rồi đi báo với chính quyền để tỏ ngọn nguồn.

Nghe đến đây tôi không tránh khỏi sự tò mò, buột miệng hỏi:

- Rồi sau đó thì sao hở nội?

Bà tôi thong thả nhai miếng trầu rồi kể tiếp:

- Thì ra đó là thủ cấp của ông Trần Công Hiến - người xóm mình đó con. Nghe đâu ông làm quan to ở một tỉnh ngoài Bắc. Trong lúc đánh trận ông bị giặc chém đầu. Con ngựa trung thành quì phục bên cạnh thi hài chủ nước mắt ròng ròng. Khi giặc rút đi, dân làng gói thủ cấp lại cẩn thận đặt lên lưng ngựa và chỉ tay về hướng trời Nam, bảo nó hãy mang chủ về quê. Con ngựa vâng lời, ngày đêm ròng rã vượt núi băng đèo mà đi. Có lẽ hồn ông Trấn linh thiêng chỉ bảo nên ngựa đã về đến tận quê hương và đuối sức nên gục ngã bên chủ. Ngay sáng hôm sau, cả làng tập trung làm lễ mai táng hết sức trang nghiêm. Sau đó chính quyền trích kinh phí cùng nhân dân xây lăng, khắc bia ghi công cho ông và bên cạnh lăng cũng xây mộ con ngựa có nghĩa.

Tôi thầm cảm phục ông quan Trấn và thương cho con ngựa trung thành. Tôi bèn đem chuyện kể lại cho đám bạn nhỏ hàng xóm nghe. Chúng nó háo hức rủ tôi lên xem lăng ông Trấn. Nhưng khi đến khu vực lăng thì không đứa nào dám vô. Một cảm giác rờn rợn mơ hồ choáng ngợp tâm hồn con trẻ. Chúng tôi đứng lặng im, chăm chú quan sát từ xa. Bên trong lũy tre xanh mướt bao bọc quanh lăng đang rì rào trong ánh chiều buông là một không gian trầm mặc. Cây sinh tuế xanh um tràn trề nhựa sống trước lăng như người lính canh giữ, bảo vệ mộ phần. Tấm bia khắc chữ Nho sừng sững ghi công đức của ông lưu mãi đến ngàn năm. Cảnh vật im ắng, chỉ nghe tiếng lá tre thì thào đáp lại lời gió làm cho tôi nhớ lại lời kể huyền thoại của nội hôm nào: Mỗi khi hoàng hôn buông xuống là nghe tiếng “lục lạc” của vó ngựa đi về. Và còn nghe cả tiếng ngựa hí vang xa nữa. Bà dặn tôi không nên đi qua vùng này lúc chiều tà.

Chuyện ngày xưa bà kể cứ ghi sâu vào tâm thức tuổi thơ. Mãi đến khi học lên các lớp trên, trong giờ lịch sử địa phương tôi được nghe thầy giáo kể rằng: Vào năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn, lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra triều Nguyễn, Trần Công Hiến được bổ chức Trấn thủ Hải Dương. Ông nổi tiếng là một quan lại ái quốc ưu dân, giàu tài năng và tâm huyết. Ông được giao trọng trách ở một vùng biên trấn, cùng chịu chung hoàn cảnh đất nước vừa phải gánh chịu ba thế kỷ chiến cuộc triền miên, lại thêm thiên tai mất mùa, ruộng đồng hoang hóa, giặc cướp bên trong, giặc Tàu ô ngoài biển. Quả là một thách thức lớn đối với vị võ quan vừa từ trận tiền trở về, nhung y còn vương mùi thuốc súng.

Không phụ lòng tin của triều đình và bá tánh, Trần Công Hiến đã nhanh chóng đề ra các giải pháp nhằm cấp thời ổn định đời sống người dân, khuyến khích sản xuất, dẹp yên nạn trộm cướp, kiềm phòng giặc Tàu ô. Công lao rất lớn của ông có ý nghĩa lâu dài về dân kế, dân sinh là việc huy động nhân lực đắp đê lấn biển, biến hơn tám ngàn mẫu ruộng ngập mặn ở hai huyện Vĩnh Lại và Tứ Kỳ thành ruộng thuần để dân nông cày cấy. Nhân dân tỉnh Hải Dương nhớ ơn ông gọi tên con đê ấy là đê Trần Công.

Năm Ất Sửu (1805) Trần Công Hiến cho đo vẽ bản đồ hình thế núi sông, bến đò, chợ quán, đường sá ở Hải Dương dâng về kinh đô. Cùng thời gian này, ông trực tiếp cầm quân dẹp tan bọn giặc cướp quấy phá vùng cửa biển, giữ cho người dân cuộc sống yên bình.

Vào năm 1817, Trần Công Hiến qua đời tại trấn sở trong niềm thương tiếc của triều đình, thuộc lại, bằng hữu và dân chúng Hải Dương. Di hài ông được đưa về Quảng Ngãi, an táng ở quê ngoại, làng Mỹ Huệ, phủ Bình Sơn. Người dân ở đây kính trọng gọi ngôi mộ Trần Công Hiến là “Mộ Ông lấp biển”, vừa nhắc đến công lao lấn biển, mở đất ở Hải Dương lúc sinh thời, vừa ngụ ý xem ông như một vị lương thần, uy đức “vá trời, lấp biển”.

Giờ lịch sử hôm ấy thật diệu kì, tôi như sống lại với câu chuyện bà tôi kể ngày xưa. Xâu chuỗi cả huyền thoại đời thường và trang sách, tôi càng kính trọng những bậc công thần vì nước vì dân và được nhân dân cảm phục, tin yêu.

Không gian huyền hoặc nơi " Mộ ông lấp biển" cũng đã phai nhạt theo thời gian nhưng cây sinh tuế cổ thụ bên lăng vẫn là chứng nhân trường tồn của lịch sử. Mặc cho mưa tuôn, nắng cháy nó vẫn xanh tươi như có sức sống diệu kì. Tiếng lục lạc và tiếng ngựa hí tình nghĩa vẫn như còn vọng lại đâu đây trên quê hương của “Ông quan lấp biển” một thời.

Hiện nay, Lăng ông Trấn được sửa sang khuôn viên, trồng thêm cây xanh bóng mát nên cảnh quang thật đẹp. Năm 2022, chính quyền và nhân dân Xã Bình Dương tưng bừng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Mộ Trần Công Hiến là Di tích lịch sử cấp Tỉnh.

Hằng Phan
Xem chi tiết
lê hồng phương Chi
Xem chi tiết
TÍNH NGÔ
Xem chi tiết
Etermintrude💫
3 tháng 10 2023 lúc 18:59

   Quê hương tôi ở Thái Bình, nơi gắn liền với đồng lúa, cánh diều, con sông... Thái Bình là một tỉnh nhỏ nằm đồng bằng sông Hồng. Nơi đây nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, với con sông Hồng chảy dọc về biển Cồn Đen, với những mái chùa thiêng liêng, cổ kính. Không dừng lại ở đó, Thái Bình quê tôi còn được biết đến với những câu hò dân gian, là một trong những nơi lâu đời nhất nước ta xuất hiện nghệ thuật chèo cổ. Và khi nhắc đến chèo cổ, thật tự hào khi Thái Bình có nghệ sĩ ưu tú Huyền Phin - một nghệ nhân chuyên hát về chèo cổ Thái Bình. Một khía cạnh khác của Thái Bình mà hẳn những người con xa quê sẽ nhớ - bún bung. Bún bung quê tôi khác với món bún xứ bạn. Nó ngọt vị bún, thơm thơm mùi móng giò, ăn cùng nước mắm và hoa chuối sẽ làm nổi bật lên được cái riêng biệt của quê nhà. Ngoài bún bung, đặc sản Thái Bình còn vô cùng phong phú, đa dạng khi phải kể đến Ổi Bo, bánh cáy, nước mắm Diêm Điền. Hẳn rằng những người con xa quê sẽ không thể nào quên được những hương vị ấy đúng không? Thái Bình có vẻ đẹp của biển vô cực - nơi mấy ngày nay đang thu hút được sự quan tâm của các bạn trẻ, khi vẻ đẹp hùng vĩ của nó như hòa đất trời lại làm một, đâu phải nơi đâu ta cũng thấy được cảnh tượng ấy. Quê tôi ở Thái Bình, tôi tự hào khi là người Thái Bình, tôi yêu quê hương tôi, yêu cái cách nơi đây đã nuôi nấng tôi thành người. Như câu hát trong bài "Thái Bình quê hương tôi":

     "Đất quê ta anh hùng cách mạng

      Suốt đời này yêu mãi Thái Bình ơi..."