Em hãy nêu cảm nghĩ của em về cảnh tượng thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão bằng 1 đoạn văn ngắn từ 9 đến 10 câu
Lưu ý: KO CHÉP MẠNG , 10 NGƯỜI TRẢ LỜI NHANH NHẤT SẼ ĐƯỢC TÍCH
VIỆT NAM NÓI LÀ LÀM OK'''
Dựa vào bức tranh thiên nhiên cảnh đảo Cô Tô sau cơn bão, em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của mình về bức tranh ấy
Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.
Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.
Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái
giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
viết dài hơn văn bảo ngắn.chép chắc 3 trang giấy
Đề 1: Từ bài văn "Cô Tô", hãy viết 1 đoạn văn từ 6 đến 8 câu miêu tả quang cảnh của Cô Tô sau cơn bão
Đề 2: Từ bài văn "Cây tre Việt Nam", hãy viết 1 đoạn văn từ 6 đến 8 câu nêu giá trị của cây tre đối với người dân Việt Nam
Đã từ rất lâu rôi, cây tre là người bạn thân thiết của người nông dân, người nhân dân Việt Nam.Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Từ những bụi tre nhỏ bên đường đến luỹ tre thân quen ở làng tôi và đến cả những luỹ tre bạt ngàn ở Đồng Nai, đồng bằng sông Cửu Long..Tre làm bạn với ta ở khắp mọi nẻo đường.
Dáng tre tuy có vẻ khẳng khiu nhưng thân tre luôn mọc thẳng như đức tính của mỗi người luôn sống ngay thẳng. Không chỉ có thế, từng cành tre yếu ớt với những chiếc lá xanh mỏng manh đã cùng thân tre chống chọi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất nhưng tre vẫn có thể vượt qua tất cả để rồi lại tiếp tục kiên cường sống với ý chí và lòng kiên nhẫn như người. Trẻ em ngày xưa đã được ông bà, cha mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích xưa hàng ngày để cho chúng đi vào trong hồi ức của lũ trẻ, trong số đó cũng có chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Thánh Gióng vừa vươn vai trở thành người lớn liền cầm roi sắt cưỡi ngựa phi thẳng ra trận. Khi roi sắt đột nhiên gãy, anh đã nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí cho mình đánh tan quân giặc. Tại bến sông Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã tiêu diệt mấy chục chiếc thuyền chiến của quân Nam Hán khi đóng cọc tre dưới đáy sông làm đắm tàu giặc. Và còn nhiều chuyện khác đều liên quan đến tre và nhờ tre cùng gắng sức chống quân giặc với nhân dân ta. Từ những vũ khí thô sơ ngày xưa như :giáo, cung, tên, ..cũng đều đước làm bằng tre. Cộng đồng của tre cũng như người. Chúng cùng chung sống với nhau hoà bình từng bụi, rồi đại gia đình lớn hơn trở thành luỹ tre dày đặc, cùng bảo bọc cho nhau thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa chúng thất là đáng quý!!!
Luỹ tre đầu làng đã gắn bó với tôi thuở nhỏ. sau khi đã chơi đùa thoả thích, tôi cùng mấy đứa bạn ngồi nghỉ mệt dưới một bụi tre. Cành tre phe phẩy trên đầu chúng tôi như muốn giúp chúng tôi đỡ mệt. Tre không chỉ là thành luỹ chắc chắn của làng mà nó còn xuất hiện thường ngày với đời sống của chúng tôi. Từ ngày mới lọt lòng, trẻ em đã được nằm trong chiếc nôi bằng tre êm ái đung đưa nhẹ nhàng giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu cùng tiếng ru hời của mẹ. Khi đã lớn hơn một chút, trẻ em có ống sáo tre, trúc làm bạn cùng cất lên những âm thanh vén von, êm ả những khúc nhạc đồng quê giản dị:"con cò là cò bay lả, lả bay la....",làm khoan khoái đôi tai của đàn trâu đang ung dung gặm cỏ. Cái hay của tiếng sáo tre là có thể vang vọng rất xa và tiếng mới trong trẻo làm sao !như tất cả đều là nhờ vật liệu làm ra saó, cây tre. Sau khi đã trưởng thành, mọi người trong mỗi bữa cơm sẽ bắt gặp cách đong gạo bằng rổ tre, cách làm rổ tre cho những việc khác nữa. Đến thứ để gấp thức ăn vào miệng lại chính là chiếc đũa tre. Với tuổi già lại lấy làm vui với chiếc tẩu thuốc bằng tre.Hễ hút thuốc lại thấy khoan khoái cả người. Đến cả khi gần đất xa trời, lại nằm trên chiếc giường tre để an nghỉ. Tre với mọi người, tre chào đón, nâng niu sinh linh mới, tre buồn rũ đưa tiễn người ra đi. Thật là thuỷ chung! Tre bảo bọc cho mỗi người từ nhỏ đến lớn., Thử hỏi xem có đứa trẻ thôn quê nào dám nói là mình không có tình cảm với tre? Đến những chiếc diều giấy tự làm của bọn trẻ cũng có khung làm từ tre. Nhanh nhẹn bắt lấy từng que chuyền đánh chắc bằng tre, trò chơi quen thuộc của các bạn nhỏ. Tre cũng như con người rồi cũng có lúc phải chết nhưng cứ mỗi cây tre ngã xuống sẽ mọc lên một mầm sống mới, đó là măng. Dù có ra đi, tre cũng để lại con của mình với niềm hi vọng chúng sẽ tiếp nối thế hệ cùng hoà đồng, giúp đỡ, che chở cho con người như thế hệ tre đi trước...
Sau này, lớn lên, dù có đi đến bất kì nơi đâu, bất kì cảnh quan tuệt đẹp nào cùng những biểu tượng hoa mĩ đến dường nào, tôi cũng có thể tự tin vỗ ngực nói với bạn bè thế giới rằng:"nới dẹp nhất chính là quê hương tôi. Ở đó, cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc tôi, quê hương tôi, đất nước tôi, cuộc đời tôi. Cao quý nhưng không mĩ lệ, cây tre Việt Nam!!!
Bài 1: Qua bài kí Cô Tô, ta thấy được vẻ đẹp trong sáng của biển đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận về vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn. (Gạch chân,chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.
Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua. Trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ là.( Gạch chân, chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.
Bài 3: Nằm bên bờ biển Đông, Việt Nam có vùng biển rộng hơn một triệu km² với bờ biển dài hơn 3260 km. Nhưng hiện nay, một số vùng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước thực trạng đó, theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu.Bài 1: Qua bài kí Cô Tô, ta thấy được vẻ đẹp trong sáng của biển đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận về vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn. (Gạch chân,chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.
Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua. Trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ là.( Gạch chân, chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.
Bài 3: Nằm bên bờ biển Đông, Việt Nam có vùng biển rộng hơn một triệu km² với bờ biển dài hơn 3260 km. Nhưng hiện nay, một số vùng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước thực trạng đó, theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu.
Bài 1: Qua bài kí Cô Tô, ta thấy được vẻ đẹp trong sáng của biển đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận về vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn. (Gạch chân,chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.
Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua. Trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ là.( Gạch chân, chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.
Bài 3: Nằm bên bờ biển Đông, Việt Nam có vùng biển rộng hơn một triệu km² với bờ biển dài hơn 3260 km. Nhưng hiện nay, một số vùng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước thực trạng đó, theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu
Qua các văn bản "Sông nước Cà Mau","Vượt Thác","Cô Tô",hãy viết 1 đoạn văn ngắn từ 15-20 dòng nêu suy nghĩ và cảm nhận của em về sự giàu có và tươi đẹp của thiên nhiên Việt Nam.
THAM KHẢO
Đất nước Việt Nam ta ôi sao mà đẹp đẽ thơ mộng lạ kì! Qua những văn bản Sông nước Cà Mau, Vượt thác, Cô Tô;... mỗi nhà văn đưa em đi về một vùng đất mới, một vùng đất giàu có, hùng vĩ còn hoang sơ tràn đầy sức sống. Đến với vùng đất tận cùng của Tổ quốc- Sông nước Cà Mau, ta bắt gặp hình ảnh một vùng sông nước với kênh rạch chằng chịt như mạng nhện. Mỗi địa danh nơi đây với những tên gọi mộc mạc gần gũi như chính con người nơi đây vậy. Chợ nổi Năm Căn với nhiều sắc màu độc đáo là hình ảnh của cuộc sống đông vui, tấp nập trù phú nhưng cũng rất nghênh ngang của vùng đất rừng xanh của người dân nơi đây. Từ vùng đất nơi có con người miền Tây giản dị mộc mạc chất phác nơi tận cùng Tổ quốc, đọc tác phẩm Vượt thác ta lại được dịp đi thuyền ngược dòng sông Thu Bồn. Dòng sông ấy, chỗ thì hiền hòa, thơ mộng, chỗ thì dữ dội đầy thác nghềnh. Chính ở vùng sông dữ này, bản lĩnh của người miền Trung bộc lộ rõ nét nhất. Con người vững vàng, dạn dày, khỏe khoắn, dũng cảm nhanh nhẹn đầy kinh nghiệm khi chèo lái con thuyền vượt qua thác nghềnh. Rời sông Thu Bồn, rời miền Trung đầy nắng, gió, chúng em đến vùng biển đảo Đông Bắc của Tổ Quốc. Đó là đảo Cô Tô. Cô Tô sau trận bão ta có thể chiêm ngưỡng một buổi sáng trong trẻo, sáng sủa nhất. Cả một vùng trời biển mênh mông như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Chân trời là một mâm bạc, đặt lòng đỏ quả trứng thiên nhiên là mặt trời. Đó là một mâm lễ phẩm của người dân chài tiến ra trong buổi bình minh dâng lên Mẹ Biển cả để mang về sự bình yên, sự ấm no cho con người. Em cảm thấy tự hào về con người và đất nước Việt Nam, tự hào vì mình là một người Việt Nam.
Em tham khảo:
Qua những văn bản Sông nước Cà Mau, Vượt thác, Cô Tô; em cảm thấy đất nước Việt Nam ta rất thơ mộng, đẹp đẽ giàu có hùng vĩ còn hoang sơ tràn đầy sức sống. Trên chuyến hành trình từ Nam ra Bắc, điểm đặt chân đầu tiên là Cà Mau vùng đất mũi của Tổ quốc. Nơi đây, hình ảnh một vùng sông nước với kênh rạch chằng chịt như mạng nhện. Tên đất, tên sông cũng mộc mạc, chân chất như con người. Chợ nổi Năm Căn với nhiều sắc màu độc đáolà hình ảnh của cuộc sống đông vui, tấp nập trù phú nhưng cũng rất nghênh ngang(?) của vùng đất rừng xanh của người dân nơi đây. Tạm biệt Cà Mau‐vùng đất tận cùng của Tổ Quốc hùng vĩ, rộng lớn và hoang sơ, chúng em tiếp tục hành trình đến miền Trung. Chúng em được đi thuyền ngược dòng sông Thu Bồn. Dòng sông ấy, chỗ thì hiền hòa, thơ mộng, chỗ thì dữ dội đầy thác nghềnh. Chính ở vùng sông dữ này, bản lĩnh của người miền Trung bộc lộ rõ nét nhất. Con người vững vàng, dạn dày, khỏe khoắn, dũng cảm, nhanh nhẹn đầy kinh nghiệm khi chèo lái con thuyền vượt qua thác nghềnh. Rời sông Thu Bồn, rời miền Trung đầy nắng, gió, chúng em đến vùng biển đảo Đông Bắc của Tổ Quốc. Đó là đảo Cô Tô. Cô Tô sau trận bão ta có thể chiêm ngưỡng một buổi sáng trong trẻo, sáng sủa nhất. Cả một vùng trời biển mênh mông như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Chân trời là một mâm bạc, đặt lòng đỏ quả trứng thiên nhiên là mặt trời. Đó là một mâm lễ phẩm của người dân chài tiến ra trong buổi bình minh dâng lên Mẹ Biển cả để mang về sự bình yên, sự ấm no cho con người. Em cảm thấy tự hào về con người và đất nước Việt Nam, tự hào vì mình là một người Việt Nam.
Em hãy viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nêu suy nghĩ về con người và thiên nhiên Việt Nam
Thiên nhiên là cội nguồn của sự sống, là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta. Thiên nhiên cung cấp cho chúng ta mọi điều kiện sống, giúp con người sinh tồn và phát triển. Thiên nhiên còn mang lại cho con người vẻ đẹp, để con người tận hưởng cuộc sống tốt lành, thơi thả tâm hồn sau những công việc đầy khó nhọc. Bởi thế, từ xã xưa, con người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu lớn. Yêu cuộc sống tự nhiên chính là sự gắn bó, sống hòa hợp với thiên nhiên, yêu quý và giữ gìn thiên nhiên ở xung quanh mình. Con người từ lâu đã dành cho thiên nhiên một tình yêu lớn. Vẻ đẹp của thiên nhiên đi vào nghệ thuật thi ca, hội họa, âm nhạc, nâng đỡ và dìu dắt cảm xúc của con người. Lối sống hòa hợp, tôn trong thiên nhiên của người xưa là một mẫu mực của tình yêu thiên nhiên thiết tha. Thế nhưng, ngày nay, thiên nhiên đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi con người, gây nên những hậu quả nặng nề đến đời sống của toàn nhân loại. Mẹ thiên nhiên đang bị xúc phạm và con người phải gánh lấy hậu quả do những hành động nông nổi của chính mình. hãy nhớ rằng mỗi mầm xanh là một nguồn sống đáng quý, mỗi dòng nước chảy mang theo nguồn năng lượng sinh tồn. Hãy biết bảo vệ lấy nó. Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống chính mình, bảo vệ sự sống trên trái đất. Hãy tập cách tôn trọng và sống hài hòa với thiên nhiên để cuộc sống ngày càng đẹp tươi.
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 10 câu cảm nhận về Cô Tô sau cơn bão đi qua. Trong đó sử dụng một hình ảnh hoán dụ và một hình ảnh so sánh. Gạch chân và chú thích. ( KO CHÉP MẠNG)
Phải biết rằng nếu xét về một phong cảnh nào đó, Cô Tô là một trong những địa điểm hiện lên với một vẻ đẹp tuyệt vời tựa như một bức tranh được đánh giá là tuyệt đẹp sau khi cơn bão đi qua. Với một nền dịu nhẹ mà trong trẻo, bầu trời Cô Tô thật xanh tươi sáng và mặt nước màu lam biếc, nổi bật lên màu xanh mướt của cây, màu vàng giòn của cát và màu trắng của sóng xô dào dạt vào đảo. Không chỉ được miêu tả với những hình ảnh đẹp trên, cảnh Cô Tô được miêu tả từ cao xuống thấp và được viết lên dưới cái nhìn của con người khi đứng trước cảnh đẹp. Từ nóc đồn trên đảo, Nguyễn Tuân nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Ch nên, cảnh đẹp được thu vào tầm mắt khiến nảy sinh trong lòng nhà văn một cảm xúc mãnh liệt: càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Cùng đó là cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo.Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui. Nhìn cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân, ta sao có thể đếm xuể rằng cái giếng này thôi, đã có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Bên cạnh đó, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở rìa một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.Từ mỗi vẻ đẹp riêng một khi được gộp lại, đúng là cái riêng góp vào cái chung, làm nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô. Phải là người yêu thiên nhiên, đất nước, Nguyên Tuân mới có thể miêu tả Cô Tô đẹp đến chân thực như vậy, là xa nhưng là gần, phải chăng Cô Tô chỉ ở ngay trước mắt ta?
Qua các văn bản Sông Nước Cà Mau, Vượt Thác, Cô Tô, ...... đã học ở học kì II, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10-15 dòng) nêu suy nghĩ và cảm xúc của em về sự giàu có và tươi đẹp của thiên nhiên Việt Nam.
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 10 câu cảm nhận về Cô Tô sau cơn bão đi qua. Trong đó sử dụng một hình ảnh hoán dụ và một hình ảnh so sánh. Gạch chân và chú thích. ( KO CHÉP MẠNG)
GIÁO DỤC4
bài văn điểm 0 gây bão cộng đồng mạng
A.H
00:58 13/08/2014Mặc dù nhận điểm 0 và lời nhận xét gay gắt từ giáo viên, những bài văn này vẫn thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Các bài kiểm tra Văn, Toán luôn là tâm điểm của cộng đồng mạng khi có sự bất thường. Chính vì vậy, bên cạnh những bài văn không có điểm, hoặc đạt điểm cao thì số 0 tròn trĩnh đối với tác phẩm của học trò cũng trở thành đề tài bàn tán của dư luận.
Bài văn về tình thầy trò
Năm 2011, dư luận xôn xao về bài văn dài hơn 2.800 chữ, kín 10 trang giấy thi nhưng vẫn bị điểm 0 vì hoàn toàn lạc đề.
Điều khiến bài kiểm tra này gây chấn động dư luận bởi người viết kể lại câu chuyện của một cô bạn thân tuổi học trò yêu thầy giá sory vì tớ ko bt
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
26 tháng 6, 2015 lúc 09:14
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
A/ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG:
A/ Những vấn đề chung
I/ Phạm vi và yêu cầu củaphần đọc – hiểu trong kì thi THPTQG
1/ Phạm vi:
-Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
+ Văn bản trong chương trình (Nghiêngnhiều về các văn bản đọc thêm)
+ Văn bản ngoài chương trình (Các văn bảncùng loại với các văn bản được học trong chương trình).
- Vănbản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đốivới cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như:Vấn dề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyềntrẻ em, ma tuý, ... Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng nhưcác kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bảnbáo chí).
- Xoay quanh các vấn đề liên quan tới:
+ Tác giả
+ Nội dung vànghệ thuật của văn bản hoặc trong SGK hoặc ngoài SGK.
- 50% lấy trong SGK (và 50% ngoài SGK).
- Dài vừa phải.Số lượng câu phức và câu đơn hợp lý. Không có nhiều từ địa phương, cân đối giữanghĩa đen và nghĩa bóng.
2/ Yêucầu cơ bản của phần đọc – hiểu
- Nhậnbiết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn,hình ảnh, các biện pháp tu từ,…
-Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ,câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.
-Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản
-Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
-Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.
II/ Những kiến thức cần cóđể thực hiện việc đọc – hiểu văn bản
1/ Kiến thức về từ:
-Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ,từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt…
-Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩachuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái…
2/ Kiến thức về câu:
-Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
-Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
-Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…
3/ Kiến thức về các biệnpháp tu từ:
-Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu chocâu,…
-Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm,nói tránh, thậm xưng,…
-Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, imlặng,…
4/ Kiến thức về văn bản:
-Các loại văn bản.
-Các phương thức biểu đạt .
III, Cách thức ôn luyện:Giúp học sinh :
1. Nắm vững lý thuyết: - Thế nào là đọc hiểu văn bản?
- Mục đíchđọc hiểu văn bản ?
2 . Nắm được các yêu cầu vàhình thức kiểm tra của phần đọc hiểu trong bài thi quốc gia.
a/ Về hình thức: - Phần đọchiểu thường là câu 2 điểm trong bài thi.
- Đềra thường là chọn những văn bản phù hợp (Trong cả chương trình lớp 11 và 12hoặc là một đọan văn, thơ, một bài báo, một lời phát biểu trong chương trìnhthời sự…ở ngoài SGK ) phù hợp với trinh độ nhận thức và năng lực của học sinh.
b/ Các câu hỏi phần đọc hiểu chủ yếu là kiếnthức phần Tiếng Việt. Cụ thể:
- Về ngữpháp, cấu trúc câu, phong cách ngôn ngữ.
- Kết cấu đọan văn; Các biện pháp nghệ thuật đặcsắc và tác dụng của biện pháp đó trong ngữ liệu đưa ra ở đề bài.
* Hoặc tập trung vào một số khíacạnh như:
- Nội dung chính và các thông tin quantrọng của văn bản?
- Ýnghĩa của văn bản? Đặt tên cho văn bản?
- Sửalỗi văn bản….
B/ NỘI DUNG ÔN TẬP:
Phần 1: Lý thuyết:
I. Kháiniệm và mục đích đọc hiểu văn bản:
a/ Khái niệm:
- Đọc làmột hoạt động của con người, dùngmắt để nhận biết các kí hiệu và chữviết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụngbộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.
- Hiểu làphát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ýnghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vậndụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lờiđược các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?
è Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thànhnăng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩalà kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.
b/ Mục đích:
Trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu làphải thấy được:
+ Nội dung của văn bản.
+ Mối quan hệ ý nghĩa của vănbản do tác giả tổ chức và xây dựng.
+ Ý đồ, mục đích?
+ Thấy được tư tưởng của tác giảgửi gắm trong tác phẩm.
+ Giá trị đặc sắc của các yếu tốnghệ thuật.
+ Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúcvăn bản.
+ Thể lọai của văn bản?Hìnhtượng nghệ thuật?
II, Phong cách chức năng ngôn ngữ:
Yêu cầu: - Nắm được có bao nhiêu loại?
- Khái niệm.
- Đặc trưng.
- Cách nhận biết.
1.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinhhoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàncảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ,tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
- Đặc trưng:
+ Giaotiếp mang tư cách cá nhân.
+ Nhằm trao đổi tưtưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp.
- Nhận biết:
+ Gồmcác dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ.
+ Ngônngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.
2 . Phong cách ngôn ngữ khoa học:
- Kháiniệm : Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoahọc.
+ Làphong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
-Đặc trưng
+ Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của nhữngngười làm khoa học.
+ Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa họcgiáo khoa; Khoa học phổ cập.
+ Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở cácphương tiện ngôn ngữ như từ ngữ,câu, đọan văn,văn bản).
a/ Tính khái quát, trừu tượng.
b/ Tính lítrí, lô gíc.
c/ Tínhkhách quan, phi cá thể.
3 .Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Kháiniệm:
+ Là loại phong cách ngôn ngữđược dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật,thơ, kich).
- Đặc trưng:
+ Tính thẩm mĩ.
+ Tínhđa nghĩa.
+ Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả.
4 .Phong cách ngôn ngữ chính luận:
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ đượcdùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ vớinhững vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chínhtrị, xã hội.
- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáodục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.
- Đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõràng, không mơ hồ, úp mở.
Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câunhiều ý.
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ýnhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôicuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình vàsáng tạo của người viết.
(Lấydẫn chứng trong “Về luân lý xã hội ở nướcta”Và “Xin lập khoa luật” )
5 .Phong cách ngôn ngữ hành chính:
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vựchành chính.
- Là giao tiếp giữa nhà nướcvới nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan,giữa nước này và nước khác.
- Đặc trưng: Phongcách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:
+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờhành chính thông thường.
VD:Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…
+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõtrong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới,của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
6 .Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn):
- Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thongbáo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dưluận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
+ Là phong cách được dùngtrong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấncó nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).
Một số thể loại văn bản báo chí:
+ Bản tin: Cungcấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm-Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.
+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tườngthuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầyđủ, sinh động, hấp dẫn.
+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắcthái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc.
II, Phương thức biểu đạt:
Yêucầu: - Nắm được có bao nhiêu phương thức biểu đạt(6).
- Nắm được: + Khái niệm.
+ Đặc trưng của từngphương thức biểu đạt.
Tựsự (kể chuyện, tường thuật):
-Khái niệm: Tự sự là kể lại,thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc nàyđẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
- Đặctrưng:
+ Cócốt truyện.
+ Cónhân vật tự sự, sự việc.
+ Rõ tư tưởng, chủ đề.
+ Cóngôi kể thích hợp.
2. Miêu tả.
- Miêutả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng,con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngônngữ miêu tả.
* Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thếgiới xung quanh.
* Nghịluận: Là phương thức chủ yếuđược dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ củangười nói, người viết.
*Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu,giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc , ngườinghe.
-Đặc trưng:
a. Các luận điểm đưa đúng đắn, rõ ràng, phù hợpvới đề tài bàn luận.
b. Lý lẽvà dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận điểm .
c. Các phương pháp thuyết minh :
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ , dùng con số.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân loại ,phân tích.
3. Hànhchính – công vụ: Văn bảnthuộc phong cách hành chính công vụ là văn bản điều hành xã hội, có chức năngxã hội. Xã hội được điều hành bằng luật pháp, văn bản hành chính.
- Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệgiữa các tổ chức nhà nước với nhau, giữa các cá nhân với nhau trong khuôn khổhiến pháp và các bộ luật văn bản pháp lý dưới luật từ trung ương tới địaphương.
IIIPhương thức trần thuật:
- Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp)
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình.
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu minh, nhưng điểmnhìn và lời kể lại theo giọnh điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trựctiếp)
IV.Phép liên kết : Thế - Lặp –Nối- Liên tưởng – Tương phản – Tỉnh lược…
V. Nhậndiện những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của những biện phápnghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản.
Giáo viên cần giúp HS ônlại kiến thức về các biện pháp tu từ từvựng và các biện pháp nghệ thuật khác:
- So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ; Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Nói giảm- nóitránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương phản- đối lập; Phép liệt kê; Phép điệp cấutrúc; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy…
- Có kĩ năng nhận diện các biện pháp tu từđược sử dụng trong 1 văn bản thơ hoặc văn xuôi và phân tích tốt giá trị củaviệc sử dụng phép tu từ ấy trong văn bản.
VI.Các hình thức lập luận của đọan văn: Diễn dịch; Song hành;Quinạp…
VII. Các thể thơ:
Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; Songthất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ ngôn, Thơ 8 chữ…
Phần 2: Luyện tập thực hành
I. Gợi ý về 1 số các tác phẩm trong chươngtrình lớp 11: GV Gợi ý ôn tập theo hệ thốngcâu hỏi sau:
1.“Xinlập khoa luật” (Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ):
- Bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ có nộidung gì?
- Nội dung đó được thể hiện như hế nào?
- Thái độ của người viết về vấn đề đó?
- Đặt trong hoàn cảnh xã hội, bản điều trầnđó nhằm mục đích gì?
2. “Về luân lý xã hội ở nước ta”(Trích Đạođức và luân lý Đông Tây- Phan Châu Trinh )
- Bài diễn thuyết của Phan Châu Trinh có nội dung gì?
- Nội dung đó được thể hiện như thế nào?
- Thái độ của người viết về vấnđề đó?
- Đặt trong hoàn cảnh xã hội, bài diễn thuyết của tác giả nhằm mục đíchgì?
3. Trong đọan văn :
“Tiếng nói là người bảo vệ qúi báu nhất nềnđộc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộcbị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sứclàm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các họcthuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đè thời gian. Bất cứ ngườiAn Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hivọnh giải phóng giống nòi….Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do củamình…”
( Trích “Tiếng mẹ đẻ- Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ”- Nguyễn An Ninh )
a/ Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai?
b/ Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì?
c/ Đoạn trích được diễn đạt theo phương thức nào?
d/ Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
4. Đoạn trích:
“Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọngcanh, một cảnh tương xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chậthẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián.
Trong một không khí khói tỏa như đámcháy nhà, ánh sang đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên bà ái đầu người đangchăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làmhọ dụi mắt lia lịa.
Một người tù, cổ đeo gong, chân vướngxiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trằng tinh căng trên mảnh ván. Người tùviết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánhdấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưngchậu mực…”.
a/ Đoạn văn trích trong tácphẩm nào? Của ai? Mô tả cảnh tượng gì?
b/ Cảnh tượng có hàm chứanhiều yếu tố tương phản? Đó là yếu tố gì?
c/ Đoạn văn được trình bàytheo phương thức nào?
I. Gợi ýmột số tác phẩm trong chương trình văn học lớp 12:
1. “Tuyênngôn độc lập” – Hồ Chí Minh
a/ Hoàn cảnh ra đời? Mục đích sáng tác?
b/ Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
2. Chođoạn văn:
“Thuyềntôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không mộtbóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốnbúp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ song hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồnnhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa”.
a/ Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
b/ Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
c/ Xác định phương thức biểu đạt?
3. Trong“Đàn ghi ta của Lorca” của ThanhThảo:
a/ Việc những chữ đầu các câu thơ không viếthoa có dụng ý nghệ thuật gì?
b/ Tìm và phân tích ý nghĩa biểu đạt của haihình tượng cây đàn và Lorca?
c/ Thủ pháp nghệ thuật chính để khắc họa haihình tượng cây đàn và Lorca?
III/Luyện tập phần đọc hiểu với các văn bản ngoài sách giáo khoa:
*Ngữliệu được dùng có thể là một bài thơ, một trích đoạn bài báo hoặc một lờinói, lời nhận xét của tác giả nào đó về một sự việc, sự kiện.
*Cáchthức ra đề:
- Sẽ cố tình viết sai chính tả, sai cấu trúcngữ pháp và yêu cầu học sinh sửa lại cho đúng.
- Xác định hình thức ngônngữ biểu đạt, phương thức liên kết trong ngữ liệu.
- Ý nghĩa của một chữ, mộthình ảnh nào đó trong ngữ liệu đưa ra?
- Nêu ý nghĩa nhan đề? (Hoặchãy đặt tên cho đoạn trích).
- Nhận xét mối quan hệ giữacác câu? Từ mối quan hệ ấy chỉ ra nội dung của đoạn?
- Từ một hoặc hai câu nào đótrong ngữ liệu, yêu cầu viết 200 từ xung quanh nội dung ấy?
- Nêu nội dung của văn bản?Nội dung ấy chia thành mấy ý?
- Nếu là thơ:
+Xác định thể thơ, cách gieo vần?
+Biện pháp nghệ thuật được sử dụng? Giá trị biểu đạt của biện pháp nghệ thuậtấy?
+Cảm nhận về nhân vật trữ tình?
+Hiểu như thế nào về một câu thơ trong văn bản?
- Nếu là văn xuôi:
+ Đưa ra nhiều nhan đề khác nhau, yêu cầu họcsinh chọn một nhan đề và nêu ý nghĩa?
+ Chỉ ra các phépliên kết? Biện pháp nghệ thuật để biểu đạt nội dung?
*Mộtsố ví dụ
1. Trongbài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước phiên thảo luận cấp cao củaĐại Hội đồng LHQ khóa 68 có đoạn:
“Thưa quý vị! Đã phải trải quanhững cuộc chiến tranh ngoại xâm tàn bạo và đói nghèo cùng cực nên khát vọnghòa bình và thịnh vượng của Việt Nam chúng tôi càng cháy bỏng. Chúngtôi luôn nỗ lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hànhtinh của chúng ta. Việt Namđã sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Chúng tôi sẵn lòngđóng góp nguồn lực, dù còn nhỏ bé, như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã giúpchúng tôi giành và giữ độc lập, thống nhất đất nước, thoát khỏi đói nghèo. ViệtNam đã và sẽ mãi mãi là một đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm củacộng đồng quốc tế…”.
a/ Xác định phong cách ngôn ngữchức năng của đoạn văn?
b/ Phươngthức liên kết?
c/ Hãy đặttiêu đề cho đoạn văn?
2. Trong đoạn văn:
“Dânta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưađến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kếtthành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khókhăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
(Hồ Chí Minh – “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”)
a/ Nội dung của đoạn văn?
b/ Phương thức trình bày? Phong cách ngôn ngữchức năng được sử dụng trong đoạn?
c/ Thái độ, quan điểm chính trị của Bác?
3. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Chứng kiến sự ra đi của Đại tướngVõ Nguyên Giáp, chứng kiến những dòng chảy yêu thương của dân tộc giành cho Đạitướng, rất nhiều người bày tỏ sự xúc động sâu sắc. Thượng tá Dương Việt Dũngchia sẻ: “Sự ra đi của Đại tướng là một mất mát lớn lao đối với gia đình vànhân dân cả nước. Nhưng qua đây, tôi cũng thấy mừng là những người đến viếngĐại tướng không chỉ có những cựu chiến binh mà rất đông thế hệ trẻ, có không ítnhững em còn rất nhỏ cũng được gia đình đưa đi viếng… Có nhiều cụ già yếu cũngđến, cả những người đi xe lăn cũng đã đến trong sự thành kính. Chưa khi nào tôithấy người ta thân ái với nhau như vậy.”.
(Theo Dân trí)
a/ Văn bản trên được viết theo phong cáchngôn ngữ nào?
b/ Nội dung của văn bản trên? Hãy đặt tên chovăn bản?
c/ Viết bài nghị luận xã hội về bản tin trên(không quá 600 từ).
Phần3: Một số đề mẫu và hướng dẫn cách giải:
I/Đề 1: Đọc đoạn văn và trả lời cho câu hỏi ở dưới:
“Tnú không cứu sống được vợ, đượccon. Tối đó, Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh mộtcây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớkhông, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì bị chúng nó bắt,mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tauđứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảyra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vàorừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúngnó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy. Sau nàytau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng,mình phải cầm giáo!...”.
1/ Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai?
(Trích trong “Rừng xà nu” – Nguyễn TrungThành).
2/ Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn?
(Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn là phongcách ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ)).
3/ Câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” có ý nghĩa gì?
(Câunói của cụ Mết – già làng – là câu nói được đúc rút từ cuộc đời bi tráng củaTnú và từ thực tế đấu tranh của đồng bào Xô Man nói riêng và dân tộc Tây Nguyênnói chung: giặc đã dùng vũ khí để đàn áp nhân dân ta thì ta phải dùng vũ khí đểđáp trả lại chúng.
- Thực tế, khi chưa cầm vũ khí đánh giặc,dân làng Xô Man chịu nhiều mất mát: anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị chặtđầu, mẹ con Mai bị giết bằng trận mưa roi sắt, Tnú bị đốt cụt mười đầu ngóntay… Vì vậy con đường cầm vũ khí đánh trả kẻ thù là tất yếu.).
II/ Đề 2: Cho đoạn thơ:
“Chỉ cóthuyền mới hiểu
Biểnmênh mông nhường nào
Chỉcó biển mới biết
Thuyềnđi đâu, về đâu
Nhữngngày không gặp nhau
Biểnbạc đầu thương nhớ
Nhữngngày không gặp nhau
Lòngthuyền đau – rạn vỡ”.
(Xuân Quỳnh – “Thuyền và biển”)
1/ Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Thể thơđó có tác dụng ra sao trong việc diễn đạt nội dung đoạn thơ?
(- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ ngũngôn.
- Tác dụng: diễn đạt rất nhịp nhàng âm điệucủa song biển cũng như sóng long của người đang yêu.)
2/Nội dung của hai đoạn thơ trên là gi?
(Tìnhyêu giữa thuyền và biển cùng những cung bậc trong tình yêu).
3/Nêu biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng? Tác dung?
( -Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng nhiều nhất là ẩn dụ: Thuyền – Biểntượng trưng cho tình yêu của chàng trai và cô gái. Tình yêu ấy nhiều cung bậc,khi thương nhớ mênh mông, cồn cào da diết, bâng khuâng…
- Biệnpháp nghệ thuật nữa được sử dụng là nhân hóa. Biện pháp này gắn cho những vậtvô tri những trạng thái cảm xúc giúp người đọc hình dung rõ hơn tâm trạng củađôi lứa khi yêu.).
III/ Đề 3: Đọc kĩ bài thơ sau và trảlời các câu hỏi ở dưới:
Trăngnở nụ cười
ĐâuThị Nở, đâu Chí Phèo
Đâulàng Vũ Đại đói nghèo NamCao
Vẫnvườn chuối gió lao xao
SôngChâu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền
Ảngớ ngẩn
Gãkhùng điên
Khitình yêu đến bỗng nhiên thành người
Vườnsông trăng nở nụ cười
Phútgiây tan chảy vàng mười trong nhau
Giữađời vàng lẫn với thau
Lòngtin còn chút về sau để dành
Tìnhyêu nên vị cháo hành
Đờichung bát vỡ thơm lành lứa đôi.
(Lê Đình Cánh)
1/Xác định thể thơ? Cách gieo vần?
(Thểthơ lục bát; vần chân và vần lưng).
2/Bài thơ giúp em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổthông?
(Đoạnthơ giúp liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao).
3/Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiênthành người” có ý nghĩa gì? Liên hệ với nhân vật chính trong tác phẩm mà emvừa liên hệ ở câu 2.
(Câu thơ cho thấy tình yêu có sứcmạnh cảm hóa con người và làm cho con người trở nên thực sự trở nên người hơn.Trong tương quan với “Chí Phèo” của Nam Cao, câu thơ của Lê Đình Cánhcho thấy sức mạnh tình yêu với biểu tượng bát cháo hành mà Thị Nở dành cho Chíđã khiến phần Người ngủ quên tronng hắn bao lâu nay thức sự thức tỉnh. Chíkhông còn là một con quỷ dữ mà đã khao khát quay về làm người lương thiện nhờcảm nhận được hương vị của tình yêu).
4/Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuậtđặc sẳc trong một tác phẩm của Nam Cao. Hãy nêu ý nghĩa của hai câu thơ này vớichi tiết nghệ thuật ấy?
(“Bátcháo hành” là chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà vănNamCao với các lớp nghĩa:
- Nghĩa cụ thể: Một cách chữa cảm, giải độc trong dângian.
- Nghĩa liên tưởng: Biểu hiện của sựyêu thương, chăm sóc ân cần; Biểu hiện của tình người; Một ẩn dụ về tình yêuthương đưa Chí Phèo từ quỷ dữ trở về với xã hội lương thiện, chứng minh chochân lí: “Chỉ có tình thương mới có thể cứu rỗi cho những linh hồn khổ hạnh.”).
Một số bài tập và gợi ý thamkhảo.
I/Văn bản được học trong chương trình (Có thể sẽ ít gặp trong kì thi THPT quốc gia năm2015)
Bài 1: Đọcvăn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lămnăm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn câynhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồnbước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Trích“Việt Bắc” – Tố Hữu)
1. Văn bản trên được được tổchức theo hình thức nào?
2. Vản bản nói về nội dung gì?
3.Nội dung đó được thể hiện thông qua việcsử dụng từ ngữ, kiểu câu như thế nào?
4.Văn bản đã sử dụng thành công các biệnpháp tu từ cơ bản nào? Nêu tác dụng cụ thể của các phép tu từ trên
5.Hãy đặt tiêu đề cho văn bản trên.
Gợi ý:
- Văn bản trên được tổ chức theo hình thức đối đáp giữa người đivà kẻ ở.
- Nội dung nói về sự băn khoăn, lưu luyến, bịn rịn của conngười trong buổi chia tay.
- Sựbăn khoăn, lưu luyến, bịn rịn ấy được thể hiện rất rõ thông qua việc sử dụngcác từ láy bộc lộ tâm trạng con người như: bângkhuâng, bồn chồn và việc sử dụng các câu hỏi tu từ với từ (Mình về mình có nhớ ta, mình về mình có nhớkhông). Hỏi nhưng không chỉ đề hỏi mà còn là để gợi nhắc những kỉ niệm gắn bó.
- Văn bản đã sử dụng thành công phép tu từ hoán dụ và im lặng
+ Hoán dụ: Áo chàm được dùng đểchỉ người đưa tiễn. Qua hình ảnh này ta hiểu được tính chất của cuộc chia tay.Đó là cuộc chia tay lớn, cuộc chia tay lịch sử. Trong cuộc chia tay này, khôngphải chỉ có một người, hai người đưa tiễn mà là cả Việt Bắc bao gồm nhân dânsáu tỉnh Cao – Bắc – Lạng; Hà – Tuyên – Thái và cả thiên nhiên, núi rừng ViệtBắc tiễn đưa người đi, cán bộ kháng chiến.
+ Phép tu từ im lặng (dấu chấm lửng) ở cuối câu có (Khoảng lặng cảm xúc) tácdụng diễn tả phút ngừng lặng, trùng xuống của một cuộc chia tay đầy xúc động, bângkhuâng, tay trong tay mà không nói lên lời. Khaongr lặng cảm xúc gọi cảm hứng,gợi cảm xúc đánh thức tâm hồn con người.
- Tên văn bản: Cuộc chia tay lịch sử, cảnh chia tay.
Bài 2: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanhmàu lá dữ oai hùm
Mắt trừnggửi mộng qua biên giới
Đêm mơ HàNội dáng kiều thơm
Rải rácbiên cương mồ viễn xứ
Chiếntrường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mãgầm lên khúc độc hành
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng)
1. Văn bản trên được viết theothể thơ gì?
2. Nêu nội dung cơ bản của vănbản
3. Văn bản có sử dụng rất nhiềutừ Hán Việt, anh/ chị hãy liệt kê những từ ngữ đó và nêu tác dụng của chúng.
4. Chỉ ra phép tu từ nói giảmđược sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của phép tu từ đó.
Gợi ý:
- Văn bản trên được viết theo thể thơ thất ngôn.
- Vănbản tập trung khắc họa chân dung người chiến binh Tây Tiến (ngoại hình, tâmhồn, lí tưởng, sự hi sinh)
- Nhữngtừ Hán Việt được sử dụng là: đoàn binh, biên giới, chiến trường, biên cương,viễn xứ, áo bào, độc hành. Việc sừ dụng những từ Hán Việt ở đây đã tạo ra sắcthái trang trọng, mang ý nghĩa khái quát, làm tôn thêm vẻ đẹp của người línhTây Tiến, góp phần tạo ra vẻ đẹp hào hùng cho hình tượng.
- Phéptu từ nói giảm dược thể hiện trong câu thơ: “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Cụm từ “về đất” được thay thế cho sự chết chóc, hi sinh. Phép tu từ này có tác dụng làm giảm sắc tháibi thương cho cái chết của người lính Tây Tiến. Người lính Tây Tiến ngã xuốngthật thanh thản, nhẹ nhàng. Đó là cuộc trở về với đất mẹ và đất mẹ đã dang rộngvòng tay đón những đứa con yêu vào lòng.
Bài 3: Đọc và trả lời các câu sau
Đất Nước (Nguyễn Đình Thi)
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
1. Nêu nội dung đoạn thơ? Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
2. Trong ba dòng thơ “Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cườithiết tha”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng củabiện pháp tu từ đó.
3. Đoạn thơ từ câu “Trờixanh đây là của chúng ta” đến câu “Nhữngbuổi ngày xưa vọng nói về” có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Hãy nêu tácdụng của biện pháp tu từ điệp ngữ đó.
4. Cả đoạn thơ cho ở đề bàitập trung miêu tả hình ảnh gì? Hình ảnh đó hiện ra như thế nào ?
5. Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được qua đoạnthơ trên.
6. Chữ “khuất” trongcâu thơ “Nước chúng ta, nước những ngườichưa bao giờ khuất” có ý nghĩa gì ?
Gợi ý:
1. Thể hiện niềm vui sướng hân hoan khi mùa thu cách mạng tháng8/1945 thành công Việt Bắc cái nôi của CM Việt nam được giải phóng .Thể thơ tựdo
2. Biện pháp tu từ nhân hóa. Tác dụng: miêu tả sinh động, chânthực hình ảnh đất trời vào thu: sắc trời mùa thu trong xanh, gió thu lay độngcành lá khiến lá cây xào xạc như tiếng reo vui, tiếng nói cười. Đó là một hìnhảnh đất nước mới mẻ, tinh khôi, rộn rã sau ngày giải phóng.
3. Tác dụngcủa phép tu từ điệp ngữ: cụm từ “củachúng ta”, “chúng ta” được nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ nhằmkhẳng định, nhấn mạnh quyền làm chủ đất nước của dân tộc ta.
4. Cả đoạn thơ tập trung miêu tả hình ảnh đất nước. Qua đoạnthơ, hình ảnh đất nước hiện ra sinh động, chân thực, gần gũi. Đó là một đấtnước tươi đẹp, rộng lớn, màu mỡ, phì nhiêu, tràn đầy sức sống.
5. Cảm xúc của nhà thơ: yêu mến, tự hào về đất nước .
6. -Chữ “khuất” trong câu thơ “Nướcchúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” trước hết được hiểu với ýnghĩa là mất đi, là khuất lấp. Với ý nghĩa như vậy, câu thơ ngợi ca những ngườiđã ngã xuống dâng hiến cuộc đời cho đất nước sẽ ngàn năm vẫn sống mãi với quêhương. Chữ “khuất” còn được hiểu là bất khuất, kiên cường. Với ý nghĩa này, câuthơ thể hiện thái độ tự hào về dân tộc. Dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường, chưa baogiờ khuất phục trước kẻ thù.
Câu 4: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Tronghoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách dịu dàng vàlòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là mộtthanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.
(Trích “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)
1. Văn bản trên nói về điều gì?
2. Vản đã sử dụng thành côngbiện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
Gợi ý:
- Văn bản trên nói về vẻ đẹp phẩm chất, tính cách và tâm hồn của nhân vậtquản ngục
- Văn bản đã sử dụng thành công thủ pháptu từ so sánh: tính cách dịu dàng, lòng biết giá người, biết trọng người ngaycủa viên quản ngục được ví như một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bảnđàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Hình ảnh so sánh này có ý nghĩa gợi dậy ởngười đọc sự hình dung khái quát nhất về hoàn cảnh và phẩm chất của nhân vậtquản ngục. Đây là hình ảnh súc tích, tạo ra sự đối lập sắc nét giữa trong vàđục, thuần khiết và ô trọc, cao quý và thấp hèn, giữa cá thể nhỏ bé, mong manhvới thế giới hỗn tạp, xô bồ. Nó là một hình ảnh so sánh hoa mĩ, đắt giá, gây ấntượng mạnh, thể hiện sự khái quát nghệ thuật sắc sảo, tinh tế, có ý nghĩa làmnổi bật vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.
Câu 5: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới
Hắnvừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời cócủa riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưngchẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đạiai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thếnày thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào khôngchửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không?Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắnkhổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chếtmẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nàođã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng khôngai biết…
(Trích “Chí Phèo” – NamCao).
1. Văn bản trên nói về điều gì?
2. Tác giả đã sử dụng nhữngkiểu câu nào?
3. Trong văn bản trên, Chí Phèođã chửi những ai? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì?
4. Đặt tiêu đề cho văn bảntrên.
Gợi ý:
- Văn bản trên nói về tiếng chửi của Chí Phèo, một thằng sayrượu.
- Tácgiả đã sừ dụng rất nhiều kiểu câu khác nhau: Câu trần thuật (câu kể, câu miêutả), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm thán.
- ChíPhèo chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhauvới hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn. Tiếng chửi của Chí Phèo đã tạora một màn ra mắt độc đáo cho nhân vật, gợi sự chú ý đặc biệt của người đọc về nhânvật. Tiếng chửi ấy vừa gợi ra một con người tha hóa đến độ lại vừa hé lộ bikịch lớn nhất trong cuộc đời nhân vật này. Chí dường như đã bị đẩy ra khỏi xãhội loài người. Không ai thèm quan tâm, không ai thèm ra điều. Chí khao khátđược giao hòa với đồng loại, dù là bằng cách tồi tệ nhất là mong được ai đóchửi vào mặt mình, nhưng cũng không được.
Đọc –hiểu văn bản ngoài chương trình
Câu 1: Đọc bài ca dao sau và thựchiện yêu cầu nêu ở dưới
Thươngthay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấyphải nằm nhả tơ.
Thươngthay con kiến li ti
Kiếm ăn được mấyphải đi tìm mồi.
Thươngthay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánhbiết ngày nào thôi.
Thươngthay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máucó người nào nghe.
1. Bài ca dao có những hình ảnh gì? Đượckhắc họa như thế nào? Có những đặc điểm gì chung.
2.Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu ý tác dụng củaviệc sử dụng phép tu từ đó.
3. Chủ đề của bài ca dao là gì?
4. Anh, chị hãy đặt nhan đề chobài ca dao trên.
Gợi ý:
- Bàica dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnhnày được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ; kiến – thamồi, chim hạc – bay, quốc kêu…). Những hình ảnh con vật này đều có chung nhữngđặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.
- Tácgiả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lạicấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàngngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hìnhảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về nhữngngười dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vàonỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫncủa người lao động nghèo trong xã hội cũ.
- Chủ đề của bài ca dao: Nỗi thống khổ, thân phận của người nông dântrong xã hội cũ.
- Nhan đề: ca dao than thân, khúc hát than thân.
Câu 2: Đọc đoạn thơ và thực hiệnnhững yêu cầu sau:
“…Chỉcó thuyền mới hiểu
Biểnmênh mông nhường nào
Chỉcó biển mới biết
Thuyềnđi đâu, về đâu
Nhữngngày không gặp nhau
Biểnbạc đầu thương nhớ
Nhữngngày không gặp nhau
Lòngthuyền đau - rạn vỡ
Nếutừ giã thuyền rồi
Biểnchỉ còn sóng gió
Nếuphải cách xa anh
Emchỉ còn bão tố!”…
1.Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
2.Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ?
3.Trong đoạn thơ hình ảnh thuyền và biển được sử dụng là nghệthuật gì ? Có ý nghĩa như thế nào?
4. Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
5. Hình ảnh biển bạc đầu trong câuthơ “Biểnbạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì?
6. Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụngtrong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tác dụng của biện pháp đó?
Gợi ý:
1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Thể thơ 5 chữ.
2. Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạnthơ?
Đoạn thơ với hình tượng thuyền và biển gợi lên mộttình yêu tràn trề, mênh mông với nỗi nhớda diết nhưng cũng đầy lo âu, khắc khoải của cái tôi thi sĩ đầy cảm xúc.
3. Trong đoạn thơ hình ảnh thuyềnvà biểnđược sử dụng là nghệ thuật gì ? Có ý nghĩa như thế nào?
Bằng nghệ thuật ẩn dụ mượn hình tượng thuyền và biển thể hiệntình cảm của đôi lứa yêu nhau- thuyền (người con trai) biển (người con gái)-> Nổi bật một tình yêu ngọt ngào, da diết, mãnh liệt nhưng sâu sắc và đầynữ tính.
4. Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
Thuyền vàbiển/ nỗi nhớ / …
5. Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩagì?
Cách nói hình tượng, Tg đã diễntả nỗi nhớ thiết tha, nỗi nhớ được dựng lên bởi một thời gian bất thường và cụthể hóa được nỗi nhớ thương: biển bạc đầu vì thương nhớ, biểnthương nhớ cho đến nỗi bạc cả đầu, biển đã bạc đầu mà vẫn còn thương còn nhớnhư thuở đôi mươi.
6.Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tácdụng của biện pháp đó ?
Biện pháp lặp cú pháp “Những ngày không gặp nhau/ Biển chỉ còn sónggió -
Em chỉ còn bão tố!”… -> Khẳng định sự thủy chung trong nỗinhớ qua thời gian.
Câu 3: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới.
ẾCH NGỒIĐÁY GIẾNG
Có con ếch sốnglâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bénhỏ. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các convật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời bé bằng cái vung và nó thì oai nhưmột vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch rangoài. Quen thói cũ… nó nhâng nháo đưa mắt lên nhìn bầu trời chả thèm để ý đếnxung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
1. Văn bản trên thuộc loạitruyện gì?
2. Khi sống dưới giếng ếch nhưthế nào? Khi lên bờ ếch như thế nào?
3. Ếch là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng choai? Bầu trời và giếng tượng trưng cho điều gì?
4.Câu chuyện trên để lại cho anh, chị bài học gì?
Gợi ý:
- Văn bản trên thuộc loại truyện ngụ ngôn.
- Khi sống dưới giếng ếch thấy trời chỉ là cái vung con mình là chúa tể.Khi lên bờ ếch nhâng nháo nhìn trời và bị trâu dẫm bẹp
- Ếch tượng trưng cho con người. Giếng, bầu trời tượng trưng cho môitrường sống và sự hiểu biết của con người.
- Câuchuyện trên để lại cho ta bài học về tính tự cao, tự đại và giá trị của sự hiểubiết. Tự cao tự đại có thể làm hại bản thân. Sự hiểu biết của con người là hữuhạn, vì vậy điều quan trọng nhất trong cuộc sống là phải luôn làm một học trò.Biết thường xuyên học hỏi và khiêm nhường.
Câu 4: Đọc văn bản sau và trả lờicác câu hỏi ở dưới:
Chị Phan Ngọc Thanh (người Việt) cùng chồnglà Juae Geun (54 tuổi) đã làm nhân viên lau chùi trong khu chung cư được 5 năm.Họ có 2 con: con trai lớn 6 tuổi, bé gái 5 tuổi. Ước mơ đổi đời đã đưa họ lênchuyến phà tới Jeju. Phà SeWol gặp nạn và gia đình chị chỉ có một chiếc áo phaoduy nhất. Trong khoảnh khắc đối mặt giữasự sống và cái chết họ quyết định mặc chiếc áo phao duy nhất cho cô con gái nhỏvà đẩy bé ra khỏi phà. Bé được cứu sống nhưng hiện nay những nhân viên cứu hộvẫn chưa tìm thấy người thân của bé.
(Web. Pháp luật đời sống. Ngày 16/4/2014)
1.V¨n b¶n trªn thuéc phong c¸ch ng«n ng÷ nµo?
2.Néi dung cña v¨n b¶n?
3.Suy nghÜ vÒ h×nh ¶nh c¸i phao trong v¨n b¶n ?
Gợi ý:
1.V¨n b¶n trªnthuéc phong c¸ch ng«n ng÷ b¸o chÝ.
2. V¨n b¶n trªn nãi vÒ
- Hoµn c¶nh gia ®×nh chÞ Thanh.
- Lý do gia ®×nh chÞ lªnchuyÕn phµ.
- ViÖc ch×m phµ Sewol(H.Quèc)
- ChiÕc ¸o phao duy nhÊtcøu sèng em bÐ cña gia ®×nh.
3. Có thể có nhiều suy nghĩ khác nhau:
-Ao phao trao sùsèng.
- Áo phao biÓu tưîng cña t×nh yªu gia ®×nh.
- Trước sù sèng cßn, t×nh yªu thư¬ng ®· bõng s¸ng.
Câu5: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
" Chưa bao giờcô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậmhực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết(kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâmsự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạnghuống thở than của một cảnh ngộ tri âm...Nó là niềm vang dội quằn quại củanhững tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơngió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuốithu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏcành....Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạnkhốn đốn của chỉ tơ con phím"
( Trích từ Chùa đàn - NguyễnTuân)
1. Hãy nêu chủ đề của đoạn trích? Thử đặtnhan đề đoạn trích?
2. Trong đoạn văn có rất nhiều câu bắt đầubằng từ "Nó" được lặp lạinhiều lần. Biện pháp tu từ được sử dụng là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
3. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trongcâu văn: "Tiếng đàn hậm hực, chừngnhư không thoát hết được vào không gian" ? Tác dụng của biện pháp tutừ ấy?
4. Từ "Nó" được sử dụng trong các câu ở đoạn văn trích trên là ám chỉai, cái gì? Biện pháp tu từ gì được nhà văn sử dụng trong việc nhắc lại từ"Nó"?
5. Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân sử dụng rấtnhiều tính từ chỉ tính chất. Anh/ chị hãy thống kê 5 từ láy chỉ tính chất.
Gợi ý:
1. - Chủ đề: Những sắc thái ngậm ngùi nỗi đaucủa tiếng đàn.
- Nhan đề: Cung bậc tiếng đàn .
2. - Biện pháp tu từ: Lặp cấu trúc (Điệp cấutrúc)
- Phép liên kết thế: Đại từ "nó"ở câu 3 thế "tiếng đàn" ở 2câu trước đó.
3. - Biệnpháp tu từ: cách nhân hóa
- Tác dụng: nhằm thể hiện âm thanh tiếngđàn như tiếng lòng của một cá thể có tâm trạng, nỗi niềm đau khổ...
4. - Từ "Nó" ám chỉ tiếng đàn
- Biện pháp tu từ: điệp từ
5. Chọn đúng 5 từ láy chỉ tính chất, trạngthái (mỗi từ chỉ được = 0,1đ; 3 - 4 từ: 0,25đ). Chỉ cho điểm 0,5 khi đảm bảochọn đủ 5 từ.
Câu 6: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
TạiThế vận hội đặc biệt dành cho những người tàn tật có chín vận động viên đều bịtổn thương về mặt thể chất và tinh thần, cùng tập trung về vạch xuất phát để dựcuộc thi 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao về vạch với quyết tâm giànhchiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bậtkhóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ, ngoái lại nhìn. Rồi họ quaytrở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị chứng dow dịu dàng cúi xuốnghôn cậu bé:
- Như thế này em sẽ thấy tốt hơn.
Rồi tất cả chín người họ khoác tay nhausánh vai về đích. Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoanhô không dứt.
Câu chuyện này đã lan truyềnqua mỗi kì Thế vận hội về sau”.
1. Khi cậu bé ngã, bật khóc có mấy vận độngviên quay trở lại?
2. Từ câu chuyện trên hãy viết 3 bình luận vềchiến thắng.
376376
102 bình luận57
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
26 tháng 6, 2015 lúc 09:14
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
A/ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG:
A/ Những vấn đề chung
I/ Phạm vi và yêu cầu củaphần đọc – hiểu trong kì thi THPTQG
1/ Phạm vi:
-Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
+ Văn bản trong chương trình (Nghiêngnhiều về các văn bản đọc thêm)
+ Văn bản ngoài chương trình (Các văn bảncùng loại với các văn bản được học trong chương trình).
- Vănbản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đốivới cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như:Vấn dề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyềntrẻ em, ma tuý, ... Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng nhưcác kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bảnbáo chí).
- Xoay quanh các vấn đề liên quan tới:
+ Tác giả
+ Nội dung vànghệ thuật của văn bản hoặc trong SGK hoặc ngoài SGK.
- 50% lấy trong SGK (và 50% ngoài SGK).
- Dài vừa phải.Số lượng câu phức và câu đơn hợp lý. Không có nhiều từ địa phương, cân đối giữanghĩa đen và nghĩa bóng.
2/ Yêucầu cơ bản của phần đọc – hiểu
- Nhậnbiết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn,hình ảnh, các biện pháp tu từ,…
-Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ,câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.
-Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản
-Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
-Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.
II/ Những kiến thức cần cóđể thực hiện việc đọc – hiểu văn bản
1/ Kiến thức về từ:
-Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ,từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt…
-Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩachuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái…
2/ Kiến thức về câu:
-Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
-Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
-Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…
3/ Kiến thức về các biệnpháp tu từ:
-Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu chocâu,…
-Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm,nói tránh, thậm xưng,…
-Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, imlặng,…
4/ Kiến thức về văn bản:
-Các loại văn bản.
-Các phương thức biểu đạt .
III, Cách thức ôn luyện:Giúp học sinh :
1. Nắm vững lý thuyết: - Thế nào là đọc hiểu văn bản?
- Mục đíchđọc hiểu văn bản ?
2 . Nắm được các yêu cầu vàhình thức kiểm tra của phần đọc hiểu trong bài thi quốc gia.
a/ Về hình thức: - Phần đọchiểu thường là câu 2 điểm trong bài thi.
- Đềra thường là chọn những văn bản phù hợp (Trong cả chương trình lớp 11 và 12hoặc là một đọan văn, thơ, một bài báo, một lời phát biểu trong chương trìnhthời sự…ở ngoài SGK ) phù hợp với trinh độ nhận thức và năng lực của học sinh.
b/ Các câu hỏi phần đọc hiểu chủ yếu là kiếnthức phần Tiếng Việt. Cụ thể:
- Về ngữpháp, cấu trúc câu, phong cách ngôn ngữ.
- Kết cấu đọan văn; Các biện pháp nghệ thuật đặcsắc và tác dụng của biện pháp đó trong ngữ liệu đưa ra ở đề bài.
* Hoặc tập trung vào một số khíacạnh như:
- Nội dung chính và các thông tin quantrọng của văn bản?
- Ýnghĩa của văn bản? Đặt tên cho văn bản?
- Sửalỗi văn bản….
B/ NỘI DUNG ÔN TẬP:
Phần 1: Lý thuyết:
I. Kháiniệm và mục đích đọc hiểu văn bản:
a/ Khái niệm:
- Đọc làmột hoạt động của con người, dùngmắt để nhận biết các kí hiệu và chữviết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụngbộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.
- Hiểu làphát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ýnghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vậndụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lờiđược các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?
è Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thànhnăng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩalà kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.
b/ Mục đích:
Trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu làphải thấy được:
+ Nội dung của văn bản.
+ Mối quan hệ ý nghĩa của vănbản do tác giả tổ chức và xây dựng.
+ Ý đồ, mục đích?
+ Thấy được tư tưởng của tác giảgửi gắm trong tác phẩm.
+ Giá trị đặc sắc của các yếu tốnghệ thuật.
+ Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúcvăn bản.
+ Thể lọai của văn bản?Hìnhtượng nghệ thuật?
II, Phong cách chức năng ngôn ngữ:
Yêu cầu: - Nắm được có bao nhiêu loại?
- Khái niệm.
- Đặc trưng.
- Cách nhận biết.
1.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinhhoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàncảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ,tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
- Đặc trưng:
+ Giaotiếp mang tư cách cá nhân.
+ Nhằm trao đổi tưtưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp.
- Nhận biết:
+ Gồmcác dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ.
+ Ngônngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.
2 . Phong cách ngôn ngữ khoa học:
- Kháiniệm : Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoahọc.
+ Làphong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
-Đặc trưng
+ Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của nhữngngười làm khoa học.
+ Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa họcgiáo khoa; Khoa học phổ cập.
+ Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở cácphương tiện ngôn ngữ như từ ngữ,câu, đọan văn,văn bản).
a/ Tính khái quát, trừu tượng.
b/ Tính lítrí, lô gíc.
c/ Tínhkhách quan, phi cá thể.
3 .Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Kháiniệm:
+ Là loại phong cách ngôn ngữđược dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật,thơ, kich).
- Đặc trưng:
+ Tính thẩm mĩ.
+ Tínhđa nghĩa.
+ Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả.
4 .Phong cách ngôn ngữ chính luận:
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ đượcdùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ vớinhững vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chínhtrị, xã hội.
- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáodục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.
- Đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõràng, không mơ hồ, úp mở.
Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câunhiều ý.
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ýnhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôicuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình vàsáng tạo của người viết.
(Lấydẫn chứng trong “Về luân lý xã hội ở nướcta”Và “Xin lập khoa luật” )
5 .Phong cách ngôn ngữ hành chính:
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vựchành chính.
- Là giao tiếp giữa nhà nướcvới nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan,giữa nước này và nước khác.
- Đặc trưng: Phongcách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:
+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờhành chính thông thường.
VD:Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…
+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõtrong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới,của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
6 .Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn):
- Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thongbáo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dưluận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
+ Là phong cách được dùngtrong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấncó nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).
Một số thể loại văn bản báo chí:
+ Bản tin: Cungcấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm-Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.
+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tườngthuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầyđủ, sinh động, hấp dẫn.
+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắcthái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc.
II, Phương thức biểu đạt:
Yêucầu: - Nắm được có bao nhiêu phương thức biểu đạt(6).
- Nắm được: + Khái niệm.
+ Đặc trưng của từngphương thức biểu đạt.
Tựsự (kể chuyện, tường thuật):
-Khái niệm: Tự sự là kể lại,thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc nàyđẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
- Đặctrưng:
+ Cócốt truyện.
+ Cónhân vật tự sự, sự việc.
+ Rõ tư tưởng, chủ đề.
+ Cóngôi kể thích hợp.
2. Miêu tả.
- Miêutả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng,con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngônngữ miêu tả.
* Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thếgiới xung quanh.
* Nghịluận: Là phương thức chủ yếuđược dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ củangười nói, người viết.
*Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu,giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc , ngườinghe.
-Đặc trưng:
a. Các luận điểm đưa đúng đắn, rõ ràng, phù hợpvới đề tài bàn luận.
b. Lý lẽvà dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận điểm .
c. Các phương pháp thuyết minh :
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ , dùng con số.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân loại ,phân tích.
3. Hànhchính – công vụ: Văn bảnthuộc phong cách hành chính công vụ là văn bản điều hành xã hội, có chức năngxã hội. Xã hội được điều hành bằng luật pháp, văn bản hành chính.
- Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệgiữa các tổ chức nhà nước với nhau, giữa các cá nhân với nhau trong khuôn khổhiến pháp và các bộ luật văn bản pháp lý dưới luật từ trung ương tới địaphương.
IIIPhương thức trần thuật:
- Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp)
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình.
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu minh, nhưng điểmnhìn và lời kể lại theo giọnh điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trựctiếp)
IV.Phép liên kết : Thế - Lặp –Nối- Liên tưởng – Tương phản – Tỉnh lược…
V. Nhậndiện những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của những biện phápnghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản.
Giáo viên cần giúp HS ônlại kiến thức về các biện pháp tu từ từvựng và các biện pháp nghệ thuật khác:
- So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ; Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Nói giảm- nóitránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương phản- đối lập; Phép liệt kê; Phép điệp cấutrúc; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy…
- Có kĩ năng nhận diện các biện pháp tu từđược sử dụng trong 1 văn bản thơ hoặc văn xuôi và phân tích tốt giá trị củaviệc sử dụng phép tu từ ấy trong văn bản.
VI.Các hình thức lập luận của đọan văn: Diễn dịch; Song hành;Quinạp…
VII. Các thể thơ:
Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; Songthất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ ngôn, Thơ 8 chữ…
Phần 2: Luyện tập thực hành
I. Gợi ý về 1 số các tác phẩm trong chươngtrình lớp 11: GV Gợi ý ôn tập theo hệ thốngcâu hỏi sau:
1.“Xinlập khoa luật” (Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ):
- Bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ có nộidung gì?
- Nội dung đó được thể hiện như hế nào?
- Thái độ của người viết về vấn đề đó?
- Đặt trong hoàn cảnh xã hội, bản điều trầnđó nhằm mục đích gì?
2. “Về luân lý xã hội ở nước ta”(Trích Đạođức và luân lý Đông Tây- Phan Châu Trinh )
- Bài diễn thuyết của Phan Châu Trinh có nội dung gì?
- Nội dung đó được thể hiện như thế nào?
- Thái độ của người viết về vấnđề đó?
- Đặt trong hoàn cảnh xã hội, bài diễn thuyết của tác giả nhằm mục đíchgì?
3. Trong đọan văn :
“Tiếng nói là người bảo vệ qúi báu nhất nềnđộc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộcbị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sứclàm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các họcthuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đè thời gian. Bất cứ ngườiAn Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hivọnh giải phóng giống nòi….Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do củamình…”
( Trích “Tiếng mẹ đẻ- Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ”- Nguyễn An Ninh )
a/ Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai?
b/ Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì?
c/ Đoạn trích được diễn đạt theo phương thức nào?
d/ Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
4. Đoạn trích:
“Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọngcanh, một cảnh tương xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chậthẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián.
Trong một không khí khói tỏa như đámcháy nhà, ánh sang đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên bà ái đầu người đangchăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làmhọ dụi mắt lia lịa.
Một người tù, cổ đeo gong, chân vướngxiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trằng tinh căng trên mảnh ván. Người tùviết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánhdấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưngchậu mực…”.
a/ Đoạn văn trích trong tácphẩm nào? Của ai? Mô tả cảnh tượng gì?
b/ Cảnh tượng có hàm chứanhiều yếu tố tương phản? Đó là yếu tố gì?
c/ Đoạn văn được trình bàytheo phương thức nào?
I. Gợi ýmột số tác phẩm trong chương trình văn học lớp 12:
1. “Tuyênngôn độc lập” – Hồ Chí Minh
a/ Hoàn cảnh ra đời? Mục đích sáng tác?
b/ Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
2. Chođoạn văn:
“Thuyềntôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không mộtbóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốnbúp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ song hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồnnhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa”.
a/ Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
b/ Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
c/ Xác định phương thức biểu đạt?
3. Trong“Đàn ghi ta của Lorca” của ThanhThảo:
a/ Việc những chữ đầu các câu thơ không viếthoa có dụng ý nghệ thuật gì?
b/ Tìm và phân tích ý nghĩa biểu đạt của haihình tượng cây đàn và Lorca?
c/ Thủ pháp nghệ thuật chính để khắc họa haihình tượng cây đàn và Lorca?
III/Luyện tập phần đọc hiểu với các văn bản ngoài sách giáo khoa:
*Ngữliệu được dùng có thể là một bài thơ, một trích đoạn bài báo hoặc một lờinói, lời nhận xét của tác giả nào đó về một sự việc, sự kiện.
*Cáchthức ra đề:
- Sẽ cố tình viết sai chính tả, sai cấu trúcngữ pháp và yêu cầu học sinh sửa lại cho đúng.
- Xác định hình thức ngônngữ biểu đạt, phương thức liên kết trong ngữ liệu.
- Ý nghĩa của một chữ, mộthình ảnh nào đó trong ngữ liệu đưa ra?
- Nêu ý nghĩa nhan đề? (Hoặchãy đặt tên cho đoạn trích).
- Nhận xét mối quan hệ giữacác câu? Từ mối quan hệ ấy chỉ ra nội dung của đoạn?
- Từ một hoặc hai câu nào đótrong ngữ liệu, yêu cầu viết 200 từ xung quanh nội dung ấy?
- Nêu nội dung của văn bản?Nội dung ấy chia thành mấy ý?
- Nếu là thơ:
+Xác định thể thơ, cách gieo vần?
+Biện pháp nghệ thuật được sử dụng? Giá trị biểu đạt của biện pháp nghệ thuậtấy?
+Cảm nhận về nhân vật trữ tình?
+Hiểu như thế nào về một câu thơ trong văn bản?
- Nếu là văn xuôi:
+ Đưa ra nhiều nhan đề khác nhau, yêu cầu họcsinh chọn một nhan đề và nêu ý nghĩa?
+ Chỉ ra các phépliên kết? Biện pháp nghệ thuật để biểu đạt nội dung?
*Mộtsố ví dụ
1. Trongbài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước phiên thảo luận cấp cao củaĐại Hội đồng LHQ khóa 68 có đoạn:
“Thưa quý vị! Đã phải trải quanhững cuộc chiến tranh ngoại xâm tàn bạo và đói nghèo cùng cực nên khát vọnghòa bình và thịnh vượng của Việt Nam chúng tôi càng cháy bỏng. Chúngtôi luôn nỗ lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hànhtinh của chúng ta. Việt Namđã sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Chúng tôi sẵn lòngđóng góp nguồn lực, dù còn nhỏ bé, như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã giúpchúng tôi giành và giữ độc lập, thống nhất đất nước, thoát khỏi đói nghèo. ViệtNam đã và sẽ mãi mãi là một đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm củacộng đồng quốc tế…”.
a/ Xác định phong cách ngôn ngữchức năng của đoạn văn?
b/ Phươngthức liên kết?
c/ Hãy đặttiêu đề cho đoạn văn?
2. Trong đoạn văn:
“Dânta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưađến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kếtthành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khókhăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
(Hồ Chí Minh – “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”)
a/ Nội dung của đoạn văn?
b/ Phương thức trình bày? Phong cách ngôn ngữchức năng được sử dụng trong đoạn?
c/ Thái độ, quan điểm chính trị của Bác?
3. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Chứng kiến sự ra đi của Đại tướngVõ Nguyên Giáp, chứng kiến những dòng chảy yêu thương của dân tộc giành cho Đạitướng, rất nhiều người bày tỏ sự xúc động sâu sắc. Thượng tá Dương Việt Dũngchia sẻ: “Sự ra đi của Đại tướng là một mất mát lớn lao đối với gia đình vànhân dân cả nước. Nhưng qua đây, tôi cũng thấy mừng là những người đến viếngĐại tướng không chỉ có những cựu chiến binh mà rất đông thế hệ trẻ, có không ítnhững em còn rất nhỏ cũng được gia đình đưa đi viếng… Có nhiều cụ già yếu cũngđến, cả những người đi xe lăn cũng đã đến trong sự thành kính. Chưa khi nào tôithấy người ta thân ái với nhau như vậy.”.
(Theo Dân trí)
a/ Văn bản trên được viết theo phong cáchngôn ngữ nào?
b/ Nội dung của văn bản trên? Hãy đặt tên chovăn bản?
c/ Viết bài nghị luận xã hội về bản tin trên(không quá 600 từ).
Phần3: Một số đề mẫu và hướng dẫn cách giải:
I/Đề 1: Đọc đoạn văn và trả lời cho câu hỏi ở dưới:
“Tnú không cứu sống được vợ, đượccon. Tối đó, Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh mộtcây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớkhông, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì bị chúng nó bắt,mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tauđứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảyra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vàorừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúngnó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy. Sau nàytau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng,mình phải cầm giáo!...”.
1/ Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai?
(Trích trong “Rừng xà nu” – Nguyễn TrungThành).
2/ Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn?
(Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn là phongcách ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ)).
3/ Câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” có ý nghĩa gì?
(Câunói của cụ Mết – già làng – là câu nói được đúc rút từ cuộc đời bi tráng củaTnú và từ thực tế đấu tranh của đồng bào Xô Man nói riêng và dân tộc Tây Nguyênnói chung: giặc đã dùng vũ khí để đàn áp nhân dân ta thì ta phải dùng vũ khí đểđáp trả lại chúng.
- Thực tế, khi chưa cầm vũ khí đánh giặc,dân làng Xô Man chịu nhiều mất mát: anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị chặtđầu, mẹ con Mai bị giết bằng trận mưa roi sắt, Tnú bị đốt cụt mười đầu ngóntay… Vì vậy con đường cầm vũ khí đánh trả kẻ thù là tất yếu.).
II/ Đề 2: Cho đoạn thơ:
“Chỉ cóthuyền mới hiểu
Biểnmênh mông nhường nào
Chỉcó biển mới biết
Thuyềnđi đâu, về đâu
Nhữngngày không gặp nhau
Biểnbạc đầu thương nhớ
Nhữngngày không gặp nhau
Lòngthuyền đau – rạn vỡ”.
(Xuân Quỳnh – “Thuyền và biển”)
1/ Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Thể thơđó có tác dụng ra sao trong việc diễn đạt nội dung đoạn thơ?
(- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ ngũngôn.
- Tác dụng: diễn đạt rất nhịp nhàng âm điệucủa song biển cũng như sóng long của người đang yêu.)
2/Nội dung của hai đoạn thơ trên là gi?
(Tìnhyêu giữa thuyền và biển cùng những cung bậc trong tình yêu).
3/Nêu biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng? Tác dung?
( -Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng nhiều nhất là ẩn dụ: Thuyền – Biểntượng trưng cho tình yêu của chàng trai và cô gái. Tình yêu ấy nhiều cung bậc,khi thương nhớ mênh mông, cồn cào da diết, bâng khuâng…
- Biệnpháp nghệ thuật nữa được sử dụng là nhân hóa. Biện pháp này gắn cho những vậtvô tri những trạng thái cảm xúc giúp người đọc hình dung rõ hơn tâm trạng củađôi lứa khi yêu.).
III/ Đề 3: Đọc kĩ bài thơ sau và trảlời các câu hỏi ở dưới:
Trăngnở nụ cười
ĐâuThị Nở, đâu Chí Phèo
Đâulàng Vũ Đại đói nghèo NamCao
Vẫnvườn chuối gió lao xao
SôngChâu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền
Ảngớ ngẩn
Gãkhùng điên
Khitình yêu đến bỗng nhiên thành người
Vườnsông trăng nở nụ cười
Phútgiây tan chảy vàng mười trong nhau
Giữađời vàng lẫn với thau
Lòngtin còn chút về sau để dành
Tìnhyêu nên vị cháo hành
Đờichung bát vỡ thơm lành lứa đôi.
(Lê Đình Cánh)
1/Xác định thể thơ? Cách gieo vần?
(Thểthơ lục bát; vần chân và vần lưng).
2/Bài thơ giúp em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổthông?
(Đoạnthơ giúp liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao).
3/Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiênthành người” có ý nghĩa gì? Liên hệ với nhân vật chính trong tác phẩm mà emvừa liên hệ ở câu 2.
(Câu thơ cho thấy tình yêu có sứcmạnh cảm hóa con người và làm cho con người trở nên thực sự trở nên người hơn.Trong tương quan với “Chí Phèo” của Nam Cao, câu thơ của Lê Đình Cánhcho thấy sức mạnh tình yêu với biểu tượng bát cháo hành mà Thị Nở dành cho Chíđã khiến phần Người ngủ quên tronng hắn bao lâu nay thức sự thức tỉnh. Chíkhông còn là một con quỷ dữ mà đã khao khát quay về làm người lương thiện nhờcảm nhận được hương vị của tình yêu).
4/Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuậtđặc sẳc trong một tác phẩm của Nam Cao. Hãy nêu ý nghĩa của hai câu thơ này vớichi tiết nghệ thuật ấy?
(“Bátcháo hành” là chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà vănNamCao với các lớp nghĩa:
- Nghĩa cụ thể: Một cách chữa cảm, giải độc trong dângian.
- Nghĩa liên tưởng: Biểu hiện của sựyêu thương, chăm sóc ân cần; Biểu hiện của tình người; Một ẩn dụ về tình yêuthương đưa Chí Phèo từ quỷ dữ trở về với xã hội lương thiện, chứng minh chochân lí: “Chỉ có tình thương mới có thể cứu rỗi cho những linh hồn khổ hạnh.”).
Một số bài tập và gợi ý thamkhảo.
I/Văn bản được học trong chương trình (Có thể sẽ ít gặp trong kì thi THPT quốc gia năm2015)
Bài 1: Đọcvăn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lămnăm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn câynhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồnbước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Trích“Việt Bắc” – Tố Hữu)
1. Văn bản trên được được tổchức theo hình thức nào?
2. Vản bản nói về nội dung gì?
3.Nội dung đó được thể hiện thông qua việcsử dụng từ ngữ, kiểu câu như thế nào?
4.Văn bản đã sử dụng thành công các biệnpháp tu từ cơ bản nào? Nêu tác dụng cụ thể của các phép tu từ trên
5.Hãy đặt tiêu đề cho văn bản trên.
Gợi ý:
- Văn bản trên được tổ chức theo hình thức đối đáp giữa người đivà kẻ ở.
- Nội dung nói về sự băn khoăn, lưu luyến, bịn rịn của conngười trong buổi chia tay.
- Sựbăn khoăn, lưu luyến, bịn rịn ấy được thể hiện rất rõ thông qua việc sử dụngcác từ láy bộc lộ tâm trạng con người như: bângkhuâng, bồn chồn và việc sử dụng các câu hỏi tu từ với từ (Mình về mình có nhớ ta, mình về mình có nhớkhông). Hỏi nhưng không chỉ đề hỏi mà còn là để gợi nhắc những kỉ niệm gắn bó.
- Văn bản đã sử dụng thành công phép tu từ hoán dụ và im lặng
+ Hoán dụ: Áo chàm được dùng đểchỉ người đưa tiễn. Qua hình ảnh này ta hiểu được tính chất của cuộc chia tay.Đó là cuộc chia tay lớn, cuộc chia tay lịch sử. Trong cuộc chia tay này, khôngphải chỉ có một người, hai người đưa tiễn mà là cả Việt Bắc bao gồm nhân dânsáu tỉnh Cao – Bắc – Lạng; Hà – Tuyên – Thái và cả thiên nhiên, núi rừng ViệtBắc tiễn đưa người đi, cán bộ kháng chiến.
+ Phép tu từ im lặng (dấu chấm lửng) ở cuối câu có (Khoảng lặng cảm xúc) tácdụng diễn tả phút ngừng lặng, trùng xuống của một cuộc chia tay đầy xúc động, bângkhuâng, tay trong tay mà không nói lên lời. Khaongr lặng cảm xúc gọi cảm hứng,gợi cảm xúc đánh thức tâm hồn con người.
- Tên văn bản: Cuộc chia tay lịch sử, cảnh chia tay.
Bài 2: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanhmàu lá dữ oai hùm
Mắt trừnggửi mộng qua biên giới
Đêm mơ HàNội dáng kiều thơm
Rải rácbiên cương mồ viễn xứ
Chiếntrường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mãgầm lên khúc độc hành
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng)
1. Văn bản trên được viết theothể thơ gì?
2. Nêu nội dung cơ bản của vănbản
3. Văn bản có sử dụng rất nhiềutừ Hán Việt, anh/ chị hãy liệt kê những từ ngữ đó và nêu tác dụng của chúng.
4. Chỉ ra phép tu từ nói giảmđược sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của phép tu từ đó.
Gợi ý:
- Văn bản trên được viết theo thể thơ thất ngôn.
- Vănbản tập trung khắc họa chân dung người chiến binh Tây Tiến (ngoại hình, tâmhồn, lí tưởng, sự hi sinh)
- Nhữngtừ Hán Việt được sử dụng là: đoàn binh, biên giới, chiến trường, biên cương,viễn xứ, áo bào, độc hành. Việc sừ dụng những từ Hán Việt ở đây đã tạo ra sắcthái trang trọng, mang ý nghĩa khái quát, làm tôn thêm vẻ đẹp của người línhTây Tiến, góp phần tạo ra vẻ đẹp hào hùng cho hình tượng.
- Phéptu từ nói giảm dược thể hiện trong câu thơ: “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Cụm từ “về đất” được thay thế cho sự chết chóc, hi sinh. Phép tu từ này có tác dụng làm giảm sắc tháibi thương cho cái chết của người lính Tây Tiến. Người lính Tây Tiến ngã xuốngthật thanh thản, nhẹ nhàng. Đó là cuộc trở về với đất mẹ và đất mẹ đã dang rộngvòng tay đón những đứa con yêu vào lòng.
Bài 3: Đọc và trả lời các câu sau
Đất Nước (Nguyễn Đình Thi)
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
1. Nêu nội dung đoạn thơ? Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
2. Trong ba dòng thơ “Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cườithiết tha”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng củabiện pháp tu từ đó.
3. Đoạn thơ từ câu “Trờixanh đây là của chúng ta” đến câu “Nhữngbuổi ngày xưa vọng nói về” có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Hãy nêu tácdụng của biện pháp tu từ điệp ngữ đó.
4. Cả đoạn thơ cho ở đề bàitập trung miêu tả hình ảnh gì? Hình ảnh đó hiện ra như thế nào ?
5. Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được qua đoạnthơ trên.
6. Chữ “khuất” trongcâu thơ “Nước chúng ta, nước những ngườichưa bao giờ khuất” có ý nghĩa gì ?
Gợi ý:
1. Thể hiện niềm vui sướng hân hoan khi mùa thu cách mạng tháng8/1945 thành công Việt Bắc cái nôi của CM Việt nam được giải phóng .Thể thơ tựdo
2. Biện pháp tu từ nhân hóa. Tác dụng: miêu tả sinh động, chânthực hình ảnh đất trời vào thu: sắc trời mùa thu trong xanh, gió thu lay độngcành lá khiến lá cây xào xạc như tiếng reo vui, tiếng nói cười. Đó là một hìnhảnh đất nước mới mẻ, tinh khôi, rộn rã sau ngày giải phóng.
3. Tác dụngcủa phép tu từ điệp ngữ: cụm từ “củachúng ta”, “chúng ta” được nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ nhằmkhẳng định, nhấn mạnh quyền làm chủ đất nước của dân tộc ta.
4. Cả đoạn thơ tập trung miêu tả hình ảnh đất nước. Qua đoạnthơ, hình ảnh đất nước hiện ra sinh động, chân thực, gần gũi. Đó là một đấtnước tươi đẹp, rộng lớn, màu mỡ, phì nhiêu, tràn đầy sức sống.
5. Cảm xúc của nhà thơ: yêu mến, tự hào về đất nước .
6. -Chữ “khuất” trong câu thơ “Nướcchúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” trước hết được hiểu với ýnghĩa là mất đi, là khuất lấp. Với ý nghĩa như vậy, câu thơ ngợi ca những ngườiđã ngã xuống dâng hiến cuộc đời cho đất nước sẽ ngàn năm vẫn sống mãi với quêhương. Chữ “khuất” còn được hiểu là bất khuất, kiên cường. Với ý nghĩa này, câuthơ thể hiện thái độ tự hào về dân tộc. Dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường, chưa baogiờ khuất phục trước kẻ thù.
Câu 4: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Tronghoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách dịu dàng vàlòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là mộtthanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.
(Trích “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)
1. Văn bản trên nói về điều gì?
2. Vản đã sử dụng thành côngbiện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
Gợi ý:
- Văn bản trên nói về vẻ đẹp phẩm chất, tính cách và tâm hồn của nhân vậtquản ngục
- Văn bản đã sử dụng thành công thủ pháptu từ so sánh: tính cách dịu dàng, lòng biết giá người, biết trọng người ngaycủa viên quản ngục được ví như một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bảnđàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Hình ảnh so sánh này có ý nghĩa gợi dậy ởngười đọc sự hình dung khái quát nhất về hoàn cảnh và phẩm chất của nhân vậtquản ngục. Đây là hình ảnh súc tích, tạo ra sự đối lập sắc nét giữa trong vàđục, thuần khiết và ô trọc, cao quý và thấp hèn, giữa cá thể nhỏ bé, mong manhvới thế giới hỗn tạp, xô bồ. Nó là một hình ảnh so sánh hoa mĩ, đắt giá, gây ấntượng mạnh, thể hiện sự khái quát nghệ thuật sắc sảo, tinh tế, có ý nghĩa làmnổi bật vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.
Câu 5: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới
Hắnvừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời cócủa riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưngchẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đạiai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thếnày thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào khôngchửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không?Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắnkhổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chếtmẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nàođã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng khôngai biết…
(Trích “Chí Phèo” – NamCao).
1. Văn bản trên nói về điều gì?
2. Tác giả đã sử dụng nhữngkiểu câu nào?
3. Trong văn bản trên, Chí Phèođã chửi những ai? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì?
4. Đặt tiêu đề cho văn bảntrên.
Gợi ý:
- Văn bản trên nói về tiếng chửi của Chí Phèo, một thằng sayrượu.
- Tácgiả đã sừ dụng rất nhiều kiểu câu khác nhau: Câu trần thuật (câu kể, câu miêutả), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm thán.
- ChíPhèo chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhauvới hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn. Tiếng chửi của Chí Phèo đã tạora một màn ra mắt độc đáo cho nhân vật, gợi sự chú ý đặc biệt của người đọc về nhânvật. Tiếng chửi ấy vừa gợi ra một con người tha hóa đến độ lại vừa hé lộ bikịch lớn nhất trong cuộc đời nhân vật này. Chí dường như đã bị đẩy ra khỏi xãhội loài người. Không ai thèm quan tâm, không ai thèm ra điều. Chí khao khátđược giao hòa với đồng loại, dù là bằng cách tồi tệ nhất là mong được ai đóchửi vào mặt mình, nhưng cũng không được.
Đọc –hiểu văn bản ngoài chương trình
Câu 1: Đọc bài ca dao sau và thựchiện yêu cầu nêu ở dưới
Thươngthay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấyphải nằm nhả tơ.
Thươngthay con kiến li ti
Kiếm ăn được mấyphải đi tìm mồi.
Thươngthay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánhbiết ngày nào thôi.
Thươngthay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máucó người nào nghe.
1. Bài ca dao có những hình ảnh gì? Đượckhắc họa như thế nào? Có những đặc điểm gì chung.
2.Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu ý tác dụng củaviệc sử dụng phép tu từ đó.
3. Chủ đề của bài ca dao là gì?
4. Anh, chị hãy đặt nhan đề chobài ca dao trên.
Gợi ý:
- Bàica dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnhnày được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ; kiến – thamồi, chim hạc – bay, quốc kêu…). Những hình ảnh con vật này đều có chung nhữngđặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.
- Tácgiả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lạicấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàngngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hìnhảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về nhữngngười dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vàonỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫncủa người lao động nghèo trong xã hội cũ.
- Chủ đề của bài ca dao: Nỗi thống khổ, thân phận của người nông dântrong xã hội cũ.
- Nhan đề: ca dao than thân, khúc hát than thân.
Câu 2: Đọc đoạn thơ và thực hiệnnhững yêu cầu sau:
“…Chỉcó thuyền mới hiểu
Biểnmênh mông nhường nào
Chỉcó biển mới biết
Thuyềnđi đâu, về đâu
Nhữngngày không gặp nhau
Biểnbạc đầu thương nhớ
Nhữngngày không gặp nhau
Lòngthuyền đau - rạn vỡ
Nếutừ giã thuyền rồi
Biểnchỉ còn sóng gió
Nếuphải cách xa anh
Emchỉ còn bão tố!”…
1.Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
2.Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ?
3.Trong đoạn thơ hình ảnh thuyền và biển được sử dụng là nghệthuật gì ? Có ý nghĩa như thế nào?
4. Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
5. Hình ảnh biển bạc đầu trong câuthơ “Biểnbạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì?
6. Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụngtrong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tác dụng của biện pháp đó?
Gợi ý:
1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Thể thơ 5 chữ.
2. Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạnthơ?
Đoạn thơ với hình tượng thuyền và biển gợi lên mộttình yêu tràn trề, mênh mông với nỗi nhớda diết nhưng cũng đầy lo âu, khắc khoải của cái tôi thi sĩ đầy cảm xúc.
3. Trong đoạn thơ hình ảnh thuyềnvà biểnđược sử dụng là nghệ thuật gì ? Có ý nghĩa như thế nào?
Bằng nghệ thuật ẩn dụ mượn hình tượng thuyền và biển thể hiệntình cảm của đôi lứa yêu nhau- thuyền (người con trai) biển (người con gái)-> Nổi bật một tình yêu ngọt ngào, da diết, mãnh liệt nhưng sâu sắc và đầynữ tính.
4. Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
Thuyền vàbiển/ nỗi nhớ / …
5. Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩagì?
Cách nói hình tượng, Tg đã diễntả nỗi nhớ thiết tha, nỗi nhớ được dựng lên bởi một thời gian bất thường và cụthể hóa được nỗi nhớ thương: biển bạc đầu vì thương nhớ, biểnthương nhớ cho đến nỗi bạc cả đầu, biển đã bạc đầu mà vẫn còn thương còn nhớnhư thuở đôi mươi.
6.Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tácdụng của biện pháp đó ?
Biện pháp lặp cú pháp “Những ngày không gặp nhau/ Biển chỉ còn sónggió -
Em chỉ còn bão tố!”… -> Khẳng định sự thủy chung trong nỗinhớ qua thời gian.
Câu 3: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới.
ẾCH NGỒIĐÁY GIẾNG
Có con ếch sốnglâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bénhỏ. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các convật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời bé bằng cái vung và nó thì oai nhưmột vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch rangoài. Quen thói cũ… nó nhâng nháo đưa mắt lên nhìn bầu trời chả thèm để ý đếnxung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
1. Văn bản trên thuộc loạitruyện gì?
2. Khi sống dưới giếng ếch nhưthế nào? Khi lên bờ ếch như thế nào?
3. Ếch là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng choai? Bầu trời và giếng tượng trưng cho điều gì?
4.Câu chuyện trên để lại cho anh, chị bài học gì?
Gợi ý:
- Văn bản trên thuộc loại truyện ngụ ngôn.
- Khi sống dưới giếng ếch thấy trời chỉ là cái vung con mình là chúa tể.Khi lên bờ ếch nhâng nháo nhìn trời và bị trâu dẫm bẹp
- Ếch tượng trưng cho con người. Giếng, bầu trời tượng trưng cho môitrường sống và sự hiểu biết của con người.
- Câuchuyện trên để lại cho ta bài học về tính tự cao, tự đại và giá trị của sự hiểubiết. Tự cao tự đại có thể làm hại bản thân. Sự hiểu biết của con người là hữuhạn, vì vậy điều quan trọng nhất trong cuộc sống là phải luôn làm một học trò.Biết thường xuyên học hỏi và khiêm nhường.
Câu 4: Đọc văn bản sau và trả lờicác câu hỏi ở dưới:
Chị Phan Ngọc Thanh (người Việt) cùng chồnglà Juae Geun (54 tuổi) đã làm nhân viên lau chùi trong khu chung cư được 5 năm.Họ có 2 con: con trai lớn 6 tuổi, bé gái 5 tuổi. Ước mơ đổi đời đã đưa họ lênchuyến phà tới Jeju. Phà SeWol gặp nạn và gia đình chị chỉ có một chiếc áo phaoduy nhất. Trong khoảnh khắc đối mặt giữasự sống và cái chết họ quyết định mặc chiếc áo phao duy nhất cho cô con gái nhỏvà đẩy bé ra khỏi phà. Bé được cứu sống nhưng hiện nay những nhân viên cứu hộvẫn chưa tìm thấy người thân của bé.
(Web. Pháp luật đời sống. Ngày 16/4/2014)
1.V¨n b¶n trªn thuéc phong c¸ch ng«n ng÷ nµo?
2.Néi dung cña v¨n b¶n?
3.Suy nghÜ vÒ h×nh ¶nh c¸i phao trong v¨n b¶n ?
Gợi ý:
1.V¨n b¶n trªnthuéc phong c¸ch ng«n ng÷ b¸o chÝ.
2. V¨n b¶n trªn nãi vÒ
- Hoµn c¶nh gia ®×nh chÞ Thanh.
- Lý do gia ®×nh chÞ lªnchuyÕn phµ.
- ViÖc ch×m phµ Sewol(H.Quèc)
- ChiÕc ¸o phao duy nhÊtcøu sèng em bÐ cña gia ®×nh.
3. Có thể có nhiều suy nghĩ khác nhau:
-Ao phao trao sùsèng.
- Áo phao biÓu tưîng cña t×nh yªu gia ®×nh.
- Trước sù sèng cßn, t×nh yªu thư¬ng ®· bõng s¸ng.
Câu5: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
" Chưa bao giờcô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậmhực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết(kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâmsự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạnghuống thở than của một cảnh ngộ tri âm...Nó là niềm vang dội quằn quại củanhững tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơngió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuốithu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏcành....Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạnkhốn đốn của chỉ tơ con phím"
( Trích từ Chùa đàn - NguyễnTuân)
1. Hãy nêu chủ đề của đoạn trích? Thử đặtnhan đề đoạn trích?
2. Trong đoạn văn có rất nhiều câu bắt đầubằng từ "Nó" được lặp lạinhiều lần. Biện pháp tu từ được sử dụng là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
3. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trongcâu văn: "Tiếng đàn hậm hực, chừngnhư không thoát hết được vào không gian" ? Tác dụng của biện pháp tutừ ấy?
4. Từ "Nó" được sử dụng trong các câu ở đoạn văn trích trên là ám chỉai, cái gì? Biện pháp tu từ gì được nhà văn sử dụng trong việc nhắc lại từ"Nó"?
5. Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân sử dụng rấtnhiều tính từ chỉ tính chất. Anh/ chị hãy thống kê 5 từ láy chỉ tính chất.
Gợi ý:
1. - Chủ đề: Những sắc thái ngậm ngùi nỗi đaucủa tiếng đàn.
- Nhan đề: Cung bậc tiếng đàn .
2. - Biện pháp tu từ: Lặp cấu trúc (Điệp cấutrúc)
- Phép liên kết thế: Đại từ "nó"ở câu 3 thế "tiếng đàn" ở 2câu trước đó.
3. - Biệnpháp tu từ: cách nhân hóa
- Tác dụng: nhằm thể hiện âm thanh tiếngđàn như tiếng lòng của một cá thể có tâm trạng, nỗi niềm đau khổ...
4. - Từ "Nó" ám chỉ tiếng đàn
- Biện pháp tu từ: điệp từ
5. Chọn đúng 5 từ láy chỉ tính chất, trạngthái (mỗi từ chỉ được = 0,1đ; 3 - 4 từ: 0,25đ). Chỉ cho điểm 0,5 khi đảm bảochọn đủ 5 từ.
Câu 6: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
TạiThế vận hội đặc biệt dành cho những người tàn tật có chín vận động viên đều bịtổn thương về mặt thể chất và tinh thần, cùng tập trung về vạch xuất phát để dựcuộc thi 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao về vạch với quyết tâm giànhchiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bậtkhóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ, ngoái lại nhìn. Rồi họ quaytrở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị chứng dow dịu dàng cúi xuốnghôn cậu bé:
- Như thế này em sẽ thấy tốt hơn.
Rồi tất cả chín người họ khoác tay nhausánh vai về đích. Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoanhô không dứt.
Câu chuyện này đã lan truyềnqua mỗi kì Thế vận hội về sau”.
1. Khi cậu bé ngã, bật khóc có mấy vận độngviên quay trở lại?
2. Từ câu chuyện trên hãy viết 3 bình luận vềchiến thắng.
376376
102 bình luận57
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
26 tháng 6, 2015 lúc 09:14
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
A/ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG:
A/ Những vấn đề chung
I/ Phạm vi và yêu cầu củaphần đọc – hiểu trong kì thi THPTQG
1/ Phạm vi:
-Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
+ Văn bản trong chương trình (Nghiêngnhiều về các văn bản đọc thêm)
+ Văn bản ngoài chương trình (Các văn bảncùng loại với các văn bản được học trong chương trình).
- Vănbản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đốivới cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như:Vấn dề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyềntrẻ em, ma tuý, ... Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng nhưcác kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bảnbáo chí).
- Xoay quanh các vấn đề liên quan tới:
+ Tác giả
+ Nội dung vànghệ thuật của văn bản hoặc trong SGK hoặc ngoài SGK.
- 50% lấy trong SGK (và 50% ngoài SGK).
- Dài vừa phải.Số lượng câu phức và câu đơn hợp lý. Không có nhiều từ địa phương, cân đối giữanghĩa đen và nghĩa bóng.
2/ Yêucầu cơ bản của phần đọc – hiểu
- Nhậnbiết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn,hình ảnh, các biện pháp tu từ,…
-Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ,câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.
-Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản
-Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
-Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.
II/ Những kiến thức cần cóđể thực hiện việc đọc – hiểu văn bản
1/ Kiến thức về từ:
-Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ,từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt…
-Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩachuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái…
2/ Kiến thức về câu:
-Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
-Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
-Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…
3/ Kiến thức về các biệnpháp tu từ:
-Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu chocâu,…
-Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm,nói tránh, thậm xưng,…
-Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, imlặng,…
4/ Kiến thức về văn bản:
-Các loại văn bản.
-Các phương thức biểu đạt .
III, Cách thức ôn luyện:Giúp học sinh :
1. Nắm vững lý thuyết: - Thế nào là đọc hiểu văn bản?
- Mục đíchđọc hiểu văn bản ?
2 . Nắm được các yêu cầu vàhình thức kiểm tra của phần đọc hiểu trong bài thi quốc gia.
a/ Về hình thức: - Phần đọchiểu thường là câu 2 điểm trong bài thi.
- Đềra thường là chọn những văn bản phù hợp (Trong cả chương trình lớp 11 và 12hoặc là một đọan văn, thơ, một bài báo, một lời phát biểu trong chương trìnhthời sự…ở ngoài SGK ) phù hợp với trinh độ nhận thức và năng lực của học sinh.
b/ Các câu hỏi phần đọc hiểu chủ yếu là kiếnthức phần Tiếng Việt. Cụ thể:
- Về ngữpháp, cấu trúc câu, phong cách ngôn ngữ.
- Kết cấu đọan văn; Các biện pháp nghệ thuật đặcsắc và tác dụng của biện pháp đó trong ngữ liệu đưa ra ở đề bài.
* Hoặc tập trung vào một số khíacạnh như:
- Nội dung chính và các thông tin quantrọng của văn bản?
- Ýnghĩa của văn bản? Đặt tên cho văn bản?
- Sửalỗi văn bản….
B/ NỘI DUNG ÔN TẬP:
Phần 1: Lý thuyết:
I. Kháiniệm và mục đích đọc hiểu văn bản:
a/ Khái niệm:
- Đọc làmột hoạt động của con người, dùngmắt để nhận biết các kí hiệu và chữviết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụngbộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.
- Hiểu làphát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ýnghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vậndụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lờiđược các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?
è Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thànhnăng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩalà kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.
b/ Mục đích:
Trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu làphải thấy được:
+ Nội dung của văn bản.
+ Mối quan hệ ý nghĩa của vănbản do tác giả tổ chức và xây dựng.
+ Ý đồ, mục đích?
+ Thấy được tư tưởng của tác giảgửi gắm trong tác phẩm.
+ Giá trị đặc sắc của các yếu tốnghệ thuật.
+ Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúcvăn bản.
+ Thể lọai của văn bản?Hìnhtượng nghệ thuật?
II, Phong cách chức năng ngôn ngữ:
Yêu cầu: - Nắm được có bao nhiêu loại?
- Khái niệm.
- Đặc trưng.
- Cách nhận biết.
1.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinhhoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàncảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ,tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
- Đặc trưng:
+ Giaotiếp mang tư cách cá nhân.
+ Nhằm trao đổi tưtưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp.
- Nhận biết:
+ Gồmcác dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ.
+ Ngônngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.
2 . Phong cách ngôn ngữ khoa học:
- Kháiniệm : Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoahọc.
+ Làphong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
-Đặc trưng
+ Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của nhữngngười làm khoa học.
+ Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa họcgiáo khoa; Khoa học phổ cập.
+ Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở cácphương tiện ngôn ngữ như từ ngữ,câu, đọan văn,văn bản).
a/ Tính khái quát, trừu tượng.
b/ Tính lítrí, lô gíc.
c/ Tínhkhách quan, phi cá thể.
3 .Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Kháiniệm:
+ Là loại phong cách ngôn ngữđược dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật,thơ, kich).
- Đặc trưng:
+ Tính thẩm mĩ.
+ Tínhđa nghĩa.
+ Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả.
4 .Phong cách ngôn ngữ chính luận:
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ đượcdùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ vớinhững vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chínhtrị, xã hội.
- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáodục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.
- Đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõràng, không mơ hồ, úp mở.
Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câunhiều ý.
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ýnhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôicuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình vàsáng tạo của người viết.
(Lấydẫn chứng trong “Về luân lý xã hội ở nướcta”Và “Xin lập khoa luật” )
5 .Phong cách ngôn ngữ hành chính:
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vựchành chính.
- Là giao tiếp giữa nhà nướcvới nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan,giữa nước này và nước khác.
- Đặc trưng: Phongcách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:
+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờhành chính thông thường.
VD:Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…
+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõtrong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới,của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
6 .Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn):
- Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thongbáo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dưluận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
+ Là phong cách được dùngtrong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấncó nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).
Một số thể loại văn bản báo chí:
+ Bản tin: Cungcấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm-Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.
+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tườngthuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầyđủ, sinh động, hấp dẫn.
+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắcthái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc.
II, Phương thức biểu đạt:
Yêucầu: - Nắm được có bao nhiêu phương thức biểu đạt(6).
- Nắm được: + Khái niệm.
+ Đặc trưng của từngphương thức biểu đạt.
Tựsự (kể chuyện, tường thuật):
-Khái niệm: Tự sự là kể lại,thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc nàyđẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
- Đặctrưng:
+ Cócốt truyện.
+ Cónhân vật tự sự, sự việc.
+ Rõ tư tưởng, chủ đề.
+ Cóngôi kể thích hợp.
2. Miêu tả.
- Miêutả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng,con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngônngữ miêu tả.
* Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thếgiới xung quanh.
* Nghịluận: Là phương thức chủ yếuđược dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ củangười nói, người viết.
*Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu,giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc , ngườinghe.
-Đặc trưng:
a. Các luận điểm đưa đúng đắn, rõ ràng, phù hợpvới đề tài bàn luận.
b. Lý lẽvà dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận điểm .
c. Các phương pháp thuyết minh :
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ , dùng con số.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân loại ,phân tích.
3. Hànhchính – công vụ: Văn bảnthuộc phong cách hành chính công vụ là văn bản điều hành xã hội, có chức năngxã hội. Xã hội được điều hành bằng luật pháp, văn bản hành chính.
- Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệgiữa các tổ chức nhà nước với nhau, giữa các cá nhân với nhau trong khuôn khổhiến pháp và các bộ luật văn bản pháp lý dưới luật từ trung ương tới địaphương.
IIIPhương thức trần thuật:
- Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp)
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình.
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu minh, nhưng điểmnhìn và lời kể lại theo giọnh điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trựctiếp)
IV.Phép liên kết : Thế - Lặp –Nối- Liên tưởng – Tương phản – Tỉnh lược…
V. Nhậndiện những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của những biện phápnghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản.
Giáo viên cần giúp HS ônlại kiến thức về các biện pháp tu từ từvựng và các biện pháp nghệ thuật khác:
- So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ; Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Nói giảm- nóitránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương phản- đối lập; Phép liệt kê; Phép điệp cấutrúc; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy…
- Có kĩ năng nhận diện các biện pháp tu từđược sử dụng trong 1 văn bản thơ hoặc văn xuôi và phân tích tốt giá trị củaviệc sử dụng phép tu từ ấy trong văn bản.
VI.Các hình thức lập luận của đọan văn: Diễn dịch; Song hành;Quinạp…
VII. Các thể thơ:
Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; Songthất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ ngôn, Thơ 8 chữ…
Phần 2: Luyện tập thực hành
I. Gợi ý về 1 số các tác phẩm trong chươngtrình lớp 11: GV Gợi ý ôn tập theo hệ thốngcâu hỏi sau:
1.“Xinlập khoa luật” (Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ):
- Bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ có nộidung gì?
- Nội dung đó được thể hiện như hế nào?
- Thái độ của người viết về vấn đề đó?
- Đặt trong hoàn cảnh xã hội, bản điều trầnđó nhằm mục đích gì?
2. “Về luân lý xã hội ở nước ta”(Trích Đạođức và luân lý Đông Tây- Phan Châu Trinh )
- Bài diễn thuyết của Phan Châu Trinh có nội dung gì?
- Nội dung đó được thể hiện như thế nào?
- Thái độ của người viết về vấnđề đó?
- Đặt trong hoàn cảnh xã hội, bài diễn thuyết của tác giả nhằm mục đíchgì?
3. Trong đọan văn :
“Tiếng nói là người bảo vệ qúi báu nhất nềnđộc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộcbị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sứclàm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các họcthuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đè thời gian. Bất cứ ngườiAn Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hivọnh giải phóng giống nòi….Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do củamình…”
( Trích “Tiếng mẹ đẻ- Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ”- Nguyễn An Ninh )
a/ Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai?
b/ Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì?
c/ Đoạn trích được diễn đạt theo phương thức nào?
d/ Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
4. Đoạn trích:
“Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọngcanh, một cảnh tương xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chậthẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián.
Trong một không khí khói tỏa như đámcháy nhà, ánh sang đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên bà ái đầu người đangchăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làmhọ dụi mắt lia lịa.
Một người tù, cổ đeo gong, chân vướngxiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trằng tinh căng trên mảnh ván. Người tùviết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánhdấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưngchậu mực…”.
a/ Đoạn văn trích trong tácphẩm nào? Của ai? Mô tả cảnh tượng gì?
b/ Cảnh tượng có hàm chứanhiều yếu tố tương phản? Đó là yếu tố gì?
c/ Đoạn văn được trình bàytheo phương thức nào?
I. Gợi ýmột số tác phẩm trong chương trình văn học lớp 12:
1. “Tuyênngôn độc lập” – Hồ Chí Minh
a/ Hoàn cảnh ra đời? Mục đích sáng tác?
b/ Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
2. Chođoạn văn:
“Thuyềntôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không mộtbóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốnbúp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ song hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồnnhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa”.
a/ Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
b/ Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
c/ Xác định phương thức biểu đạt?
3. Trong“Đàn ghi ta của Lorca” của ThanhThảo:
a/ Việc những chữ đầu các câu thơ không viếthoa có dụng ý nghệ thuật gì?
b/ Tìm và phân tích ý nghĩa biểu đạt của haihình tượng cây đàn và Lorca?
c/ Thủ pháp nghệ thuật chính để khắc họa haihình tượng cây đàn và Lorca?
III/Luyện tập phần đọc hiểu với các văn bản ngoài sách giáo khoa:
*Ngữliệu được dùng có thể là một bài thơ, một trích đoạn bài báo hoặc một lờinói, lời nhận xét của tác giả nào đó về một sự việc, sự kiện.
*Cáchthức ra đề:
- Sẽ cố tình viết sai chính tả, sai cấu trúcngữ pháp và yêu cầu học sinh sửa lại cho đúng.
- Xác định hình thức ngônngữ biểu đạt, phương thức liên kết trong ngữ liệu.
- Ý nghĩa của một chữ, mộthình ảnh nào đó trong ngữ liệu đưa ra?
- Nêu ý nghĩa nhan đề? (Hoặchãy đặt tên cho đoạn trích).
- Nhận xét mối quan hệ giữacác câu? Từ mối quan hệ ấy chỉ ra nội dung của đoạn?
- Từ một hoặc hai câu nào đótrong ngữ liệu, yêu cầu viết 200 từ xung quanh nội dung ấy?
- Nêu nội dung của văn bản?Nội dung ấy chia thành mấy ý?
- Nếu là thơ:
+Xác định thể thơ, cách gieo vần?
+Biện pháp nghệ thuật được sử dụng? Giá trị biểu đạt của biện pháp nghệ thuậtấy?
+Cảm nhận về nhân vật trữ tình?
+Hiểu như thế nào về một câu thơ trong văn bản?
- Nếu là văn xuôi:
+ Đưa ra nhiều nhan đề khác nhau, yêu cầu họcsinh chọn một nhan đề và nêu ý nghĩa?
+ Chỉ ra các phépliên kết? Biện pháp nghệ thuật để biểu đạt nội dung?
*Mộtsố ví dụ
1. Trongbài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước phiên thảo luận cấp cao củaĐại Hội đồng LHQ khóa 68 có đoạn:
“Thưa quý vị! Đã phải trải quanhững cuộc chiến tranh ngoại xâm tàn bạo và đói nghèo cùng cực nên khát vọnghòa bình và thịnh vượng của Việt Nam chúng tôi càng cháy bỏng. Chúngtôi luôn nỗ lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hànhtinh của chúng ta. Việt Namđã sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Chúng tôi sẵn lòngđóng góp nguồn lực, dù còn nhỏ bé, như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã giúpchúng tôi giành và giữ độc lập, thống nhất đất nước, thoát khỏi đói nghèo. ViệtNam đã và sẽ mãi mãi là một đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm củacộng đồng quốc tế…”.
a/ Xác định phong cách ngôn ngữchức năng của đoạn văn?
b/ Phươngthức liên kết?
c/ Hãy đặttiêu đề cho đoạn văn?
2. Trong đoạn văn:
“Dânta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưađến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kếtthành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khókhăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
(Hồ Chí Minh – “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”)
a/ Nội dung của đoạn văn?
b/ Phương thức trình bày? Phong cách ngôn ngữchức năng được sử dụng trong đoạn?
c/ Thái độ, quan điểm chính trị của Bác?
3. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Chứng kiến sự ra đi của Đại tướngVõ Nguyên Giáp, chứng kiến những dòng chảy yêu thương của dân tộc giành cho Đạitướng, rất nhiều người bày tỏ sự xúc động sâu sắc. Thượng tá Dương Việt Dũngchia sẻ: “Sự ra đi của Đại tướng là một mất mát lớn lao đối với gia đình vànhân dân cả nước. Nhưng qua đây, tôi cũng thấy mừng là những người đến viếngĐại tướng không chỉ có những cựu chiến binh mà rất đông thế hệ trẻ, có không ítnhững em còn rất nhỏ cũng được gia đình đưa đi viếng… Có nhiều cụ già yếu cũngđến, cả những người đi xe lăn cũng đã đến trong sự thành kính. Chưa khi nào tôithấy người ta thân ái với nhau như vậy.”.
(Theo Dân trí)
a/ Văn bản trên được viết theo phong cáchngôn ngữ nào?
b/ Nội dung của văn bản trên? Hãy đặt tên chovăn bản?
c/ Viết bài nghị luận xã hội về bản tin trên(không quá 600 từ).
Phần3: Một số đề mẫu và hướng dẫn cách giải:
I/Đề 1: Đọc đoạn văn và trả lời cho câu hỏi ở dưới:
“Tnú không cứu sống được vợ, đượccon. Tối đó, Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh mộtcây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớkhông, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì bị chúng nó bắt,mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tauđứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảyra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vàorừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúngnó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy. Sau nàytau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng,mình phải cầm giáo!...”.
1/ Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai?
(Trích trong “Rừng xà nu” – Nguyễn TrungThành).
2/ Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn?
(Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn là phongcách ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ)).
3/ Câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” có ý nghĩa gì?
(Câunói của cụ Mết – già làng – là câu nói được đúc rút từ cuộc đời bi tráng củaTnú và từ thực tế đấu tranh của đồng bào Xô Man nói riêng và dân tộc Tây Nguyênnói chung: giặc đã dùng vũ khí để đàn áp nhân dân ta thì ta phải dùng vũ khí đểđáp trả lại chúng.
- Thực tế, khi chưa cầm vũ khí đánh giặc,dân làng Xô Man chịu nhiều mất mát: anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị chặtđầu, mẹ con Mai bị giết bằng trận mưa roi sắt, Tnú bị đốt cụt mười đầu ngóntay… Vì vậy con đường cầm vũ khí đánh trả kẻ thù là tất yếu.).
II/ Đề 2: Cho đoạn thơ:
“Chỉ cóthuyền mới hiểu
Biểnmênh mông nhường nào
Chỉcó biển mới biết
Thuyềnđi đâu, về đâu
Nhữngngày không gặp nhau
Biểnbạc đầu thương nhớ
Nhữngngày không gặp nhau
Lòngthuyền đau – rạn vỡ”.
(Xuân Quỳnh – “Thuyền và biển”)
1/ Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Thể thơđó có tác dụng ra sao trong việc diễn đạt nội dung đoạn thơ?
(- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ ngũngôn.
- Tác dụng: diễn đạt rất nhịp nhàng âm điệucủa song biển cũng như sóng long của người đang yêu.)
2/Nội dung của hai đoạn thơ trên là gi?
(Tìnhyêu giữa thuyền và biển cùng những cung bậc trong tình yêu).
3/Nêu biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng? Tác dung?
( -Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng nhiều nhất là ẩn dụ: Thuyền – Biểntượng trưng cho tình yêu của chàng trai và cô gái. Tình yêu ấy nhiều cung bậc,khi thương nhớ mênh mông, cồn cào da diết, bâng khuâng…
- Biệnpháp nghệ thuật nữa được sử dụng là nhân hóa. Biện pháp này gắn cho những vậtvô tri những trạng thái cảm xúc giúp người đọc hình dung rõ hơn tâm trạng củađôi lứa khi yêu.).
III/ Đề 3: Đọc kĩ bài thơ sau và trảlời các câu hỏi ở dưới:
Trăngnở nụ cười
ĐâuThị Nở, đâu Chí Phèo
Đâulàng Vũ Đại đói nghèo NamCao
Vẫnvườn chuối gió lao xao
SôngChâu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền
Ảngớ ngẩn
Gãkhùng điên
Khitình yêu đến bỗng nhiên thành người
Vườnsông trăng nở nụ cười
Phútgiây tan chảy vàng mười trong nhau
Giữađời vàng lẫn với thau
Lòngtin còn chút về sau để dành
Tìnhyêu nên vị cháo hành
Đờichung bát vỡ thơm lành lứa đôi.
(Lê Đình Cánh)
1/Xác định thể thơ? Cách gieo vần?
(Thểthơ lục bát; vần chân và vần lưng).
2/Bài thơ giúp em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổthông?
(Đoạnthơ giúp liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao).
3/Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiênthành người” có ý nghĩa gì? Liên hệ với nhân vật chính trong tác phẩm mà emvừa liên hệ ở câu 2.
(Câu thơ cho thấy tình yêu có sứcmạnh cảm hóa con người và làm cho con người trở nên thực sự trở nên người hơn.Trong tương quan với “Chí Phèo” của Nam Cao, câu thơ của Lê Đình Cánhcho thấy sức mạnh tình yêu với biểu tượng bát cháo hành mà Thị Nở dành cho Chíđã khiến phần Người ngủ quên tronng hắn bao lâu nay thức sự thức tỉnh. Chíkhông còn là một con quỷ dữ mà đã khao khát quay về làm người lương thiện nhờcảm nhận được hương vị của tình yêu).
4/Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuậtđặc sẳc trong một tác phẩm của Nam Cao. Hãy nêu ý nghĩa của hai câu thơ này vớichi tiết nghệ thuật ấy?
(“Bátcháo hành” là chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà vănNamCao với các lớp nghĩa:
- Nghĩa cụ thể: Một cách chữa cảm, giải độc trong dângian.
- Nghĩa liên tưởng: Biểu hiện của sựyêu thương, chăm sóc ân cần; Biểu hiện của tình người; Một ẩn dụ về tình yêuthương đưa Chí Phèo từ quỷ dữ trở về với xã hội lương thiện, chứng minh chochân lí: “Chỉ có tình thương mới có thể cứu rỗi cho những linh hồn khổ hạnh.”).
Một số bài tập và gợi ý thamkhảo.
I/Văn bản được học trong chương trình (Có thể sẽ ít gặp trong kì thi THPT quốc gia năm2015)
Bài 1: Đọcvăn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lămnăm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn câynhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồnbước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Trích“Việt Bắc” – Tố Hữu)
1. Văn bản trên được được tổchức theo hình thức nào?
2. Vản bản nói về nội dung gì?
3.Nội dung đó được thể hiện thông qua việcsử dụng từ ngữ, kiểu câu như thế nào?
4.Văn bản đã sử dụng thành công các biệnpháp tu từ cơ bản nào? Nêu tác dụng cụ thể của các phép tu từ trên
5.Hãy đặt tiêu đề cho văn bản trên.
Gợi ý:
- Văn bản trên được tổ chức theo hình thức đối đáp giữa người đivà kẻ ở.
- Nội dung nói về sự băn khoăn, lưu luyến, bịn rịn của conngười trong buổi chia tay.
- Sựbăn khoăn, lưu luyến, bịn rịn ấy được thể hiện rất rõ thông qua việc sử dụngcác từ láy bộc lộ tâm trạng con người như: bângkhuâng, bồn chồn và việc sử dụng các câu hỏi tu từ với từ (Mình về mình có nhớ ta, mình về mình có nhớkhông). Hỏi nhưng không chỉ đề hỏi mà còn là để gợi nhắc những kỉ niệm gắn bó.
- Văn bản đã sử dụng thành công phép tu từ hoán dụ và im lặng
+ Hoán dụ: Áo chàm được dùng đểchỉ người đưa tiễn. Qua hình ảnh này ta hiểu được tính chất của cuộc chia tay.Đó là cuộc chia tay lớn, cuộc chia tay lịch sử. Trong cuộc chia tay này, khôngphải chỉ có một người, hai người đưa tiễn mà là cả Việt Bắc bao gồm nhân dânsáu tỉnh Cao – Bắc – Lạng; Hà – Tuyên – Thái và cả thiên nhiên, núi rừng ViệtBắc tiễn đưa người đi, cán bộ kháng chiến.
+ Phép tu từ im lặng (dấu chấm lửng) ở cuối câu có (Khoảng lặng cảm xúc) tácdụng diễn tả phút ngừng lặng, trùng xuống của một cuộc chia tay đầy xúc động, bângkhuâng, tay trong tay mà không nói lên lời. Khaongr lặng cảm xúc gọi cảm hứng,gợi cảm xúc đánh thức tâm hồn con người.
- Tên văn bản: Cuộc chia tay lịch sử, cảnh chia tay.
Bài 2: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanhmàu lá dữ oai hùm
Mắt trừnggửi mộng qua biên giới
Đêm mơ HàNội dáng kiều thơm
Rải rácbiên cương mồ viễn xứ
Chiếntrường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mãgầm lên khúc độc hành
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng)
1. Văn bản trên được viết theothể thơ gì?
2. Nêu nội dung cơ bản của vănbản
3. Văn bản có sử dụng rất nhiềutừ Hán Việt, anh/ chị hãy liệt kê những từ ngữ đó và nêu tác dụng của chúng.
4. Chỉ ra phép tu từ nói giảmđược sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của phép tu từ đó.
Gợi ý:
- Văn bản trên được viết theo thể thơ thất ngôn.
- Vănbản tập trung khắc họa chân dung người chiến binh Tây Tiến (ngoại hình, tâmhồn, lí tưởng, sự hi sinh)
- Nhữngtừ Hán Việt được sử dụng là: đoàn binh, biên giới, chiến trường, biên cương,viễn xứ, áo bào, độc hành. Việc sừ dụng những từ Hán Việt ở đây đã tạo ra sắcthái trang trọng, mang ý nghĩa khái quát, làm tôn thêm vẻ đẹp của người línhTây Tiến, góp phần tạo ra vẻ đẹp hào hùng cho hình tượng.
- Phéptu từ nói giảm dược thể hiện trong câu thơ: “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Cụm từ “về đất” được thay thế cho sự chết chóc, hi sinh. Phép tu từ này có tác dụng làm giảm sắc tháibi thương cho cái chết của người lính Tây Tiến. Người lính Tây Tiến ngã xuốngthật thanh thản, nhẹ nhàng. Đó là cuộc trở về với đất mẹ và đất mẹ đã dang rộngvòng tay đón những đứa con yêu vào lòng.
Bài 3: Đọc và trả lời các câu sau
Đất Nước (Nguyễn Đình Thi)
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
1. Nêu nội dung đoạn thơ? Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
2. Trong ba dòng thơ “Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cườithiết tha”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng củabiện pháp tu từ đó.
3. Đoạn thơ từ câu “Trờixanh đây là của chúng ta” đến câu “Nhữngbuổi ngày xưa vọng nói về” có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Hãy nêu tácdụng của biện pháp tu từ điệp ngữ đó.
4. Cả đoạn thơ cho ở đề bàitập trung miêu tả hình ảnh gì? Hình ảnh đó hiện ra như thế nào ?
5. Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được qua đoạnthơ trên.
6. Chữ “khuất” trongcâu thơ “Nước chúng ta, nước những ngườichưa bao giờ khuất” có ý nghĩa gì ?
Gợi ý:
1. Thể hiện niềm vui sướng hân hoan khi mùa thu cách mạng tháng8/1945 thành công Việt Bắc cái nôi của CM Việt nam được giải phóng .Thể thơ tựdo
2. Biện pháp tu từ nhân hóa. Tác dụng: miêu tả sinh động, chânthực hình ảnh đất trời vào thu: sắc trời mùa thu trong xanh, gió thu lay độngcành lá khiến lá cây xào xạc như tiếng reo vui, tiếng nói cười. Đó là một hìnhảnh đất nước mới mẻ, tinh khôi, rộn rã sau ngày giải phóng.
3. Tác dụngcủa phép tu từ điệp ngữ: cụm từ “củachúng ta”, “chúng ta” được nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ nhằmkhẳng định, nhấn mạnh quyền làm chủ đất nước của dân tộc ta.
4. Cả đoạn thơ tập trung miêu tả hình ảnh đất nước. Qua đoạnthơ, hình ảnh đất nước hiện ra sinh động, chân thực, gần gũi. Đó là một đấtnước tươi đẹp, rộng lớn, màu mỡ, phì nhiêu, tràn đầy sức sống.
5. Cảm xúc của nhà thơ: yêu mến, tự hào về đất nước .
6. -Chữ “khuất” trong câu thơ “Nướcchúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” trước hết được hiểu với ýnghĩa là mất đi, là khuất lấp. Với ý nghĩa như vậy, câu thơ ngợi ca những ngườiđã ngã xuống dâng hiến cuộc đời cho đất nước sẽ ngàn năm vẫn sống mãi với quêhương. Chữ “khuất” còn được hiểu là bất khuất, kiên cường. Với ý nghĩa này, câuthơ thể hiện thái độ tự hào về dân tộc. Dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường, chưa baogiờ khuất phục trước kẻ thù.
Câu 4: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Tronghoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách dịu dàng vàlòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là mộtthanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.
(Trích “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)
1. Văn bản trên nói về điều gì?
2. Vản đã sử dụng thành côngbiện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
Gợi ý:
- Văn bản trên nói về vẻ đẹp phẩm chất, tính cách và tâm hồn của nhân vậtquản ngục
- Văn bản đã sử dụng thành công thủ pháptu từ so sánh: tính cách dịu dàng, lòng biết giá người, biết trọng người ngaycủa viên quản ngục được ví như một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bảnđàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Hình ảnh so sánh này có ý nghĩa gợi dậy ởngười đọc sự hình dung khái quát nhất về hoàn cảnh và phẩm chất của nhân vậtquản ngục. Đây là hình ảnh súc tích, tạo ra sự đối lập sắc nét giữa trong vàđục, thuần khiết và ô trọc, cao quý và thấp hèn, giữa cá thể nhỏ bé, mong manhvới thế giới hỗn tạp, xô bồ. Nó là một hình ảnh so sánh hoa mĩ, đắt giá, gây ấntượng mạnh, thể hiện sự khái quát nghệ thuật sắc sảo, tinh tế, có ý nghĩa làmnổi bật vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.
Câu 5: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới
Hắnvừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời cócủa riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưngchẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đạiai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thếnày thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào khôngchửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không?Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắnkhổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chếtmẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nàođã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng khôngai biết…
(Trích “Chí Phèo” – NamCao).
1. Văn bản trên nói về điều gì?
2. Tác giả đã sử dụng nhữngkiểu câu nào?
3. Trong văn bản trên, Chí Phèođã chửi những ai? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì?
4. Đặt tiêu đề cho văn bảntrên.
Gợi ý:
- Văn bản trên nói về tiếng chửi của Chí Phèo, một thằng sayrượu.
- Tácgiả đã sừ dụng rất nhiều kiểu câu khác nhau: Câu trần thuật (câu kể, câu miêutả), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm thán.
- ChíPhèo chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhauvới hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn. Tiếng chửi của Chí Phèo đã tạora một màn ra mắt độc đáo cho nhân vật, gợi sự chú ý đặc biệt của người đọc về nhânvật. Tiếng chửi ấy vừa gợi ra một con người tha hóa đến độ lại vừa hé lộ bikịch lớn nhất trong cuộc đời nhân vật này. Chí dường như đã bị đẩy ra khỏi xãhội loài người. Không ai thèm quan tâm, không ai thèm ra điều. Chí khao khátđược giao hòa với đồng loại, dù là bằng cách tồi tệ nhất là mong được ai đóchửi vào mặt mình, nhưng cũng không được.
Đọc –hiểu văn bản ngoài chương trình
Câu 1: Đọc bài ca dao sau và thựchiện yêu cầu nêu ở dưới
Thươngthay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấyphải nằm nhả tơ.
Thươngthay con kiến li ti
Kiếm ăn được mấyphải đi tìm mồi.
Thươngthay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánhbiết ngày nào thôi.
Thươngthay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máucó người nào nghe.
1. Bài ca dao có những hình ảnh gì? Đượckhắc họa như thế nào? Có những đặc điểm gì chung.
2.Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu ý tác dụng củaviệc sử dụng phép tu từ đó.
3. Chủ đề của bài ca dao là gì?
4. Anh, chị hãy đặt nhan đề chobài ca dao trên.
Gợi ý:
- Bàica dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnhnày được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ; kiến – thamồi, chim hạc – bay, quốc kêu…). Những hình ảnh con vật này đều có chung nhữngđặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.
- Tácgiả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lạicấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàngngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hìnhảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về nhữngngười dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vàonỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫncủa người lao động nghèo trong xã hội cũ.
- Chủ đề của bài ca dao: Nỗi thống khổ, thân phận của người nông dântrong xã hội cũ.
- Nhan đề: ca dao than thân, khúc hát than thân.
Câu 2: Đọc đoạn thơ và thực hiệnnhững yêu cầu sau:
“…Chỉcó thuyền mới hiểu
Biểnmênh mông nhường nào
Chỉcó biển mới biết
Thuyềnđi đâu, về đâu
Nhữngngày không gặp nhau
Biểnbạc đầu thương nhớ
Nhữngngày không gặp nhau
Lòngthuyền đau - rạn vỡ
Nếutừ giã thuyền rồi
Biểnchỉ còn sóng gió
Nếuphải cách xa anh
Emchỉ còn bão tố!”…
1.Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
2.Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ?
3.Trong đoạn thơ hình ảnh thuyền và biển được sử dụng là nghệthuật gì ? Có ý nghĩa như thế nào?
4. Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
5. Hình ảnh biển bạc đầu trong câuthơ “Biểnbạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì?
6. Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụngtrong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tác dụng của biện pháp đó?
Gợi ý:
1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Thể thơ 5 chữ.
2. Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạnthơ?
Đoạn thơ với hình tượng thuyền và biển gợi lên mộttình yêu tràn trề, mênh mông với nỗi nhớda diết nhưng cũng đầy lo âu, khắc khoải của cái tôi thi sĩ đầy cảm xúc.
3. Trong đoạn thơ hình ảnh thuyềnvà biểnđược sử dụng là nghệ thuật gì ? Có ý nghĩa như thế nào?
Bằng nghệ thuật ẩn dụ mượn hình tượng thuyền và biển thể hiệntình cảm của đôi lứa yêu nhau- thuyền (người con trai) biển (người con gái)-> Nổi bật một tình yêu ngọt ngào, da diết, mãnh liệt nhưng sâu sắc và đầynữ tính.
4. Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
Thuyền vàbiển/ nỗi nhớ / …
5. Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩagì?
Cách nói hình tượng, Tg đã diễntả nỗi nhớ thiết tha, nỗi nhớ được dựng lên bởi một thời gian bất thường và cụthể hóa được nỗi nhớ thương: biển bạc đầu vì thương nhớ, biểnthương nhớ cho đến nỗi bạc cả đầu, biển đã bạc đầu mà vẫn còn thương còn nhớnhư thuở đôi mươi.
6.Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tácdụng của biện pháp đó ?
Biện pháp lặp cú pháp “Những ngày không gặp nhau/ Biển chỉ còn sónggió -
Em chỉ còn bão tố!”… -> Khẳng định sự thủy chung trong nỗinhớ qua thời gian.
Câu 3: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới.
ẾCH NGỒIĐÁY GIẾNG
Có con ếch sốnglâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bénhỏ. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các convật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời bé bằng cái vung và nó thì oai nhưmột vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch rangoài. Quen thói cũ… nó nhâng nháo đưa mắt lên nhìn bầu trời chả thèm để ý đếnxung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
1. Văn bản trên thuộc loạitruyện gì?
2. Khi sống dưới giếng ếch nhưthế nào? Khi lên bờ ếch như thế nào?
3. Ếch là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng choai? Bầu trời và giếng tượng trưng cho điều gì?
4.Câu chuyện trên để lại cho anh, chị bài học gì?
Gợi ý:
- Văn bản trên thuộc loại truyện ngụ ngôn.
- Khi sống dưới giếng ếch thấy trời chỉ là cái vung con mình là chúa tể.Khi lên bờ ếch nhâng nháo nhìn trời và bị trâu dẫm bẹp
- Ếch tượng trưng cho con người. Giếng, bầu trời tượng trưng cho môitrường sống và sự hiểu biết của con người.
- Câuchuyện trên để lại cho ta bài học về tính tự cao, tự đại và giá trị của sự hiểubiết. Tự cao tự đại có thể làm hại bản thân. Sự hiểu biết của con người là hữuhạn, vì vậy điều quan trọng nhất trong cuộc sống là phải luôn làm một học trò.Biết thường xuyên học hỏi và khiêm nhường.
Câu 4: Đọc văn bản sau và trả lờicác câu hỏi ở dưới:
Chị Phan Ngọc Thanh (người Việt) cùng chồnglà Juae Geun (54 tuổi) đã làm nhân viên lau chùi trong khu chung cư được 5 năm.Họ có 2 con: con trai lớn 6 tuổi, bé gái 5 tuổi. Ước mơ đổi đời đã đưa họ lênchuyến phà tới Jeju. Phà SeWol gặp nạn và gia đình chị chỉ có một chiếc áo phaoduy nhất. Trong khoảnh khắc đối mặt giữasự sống và cái chết họ quyết định mặc chiếc áo phao duy nhất cho cô con gái nhỏvà đẩy bé ra khỏi phà. Bé được cứu sống nhưng hiện nay những nhân viên cứu hộvẫn chưa tìm thấy người thân của bé.
(Web. Pháp luật đời sống. Ngày 16/4/2014)
1.V¨n b¶n trªn thuéc phong c¸ch ng«n ng÷ nµo?
2.Néi dung cña v¨n b¶n?
3.Suy nghÜ vÒ h×nh ¶nh c¸i phao trong v¨n b¶n ?
Gợi ý:
1.V¨n b¶n trªnthuéc phong c¸ch ng«n ng÷ b¸o chÝ.
2. V¨n b¶n trªn nãi vÒ
- Hoµn c¶nh gia ®×nh chÞ Thanh.
- Lý do gia ®×nh chÞ lªnchuyÕn phµ.
- ViÖc ch×m phµ Sewol(H.Quèc)
- ChiÕc ¸o phao duy nhÊtcøu sèng em bÐ cña gia ®×nh.
3. Có thể có nhiều suy nghĩ khác nhau:
-Ao phao trao sùsèng.
- Áo phao biÓu tưîng cña t×nh yªu gia ®×nh.
- Trước sù sèng cßn, t×nh yªu thư¬ng ®· bõng s¸ng.
Câu5: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
" Chưa bao giờcô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậmhực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết(kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâmsự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạnghuống thở than của một cảnh ngộ tri âm...Nó là niềm vang dội quằn quại củanhững tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơngió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuốithu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏcành....Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạnkhốn đốn của chỉ tơ con phím"
( Trích từ Chùa đàn - NguyễnTuân)
1. Hãy nêu chủ đề của đoạn trích? Thử đặtnhan đề đoạn trích?
2. Trong đoạn văn có rất nhiều câu bắt đầubằng từ "Nó" được lặp lạinhiều lần. Biện pháp tu từ được sử dụng là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
3. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trongcâu văn: "Tiếng đàn hậm hực, chừngnhư không thoát hết được vào không gian" ? Tác dụng của biện pháp tutừ ấy?
4. Từ "Nó" được sử dụng trong các câu ở đoạn văn trích trên là ám chỉai, cái gì? Biện pháp tu từ gì được nhà văn sử dụng trong việc nhắc lại từ"Nó"?
5. Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân sử dụng rấtnhiều tính từ chỉ tính chất. Anh/ chị hãy thống kê 5 từ láy chỉ tính chất.
Gợi ý:
1. - Chủ đề: Những sắc thái ngậm ngùi nỗi đaucủa tiếng đàn.
- Nhan đề: Cung bậc tiếng đàn .
2. - Biện pháp tu từ: Lặp cấu trúc (Điệp cấutrúc)
- Phép liên kết thế: Đại từ "nó"ở câu 3 thế "tiếng đàn" ở 2câu trước đó.
3. - Biệnpháp tu từ: cách nhân hóa
- Tác dụng: nhằm thể hiện âm thanh tiếngđàn như tiếng lòng của một cá thể có tâm trạng, nỗi niềm đau khổ...
4. - Từ "Nó" ám chỉ tiếng đàn
- Biện pháp tu từ: điệp từ
5. Chọn đúng 5 từ láy chỉ tính chất, trạngthái (mỗi từ chỉ được = 0,1đ; 3 - 4 từ: 0,25đ). Chỉ cho điểm 0,5 khi đảm bảochọn đủ 5 từ.
Câu 6: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
TạiThế vận hội đặc biệt dành cho những người tàn tật có chín vận động viên đều bịtổn thương về mặt thể chất và tinh thần, cùng tập trung về vạch xuất phát để dựcuộc thi 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao về vạch với quyết tâm giànhchiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bậtkhóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ, ngoái lại nhìn. Rồi họ quaytrở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị chứng dow dịu dàng cúi xuốnghôn cậu bé:
- Như thế này em sẽ thấy tốt hơn.
Rồi tất cả chín người họ khoác tay nhausánh vai về đích. Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoanhô không dứt.
Câu chuyện này đã lan truyềnqua mỗi kì Thế vận hội về sau”.
1. Khi cậu bé ngã, bật khóc có mấy vận độngviên quay trở lại?
2. Từ câu chuyện trên hãy viết 3 bình luận vềchiến thắng.
376376
102 bình luận57
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
26 tháng 6, 2015 lúc 09:14
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
A/ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG:
A/ Những vấn đề chung
I/ Phạm vi và yêu cầu củaphần đọc – hiểu trong kì thi THPTQG
1/ Phạm vi:
-Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
+ Văn bản trong chương trình (Nghiêngnhiều về các văn bản đọc thêm)
+ Văn bản ngoài chương trình (Các văn bảncùng loại với các văn bản được học trong chương trình).
- Vănbản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đốivới cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như:Vấn dề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyềntrẻ em, ma tuý, ... Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng nhưcác kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bảnbáo chí).
- Xoay quanh các vấn đề liên quan tới:
+ Tác giả
+ Nội dung vànghệ thuật của văn bản hoặc trong SGK hoặc ngoài SGK.
- 50% lấy trong SGK (và 50% ngoài SGK).
- Dài vừa phải.Số lượng câu phức và câu đơn hợp lý. Không có nhiều từ địa phương, cân đối giữanghĩa đen và nghĩa bóng.
2/ Yêucầu cơ bản của phần đọc – hiểu
- Nhậnbiết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn,hình ảnh, các biện pháp tu từ,…
-Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ,câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.
-Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản
-Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
-Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.
II/ Những kiến thức cần cóđể thực hiện việc đọc – hiểu văn bản
1/ Kiến thức về từ:
-Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ,từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt…
-Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩachuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái…
2/ Kiến thức về câu:
-Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
-Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
-Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…
3/ Kiến thức về các biệnpháp tu từ:
-Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu chocâu,…
-Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm,nói tránh, thậm xưng,…
-Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, imlặng,…
4/ Kiến thức về văn bản:
-Các loại văn bản.
-Các phương thức biểu đạt .
III, Cách thức ôn luyện:Giúp học sinh :
1. Nắm vững lý thuyết: - Thế nào là đọc hiểu văn bản?
- Mục đíchđọc hiểu văn bản ?
2 . Nắm được các yêu cầu vàhình thức kiểm tra của phần đọc hiểu trong bài thi quốc gia.
a/ Về hình thức: - Phần đọchiểu thường là câu 2 điểm trong bài thi.
- Đềra thường là chọn những văn bản phù hợp (Trong cả chương trình lớp 11 và 12hoặc là một đọan văn, thơ, một bài báo, một lời phát biểu trong chương trìnhthời sự…ở ngoài SGK ) phù hợp với trinh độ nhận thức và năng lực của học sinh.
b/ Các câu hỏi phần đọc hiểu chủ yếu là kiếnthức phần Tiếng Việt. Cụ thể:
- Về ngữpháp, cấu trúc câu, phong cách ngôn ngữ.
- Kết cấu đọan văn; Các biện pháp nghệ thuật đặcsắc và tác dụng của biện pháp đó trong ngữ liệu đưa ra ở đề bài.
* Hoặc tập trung vào một số khíacạnh như:
- Nội dung chính và các thông tin quantrọng của văn bản?
- Ýnghĩa của văn bản? Đặt tên cho văn bản?
- Sửalỗi văn bản….
B/ NỘI DUNG ÔN TẬP:
Phần 1: Lý thuyết:
I. Kháiniệm và mục đích đọc hiểu văn bản:
a/ Khái niệm:
- Đọc làmột hoạt động của con người, dùngmắt để nhận biết các kí hiệu và chữviết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụngbộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.
- Hiểu làphát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ýnghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vậndụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lờiđược các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?
è Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thànhnăng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩalà kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.
b/ Mục đích:
Trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu làphải thấy được:
+ Nội dung của văn bản.
+ Mối quan hệ ý nghĩa của vănbản do tác giả tổ chức và xây dựng.
+ Ý đồ, mục đích?
+ Thấy được tư tưởng của tác giảgửi gắm trong tác phẩm.
+ Giá trị đặc sắc của các yếu tốnghệ thuật.
+ Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúcvăn bản.
+ Thể lọai của văn bản?Hìnhtượng nghệ thuật?
II, Phong cách chức năng ngôn ngữ:
Yêu cầu: - Nắm được có bao nhiêu loại?
- Khái niệm.
- Đặc trưng.
- Cách nhận biết.
1.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinhhoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàncảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ,tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
- Đặc trưng:
+ Giaotiếp mang tư cách cá nhân.
+ Nhằm trao đổi tưtưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp.
- Nhận biết:
+ Gồmcác dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ.
+ Ngônngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.
2 . Phong cách ngôn ngữ khoa học:
- Kháiniệm : Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoahọc.
+ Làphong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
-Đặc trưng
+ Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của nhữngngười làm khoa học.
+ Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa họcgiáo khoa; Khoa học phổ cập.
+ Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở cácphương tiện ngôn ngữ như từ ngữ,câu, đọan văn,văn bản).
a/ Tính khái quát, trừu tượng.
b/ Tính lítrí, lô gíc.
c/ Tínhkhách quan, phi cá thể.
3 .Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Kháiniệm:
+ Là loại phong cách ngôn ngữđược dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật,thơ, kich).
- Đặc trưng:
+ Tính thẩm mĩ.
+ Tínhđa nghĩa.
+ Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả.
4 .Phong cách ngôn ngữ chính luận:
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ đượcdùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ vớinhững vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chínhtrị, xã hội.
- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáodục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.
- Đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõràng, không mơ hồ, úp mở.
Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câunhiều ý.
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ýnhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôicuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình vàsáng tạo của người viết.
(Lấydẫn chứng trong “Về luân lý xã hội ở nướcta”Và “Xin lập khoa luật” )
5 .Phong cách ngôn ngữ hành chính:
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vựchành chính.
- Là giao tiếp giữa nhà nướcvới nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan,giữa nước này và nước khác.
- Đặc trưng: Phongcách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:
+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờhành chính thông thường.
VD:Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…
+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõtrong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới,của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
6 .Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn):
- Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thongbáo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dưluận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
+ Là phong cách được dùngtrong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấncó nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).
Một số thể loại văn bản báo chí:
+ Bản tin: Cungcấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm-Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.
+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tườngthuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầyđủ, sinh động, hấp dẫn.
+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắcthái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc.
II, Phương thức biểu đạt:
Yêucầu: - Nắm được có bao nhiêu phương thức biểu đạt(6).
- Nắm được: + Khái niệm.
+ Đặc trưng của từngphương thức biểu đạt.
Tựsự (kể chuyện, tường thuật):
-Khái niệm: Tự sự là kể lại,thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc nàyđẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
- Đặctrưng:
+ Cócốt truyện.
+ Cónhân vật tự sự, sự việc.
+ Rõ tư tưởng, chủ đề.
+ Cóngôi kể thích hợp.
2. Miêu tả.
- Miêutả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng,con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngônngữ miêu tả.
* Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thếgiới xung quanh.
* Nghịluận: Là phương thức chủ yếuđược dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ củangười nói, người viết.
*Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu,giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc , ngườinghe.
-Đặc trưng:
a. Các luận điểm đưa đúng đắn, rõ ràng, phù hợpvới đề tài bàn luận.
b. Lý lẽvà dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận điểm .
c. Các phương pháp thuyết minh :
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ , dùng con số.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân loại ,phân tích.
3. Hànhchính – công vụ: Văn bảnthuộc phong cách hành chính công vụ là văn bản điều hành xã hội, có chức năngxã hội. Xã hội được điều hành bằng luật pháp, văn bản hành chính.
- Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệgiữa các tổ chức nhà nước với nhau, giữa các cá nhân với nhau trong khuôn khổhiến pháp và các bộ luật văn bản pháp lý dưới luật từ trung ương tới địaphương.
IIIPhương thức trần thuật:
- Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp)
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình.
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu minh, nhưng điểmnhìn và lời kể lại theo giọnh điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trựctiếp)
IV.Phép liên kết : Thế - Lặp –Nối- Liên tưởng – Tương phản – Tỉnh lược…
V. Nhậndiện những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của những biện phápnghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản.
Giáo viên cần giúp HS ônlại kiến thức về các biện pháp tu từ từvựng và các biện pháp nghệ thuật khác:
- So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ; Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Nói giảm- nóitránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương phản- đối lập; Phép liệt kê; Phép điệp cấutrúc; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy…
- Có kĩ năng nhận diện các biện pháp tu từđược sử dụng trong 1 văn bản thơ hoặc văn xuôi và phân tích tốt giá trị củaviệc sử dụng phép tu từ ấy trong văn bản.
VI.Các hình thức lập luận của đọan văn: Diễn dịch; Song hành;Quinạp…
VII. Các thể thơ:
Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; Songthất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ ngôn, Thơ 8 chữ…
Phần 2: Luyện tập thực hành
I. Gợi ý về 1 số các tác phẩm trong chươngtrình lớp 11: GV Gợi ý ôn tập theo hệ thốngcâu hỏi sau:
1.“Xinlập khoa luật” (Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ):
- Bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ có nộidung gì?
- Nội dung đó được thể hiện như hế nào?
- Thái độ của người viết về vấn đề đó?
- Đặt trong hoàn cảnh xã hội, bản điều trầnđó nhằm mục đích gì?
2. “Về luân lý xã hội ở nước ta”(Trích Đạođức và luân lý Đông Tây- Phan Châu Trinh )
- Bài diễn thuyết của Phan Châu Trinh có nội dung gì?
- Nội dung đó được thể hiện như thế nào?
- Thái độ của người viết về vấnđề đó?
- Đặt trong hoàn cảnh xã hội, bài diễn thuyết của tác giả nhằm mục đíchgì?
3. Trong đọan văn :
“Tiếng nói là người bảo vệ qúi báu nhất nềnđộc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộcbị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sứclàm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các họcthuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đè thời gian. Bất cứ ngườiAn Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hivọnh giải phóng giống nòi….Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do củamình…”
( Trích “Tiếng mẹ đẻ- Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ”- Nguyễn An Ninh )
a/ Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai?
b/ Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì?
c/ Đoạn trích được diễn đạt theo phương thức nào?
d/ Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
4. Đoạn trích:
“Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọngcanh, một cảnh tương xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chậthẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián.
Trong một không khí khói tỏa như đámcháy nhà, ánh sang đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên bà ái đầu người đangchăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làmhọ dụi mắt lia lịa.
Một người tù, cổ đeo gong, chân vướngxiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trằng tinh căng trên mảnh ván. Người tùviết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánhdấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưngchậu mực…”.
a/ Đoạn văn trích trong tácphẩm nào? Của ai? Mô tả cảnh tượng gì?
b/ Cảnh tượng có hàm chứanhiều yếu tố tương phản? Đó là yếu tố gì?
c/ Đoạn văn được trình bàytheo phương thức nào?
I. Gợi ýmột số tác phẩm trong chương trình văn học lớp 12:
1. “Tuyênngôn độc lập” – Hồ Chí Minh
a/ Hoàn cảnh ra đời? Mục đích sáng tác?
b/ Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
2. Chođoạn văn:
“Thuyềntôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không mộtbóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốnbúp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ song hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồnnhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa”.
a/ Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
b/ Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
c/ Xác định phương thức biểu đạt?
3. Trong“Đàn ghi ta của Lorca” của ThanhThảo:
a/ Việc những chữ đầu các câu thơ không viếthoa có dụng ý nghệ thuật gì?
b/ Tìm và phân tích ý nghĩa biểu đạt của haihình tượng cây đàn và Lorca?
c/ Thủ pháp nghệ thuật chính để khắc họa haihình tượng cây đàn và Lorca?
III/Luyện tập phần đọc hiểu với các văn bản ngoài sách giáo khoa:
*Ngữliệu được dùng có thể là một bài thơ, một trích đoạn bài báo hoặc một lờinói, lời nhận xét của tác giả nào đó về một sự việc, sự kiện.
*Cáchthức ra đề:
- Sẽ cố tình viết sai chính tả, sai cấu trúcngữ pháp và yêu cầu học sinh sửa lại cho đúng.
- Xác định hình thức ngônngữ biểu đạt, phương thức liên kết trong ngữ liệu.
- Ý nghĩa của một chữ, mộthình ảnh nào đó trong ngữ liệu đưa ra?
- Nêu ý nghĩa nhan đề? (Hoặchãy đặt tên cho đoạn trích).
- Nhận xét mối quan hệ giữacác câu? Từ mối quan hệ ấy chỉ ra nội dung của đoạn?
- Từ một hoặc hai câu nào đótrong ngữ liệu, yêu cầu viết 200 từ xung quanh nội dung ấy?
- Nêu nội dung của văn bản?Nội dung ấy chia thành mấy ý?
- Nếu là thơ:
+Xác định thể thơ, cách gieo vần?
+Biện pháp nghệ thuật được sử dụng? Giá trị biểu đạt của biện pháp nghệ thuậtấy?
+Cảm nhận về nhân vật trữ tình?
+Hiểu như thế nào về một câu thơ trong văn bản?
- Nếu là văn xuôi:
+ Đưa ra nhiều nhan đề khác nhau, yêu cầu họcsinh chọn một nhan đề và nêu ý nghĩa?
+ Chỉ ra các phépliên kết? Biện pháp nghệ thuật để biểu đạt nội dung?
*Mộtsố ví dụ
1. Trongbài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước phiên thảo luận cấp cao củaĐại Hội đồng LHQ khóa 68 có đoạn:
“Thưa quý vị! Đã phải trải quanhững cuộc chiến tranh ngoại xâm tàn bạo và đói nghèo cùng cực nên khát vọnghòa bình và thịnh vượng của Việt Nam chúng tôi càng cháy bỏng. Chúngtôi luôn nỗ lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hànhtinh của chúng ta. Việt Namđã sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Chúng tôi sẵn lòngđóng góp nguồn lực, dù còn nhỏ bé, như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã giúpchúng tôi giành và giữ độc lập, thống nhất đất nước, thoát khỏi đói nghèo. ViệtNam đã và sẽ mãi mãi là một đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm củacộng đồng quốc tế…”.
a/ Xác định phong cách ngôn ngữchức năng của đoạn văn?
b/ Phươngthức liên kết?
c/ Hãy đặttiêu đề cho đoạn văn?
2. Trong đoạn văn:
“Dânta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưađến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kếtthành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khókhăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
(Hồ Chí Minh – “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”)
a/ Nội dung của đoạn văn?
b/ Phương thức trình bày? Phong cách ngôn ngữchức năng được sử dụng trong đoạn?
c/ Thái độ, quan điểm chính trị của Bác?
3. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Chứng kiến sự ra đi của Đại tướngVõ Nguyên Giáp, chứng kiến những dòng chảy yêu thương của dân tộc giành cho Đạitướng, rất nhiều người bày tỏ sự xúc động sâu sắc. Thượng tá Dương Việt Dũngchia sẻ: “Sự ra đi của Đại tướng là một mất mát lớn lao đối với gia đình vànhân dân cả nước. Nhưng qua đây, tôi cũng thấy mừng là những người đến viếngĐại tướng không chỉ có những cựu chiến binh mà rất đông thế hệ trẻ, có không ítnhững em còn rất nhỏ cũng được gia đình đưa đi viếng… Có nhiều cụ già yếu cũngđến, cả những người đi xe lăn cũng đã đến trong sự thành kính. Chưa khi nào tôithấy người ta thân ái với nhau như vậy.”.
(Theo Dân trí)
a/ Văn bản trên được viết theo phong cáchngôn ngữ nào?
b/ Nội dung của văn bản trên? Hãy đặt tên chovăn bản?
c/ Viết bài nghị luận xã hội về bản tin trên(không quá 600 từ).
Phần3: Một số đề mẫu và hướng dẫn cách giải:
I/Đề 1: Đọc đoạn văn và trả lời cho câu hỏi ở dưới:
“Tnú không cứu sống được vợ, đượccon. Tối đó, Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh mộtcây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớkhông, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì bị chúng nó bắt,mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tauđứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảyra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vàorừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúngnó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy. Sau nàytau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng,mình phải cầm giáo!...”.
1/ Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai?
(Trích trong “Rừng xà nu” – Nguyễn TrungThành).
2/ Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn?
(Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn là phongcách ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ)).
3/ Câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” có ý nghĩa gì?
(Câunói của cụ Mết – già làng – là câu nói được đúc rút từ cuộc đời bi tráng củaTnú và từ thực tế đấu tranh của đồng bào Xô Man nói riêng và dân tộc Tây Nguyênnói chung: giặc đã dùng vũ khí để đàn áp nhân dân ta thì ta phải dùng vũ khí đểđáp trả lại chúng.
- Thực tế, khi chưa cầm vũ khí đánh giặc,dân làng Xô Man chịu nhiều mất mát: anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị chặtđầu, mẹ con Mai bị giết bằng trận mưa roi sắt, Tnú bị đốt cụt mười đầu ngóntay… Vì vậy con đường cầm vũ khí đánh trả kẻ thù là tất yếu.).
II/ Đề 2: Cho đoạn thơ:
“Chỉ cóthuyền mới hiểu
Biểnmênh mông nhường nào
Chỉcó biển mới biết
Thuyềnđi đâu, về đâu
Nhữngngày không gặp nhau
Biểnbạc đầu thương nhớ
Nhữngngày không gặp nhau
Lòngthuyền đau – rạn vỡ”.
(Xuân Quỳnh – “Thuyền và biển”)
1/ Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Thể thơđó có tác dụng ra sao trong việc diễn đạt nội dung đoạn thơ?
(- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ ngũngôn.
- Tác dụng: diễn đạt rất nhịp nhàng âm điệucủa song biển cũng như sóng long của người đang yêu.)
2/Nội dung của hai đoạn thơ trên là gi?
(Tìnhyêu giữa thuyền và biển cùng những cung bậc trong tình yêu).
3/Nêu biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng? Tác dung?
( -Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng nhiều nhất là ẩn dụ: Thuyền – Biểntượng trưng cho tình yêu của chàng trai và cô gái. Tình yêu ấy nhiều cung bậc,khi thương nhớ mênh mông, cồn cào da diết, bâng khuâng…
- Biệnpháp nghệ thuật nữa được sử dụng là nhân hóa. Biện pháp này gắn cho những vậtvô tri những trạng thái cảm xúc giúp người đọc hình dung rõ hơn tâm trạng củađôi lứa khi yêu.).
III/ Đề 3: Đọc kĩ bài thơ sau và trảlời các câu hỏi ở dưới:
Trăngnở nụ cười
ĐâuThị Nở, đâu Chí Phèo
Đâulàng Vũ Đại đói nghèo NamCao
Vẫnvườn chuối gió lao xao
SôngChâu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền
Ảngớ ngẩn
Gãkhùng điên
Khitình yêu đến bỗng nhiên thành người
Vườnsông trăng nở nụ cười
Phútgiây tan chảy vàng mười trong nhau
Giữađời vàng lẫn với thau
Lòngtin còn chút về sau để dành
Tìnhyêu nên vị cháo hành
Đờichung bát vỡ thơm lành lứa đôi.
(Lê Đình Cánh)
1/Xác định thể thơ? Cách gieo vần?
(Thểthơ lục bát; vần chân và vần lưng).
2/Bài thơ giúp em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổthông?
(Đoạnthơ giúp liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao).
3/Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiênthành người” có ý nghĩa gì? Liên hệ với nhân vật chính trong tác phẩm mà emvừa liên hệ ở câu 2.
(Câu thơ cho thấy tình yêu có sứcmạnh cảm hóa con người và làm cho con người trở nên thực sự trở nên người hơn.Trong tương quan với “Chí Phèo” của Nam Cao, câu thơ của Lê Đình Cánhcho thấy sức mạnh tình yêu với biểu tượng bát cháo hành mà Thị Nở dành cho Chíđã khiến phần Người ngủ quên tronng hắn bao lâu nay thức sự thức tỉnh. Chíkhông còn là một con quỷ dữ mà đã khao khát quay về làm người lương thiện nhờcảm nhận được hương vị của tình yêu).
4/Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuậtđặc sẳc trong một tác phẩm của Nam Cao. Hãy nêu ý nghĩa của hai câu thơ này vớichi tiết nghệ thuật ấy?
(“Bátcháo hành” là chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà vănNamCao với các lớp nghĩa:
- Nghĩa cụ thể: Một cách chữa cảm, giải độc trong dângian.
- Nghĩa liên tưởng: Biểu hiện của sựyêu thương, chăm sóc ân cần; Biểu hiện của tình người; Một ẩn dụ về tình yêuthương đưa Chí Phèo từ quỷ dữ trở về với xã hội lương thiện, chứng minh chochân lí: “Chỉ có tình thương mới có thể cứu rỗi cho những linh hồn khổ hạnh.”).
Một số bài tập và gợi ý thamkhảo.
I/Văn bản được học trong chương trình (Có thể sẽ ít gặp trong kì thi THPT quốc gia năm2015)
Bài 1: Đọcvăn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lămnăm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn câynhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồnbước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Trích“Việt Bắc” – Tố Hữu)
1. Văn bản trên được được tổchức theo hình thức nào?
2. Vản bản nói về nội dung gì?
3.Nội dung đó được thể hiện thông qua việcsử dụng từ ngữ, kiểu câu như thế nào?
4.Văn bản đã sử dụng thành công các biệnpháp tu từ cơ bản nào? Nêu tác dụng cụ thể của các phép tu từ trên
5.Hãy đặt tiêu đề cho văn bản trên.
Gợi ý:
- Văn bản trên được tổ chức theo hình thức đối đáp giữa người đivà kẻ ở.
- Nội dung nói về sự băn khoăn, lưu luyến, bịn rịn của conngười trong buổi chia tay.
- Sựbăn khoăn, lưu luyến, bịn rịn ấy được thể hiện rất rõ thông qua việc sử dụngcác từ láy bộc lộ tâm trạng con người như: bângkhuâng, bồn chồn và việc sử dụng các câu hỏi tu từ với từ (Mình về mình có nhớ ta, mình về mình có nhớkhông). Hỏi nhưng không chỉ đề hỏi mà còn là để gợi nhắc những kỉ niệm gắn bó.
- Văn bản đã sử dụng thành công phép tu từ hoán dụ và im lặng
+ Hoán dụ: Áo chàm được dùng đểchỉ người đưa tiễn. Qua hình ảnh này ta hiểu được tính chất của cuộc chia tay.Đó là cuộc chia tay lớn, cuộc chia tay lịch sử. Trong cuộc chia tay này, khôngphải chỉ có một người, hai người đưa tiễn mà là cả Việt Bắc bao gồm nhân dânsáu tỉnh Cao – Bắc – Lạng; Hà – Tuyên – Thái và cả thiên nhiên, núi rừng ViệtBắc tiễn đưa người đi, cán bộ kháng chiến.
+ Phép tu từ im lặng (dấu chấm lửng) ở cuối câu có (Khoảng lặng cảm xúc) tácdụng diễn tả phút ngừng lặng, trùng xuống của một cuộc chia tay đầy xúc động, bângkhuâng, tay trong tay mà không nói lên lời. Khaongr lặng cảm xúc gọi cảm hứng,gợi cảm xúc đánh thức tâm hồn con người.
- Tên văn bản: Cuộc chia tay lịch sử, cảnh chia tay.
Bài 2: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanhmàu lá dữ oai hùm
Mắt trừnggửi mộng qua biên giới
Đêm mơ HàNội dáng kiều thơm
Rải rácbiên cương mồ viễn xứ
Chiếntrường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mãgầm lên khúc độc hành
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng)
1. Văn bản trên được viết theothể thơ gì?
2. Nêu nội dung cơ bản của vănbản
3. Văn bản có sử dụng rất nhiềutừ Hán Việt, anh/ chị hãy liệt kê những từ ngữ đó và nêu tác dụng của chúng.
4. Chỉ ra phép tu từ nói giảmđược sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của phép tu từ đó.
Gợi ý:
- Văn bản trên được viết theo thể thơ thất ngôn.
- Vănbản tập trung khắc họa chân dung người chiến binh Tây Tiến (ngoại hình, tâmhồn, lí tưởng, sự hi sinh)
- Nhữngtừ Hán Việt được sử dụng là: đoàn binh, biên giới, chiến trường, biên cương,viễn xứ, áo bào, độc hành. Việc sừ dụng những từ Hán Việt ở đây đã tạo ra sắcthái trang trọng, mang ý nghĩa khái quát, làm tôn thêm vẻ đẹp của người línhTây Tiến, góp phần tạo ra vẻ đẹp hào hùng cho hình tượng.
- Phéptu từ nói giảm dược thể hiện trong câu thơ: “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Cụm từ “về đất” được thay thế cho sự chết chóc, hi sinh. Phép tu từ này có tác dụng làm giảm sắc tháibi thương cho cái chết của người lính Tây Tiến. Người lính Tây Tiến ngã xuốngthật thanh thản, nhẹ nhàng. Đó là cuộc trở về với đất mẹ và đất mẹ đã dang rộngvòng tay đón những đứa con yêu vào lòng.
Bài 3: Đọc và trả lời các câu sau
Đất Nước (Nguyễn Đình Thi)
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
1. Nêu nội dung đoạn thơ? Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
2. Trong ba dòng thơ “Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cườithiết tha”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng củabiện pháp tu từ đó.
3. Đoạn thơ từ câu “Trờixanh đây là của chúng ta” đến câu “Nhữngbuổi ngày xưa vọng nói về” có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Hãy nêu tácdụng của biện pháp tu từ điệp ngữ đó.
4. Cả đoạn thơ cho ở đề bàitập trung miêu tả hình ảnh gì? Hình ảnh đó hiện ra như thế nào ?
5. Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được qua đoạnthơ trên.
6. Chữ “khuất” trongcâu thơ “Nước chúng ta, nước những ngườichưa bao giờ khuất” có ý nghĩa gì ?
Gợi ý:
1. Thể hiện niềm vui sướng hân hoan khi mùa thu cách mạng tháng8/1945 thành công Việt Bắc cái nôi của CM Việt nam được giải phóng .Thể thơ tựdo
2. Biện pháp tu từ nhân hóa. Tác dụng: miêu tả sinh động, chânthực hình ảnh đất trời vào thu: sắc trời mùa thu trong xanh, gió thu lay độngcành lá khiến lá cây xào xạc như tiếng reo vui, tiếng nói cười. Đó là một hìnhảnh đất nước mới mẻ, tinh khôi, rộn rã sau ngày giải phóng.
3. Tác dụngcủa phép tu từ điệp ngữ: cụm từ “củachúng ta”, “chúng ta” được nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ nhằmkhẳng định, nhấn mạnh quyền làm chủ đất nước của dân tộc ta.
4. Cả đoạn thơ tập trung miêu tả hình ảnh đất nước. Qua đoạnthơ, hình ảnh đất nước hiện ra sinh động, chân thực, gần gũi. Đó là một đấtnước tươi đẹp, rộng lớn, màu mỡ, phì nhiêu, tràn đầy sức sống.
5. Cảm xúc của nhà thơ: yêu mến, tự hào về đất nước .
6. -Chữ “khuất” trong câu thơ “Nướcchúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” trước hết được hiểu với ýnghĩa là mất đi, là khuất lấp. Với ý nghĩa như vậy, câu thơ ngợi ca những ngườiđã ngã xuống dâng hiến cuộc đời cho đất nước sẽ ngàn năm vẫn sống mãi với quêhương. Chữ “khuất” còn được hiểu là bất khuất, kiên cường. Với ý nghĩa này, câuthơ thể hiện thái độ tự hào về dân tộc. Dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường, chưa baogiờ khuất phục trước kẻ thù.
Câu 4: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Tronghoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách dịu dàng vàlòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là mộtthanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.
(Trích “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)
1. Văn bản trên nói về điều gì?
2. Vản đã sử dụng thành côngbiện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
Gợi ý:
- Văn bản trên nói về vẻ đẹp phẩm chất, tính cách và tâm hồn của nhân vậtquản ngục
- Văn bản đã sử dụng thành công thủ pháptu từ so sánh: tính cách dịu dàng, lòng biết giá người, biết trọng người ngaycủa viên quản ngục được ví như một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bảnđàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Hình ảnh so sánh này có ý nghĩa gợi dậy ởngười đọc sự hình dung khái quát nhất về hoàn cảnh và phẩm chất của nhân vậtquản ngục. Đây là hình ảnh súc tích, tạo ra sự đối lập sắc nét giữa trong vàđục, thuần khiết và ô trọc, cao quý và thấp hèn, giữa cá thể nhỏ bé, mong manhvới thế giới hỗn tạp, xô bồ. Nó là một hình ảnh so sánh hoa mĩ, đắt giá, gây ấntượng mạnh, thể hiện sự khái quát nghệ thuật sắc sảo, tinh tế, có ý nghĩa làmnổi bật vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.
Câu 5: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới
Hắnvừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời cócủa riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưngchẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đạiai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thếnày thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào khôngchửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không?Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắnkhổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chếtmẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nàođã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng khôngai biết…
(Trích “Chí Phèo” – NamCao).
1. Văn bản trên nói về điều gì?
2. Tác giả đã sử dụng nhữngkiểu câu nào?
3. Trong văn bản trên, Chí Phèođã chửi những ai? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì?
4. Đặt tiêu đề cho văn bảntrên.
Gợi ý:
- Văn bản trên nói về tiếng chửi của Chí Phèo, một thằng sayrượu.
- Tácgiả đã sừ dụng rất nhiều kiểu câu khác nhau: Câu trần thuật (câu kể, câu miêutả), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm thán.
- ChíPhèo chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhauvới hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn. Tiếng chửi của Chí Phèo đã tạora một màn ra mắt độc đáo cho nhân vật, gợi sự chú ý đặc biệt của người đọc về nhânvật. Tiếng chửi ấy vừa gợi ra một con người tha hóa đến độ lại vừa hé lộ bikịch lớn nhất trong cuộc đời nhân vật này. Chí dường như đã bị đẩy ra khỏi xãhội loài người. Không ai thèm quan tâm, không ai thèm ra điều. Chí khao khátđược giao hòa với đồng loại, dù là bằng cách tồi tệ nhất là mong được ai đóchửi vào mặt mình, nhưng cũng không được.
Đọc –hiểu văn bản ngoài chương trình
Câu 1: Đọc bài ca dao sau và thựchiện yêu cầu nêu ở dưới
Thươngthay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấyphải nằm nhả tơ.
Thươngthay con kiến li ti
Kiếm ăn được mấyphải đi tìm mồi.
Thươngthay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánhbiết ngày nào thôi.
Thươngthay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máucó người nào nghe.
1. Bài ca dao có những hình ảnh gì? Đượckhắc họa như thế nào? Có những đặc điểm gì chung.
2.Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu ý tác dụng củaviệc sử dụng phép tu từ đó.
3. Chủ đề của bài ca dao là gì?
4. Anh, chị hãy đặt nhan đề chobài ca dao trên.
Gợi ý:
- Bàica dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnhnày được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ; kiến – thamồi, chim hạc – bay, quốc kêu…). Những hình ảnh con vật này đều có chung nhữngđặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.
- Tácgiả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lạicấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàngngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hìnhảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về nhữngngười dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vàonỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫncủa người lao động nghèo trong xã hội cũ.
- Chủ đề của bài ca dao: Nỗi thống khổ, thân phận của người nông dântrong xã hội cũ.
- Nhan đề: ca dao than thân, khúc hát than thân.
Câu 2: Đọc đoạn thơ và thực hiệnnhững yêu cầu sau:
“…Chỉcó thuyền mới hiểu
Biểnmênh mông nhường nào
Chỉcó biển mới biết
Thuyềnđi đâu, về đâu
Nhữngngày không gặp nhau
Biểnbạc đầu thương nhớ
Nhữngngày không gặp nhau
Lòngthuyền đau - rạn vỡ
Nếutừ giã thuyền rồi
Biểnchỉ còn sóng gió
Nếuphải cách xa anh
Emchỉ còn bão tố!”…
1.Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
2.Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ?
3.Trong đoạn thơ hình ảnh thuyền và biển được sử dụng là nghệthuật gì ? Có ý nghĩa như thế nào?
4. Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
5. Hình ảnh biển bạc đầu trong câuthơ “Biểnbạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì?
6. Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụngtrong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tác dụng của biện pháp đó?
Gợi ý:
1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Thể thơ 5 chữ.
2. Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạnthơ?
Đoạn thơ với hình tượng thuyền và biển gợi lên mộttình yêu tràn trề, mênh mông với nỗi nhớda diết nhưng cũng đầy lo âu, khắc khoải của cái tôi thi sĩ đầy cảm xúc.
3. Trong đoạn thơ hình ảnh thuyềnvà biểnđược sử dụng là nghệ thuật gì ? Có ý nghĩa như thế nào?
Bằng nghệ thuật ẩn dụ mượn hình tượng thuyền và biển thể hiệntình cảm của đôi lứa yêu nhau- thuyền (người con trai) biển (người con gái)-> Nổi bật một tình yêu ngọt ngào, da diết, mãnh liệt nhưng sâu sắc và đầynữ tính.
4. Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
Thuyền vàbiển/ nỗi nhớ / …
5. Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩagì?
Cách nói hình tượng, Tg đã diễntả nỗi nhớ thiết tha, nỗi nhớ được dựng lên bởi một thời gian bất thường và cụthể hóa được nỗi nhớ thương: biển bạc đầu vì thương nhớ, biểnthương nhớ cho đến nỗi bạc cả đầu, biển đã bạc đầu mà vẫn còn thương còn nhớnhư thuở đôi mươi.
6.Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tácdụng của biện pháp đó ?
Biện pháp lặp cú pháp “Những ngày không gặp nhau/ Biển chỉ còn sónggió -
Em chỉ còn bão tố!”… -> Khẳng định sự thủy chung trong nỗinhớ qua thời gian.
Câu 3: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới.
ẾCH NGỒIĐÁY GIẾNG
Có con ếch sốnglâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bénhỏ. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các convật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời bé bằng cái vung và nó thì oai nhưmột vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch rangoài. Quen thói cũ… nó nhâng nháo đưa mắt lên nhìn bầu trời chả thèm để ý đếnxung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
1. Văn bản trên thuộc loạitruyện gì?
2. Khi sống dưới giếng ếch nhưthế nào? Khi lên bờ ếch như thế nào?
3. Ếch là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng choai? Bầu trời và giếng tượng trưng cho điều gì?
4.Câu chuyện trên để lại cho anh, chị bài học gì?
Gợi ý:
- Văn bản trên thuộc loại truyện ngụ ngôn.
- Khi sống dưới giếng ếch thấy trời chỉ là cái vung con mình là chúa tể.Khi lên bờ ếch nhâng nháo nhìn trời và bị trâu dẫm bẹp
- Ếch tượng trưng cho con người. Giếng, bầu trời tượng trưng cho môitrường sống và sự hiểu biết của con người.
- Câuchuyện trên để lại cho ta bài học về tính tự cao, tự đại và giá trị của sự hiểubiết. Tự cao tự đại có thể làm hại bản thân. Sự hiểu biết của con người là hữuhạn, vì vậy điều quan trọng nhất trong cuộc sống là phải luôn làm một học trò.Biết thường xuyên học hỏi và khiêm nhường.
Câu 4: Đọc văn bản sau và trả lờicác câu hỏi ở dưới:
Chị Phan Ngọc Thanh (người Việt) cùng chồnglà Juae Geun (54 tuổi) đã làm nhân viên lau chùi trong khu chung cư được 5 năm.Họ có 2 con: con trai lớn 6 tuổi, bé gái 5 tuổi. Ước mơ đổi đời đã đưa họ lênchuyến phà tới Jeju. Phà SeWol gặp nạn và gia đình chị chỉ có một chiếc áo phaoduy nhất. Trong khoảnh khắc đối mặt giữasự sống và cái chết họ quyết định mặc chiếc áo phao duy nhất cho cô con gái nhỏvà đẩy bé ra khỏi phà. Bé được cứu sống nhưng hiện nay những nhân viên cứu hộvẫn chưa tìm thấy người thân của bé.
(Web. Pháp luật đời sống. Ngày 16/4/2014)
1.V¨n b¶n trªn thuéc phong c¸ch ng«n ng÷ nµo?
2.Néi dung cña v¨n b¶n?
3.Suy nghÜ vÒ h×nh ¶nh c¸i phao trong v¨n b¶n ?
Gợi ý:
1.V¨n b¶n trªnthuéc phong c¸ch ng«n ng÷ b¸o chÝ.
2. V¨n b¶n trªn nãi vÒ
- Hoµn c¶nh gia ®×nh chÞ Thanh.
- Lý do gia ®×nh chÞ lªnchuyÕn phµ.
- ViÖc ch×m phµ Sewol(H.Quèc)
- ChiÕc ¸o phao duy nhÊtcøu sèng em bÐ cña gia ®×nh.
3. Có thể có nhiều suy nghĩ khác nhau:
-Ao phao trao sùsèng.
- Áo phao biÓu tưîng cña t×nh yªu gia ®×nh.
- Trước sù sèng cßn, t×nh yªu thư¬ng ®· bõng s¸ng.
Câu5: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
" Chưa bao giờcô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậmhực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết(kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâmsự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạnghuống thở than của một cảnh ngộ tri âm...Nó là niềm vang dội quằn quại củanhững tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơngió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuốithu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏcành....Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạnkhốn đốn của chỉ tơ con phím"
( Trích từ Chùa đàn - NguyễnTuân)
1. Hãy nêu chủ đề của đoạn trích? Thử đặtnhan đề đoạn trích?
2. Trong đoạn văn có rất nhiều câu bắt đầubằng từ "Nó" được lặp lạinhiều lần. Biện pháp tu từ được sử dụng là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
3. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trongcâu văn: "Tiếng đàn hậm hực, chừngnhư không thoát hết được vào không gian" ? Tác dụng của biện pháp tutừ ấy?
4. Từ "Nó" được sử dụng trong các câu ở đoạn văn trích trên là ám chỉai, cái gì? Biện pháp tu từ gì được nhà văn sử dụng trong việc nhắc lại từ"Nó"?
5. Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân sử dụng rấtnhiều tính từ chỉ tính chất. Anh/ chị hãy thống kê 5 từ láy chỉ tính chất.
Gợi ý:
1. - Chủ đề: Những sắc thái ngậm ngùi nỗi đaucủa tiếng đàn.
- Nhan đề: Cung bậc tiếng đàn .
2. - Biện pháp tu từ: Lặp cấu trúc (Điệp cấutrúc)
- Phép liên kết thế: Đại từ "nó"ở câu 3 thế "tiếng đàn" ở 2câu trước đó.
3. - Biệnpháp tu từ: cách nhân hóa
- Tác dụng: nhằm thể hiện âm thanh tiếngđàn như tiếng lòng của một cá thể có tâm trạng, nỗi niềm đau khổ...
4. - Từ "Nó" ám chỉ tiếng đàn
- Biện pháp tu từ: điệp từ
5. Chọn đúng 5 từ láy chỉ tính chất, trạngthái (mỗi từ chỉ được = 0,1đ; 3 - 4 từ: 0,25đ). Chỉ cho điểm 0,5 khi đảm bảochọn đủ 5 từ.
Câu 6: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
TạiThế vận hội đặc biệt dành cho những người tàn tật có chín vận động viên đều bịtổn thương về mặt thể chất và tinh thần, cùng tập trung về vạch xuất phát để dựcuộc thi 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao về vạch với quyết tâm giànhchiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bậtkhóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ, ngoái lại nhìn. Rồi họ quaytrở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị chứng dow dịu dàng cúi xuốnghôn cậu bé:
- Như thế này em sẽ thấy tốt hơn.
Rồi tất cả chín người họ khoác tay nhausánh vai về đích. Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoanhô không dứt.
Câu chuyện này đã lan truyềnqua mỗi kì Thế vận hội về sau”.
1. Khi cậu bé ngã, bật khóc có mấy vận độngviên quay trở lại?
2. Từ câu chuyện trên hãy viết 3 bình luận vềchiến thắng.
376376
102 bình luận57
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
26 tháng 6, 2015 lúc 09:14
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
A/ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG:
A/ Những vấn đề chung
I/ Phạm vi và yêu cầu củaphần đọc – hiểu trong kì thi THPTQG
1/ Phạm vi:
-Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
+ Văn bản trong chương trình (Nghiêngnhiều về các văn bản đọc thêm)
+ Văn bản ngoài chương trình (Các văn bảncùng loại với các văn bản được học trong chương trình).
- Vănbản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đốivới cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như:Vấn dề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyềntrẻ em, ma tuý, ... Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng nhưcác kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bảnbáo chí).
- Xoay quanh các vấn đề liên quan tới:
+ Tác giả
+ Nội dung vànghệ thuật của văn bản hoặc trong SGK hoặc ngoài SGK.
- 50% lấy trong SGK (và 50% ngoài SGK).
- Dài vừa phải.Số lượng câu phức và câu đơn hợp lý. Không có nhiều từ địa phương, cân đối giữanghĩa đen và nghĩa bóng.
2/ Yêucầu cơ bản của phần đọc – hiểu
- Nhậnbiết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn,hình ảnh, các biện pháp tu từ,…
-Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ,câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.
-Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản
-Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
-Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.
II/ Những kiến thức cần cóđể thực hiện việc đọc – hiểu văn bản
1/ Kiến thức về từ:
-Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ,từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt…
-Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩachuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái…
2/ Kiến thức về câu:
-Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
-Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
-Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…
3/ Kiến thức về các biệnpháp tu từ:
-Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu chocâu,…
-Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm,nói tránh, thậm xưng,…
-Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, imlặng,…
4/ Kiến thức về văn bản:
-Các loại văn bản.
-Các phương thức biểu đạt .
III, Cách thức ôn luyện:Giúp học sinh :
1. Nắm vững lý thuyết: - Thế nào là đọc hiểu văn bản?
- Mục đíchđọc hiểu văn bản ?
2 . Nắm được các yêu cầu vàhình thức kiểm tra của phần đọc hiểu trong bài thi quốc gia.
a/ Về hình thức: - Phần đọchiểu thường là câu 2 điểm trong bài thi.
- Đềra thường là chọn những văn bản phù hợp (Trong cả chương trình lớp 11 và 12hoặc là một đọan văn, thơ, một bài báo, một lời phát biểu trong chương trìnhthời sự…ở ngoài SGK ) phù hợp với trinh độ nhận thức và năng lực của học sinh.
b/ Các câu hỏi phần đọc hiểu chủ yếu là kiếnthức phần Tiếng Việt. Cụ thể:
- Về ngữpháp, cấu trúc câu, phong cách ngôn ngữ.
- Kết cấu đọan văn; Các biện pháp nghệ thuật đặcsắc và tác dụng của biện pháp đó trong ngữ liệu đưa ra ở đề bài.
* Hoặc tập trung vào một số khíacạnh như:
- Nội dung chính và các thông tin quantrọng của văn bản?
- Ýnghĩa của văn bản? Đặt tên cho văn bản?
- Sửalỗi văn bản….
B/ NỘI DUNG ÔN TẬP:
Phần 1: Lý thuyết:
I. Kháiniệm và mục đích đọc hiểu văn bản:
a/ Khái niệm:
- Đọc làmột hoạt động của con người, dùngmắt để nhận biết các kí hiệu và chữviết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụngbộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.
- Hiểu làphát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ýnghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vậndụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lờiđược các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?
è Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thànhnăng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩalà kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.
b/ Mục đích:
Trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu làphải thấy được:
+ Nội dung của văn bản.
+ Mối quan hệ ý nghĩa của vănbản do tác giả tổ chức và xây dựng.
+ Ý đồ, mục đích?
+ Thấy được tư tưởng của tác giảgửi gắm trong tác phẩm.
+ Giá trị đặc sắc của các yếu tốnghệ thuật.
+ Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúcvăn bản.
+ Thể lọai của văn bản?Hìnhtượng nghệ thuật?
II, Phong cách chức năng ngôn ngữ:
Yêu cầu: - Nắm được có bao nhiêu loại?
- Khái niệm.
- Đặc trưng.
- Cách nhận biết.
1.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinhhoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàncảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ,tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
- Đặc trưng:
+ Giaotiếp mang tư cách cá nhân.
+ Nhằm trao đổi tưtưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp.
- Nhận biết:
+ Gồmcác dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ.
+ Ngônngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.
2 . Phong cách ngôn ngữ khoa học:
- Kháiniệm : Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoahọc.
+ Làphong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
-Đặc trưng
+ Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của nhữngngười làm khoa học.
+ Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa họcgiáo khoa; Khoa học phổ cập.
+ Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở cácphương tiện ngôn ngữ như từ ngữ,câu, đọan văn,văn bản).
a/ Tính khái quát, trừu tượng.
b/ Tính lítrí, lô gíc.
c/ Tínhkhách quan, phi cá thể.
3 .Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Kháiniệm:
+ Là loại phong cách ngôn ngữđược dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật,thơ, kich).
- Đặc trưng:
+ Tính thẩm mĩ.
+ Tínhđa nghĩa.
+ Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả.
4 .Phong cách ngôn ngữ chính luận:
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ đượcdùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ vớinhững vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chínhtrị, xã hội.
- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáodục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.
- Đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõràng, không mơ hồ, úp mở.
Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câunhiều ý.
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ýnhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôicuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình vàsáng tạo của người viết.
(Lấydẫn chứng trong “Về luân lý xã hội ở nướcta”Và “Xin lập khoa luật” )
5 .Phong cách ngôn ngữ hành chính:
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vựchành chính.
- Là giao tiếp giữa nhà nướcvới nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan,giữa nước này và nước khác.
- Đặc trưng: Phongcách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:
+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờhành chính thông thường.
VD:Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…
+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõtrong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới,của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
6 .Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn):
- Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thongbáo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dưluận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
+ Là phong cách được dùngtrong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấncó nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).
Một số thể loại văn bản báo chí:
+ Bản tin: Cungcấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm-Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.
+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tườngthuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầyđủ, sinh động, hấp dẫn.
+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắcthái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc.
II, Phương thức biểu đạt:
Yêucầu: - Nắm được có bao nhiêu phương thức biểu đạt(6).
- Nắm được: + Khái niệm.
+ Đặc trưng của từngphương thức biểu đạt.
Tựsự (kể chuyện, tường thuật):
-Khái niệm: Tự sự là kể lại,thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc nàyđẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
- Đặctrưng:
+ Cócốt truyện.
+ Cónhân vật tự sự, sự việc.
+ Rõ tư tưởng, chủ đề.
+ Cóngôi kể thích hợp.
2. Miêu tả.
- Miêutả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng,con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngônngữ miêu tả.
* Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thếgiới xung quanh.
* Nghịluận: Là phương thức chủ yếuđược dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ củangười nói, người viết.
*Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu,giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc , ngườinghe.
-Đặc trưng:
a. Các luận điểm đưa đúng đắn, rõ ràng, phù hợpvới đề tài bàn luận.
b. Lý lẽvà dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận điểm .
c. Các phương pháp thuyết minh :
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ , dùng con số.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân loại ,phân tích.
3. Hànhchính – công vụ: Văn bảnthuộc phong cách hành chính công vụ là văn bản điều hành xã hội, có chức năngxã hội. Xã hội được điều hành bằng luật pháp, văn bản hành chính.
- Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệgiữa các tổ chức nhà nước với nhau, giữa các cá nhân với nhau trong khuôn khổhiến pháp và các bộ luật văn bản pháp lý dưới luật từ trung ương tới địaphương.
IIIPhương thức trần thuật:
- Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp)
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình.
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu minh, nhưng điểmnhìn và lời kể lại theo giọnh điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trựctiếp)
IV.Phép liên kết : Thế - Lặp –Nối- Liên tưởng – Tương phản – Tỉnh lược…
V. Nhậndiện những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của những biện phápnghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản.
Giáo viên cần giúp HS ônlại kiến thức về các biện pháp tu từ từvựng và các biện pháp nghệ thuật khác:
- So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ; Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Nói giảm- nóitránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương phản- đối lập; Phép liệt kê; Phép điệp cấutrúc; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy…
- Có kĩ năng nhận diện các biện pháp tu từđược sử dụng trong 1 văn bản thơ hoặc văn xuôi và phân tích tốt giá trị củaviệc sử dụng phép tu từ ấy trong văn bản.
VI.Các hình thức lập luận của đọan văn: Diễn dịch; Song hành;Quinạp…
VII. Các thể thơ:
Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; Songthất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ ngôn, Thơ 8 chữ…
Phần 2: Luyện tập thực hành
I. Gợi ý về 1 số các tác phẩm trong chươngtrình lớp 11: GV Gợi ý ôn tập theo hệ thốngcâu hỏi sau:
1.“Xinlập khoa luật” (Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ):
- Bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ có nộidung gì?
- Nội dung đó được thể hiện như hế nào?
- Thái độ của người viết về vấn đề đó?
- Đặt trong hoàn cảnh xã hội, bản điều trầnđó nhằm mục đích gì?
2. “Về luân lý xã hội ở nước ta”(Trích Đạođức và luân lý Đông Tây- Phan Châu Trinh )
- Bài diễn thuyết của Phan Châu Trinh có nội dung gì?
- Nội dung đó được thể hiện như thế nào?
- Thái độ của người viết về vấnđề đó?
- Đặt trong hoàn cảnh xã hội, bài diễn thuyết của tác giả nhằm mục đíchgì?
3. Trong đọan văn :
“Tiếng nói là người bảo vệ qúi báu nhất nềnđộc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộcbị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sứclàm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các họcthuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đè thời gian. Bất cứ ngườiAn Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hivọnh giải phóng giống nòi….Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do củamình…”
( Trích “Tiếng mẹ đẻ- Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ”- Nguyễn An Ninh )
a/ Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai?
b/ Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì?
c/ Đoạn trích được diễn đạt theo phương thức nào?
d/ Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
4. Đoạn trích:
“Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọngcanh, một cảnh tương xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chậthẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián.
Trong một không khí khói tỏa như đámcháy nhà, ánh sang đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên bà ái đầu người đangchăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làmhọ dụi mắt lia lịa.
Một người tù, cổ đeo gong, chân vướngxiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trằng tinh căng trên mảnh ván. Người tùviết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánhdấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưngchậu mực…”.
a/ Đoạn văn trích trong tácphẩm nào? Của ai? Mô tả cảnh tượng gì?
b/ Cảnh tượng có hàm chứanhiều yếu tố tương phản? Đó là yếu tố gì?
c/ Đoạn văn được trình bàytheo phương thức nào?
I. Gợi ýmột số tác phẩm trong chương trình văn học lớp 12:
1. “Tuyênngôn độc lập” – Hồ Chí Minh
a/ Hoàn cảnh ra đời? Mục đích sáng tác?
b/ Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
2. Chođoạn văn:
“Thuyềntôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không mộtbóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốnbúp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ song hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồnnhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa”.
a/ Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
b/ Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
c/ Xác định phương thức biểu đạt?
3. Trong“Đàn ghi ta của Lorca” của ThanhThảo:
a/ Việc những chữ đầu các câu thơ không viếthoa có dụng ý nghệ thuật gì?
b/ Tìm và phân tích ý nghĩa biểu đạt của haihình tượng cây đàn và Lorca?
c/ Thủ pháp nghệ thuật chính để khắc họa haihình tượng cây đàn và Lorca?
III/Luyện tập phần đọc hiểu với các văn bản ngoài sách giáo khoa:
*Ngữliệu được dùng có thể là một bài thơ, một trích đoạn bài báo hoặc một lờinói, lời nhận xét của tác giả nào đó về một sự việc, sự kiện.
*Cáchthức ra đề:
- Sẽ cố tình viết sai chính tả, sai cấu trúcngữ pháp và yêu cầu học sinh sửa lại cho đúng.
- Xác định hình thức ngônngữ biểu đạt, phương thức liên kết trong ngữ liệu.
- Ý nghĩa của một chữ, mộthình ảnh nào đó trong ngữ liệu đưa ra?
- Nêu ý nghĩa nhan đề? (Hoặchãy đặt tên cho đoạn trích).
- Nhận xét mối quan hệ giữacác câu? Từ mối quan hệ ấy chỉ ra nội dung của đoạn?
- Từ một hoặc hai câu nào đótrong ngữ liệu, yêu cầu viết 200 từ xung quanh nội dung ấy?
- Nêu nội dung của văn bản?Nội dung ấy chia thành mấy ý?
- Nếu là thơ:
+Xác định thể thơ, cách gieo vần?
+Biện pháp nghệ thuật được sử dụng? Giá trị biểu đạt của biện pháp nghệ thuậtấy?
+Cảm nhận về nhân vật trữ tình?
+Hiểu như thế nào về một câu thơ trong văn bản?
- Nếu là văn xuôi:
+ Đưa ra nhiều nhan đề khác nhau, yêu cầu họcsinh chọn một nhan đề và nêu ý nghĩa?
+ Chỉ ra các phépliên kết? Biện pháp nghệ thuật để biểu đạt nội dung?
*Mộtsố ví dụ
1. Trongbài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước phiên thảo luận cấp cao củaĐại Hội đồng LHQ khóa 68 có đoạn:
“Thưa quý vị! Đã phải trải quanhững cuộc chiến tranh ngoại xâm tàn bạo và đói nghèo cùng cực nên khát vọnghòa bình và thịnh vượng của Việt Nam chúng tôi càng cháy bỏng. Chúngtôi luôn nỗ lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hànhtinh của chúng ta. Việt Namđã sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Chúng tôi sẵn lòngđóng góp nguồn lực, dù còn nhỏ bé, như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã giúpchúng tôi giành và giữ độc lập, thống nhất đất nước, thoát khỏi đói nghèo. ViệtNam đã và sẽ mãi mãi là một đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm củacộng đồng quốc tế…”.
a/ Xác định phong cách ngôn ngữchức năng của đoạn văn?
b/ Phươngthức liên kết?
c/ Hãy đặttiêu đề cho đoạn văn?
2. Trong đoạn văn:
“Dânta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưađến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kếtthành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khókhăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
(Hồ Chí Minh – “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”)
a/ Nội dung của đoạn văn?
b/ Phương thức trình bày? Phong cách ngôn ngữchức năng được sử dụng trong đoạn?
c/ Thái độ, quan điểm chính trị của Bác?
3. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Chứng kiến sự ra đi của Đại tướngVõ Nguyên Giáp, chứng kiến những dòng chảy yêu thương của dân tộc giành cho Đạitướng, rất nhiều người bày tỏ sự xúc động sâu sắc. Thượng tá Dương Việt Dũngchia sẻ: “Sự ra đi của Đại tướng là một mất mát lớn lao đối với gia đình vànhân dân cả nước. Nhưng qua đây, tôi cũng thấy mừng là những người đến viếngĐại tướng không chỉ có những cựu chiến binh mà rất đông thế hệ trẻ, có không ítnhững em còn rất nhỏ cũng được gia đình đưa đi viếng… Có nhiều cụ già yếu cũngđến, cả những người đi xe lăn cũng đã đến trong sự thành kính. Chưa khi nào tôithấy người ta thân ái với nhau như vậy.”.
(Theo Dân trí)
a/ Văn bản trên được viết theo phong cáchngôn ngữ nào?
b/ Nội dung của văn bản trên? Hãy đặt tên chovăn bản?
c/ Viết bài nghị luận xã hội về bản tin trên(không quá 600 từ).
Phần3: Một số đề mẫu và hướng dẫn cách giải:
I/Đề 1: Đọc đoạn văn và trả lời cho câu hỏi ở dưới:
“Tnú không cứu sống được vợ, đượccon. Tối đó, Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh mộtcây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớkhông, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì bị chúng nó bắt,mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tauđứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảyra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vàorừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúngnó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy. Sau nàytau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng,mình phải cầm giáo!...”.
1/ Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai?
(Trích trong “Rừng xà nu” – Nguyễn TrungThành).
2/ Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn?
(Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn là phongcách ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ)).
3/ Câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” có ý nghĩa gì?
(Câunói của cụ Mết – già làng – là câu nói được đúc rút từ cuộc đời bi tráng củaTnú và từ thực tế đấu tranh của đồng bào Xô Man nói riêng và dân tộc Tây Nguyênnói chung: giặc đã dùng vũ khí để đàn áp nhân dân ta thì ta phải dùng vũ khí đểđáp trả lại chúng.
- Thực tế, khi chưa cầm vũ khí đánh giặc,dân làng Xô Man chịu nhiều mất mát: anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị chặtđầu, mẹ con Mai bị giết bằng trận mưa roi sắt, Tnú bị đốt cụt mười đầu ngóntay… Vì vậy con đường cầm vũ khí đánh trả kẻ thù là tất yếu.).
II/ Đề 2: Cho đoạn thơ:
“Chỉ cóthuyền mới hiểu
Biểnmênh mông nhường nào
Chỉcó biển mới biết
Thuyềnđi đâu, về đâu
Nhữngngày không gặp nhau
Biểnbạc đầu thương nhớ
Nhữngngày không gặp nhau
Lòngthuyền đau – rạn vỡ”.
(Xuân Quỳnh – “Thuyền và biển”)
1/ Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Thể thơđó có tác dụng ra sao trong việc diễn đạt nội dung đoạn thơ?
(- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ ngũngôn.
- Tác dụng: diễn đạt rất nhịp nhàng âm điệucủa song biển cũng như sóng long của người đang yêu.)
2/Nội dung của hai đoạn thơ trên là gi?
(Tìnhyêu giữa thuyền và biển cùng những cung bậc trong tình yêu).
3/Nêu biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng? Tác dung?
( -Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng nhiều nhất là ẩn dụ: Thuyền – Biểntượng trưng cho tình yêu của chàng trai và cô gái. Tình yêu ấy nhiều cung bậc,khi thương nhớ mênh mông, cồn cào da diết, bâng khuâng…
- Biệnpháp nghệ thuật nữa được sử dụng là nhân hóa. Biện pháp này gắn cho những vậtvô tri những trạng thái cảm xúc giúp người đọc hình dung rõ hơn tâm trạng củađôi lứa khi yêu.).
III/ Đề 3: Đọc kĩ bài thơ sau và trảlời các câu hỏi ở dưới:
Trăngnở nụ cười
ĐâuThị Nở, đâu Chí Phèo
Đâulàng Vũ Đại đói nghèo NamCao
Vẫnvườn chuối gió lao xao
SôngChâu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền
Ảngớ ngẩn
Gãkhùng điên
Khitình yêu đến bỗng nhiên thành người
Vườnsông trăng nở nụ cười
Phútgiây tan chảy vàng mười trong nhau
Giữađời vàng lẫn với thau
Lòngtin còn chút về sau để dành
Tìnhyêu nên vị cháo hành
Đờichung bát vỡ thơm lành lứa đôi.
(Lê Đình Cánh)
1/Xác định thể thơ? Cách gieo vần?
(Thểthơ lục bát; vần chân và vần lưng).
2/Bài thơ giúp em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổthông?
(Đoạnthơ giúp liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao).
3/Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiênthành người” có ý nghĩa gì? Liên hệ với nhân vật chính trong tác phẩm mà emvừa liên hệ ở câu 2.
(Câu thơ cho thấy tình yêu có sứcmạnh cảm hóa con người và làm cho con người trở nên thực sự trở nên người hơn.Trong tương quan với “Chí Phèo” của Nam Cao, câu thơ của Lê Đình Cánhcho thấy sức mạnh tình yêu với biểu tượng bát cháo hành mà Thị Nở dành cho Chíđã khiến phần Người ngủ quên tronng hắn bao lâu nay thức sự thức tỉnh. Chíkhông còn là một con quỷ dữ mà đã khao khát quay về làm người lương thiện nhờcảm nhận được hương vị của tình yêu).
4/Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuậtđặc sẳc trong một tác phẩm của Nam Cao. Hãy nêu ý nghĩa của hai câu thơ này vớichi tiết nghệ thuật ấy?
(“Bátcháo hành” là chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà vănNamCao với các lớp nghĩa:
- Nghĩa cụ thể: Một cách chữa cảm, giải độc trong dângian.
- Nghĩa liên tưởng: Biểu hiện của sựyêu thương, chăm sóc ân cần; Biểu hiện của tình người; Một ẩn dụ về tình yêuthương đưa Chí Phèo từ quỷ dữ trở về với xã hội lương thiện, chứng minh chochân lí: “Chỉ có tình thương mới có thể cứu rỗi cho những linh hồn khổ hạnh.”).
Một số bài tập và gợi ý thamkhảo.
I/Văn bản được học trong chương trình (Có thể sẽ ít gặp trong kì thi THPT quốc gia năm2015)
Bài 1: Đọcvăn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lămnăm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn câynhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồnbước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Trích“Việt Bắc” – Tố Hữu)
1. Văn bản trên được được tổchức theo hình thức nào?
2. Vản bản nói về nội dung gì?
3.Nội dung đó được thể hiện thông qua việcsử dụng từ ngữ, kiểu câu như thế nào?
4.Văn bản đã sử dụng thành công các biệnpháp tu từ cơ bản nào? Nêu tác dụng cụ thể của các phép tu từ trên
5.Hãy đặt tiêu đề cho văn bản trên.
Gợi ý:
- Văn bản trên được tổ chức theo hình thức đối đáp giữa người đivà kẻ ở.
- Nội dung nói về sự băn khoăn, lưu luyến, bịn rịn của conngười trong buổi chia tay.
- Sựbăn khoăn, lưu luyến, bịn rịn ấy được thể hiện rất rõ thông qua việc sử dụngcác từ láy bộc lộ tâm trạng con người như: bângkhuâng, bồn chồn và việc sử dụng các câu hỏi tu từ với từ (Mình về mình có nhớ ta, mình về mình có nhớkhông). Hỏi nhưng không chỉ đề hỏi mà còn là để gợi nhắc những kỉ niệm gắn bó.
- Văn bản đã sử dụng thành công phép tu từ hoán dụ và im lặng
+ Hoán dụ: Áo chàm được dùng đểchỉ người đưa tiễn. Qua hình ảnh này ta hiểu được tính chất của cuộc chia tay.Đó là cuộc chia tay lớn, cuộc chia tay lịch sử. Trong cuộc chia tay này, khôngphải chỉ có một người, hai người đưa tiễn mà là cả Việt Bắc bao gồm nhân dânsáu tỉnh Cao – Bắc – Lạng; Hà – Tuyên – Thái và cả thiên nhiên, núi rừng ViệtBắc tiễn đưa người đi, cán bộ kháng chiến.
+ Phép tu từ im lặng (dấu chấm lửng) ở cuối câu có (Khoảng lặng cảm xúc) tácdụng diễn tả phút ngừng lặng, trùng xuống của một cuộc chia tay đầy xúc động, bângkhuâng, tay trong tay mà không nói lên lời. Khaongr lặng cảm xúc gọi cảm hứng,gợi cảm xúc đánh thức tâm hồn con người.
- Tên văn bản: Cuộc chia tay lịch sử, cảnh chia tay.
Bài 2: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanhmàu lá dữ oai hùm
Mắt trừnggửi mộng qua biên giới
Đêm mơ HàNội dáng kiều thơm
Rải rácbiên cương mồ viễn xứ
Chiếntrường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mãgầm lên khúc độc hành
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng)
1. Văn bản trên được viết theothể thơ gì?
2. Nêu nội dung cơ bản của vănbản
3. Văn bản có sử dụng rất nhiềutừ Hán Việt, anh/ chị hãy liệt kê những từ ngữ đó và nêu tác dụng của chúng.
4. Chỉ ra phép tu từ nói giảmđược sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của phép tu từ đó.
Gợi ý:
- Văn bản trên được viết theo thể thơ thất ngôn.
- Vănbản tập trung khắc họa chân dung người chiến binh Tây Tiến (ngoại hình, tâmhồn, lí tưởng, sự hi sinh)
- Nhữngtừ Hán Việt được sử dụng là: đoàn binh, biên giới, chiến trường, biên cương,viễn xứ, áo bào, độc hành. Việc sừ dụng những từ Hán Việt ở đây đã tạo ra sắcthái trang trọng, mang ý nghĩa khái quát, làm tôn thêm vẻ đẹp của người línhTây Tiến, góp phần tạo ra vẻ đẹp hào hùng cho hình tượng.
- Phéptu từ nói giảm dược thể hiện trong câu thơ: “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Cụm từ “về đất” được thay thế cho sự chết chóc, hi sinh. Phép tu từ này có tác dụng làm giảm sắc tháibi thương cho cái chết của người lính Tây Tiến. Người lính Tây Tiến ngã xuốngthật thanh thản, nhẹ nhàng. Đó là cuộc trở về với đất mẹ và đất mẹ đã dang rộngvòng tay đón những đứa con yêu vào lòng.
Bài 3: Đọc và trả lời các câu sau
Đất Nước (Nguyễn Đình Thi)
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
1. Nêu nội dung đoạn thơ? Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
2. Trong ba dòng thơ “Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cườithiết tha”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng củabiện pháp tu từ đó.
3. Đoạn thơ từ câu “Trờixanh đây là của chúng ta” đến câu “Nhữngbuổi ngày xưa vọng nói về” có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Hãy nêu tácdụng của biện pháp tu từ điệp ngữ đó.
4. Cả đoạn thơ cho ở đề bàitập trung miêu tả hình ảnh gì? Hình ảnh đó hiện ra như thế nào ?
5. Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được qua đoạnthơ trên.
6. Chữ “khuất” trongcâu thơ “Nước chúng ta, nước những ngườichưa bao giờ khuất” có ý nghĩa gì ?
Gợi ý:
1. Thể hiện niềm vui sướng hân hoan khi mùa thu cách mạng tháng8/1945 thành công Việt Bắc cái nôi của CM Việt nam được giải phóng .Thể thơ tựdo
2. Biện pháp tu từ nhân hóa. Tác dụng: miêu tả sinh động, chânthực hình ảnh đất trời vào thu: sắc trời mùa thu trong xanh, gió thu lay độngcành lá khiến lá cây xào xạc như tiếng reo vui, tiếng nói cười. Đó là một hìnhảnh đất nước mới mẻ, tinh khôi, rộn rã sau ngày giải phóng.
3. Tác dụngcủa phép tu từ điệp ngữ: cụm từ “củachúng ta”, “chúng ta” được nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ nhằmkhẳng định, nhấn mạnh quyền làm chủ đất nước của dân tộc ta.
4. Cả đoạn thơ tập trung miêu tả hình ảnh đất nước. Qua đoạnthơ, hình ảnh đất nước hiện ra sinh động, chân thực, gần gũi. Đó là một đấtnước tươi đẹp, rộng lớn, màu mỡ, phì nhiêu, tràn đầy sức sống.
5. Cảm xúc của nhà thơ: yêu mến, tự hào về đất nước .
6. -Chữ “khuất” trong câu thơ “Nướcchúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” trước hết được hiểu với ýnghĩa là mất đi, là khuất lấp. Với ý nghĩa như vậy, câu thơ ngợi ca những ngườiđã ngã xuống dâng hiến cuộc đời cho đất nước sẽ ngàn năm vẫn sống mãi với quêhương. Chữ “khuất” còn được hiểu là bất khuất, kiên cường. Với ý nghĩa này, câuthơ thể hiện thái độ tự hào về dân tộc. Dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường, chưa baogiờ khuất phục trước kẻ thù.
Câu 4: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Tronghoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách dịu dàng vàlòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là mộtthanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.
(Trích “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)
1. Văn bản trên nói về điều gì?
2. Vản đã sử dụng thành côngbiện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
Gợi ý:
- Văn bản trên nói về vẻ đẹp phẩm chất, tính cách và tâm hồn của nhân vậtquản ngục
- Văn bản đã sử dụng thành công thủ pháptu từ so sánh: tính cách dịu dàng, lòng biết giá người, biết trọng người ngaycủa viên quản ngục được ví như một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bảnđàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Hình ảnh so sánh này có ý nghĩa gợi dậy ởngười đọc sự hình dung khái quát nhất về hoàn cảnh và phẩm chất của nhân vậtquản ngục. Đây là hình ảnh súc tích, tạo ra sự đối lập sắc nét giữa trong vàđục, thuần khiết và ô trọc, cao quý và thấp hèn, giữa cá thể nhỏ bé, mong manhvới thế giới hỗn tạp, xô bồ. Nó là một hình ảnh so sánh hoa mĩ, đắt giá, gây ấntượng mạnh, thể hiện sự khái quát nghệ thuật sắc sảo, tinh tế, có ý nghĩa làmnổi bật vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.
Câu 5: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới
Hắnvừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời cócủa riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưngchẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đạiai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thếnày thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào khôngchửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không?Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắnkhổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chếtmẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nàođã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng khôngai biết…
(Trích “Chí Phèo” – NamCao).
1. Văn bản trên nói về điều gì?
2. Tác giả đã sử dụng nhữngkiểu câu nào?
3. Trong văn bản trên, Chí Phèođã chửi những ai? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì?
4. Đặt tiêu đề cho văn bảntrên.
Gợi ý:
- Văn bản trên nói về tiếng chửi của Chí Phèo, một thằng sayrượu.
- Tácgiả đã sừ dụng rất nhiều kiểu câu khác nhau: Câu trần thuật (câu kể, câu miêutả), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm thán.
- ChíPhèo chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhauvới hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn. Tiếng chửi của Chí Phèo đã tạora một màn ra mắt độc đáo cho nhân vật, gợi sự chú ý đặc biệt của người đọc về nhânvật. Tiếng chửi ấy vừa gợi ra một con người tha hóa đến độ lại vừa hé lộ bikịch lớn nhất trong cuộc đời nhân vật này. Chí dường như đã bị đẩy ra khỏi xãhội loài người. Không ai thèm quan tâm, không ai thèm ra điều. Chí khao khátđược giao hòa với đồng loại, dù là bằng cách tồi tệ nhất là mong được ai đóchửi vào mặt mình, nhưng cũng không được.
Đọc –hiểu văn bản ngoài chương trình
Câu 1: Đọc bài ca dao sau và thựchiện yêu cầu nêu ở dưới
Thươngthay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấyphải nằm nhả tơ.
Thươngthay con kiến li ti
Kiếm ăn được mấyphải đi tìm mồi.
Thươngthay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánhbiết ngày nào thôi.
Thươngthay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máucó người nào nghe.
1. Bài ca dao có những hình ảnh gì? Đượckhắc họa như thế nào? Có những đặc điểm gì chung.
2.Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu ý tác dụng củaviệc sử dụng phép tu từ đó.
3. Chủ đề của bài ca dao là gì?
4. Anh, chị hãy đặt nhan đề chobài ca dao trên.
Gợi ý:
- Bàica dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnhnày được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ; kiến – thamồi, chim hạc – bay, quốc kêu…). Những hình ảnh con vật này đều có chung nhữngđặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.
- Tácgiả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lạicấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàngngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hìnhảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về nhữngngười dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vàonỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫncủa người lao động nghèo trong xã hội cũ.
- Chủ đề của bài ca dao: Nỗi thống khổ, thân phận của người nông dântrong xã hội cũ.
- Nhan đề: ca dao than thân, khúc hát than thân.
Câu 2: Đọc đoạn thơ và thực hiệnnhững yêu cầu sau:
“…Chỉcó thuyền mới hiểu
Biểnmênh mông nhường nào
Chỉcó biển mới biết
Thuyềnđi đâu, về đâu
Nhữngngày không gặp nhau
Biểnbạc đầu thương nhớ
Nhữngngày không gặp nhau
Lòngthuyền đau - rạn vỡ
Nếutừ giã thuyền rồi
Biểnchỉ còn sóng gió
Nếuphải cách xa anh
Emchỉ còn bão tố!”…
1.Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
2.Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ?
3.Trong đoạn thơ hình ảnh thuyền và biển được sử dụng là nghệthuật gì ? Có ý nghĩa như thế nào?
4. Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
5. Hình ảnh biển bạc đầu trong câuthơ “Biểnbạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì?
6. Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụngtrong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tác dụng của biện pháp đó?
Gợi ý:
1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Thể thơ 5 chữ.
2. Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạnthơ?
Đoạn thơ với hình tượng thuyền và biển gợi lên mộttình yêu tràn trề, mênh mông với nỗi nhớda diết nhưng cũng đầy lo âu, khắc khoải của cái tôi thi sĩ đầy cảm xúc.
3. Trong đoạn thơ hình ảnh thuyềnvà biểnđược sử dụng là nghệ thuật gì ? Có ý nghĩa như thế nào?
Bằng nghệ thuật ẩn dụ mượn hình tượng thuyền và biển thể hiệntình cảm của đôi lứa yêu nhau- thuyền (người con trai) biển (người con gái)-> Nổi bật một tình yêu ngọt ngào, da diết, mãnh liệt nhưng sâu sắc và đầynữ tính.
4. Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
Thuyền vàbiển/ nỗi nhớ / …
5. Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩagì?
Cách nói hình tượng, Tg đã diễntả nỗi nhớ thiết tha, nỗi nhớ được dựng lên bởi một thời gian bất thường và cụthể hóa được nỗi nhớ thương: biển bạc đầu vì thương nhớ, biểnthương nhớ cho đến nỗi bạc cả đầu, biển đã bạc đầu mà vẫn còn thương còn nhớnhư thuở đôi mươi.
6.Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tácdụng của biện pháp đó ?
Biện pháp lặp cú pháp “Những ngày không gặp nhau/ Biển chỉ còn sónggió -
Em chỉ còn bão tố!”… -> Khẳng định sự thủy chung trong nỗinhớ qua thời gian.
Câu 3: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới.
ẾCH NGỒIĐÁY GIẾNG
Có con ếch sốnglâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bénhỏ. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các convật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời bé bằng cái vung và nó thì oai nhưmột vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch rangoài. Quen thói cũ… nó nhâng nháo đưa mắt lên nhìn bầu trời chả thèm để ý đếnxung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
1. Văn bản trên thuộc loạitruyện gì?
2. Khi sống dưới giếng ếch nhưthế nào? Khi lên bờ ếch như thế nào?
3. Ếch là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng choai? Bầu trời và giếng tượng trưng cho điều gì?
4.Câu chuyện trên để lại cho anh, chị bài học gì?
Gợi ý:
- Văn bản trên thuộc loại truyện ngụ ngôn.
- Khi sống dưới giếng ếch thấy trời chỉ là cái vung con mình là chúa tể.Khi lên bờ ếch nhâng nháo nhìn trời và bị trâu dẫm bẹp
- Ếch tượng trưng cho con người. Giếng, bầu trời tượng trưng cho môitrường sống và sự hiểu biết của con người.
- Câuchuyện trên để lại cho ta bài học về tính tự cao, tự đại và giá trị của sự hiểubiết. Tự cao tự đại có thể làm hại bản thân. Sự hiểu biết của con người là hữuhạn, vì vậy điều quan trọng nhất trong cuộc sống là phải luôn làm một học trò.Biết thường xuyên học hỏi và khiêm nhường.
Câu 4: Đọc văn bản sau và trả lờicác câu hỏi ở dưới:
Chị Phan Ngọc Thanh (người Việt) cùng chồnglà Juae Geun (54 tuổi) đã làm nhân viên lau chùi trong khu chung cư được 5 năm.Họ có 2 con: con trai lớn 6 tuổi, bé gái 5 tuổi. Ước mơ đổi đời đã đưa họ lênchuyến phà tới Jeju. Phà SeWol gặp nạn và gia đình chị chỉ có một chiếc áo phaoduy nhất. Trong khoảnh khắc đối mặt giữasự sống và cái chết họ quyết định mặc chiếc áo phao duy nhất cho cô con gái nhỏvà đẩy bé ra khỏi phà. Bé được cứu sống nhưng hiện nay những nhân viên cứu hộvẫn chưa tìm thấy người thân của bé.
(Web. Pháp luật đời sống. Ngày 16/4/2014)
1.V¨n b¶n trªn thuéc phong c¸ch ng«n ng÷ nµo?
2.Néi dung cña v¨n b¶n?
3.Suy nghÜ vÒ h×nh ¶nh c¸i phao trong v¨n b¶n ?
Gợi ý:
1.V¨n b¶n trªnthuéc phong c¸ch ng«n ng÷ b¸o chÝ.
2. V¨n b¶n trªn nãi vÒ
- Hoµn c¶nh gia ®×nh chÞ Thanh.
- Lý do gia ®×nh chÞ lªnchuyÕn phµ.
- ViÖc ch×m phµ Sewol(H.Quèc)
- ChiÕc ¸o phao duy nhÊtcøu sèng em bÐ cña gia ®×nh.
3. Có thể có nhiều suy nghĩ khác nhau:
-Ao phao trao sùsèng.
- Áo phao biÓu tưîng cña t×nh yªu gia ®×nh.
- Trước sù sèng cßn, t×nh yªu thư¬ng ®· bõng s¸ng.
Câu5: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
" Chưa bao giờcô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậmhực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết(kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâmsự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạnghuống thở than của một cảnh ngộ tri âm...Nó là niềm vang dội quằn quại củanhững tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơngió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuốithu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏcành....Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạnkhốn đốn của chỉ tơ con phím"
( Trích từ Chùa đàn - NguyễnTuân)
1. Hãy nêu chủ đề của đoạn trích? Thử đặtnhan đề đoạn trích?
2. Trong đoạn văn có rất nhiều câu bắt đầubằng từ "Nó" được lặp lạinhiều lần. Biện pháp tu từ được sử dụng là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
3. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trongcâu văn: "Tiếng đàn hậm hực, chừngnhư không thoát hết được vào không gian" ? Tác dụng của biện pháp tutừ ấy?
4. Từ "Nó" được sử dụng trong các câu ở đoạn văn trích trên là ám chỉai, cái gì? Biện pháp tu từ gì được nhà văn sử dụng trong việc nhắc lại từ"Nó"?
5. Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân sử dụng rấtnhiều tính từ chỉ tính chất. Anh/ chị hãy thống kê 5 từ láy chỉ tính chất.
Gợi ý:
1. - Chủ đề: Những sắc thái ngậm ngùi nỗi đaucủa tiếng đàn.
- Nhan đề: Cung bậc tiếng đàn .
2. - Biện pháp tu từ: Lặp cấu trúc (Điệp cấutrúc)
- Phép liên kết thế: Đại từ "nó"ở câu 3 thế "tiếng đàn" ở 2câu trước đó.
3. - Biệnpháp tu từ: cách nhân hóa
- Tác dụng: nhằm thể hiện âm thanh tiếngđàn như tiếng lòng của một cá thể có tâm trạng, nỗi niềm đau khổ...
4. - Từ "Nó" ám chỉ tiếng đàn
- Biện pháp tu từ: điệp từ
5. Chọn đúng 5 từ láy chỉ tính chất, trạngthái (mỗi từ chỉ được = 0,1đ; 3 - 4 từ: 0,25đ). Chỉ cho điểm 0,5 khi đảm bảochọn đủ 5 từ.
Câu 6: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
TạiThế vận hội đặc biệt dành cho những người tàn tật có chín vận động viên đều bịtổn thương về mặt thể chất và tinh thần, cùng tập trung về vạch xuất phát để dựcuộc thi 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao về vạch với quyết tâm giànhchiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bậtkhóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ, ngoái lại nhìn. Rồi họ quaytrở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị chứng dow dịu dàng cúi xuốnghôn cậu bé:
- Như thế này em sẽ thấy tốt hơn.
Rồi tất cả chín người họ khoác tay nhausánh vai về đích. Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoanhô không dứt.
Câu chuyện này đã lan truyềnqua mỗi kì Thế vận hội về sau”.
1. Khi cậu bé ngã, bật khóc có mấy vận độngviên quay trở lại?
2. Từ câu chuyện trên hãy viết 3 bình luận vềchiến thắng.
376376
102 bình luận57
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
26 tháng 6, 2015 lúc 09:14
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
A/ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG:
A/ Những vấn đề chung
I/ Phạm vi và yêu cầu củaphần đọc – hiểu trong kì thi THPTQG
1/ Phạm vi:
-Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
+ Văn bản trong chương trình (Nghiêngnhiều về các văn bản đọc thêm)
+ Văn bản ngoài chương trình (Các văn bảncùng loại với các văn bản được học trong chương trình).
- Vănbản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đốivới cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như:Vấn dề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyềntrẻ em, ma tuý, ... Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng nhưcác kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bảnbáo chí).
- Xoay quanh các vấn đề liên quan tới:
+ Tác giả
+ Nội dung vànghệ thuật của văn bản hoặc trong SGK hoặc ngoài SGK.
- 50% lấy trong SGK (và 50% ngoài SGK).
- Dài vừa phải.Số lượng câu phức và câu đơn hợp lý. Không có nhiều từ địa phương, cân đối giữanghĩa đen và nghĩa bóng.
2/ Yêucầu cơ bản của phần đọc – hiểu
- Nhậnbiết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn,hình ảnh, các biện pháp tu từ,…
-Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ,câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.
-Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản
-Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
-Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.
II/ Những kiến thức cần cóđể thực hiện việc đọc – hiểu văn bản
1/ Kiến thức về từ:
-Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ,từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt…
-Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩachuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái…
2/ Kiến thức về câu:
-Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
-Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
-Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…
3/ Kiến thức về các biệnpháp tu từ:
-Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu chocâu,…
-Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm,nói tránh, thậm xưng,…
-Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, imlặng,…
4/ Kiến thức về văn bản:
-Các loại văn bản.
-Các phương thức biểu đạt .
III, Cách thức ôn luyện:Giúp học sinh :
1. Nắm vững lý thuyết: - Thế nào là đọc hiểu văn bản?
- Mục đíchđọc hiểu văn bản ?
2 . Nắm được các yêu cầu vàhình thức kiểm tra của phần đọc hiểu trong bài thi quốc gia.
a/ Về hình thức: - Phần đọchiểu thường là câu 2 điểm trong bài thi.
- Đềra thường là chọn những văn bản phù hợp (Trong cả chương trình lớp 11 và 12hoặc là một đọan văn, thơ, một bài báo, một lời phát biểu trong chương trìnhthời sự…ở ngoài SGK ) phù hợp với trinh độ nhận thức và năng lực của học sinh.
b/ Các câu hỏi phần đọc hiểu chủ yếu là kiếnthức phần Tiếng Việt. Cụ thể:
- Về ngữpháp, cấu trúc câu, phong cách ngôn ngữ.
- Kết cấu đọan văn; Các biện pháp nghệ thuật đặcsắc và tác dụng của biện pháp đó trong ngữ liệu đưa ra ở đề bài.
* Hoặc tập trung vào một số khíacạnh như:
- Nội dung chính và các thông tin quantrọng của văn bản?
- Ýnghĩa của văn bản? Đặt tên cho văn bản?
- Sửalỗi văn bản….
B/ NỘI DUNG ÔN TẬP:
Phần 1: Lý thuyết:
I. Kháiniệm và mục đích đọc hiểu văn bản:
a/ Khái niệm:
- Đọc làmột hoạt động của con người, dùngmắt để nhận biết các kí hiệu và chữviết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụngbộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.
- Hiểu làphát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ýnghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vậndụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lờiđược các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?
è Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thànhnăng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩalà kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.
b/ Mục đích:
Trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu làphải thấy được:
+ Nội dung của văn bản.
+ Mối quan hệ ý nghĩa của vănbản do tác giả tổ chức và xây dựng.
+ Ý đồ, mục đích?
+ Thấy được tư tưởng của tác giảgửi gắm trong tác phẩm.
+ Giá trị đặc sắc của các yếu tốnghệ thuật.
+ Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúcvăn bản.
+ Thể lọai của văn bản?Hìnhtượng nghệ thuật?
II, Phong cách chức năng ngôn ngữ:
Yêu cầu: - Nắm được có bao nhiêu loại?
- Khái niệm.
- Đặc trưng.
- Cách nhận biết.
1.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinhhoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàncảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ,tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
- Đặc trưng:
+ Giaotiếp mang tư cách cá nhân.
+ Nhằm trao đổi tưtưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp.
- Nhận biết:
+ Gồmcác dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ.
+ Ngônngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.
2 . Phong cách ngôn ngữ khoa học:
- Kháiniệm : Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoahọc.
+ Làphong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
-Đặc trưng
+ Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của nhữngngười làm khoa học.
+ Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa họcgiáo khoa; Khoa học phổ cập.
+ Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở cácphương tiện ngôn ngữ như từ ngữ,câu, đọan văn,văn bản).
a/ Tính khái quát, trừu tượng.
b/ Tính lítrí, lô gíc.
c/ Tínhkhách quan, phi cá thể.
3 .Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Kháiniệm:
+ Là loại phong cách ngôn ngữđược dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật,thơ, kich).
- Đặc trưng:
+ Tính thẩm mĩ.
+ Tínhđa nghĩa.
+ Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả.
4 .Phong cách ngôn ngữ chính luận:
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ đượcdùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ vớinhững vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chínhtrị, xã hội.
- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáodục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.
- Đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõràng, không mơ hồ, úp mở.
Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câunhiều ý.
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ýnhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôicuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình vàsáng tạo của người viết.
(Lấydẫn chứng trong “Về luân lý xã hội ở nướcta”Và “Xin lập khoa luật” )
5 .Phong cách ngôn ngữ hành chính:
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vựchành chính.
- Là giao tiếp giữa nhà nướcvới nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan,giữa nước này và nước khác.
- Đặc trưng: Phongcách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:
+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờhành chính thông thường.
VD:Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…
+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõtrong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới,của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
6 .Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn):
- Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thongbáo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dưluận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
+ Là phong cách được dùngtrong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấncó nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).
Một số thể loại văn bản báo chí:
+ Bản tin: Cungcấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm-Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.
+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tườngthuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầyđủ, sinh động, hấp dẫn.
+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắcthái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc.
II, Phương thức biểu đạt:
Yêucầu: - Nắm được có bao nhiêu phương thức biểu đạt(6).
- Nắm được: + Khái niệm.
+ Đặc trưng của từngphương thức biểu đạt.
Tựsự (kể chuyện, tường thuật):
-Khái niệm: Tự sự là kể lại,thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc nàyđẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
- Đặctrưng:
+ Cócốt truyện.
+ Cónhân vật tự sự, sự việc.
+ Rõ tư tưởng, chủ đề.
+ Cóngôi kể thích hợp.
2. Miêu tả.
- Miêutả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng,con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngônngữ miêu tả.
* Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thếgiới xung quanh.
* Nghịluận: Là phương thức chủ yếuđược dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ củangười nói, người viết.
*Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu,giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc , ngườinghe.
-Đặc trưng:
a. Các luận điểm đưa đúng đắn, rõ ràng, phù hợpvới đề tài bàn luận.
b. Lý lẽvà dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận điểm .
c. Các phương pháp thuyết minh :
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ , dùng con số.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân loại ,phân tích.
3. Hànhchính – công vụ: Văn bảnthuộc phong cách hành chính công vụ là văn bản điều hành xã hội, có chức năngxã hội. Xã hội được điều hành bằng luật pháp, văn bản hành chính.
- Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệgiữa các tổ chức nhà nước với nhau, giữa các cá nhân với nhau trong khuôn khổhiến pháp và các bộ luật văn bản pháp lý dưới luật từ trung ương tới địaphương.
IIIPhương thức trần thuật:
- Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp)
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình.
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu minh, nhưng điểmnhìn và lời kể lại theo giọnh điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trựctiếp)
IV.Phép liên kết : Thế - Lặp –Nối- Liên tưởng – Tương phản – Tỉnh lược…
V. Nhậndiện những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của những biện phápnghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản.
Giáo viên cần giúp HS ônlại kiến thức về các biện pháp tu từ từvựng và các biện pháp nghệ thuật khác:
- So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ; Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Nói giảm- nóitránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương phản- đối lập; Phép liệt kê; Phép điệp cấutrúc; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy…
- Có kĩ năng nhận diện các biện pháp tu từđược sử dụng trong 1 văn bản thơ hoặc văn xuôi và phân tích tốt giá trị củaviệc sử dụng phép tu từ ấy trong văn bản.
VI.Các hình thức lập luận của đọan văn: Diễn dịch; Song hành;Quinạp…
VII. Các thể thơ:
Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; Songthất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ ngôn, Thơ 8 chữ…
Phần 2: Luyện tập thực hành
I. Gợi ý về 1 số các tác phẩm trong chươngtrình lớp 11: GV Gợi ý ôn tập theo hệ thốngcâu hỏi sau:
1.“Xinlập khoa luật” (Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ):
- Bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ có nộidung gì?
- Nội dung đó được thể hiện như hế nào?
- Thái độ của người viết về vấn đề đó?
- Đặt trong hoàn cảnh xã hội, bản điều trầnđó nhằm mục đích gì?
2. “Về luân lý xã hội ở nước ta”(Trích Đạođức và luân lý Đông Tây- Phan Châu Trinh )
- Bài diễn thuyết của Phan Châu Trinh có nội dung gì?
- Nội dung đó được thể hiện như thế nào?
- Thái độ của người viết về vấnđề đó?
- Đặt trong hoàn cảnh xã hội, bài diễn thuyết của tác giả nhằm mục đíchgì?
3. Trong đọan văn :
“Tiếng nói là người bảo vệ qúi báu nhất nềnđộc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộcbị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sứclàm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các họcthuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đè thời gian. Bất cứ ngườiAn Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hivọnh giải phóng giống nòi….Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do củamình…”
( Trích “Tiếng mẹ đẻ- Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ”- Nguyễn An Ninh )
a/ Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai?
b/ Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì?
c/ Đoạn trích được diễn đạt theo phương thức nào?
d/ Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
4. Đoạn trích:
“Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọngcanh, một cảnh tương xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chậthẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián.
Trong một không khí khói tỏa như đámcháy nhà, ánh sang đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên bà ái đầu người đangchăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làmhọ dụi mắt lia lịa.
Một người tù, cổ đeo gong, chân vướngxiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trằng tinh căng trên mảnh ván. Người tùviết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánhdấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưngchậu mực…”.
a/ Đoạn văn trích trong tácphẩm nào? Của ai? Mô tả cảnh tượng gì?
b/ Cảnh tượng có hàm chứanhiều yếu tố tương phản? Đó là yếu tố gì?
c/ Đoạn văn được trình bàytheo phương thức nào?
I. Gợi ýmột số tác phẩm trong chương trình văn học lớp 12:
1. “Tuyênngôn độc lập” – Hồ Chí Minh
a/ Hoàn cảnh ra đời? Mục đích sáng tác?
b/ Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
2. Chođoạn văn:
“Thuyềntôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không mộtbóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốnbúp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ song hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồnnhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa”.
a/ Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
b/ Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
c/ Xác định phương thức biểu đạt?
3. Trong“Đàn ghi ta của Lorca” của ThanhThảo:
a/ Việc những chữ đầu các câu thơ không viếthoa có dụng ý nghệ thuật gì?
b/ Tìm và phân tích ý nghĩa biểu đạt của haihình tượng cây đàn và Lorca?
c/ Thủ pháp nghệ thuật chính để khắc họa haihình tượng cây đàn và Lorca?
III/Luyện tập phần đọc hiểu với các văn bản ngoài sách giáo khoa:
*Ngữliệu được dùng có thể là một bài thơ, một trích đoạn bài báo hoặc một lờinói, lời nhận xét của tác giả nào đó về một sự việc, sự kiện.
*Cáchthức ra đề:
- Sẽ cố tình viết sai chính tả, sai cấu trúcngữ pháp và yêu cầu học sinh sửa lại cho đúng.
- Xác định hình thức ngônngữ biểu đạt, phương thức liên kết trong ngữ liệu.
- Ý nghĩa của một chữ, mộthình ảnh nào đó trong ngữ liệu đưa ra?
- Nêu ý nghĩa nhan đề? (Hoặchãy đặt tên cho đoạn trích).
- Nhận xét mối quan hệ giữacác câu? Từ mối quan hệ ấy chỉ ra nội dung của đoạn?
- Từ một hoặc hai câu nào đótrong ngữ liệu, yêu cầu viết 200 từ xung quanh nội dung ấy?
- Nêu nội dung của văn bản?Nội dung ấy chia thành mấy ý?
- Nếu là thơ:
+Xác định thể thơ, cách gieo vần?
+Biện pháp nghệ thuật được sử dụng? Giá trị biểu đạt của biện pháp nghệ thuậtấy?
+Cảm nhận về nhân vật trữ tình?
+Hiểu như thế nào về một câu thơ trong văn bản?
- Nếu là văn xuôi:
+ Đưa ra nhiều nhan đề khác nhau, yêu cầu họcsinh chọn một nhan đề và nêu ý nghĩa?
+ Chỉ ra các phépliên kết? Biện pháp nghệ thuật để biểu đạt nội dung?
*Mộtsố ví dụ
1. Trongbài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước phiên thảo luận cấp cao củaĐại Hội đồng LHQ khóa 68 có đoạn:
“Thưa quý vị! Đã phải trải quanhững cuộc chiến tranh ngoại xâm tàn bạo và đói nghèo cùng cực nên khát vọnghòa bình và thịnh vượng của Việt Nam chúng tôi càng cháy bỏng. Chúngtôi luôn nỗ lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hànhtinh của chúng ta. Việt Namđã sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Chúng tôi sẵn lòngđóng góp nguồn lực, dù còn nhỏ bé, như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã giúpchúng tôi giành và giữ độc lập, thống nhất đất nước, thoát khỏi đói nghèo. ViệtNam đã và sẽ mãi mãi là một đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm củacộng đồng quốc tế…”.
a/ Xác định phong cách ngôn ngữchức năng của đoạn văn?
b/ Phươngthức liên kết?
c/ Hãy đặttiêu đề cho đoạn văn?
2. Trong đoạn văn:
“Dânta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưađến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kếtthành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khókhăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
(Hồ Chí Minh – “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”)
a/ Nội dung của đoạn văn?
b/ Phương thức trình bày? Phong cách ngôn ngữchức năng được sử dụng trong đoạn?
c/ Thái độ, quan điểm chính trị của Bác?
3. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Chứng kiến sự ra đi của Đại tướngVõ Nguyên Giáp, chứng kiến những dòng chảy yêu thương của dân tộc giành cho Đạitướng, rất nhiều người bày tỏ sự xúc động sâu sắc. Thượng tá Dương Việt Dũngchia sẻ: “Sự ra đi của Đại tướng là một mất mát lớn lao đối với gia đình vànhân dân cả nước. Nhưng qua đây, tôi cũng thấy mừng là những người đến viếngĐại tướng không chỉ có những cựu chiến binh mà rất đông thế hệ trẻ, có không ítnhững em còn rất nhỏ cũng được gia đình đưa đi viếng… Có nhiều cụ già yếu cũngđến, cả những người đi xe lăn cũng đã đến trong sự thành kính. Chưa khi nào tôithấy người ta thân ái với nhau như vậy.”.
(Theo Dân trí)
a/ Văn bản trên được viết theo phong cáchngôn ngữ nào?
b/ Nội dung của văn bản trên? Hãy đặt tên chovăn bản?
c/ Viết bài nghị luận xã hội về bản tin trên(không quá 600 từ).
Phần3: Một số đề mẫu và hướng dẫn cách giải:
I/Đề 1: Đọc đoạn văn và trả lời cho câu hỏi ở dưới:
“Tnú không cứu sống được vợ, đượccon. Tối đó, Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh mộtcây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớkhông, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì bị chúng nó bắt,mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tauđứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảyra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vàorừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúngnó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy. Sau nàytau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng,mình phải cầm giáo!...”.
1/ Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai?
(Trích trong “Rừng xà nu” – Nguyễn TrungThành).
2/ Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn?
(Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn là phongcách ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ)).
3/ Câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” có ý nghĩa gì?
(Câunói của cụ Mết – già làng – là câu nói được đúc rút từ cuộc đời bi tráng củaTnú và từ thực tế đấu tranh của đồng bào Xô Man nói riêng và dân tộc Tây Nguyênnói chung: giặc đã dùng vũ khí để đàn áp nhân dân ta thì ta phải dùng vũ khí đểđáp trả lại chúng.
- Thực tế, khi chưa cầm vũ khí đánh giặc,dân làng Xô Man chịu nhiều mất mát: anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị chặtđầu, mẹ con Mai bị giết bằng trận mưa roi sắt, Tnú bị đốt cụt mười đầu ngóntay… Vì vậy con đường cầm vũ khí đánh trả kẻ thù là tất yếu.).
II/ Đề 2: Cho đoạn thơ:
“Chỉ cóthuyền mới hiểu
Biểnmênh mông nhường nào
Chỉcó biển mới biết
Thuyềnđi đâu, về đâu
Nhữngngày không gặp nhau
Biểnbạc đầu thương nhớ
Nhữngngày không gặp nhau
Lòngthuyền đau – rạn vỡ”.
(Xuân Quỳnh – “Thuyền và biển”)
1/ Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Thể thơđó có tác dụng ra sao trong việc diễn đạt nội dung đoạn thơ?
(- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ ngũngôn.
- Tác dụng: diễn đạt rất nhịp nhàng âm điệucủa song biển cũng như sóng long của người đang yêu.)
2/Nội dung của hai đoạn thơ trên là gi?
(Tìnhyêu giữa thuyền và biển cùng những cung bậc trong tình yêu).
3/Nêu biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng? Tác dung?
( -Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng nhiều nhất là ẩn dụ: Thuyền – Biểntượng trưng cho tình yêu của chàng trai và cô gái. Tình yêu ấy nhiều cung bậc,khi thương nhớ mênh mông, cồn cào da diết, bâng khuâng…
- Biệnpháp nghệ thuật nữa được sử dụng là nhân hóa. Biện pháp này gắn cho những vậtvô tri những trạng thái cảm xúc giúp người đọc hình dung rõ hơn tâm trạng củađôi lứa khi yêu.).
III/ Đề 3: Đọc kĩ bài thơ sau và trảlời các câu hỏi ở dưới:
Trăngnở nụ cười
ĐâuThị Nở, đâu Chí Phèo
Đâulàng Vũ Đại đói nghèo NamCao
Vẫnvườn chuối gió lao xao
SôngChâu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền
Ảngớ ngẩn
Gãkhùng điên
Khitình yêu đến bỗng nhiên thành người
Vườnsông trăng nở nụ cười
Phútgiây tan chảy vàng mười trong nhau
Giữađời vàng lẫn với thau
Lòngtin còn chút về sau để dành
Tìnhyêu nên vị cháo hành
Đờichung bát vỡ thơm lành lứa đôi.
(Lê Đình Cánh)
1/Xác định thể thơ? Cách gieo vần?
(Thểthơ lục bát; vần chân và vần lưng).
2/Bài thơ giúp em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổthông?
(Đoạnthơ giúp liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao).
3/Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiênthành người” có ý nghĩa gì? Liên hệ với nhân vật chính trong tác phẩm mà emvừa liên hệ ở câu 2.
(Câu thơ cho thấy tình yêu có sứcmạnh cảm hóa con người và làm cho con người trở nên thực sự trở nên người hơn.Trong tương quan với “Chí Phèo” của Nam Cao, câu thơ của Lê Đình Cánhcho thấy sức mạnh tình yêu với biểu tượng bát cháo hành mà Thị Nở dành cho Chíđã khiến phần Người ngủ quên tronng hắn bao lâu nay thức sự thức tỉnh. Chíkhông còn là một con quỷ dữ mà đã khao khát quay về làm người lương thiện nhờcảm nhận được hương vị của tình yêu).
4/Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuậtđặc sẳc trong một tác phẩm của Nam Cao. Hãy nêu ý nghĩa của hai câu thơ này vớichi tiết nghệ thuật ấy?
(“Bátcháo hành” là chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà vănNamCao với các lớp nghĩa:
- Nghĩa cụ thể: Một cách chữa cảm, giải độc trong dângian.
- Nghĩa liên tưởng: Biểu hiện của sựyêu thương, chăm sóc ân cần; Biểu hiện của tình người; Một ẩn dụ về tình yêuthương đưa Chí Phèo từ quỷ dữ trở về với xã hội lương thiện, chứng minh chochân lí: “Chỉ có tình thương mới có thể cứu rỗi cho những linh hồn khổ hạnh.”).
Một số bài tập và gợi ý thamkhảo.
I/Văn bản được học trong chương trình (Có thể sẽ ít gặp trong kì thi THPT quốc gia năm2015)
Bài 1: Đọcvăn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lămnăm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn câynhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồnbước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Trích“Việt Bắc” – Tố Hữu)
1. Văn bản trên được được tổchức theo hình thức nào?
2. Vản bản nói về nội dung gì?
3.Nội dung đó được thể hiện thông qua việcsử dụng từ ngữ, kiểu câu như thế nào?
4.Văn bản đã sử dụng thành công các biệnpháp tu từ cơ bản nào? Nêu tác dụng cụ thể của các phép tu từ trên
5.Hãy đặt tiêu đề cho văn bản trên.
Gợi ý:
- Văn bản trên được tổ chức theo hình thức đối đáp giữa người đivà kẻ ở.
- Nội dung nói về sự băn khoăn, lưu luyến, bịn rịn của conngười trong buổi chia tay.
- Sựbăn khoăn, lưu luyến, bịn rịn ấy được thể hiện rất rõ thông qua việc sử dụngcác từ láy bộc lộ tâm trạng con người như: bângkhuâng, bồn chồn và việc sử dụng các câu hỏi tu từ với từ (Mình về mình có nhớ ta, mình về mình có nhớkhông). Hỏi nhưng không chỉ đề hỏi mà còn là để gợi nhắc những kỉ niệm gắn bó.
- Văn bản đã sử dụng thành công phép tu từ hoán dụ và im lặng
+ Hoán dụ: Áo chàm được dùng đểchỉ người đưa tiễn. Qua hình ảnh này ta hiểu được tính chất của cuộc chia tay.Đó là cuộc chia tay lớn, cuộc chia tay lịch sử. Trong cuộc chia tay này, khôngphải chỉ có một người, hai người đưa tiễn mà là cả Việt Bắc bao gồm nhân dânsáu tỉnh Cao – Bắc – Lạng; Hà – Tuyên – Thái và cả thiên nhiên, núi rừng ViệtBắc tiễn đưa người đi, cán bộ kháng chiến.
+ Phép tu từ im lặng (dấu chấm lửng) ở cuối câu có (Khoảng lặng cảm xúc) tácdụng diễn tả phút ngừng lặng, trùng xuống của một cuộc chia tay đầy xúc động, bângkhuâng, tay trong tay mà không nói lên lời. Khaongr lặng cảm xúc gọi cảm hứng,gợi cảm xúc đánh thức tâm hồn con người.
- Tên văn bản: Cuộc chia tay lịch sử, cảnh chia tay.
Bài 2: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanhmàu lá dữ oai hùm
Mắt trừnggửi mộng qua biên giới
Đêm mơ HàNội dáng kiều thơm
Rải rácbiên cương mồ viễn xứ
Chiếntrường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mãgầm lên khúc độc hành
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng)
1. Văn bản trên được viết theothể thơ gì?
2. Nêu nội dung cơ bản của vănbản
3. Văn bản có sử dụng rất nhiềutừ Hán Việt, anh/ chị hãy liệt kê những từ ngữ đó và nêu tác dụng của chúng.
4. Chỉ ra phép tu từ nói giảmđược sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của phép tu từ đó.
Gợi ý:
- Văn bản trên được viết theo thể thơ thất ngôn.
- Vănbản tập trung khắc họa chân dung người chiến binh Tây Tiến (ngoại hình, tâmhồn, lí tưởng, sự hi sinh)
- Nhữngtừ Hán Việt được sử dụng là: đoàn binh, biên giới, chiến trường, biên cương,viễn xứ, áo bào, độc hành. Việc sừ dụng những từ Hán Việt ở đây đã tạo ra sắcthái trang trọng, mang ý nghĩa khái quát, làm tôn thêm vẻ đẹp của người línhTây Tiến, góp phần tạo ra vẻ đẹp hào hùng cho hình tượng.
- Phéptu từ nói giảm dược thể hiện trong câu thơ: “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Cụm từ “về đất” được thay thế cho sự chết chóc, hi sinh. Phép tu từ này có tác dụng làm giảm sắc tháibi thương cho cái chết của người lính Tây Tiến. Người lính Tây Tiến ngã xuốngthật thanh thản, nhẹ nhàng. Đó là cuộc trở về với đất mẹ và đất mẹ đã dang rộngvòng tay đón những đứa con yêu vào lòng.
Bài 3: Đọc và trả lời các câu sau
Đất Nước (Nguyễn Đình Thi)
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
1. Nêu nội dung đoạn thơ? Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
2. Trong ba dòng thơ “Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cườithiết tha”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng củabiện pháp tu từ đó.
3. Đoạn thơ từ câu “Trờixanh đây là của chúng ta” đến câu “Nhữngbuổi ngày xưa vọng nói về” có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Hãy nêu tácdụng của biện pháp tu từ điệp ngữ đó.
4. Cả đoạn thơ cho ở đề bàitập trung miêu tả hình ảnh gì? Hình ảnh đó hiện ra như thế nào ?
5. Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được qua đoạnthơ trên.
6. Chữ “khuất” trongcâu thơ “Nước chúng ta, nước những ngườichưa bao giờ khuất” có ý nghĩa gì ?
Gợi ý:
1. Thể hiện niềm vui sướng hân hoan khi mùa thu cách mạng tháng8/1945 thành công Việt Bắc cái nôi của CM Việt nam được giải phóng .Thể thơ tựdo
2. Biện pháp tu từ nhân hóa. Tác dụng: miêu tả sinh động, chânthực hình ảnh đất trời vào thu: sắc trời mùa thu trong xanh, gió thu lay độngcành lá khiến lá cây xào xạc như tiếng reo vui, tiếng nói cười. Đó là một hìnhảnh đất nước mới mẻ, tinh khôi, rộn rã sau ngày giải phóng.
3. Tác dụngcủa phép tu từ điệp ngữ: cụm từ “củachúng ta”, “chúng ta” được nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ nhằmkhẳng định, nhấn mạnh quyền làm chủ đất nước của dân tộc ta.
4. Cả đoạn thơ tập trung miêu tả hình ảnh đất nước. Qua đoạnthơ, hình ảnh đất nước hiện ra sinh động, chân thực, gần gũi. Đó là một đấtnước tươi đẹp, rộng lớn, màu mỡ, phì nhiêu, tràn đầy sức sống.
5. Cảm xúc của nhà thơ: yêu mến, tự hào về đất nước .
6. -Chữ “khuất” trong câu thơ “Nướcchúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” trước hết được hiểu với ýnghĩa là mất đi, là khuất lấp. Với ý nghĩa như vậy, câu thơ ngợi ca những ngườiđã ngã xuống dâng hiến cuộc đời cho đất nước sẽ ngàn năm vẫn sống mãi với quêhương. Chữ “khuất” còn được hiểu là bất khuất, kiên cường. Với ý nghĩa này, câuthơ thể hiện thái độ tự hào về dân tộc. Dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường, chưa baogiờ khuất phục trước kẻ thù.
Câu 4: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Tronghoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách dịu dàng vàlòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là mộtthanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.
(Trích “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)
1. Văn bản trên nói về điều gì?
2. Vản đã sử dụng thành côngbiện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
Gợi ý:
- Văn bản trên nói về vẻ đẹp phẩm chất, tính cách và tâm hồn của nhân vậtquản ngục
- Văn bản đã sử dụng thành công thủ pháptu từ so sánh: tính cách dịu dàng, lòng biết giá người, biết trọng người ngaycủa viên quản ngục được ví như một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bảnđàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Hình ảnh so sánh này có ý nghĩa gợi dậy ởngười đọc sự hình dung khái quát nhất về hoàn cảnh và phẩm chất của nhân vậtquản ngục. Đây là hình ảnh súc tích, tạo ra sự đối lập sắc nét giữa trong vàđục, thuần khiết và ô trọc, cao quý và thấp hèn, giữa cá thể nhỏ bé, mong manhvới thế giới hỗn tạp, xô bồ. Nó là một hình ảnh so sánh hoa mĩ, đắt giá, gây ấntượng mạnh, thể hiện sự khái quát nghệ thuật sắc sảo, tinh tế, có ý nghĩa làmnổi bật vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.
Câu 5: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới
Hắnvừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời cócủa riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưngchẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đạiai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thếnày thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào khôngchửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không?Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắnkhổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chếtmẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nàođã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng khôngai biết…
(Trích “Chí Phèo” – NamCao).
1. Văn bản trên nói về điều gì?
2. Tác giả đã sử dụng nhữngkiểu câu nào?
3. Trong văn bản trên, Chí Phèođã chửi những ai? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì?
4. Đặt tiêu đề cho văn bảntrên.
Gợi ý:
- Văn bản trên nói về tiếng chửi của Chí Phèo, một thằng sayrượu.
- Tácgiả đã sừ dụng rất nhiều kiểu câu khác nhau: Câu trần thuật (câu kể, câu miêutả), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm thán.
- ChíPhèo chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhauvới hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn. Tiếng chửi của Chí Phèo đã tạora một màn ra mắt độc đáo cho nhân vật, gợi sự chú ý đặc biệt của người đọc về nhânvật. Tiếng chửi ấy vừa gợi ra một con người tha hóa đến độ lại vừa hé lộ bikịch lớn nhất trong cuộc đời nhân vật này. Chí dường như đã bị đẩy ra khỏi xãhội loài người. Không ai thèm quan tâm, không ai thèm ra điều. Chí khao khátđược giao hòa với đồng loại, dù là bằng cách tồi tệ nhất là mong được ai đóchửi vào mặt mình, nhưng cũng không được.
Đọc –hiểu văn bản ngoài chương trình
Câu 1: Đọc bài ca dao sau và thựchiện yêu cầu nêu ở dưới
Thươngthay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấyphải nằm nhả tơ.
Thươngthay con kiến li ti
Kiếm ăn được mấyphải đi tìm mồi.
Thươngthay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánhbiết ngày nào thôi.
Thươngthay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máucó người nào nghe.
1. Bài ca dao có những hình ảnh gì? Đượckhắc họa như thế nào? Có những đặc điểm gì chung.
2.Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu ý tác dụng củaviệc sử dụng phép tu từ đó.
3. Chủ đề của bài ca dao là gì?
4. Anh, chị hãy đặt nhan đề chobài ca dao trên.
Gợi ý:
- Bàica dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnhnày được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ; kiến – thamồi, chim hạc – bay, quốc kêu…). Những hình ảnh con vật này đều có chung nhữngđặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.
- Tácgiả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lạicấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàngngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hìnhảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về nhữngngười dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vàonỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫncủa người lao động nghèo trong xã hội cũ.
- Chủ đề của bài ca dao: Nỗi thống khổ, thân phận của người nông dântrong xã hội cũ.
- Nhan đề: ca dao than thân, khúc hát than thân.
Câu 2: Đọc đoạn thơ và thực hiệnnhững yêu cầu sau:
“…Chỉcó thuyền mới hiểu
Biểnmênh mông nhường nào
Chỉcó biển mới biết
Thuyềnđi đâu, về đâu
Nhữngngày không gặp nhau
Biểnbạc đầu thương nhớ
Nhữngngày không gặp nhau
Lòngthuyền đau - rạn vỡ
Nếutừ giã thuyền rồi
Biểnchỉ còn sóng gió
Nếuphải cách xa anh
Emchỉ còn bão tố!”…
1.Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
2.Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ?
3.Trong đoạn thơ hình ảnh thuyền và biển được sử dụng là nghệthuật gì ? Có ý nghĩa như thế nào?
4. Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
5. Hình ảnh biển bạc đầu trong câuthơ “Biểnbạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì?
6. Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụngtrong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tác dụng của biện pháp đó?
Gợi ý:
1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Thể thơ 5 chữ.
2. Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạnthơ?
Đoạn thơ với hình tượng thuyền và biển gợi lên mộttình yêu tràn trề, mênh mông với nỗi nhớda diết nhưng cũng đầy lo âu, khắc khoải của cái tôi thi sĩ đầy cảm xúc.
3. Trong đoạn thơ hình ảnh thuyềnvà biểnđược sử dụng là nghệ thuật gì ? Có ý nghĩa như thế nào?
Bằng nghệ thuật ẩn dụ mượn hình tượng thuyền và biển thể hiệntình cảm của đôi lứa yêu nhau- thuyền (người con trai) biển (người con gái)-> Nổi bật một tình yêu ngọt ngào, da diết, mãnh liệt nhưng sâu sắc và đầynữ tính.
4. Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
Thuyền vàbiển/ nỗi nhớ / …
5. Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩagì?
Cách nói hình tượng, Tg đã diễntả nỗi nhớ thiết tha, nỗi nhớ được dựng lên bởi một thời gian bất thường và cụthể hóa được nỗi nhớ thương: biển bạc đầu vì thương nhớ, biểnthương nhớ cho đến nỗi bạc cả đầu, biển đã bạc đầu mà vẫn còn thương còn nhớnhư thuở đôi mươi.
6.Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tácdụng của biện pháp đó ?
Biện pháp lặp cú pháp “Những ngày không gặp nhau/ Biển chỉ còn sónggió -
Em chỉ còn bão tố!”… -> Khẳng định sự thủy chung trong nỗinhớ qua thời gian.
Câu 3: Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu nêu ở dưới.
ẾCH NGỒIĐÁY GIẾNG
Có con ếch sốnglâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bénhỏ. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các convật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời bé bằng cái vung và nó thì oai nhưmột vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch rangoài. Quen thói cũ… nó nhâng nháo đưa mắt lên nhìn bầu trời chả thèm để ý đếnxung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
1. Văn bản trên thuộc loạitruyện gì?
2. Khi sống dưới giếng ếch nhưthế nào? Khi lên bờ ếch như thế nào?
3. Ếch là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng choai? Bầu trời và giếng tượng trưng cho điều gì?
4.Câu chuyện trên để lại cho anh, chị bài học gì?
Gợi ý:
- Văn bản trên thuộc loại truyện ngụ ngôn.
- Khi sống dưới giếng ếch thấy trời chỉ là cái vung con mình là chúa tể.Khi lên bờ ếch nhâng nháo nhìn trời và bị trâu dẫm bẹp
- Ếch tượng trưng cho con người. Giếng, bầu trời tượng trưng cho môitrường sống và sự hiểu biết của con người.
- Câuchuyện trên để lại cho ta bài học về tính tự cao, tự đại và giá trị của sự hiểubiết. Tự cao tự đại có thể làm hại bản thân. Sự hiểu biết của con người là hữuhạn, vì vậy điều quan trọng nhất trong cuộc sống là phải luôn làm một học trò.Biết thường xuyên học hỏi và khiêm nhường.
Câu 4: Đọc văn bản sau và trả lờicác câu hỏi ở dưới:
Chị Phan Ngọc Thanh (người Việt) cùng chồnglà Juae Geun (54 tuổi) đã làm nhân viên lau chùi trong khu chung cư được 5 năm.Họ có 2 con: con trai lớn 6 tuổi, bé gái 5 tuổi. Ước mơ đổi đời đã đưa họ lênchuyến phà tới Jeju. Phà SeWol gặp nạn và gia đình chị chỉ có một chiếc áo phaoduy nhất. Trong khoảnh khắc đối mặt giữasự sống và cái chết họ quyết định mặc chiếc áo phao duy nhất cho cô con gái nhỏvà đẩy bé ra khỏi phà. Bé được cứu sống nhưng hiện nay những nhân viên cứu hộvẫn chưa tìm thấy người thân của bé.
(Web. Pháp luật đời sống. Ngày 16/4/2014)
1.V¨n b¶n trªn thuéc phong c¸ch ng«n ng÷ nµo?
2.Néi dung cña v¨n b¶n?
3.Suy nghÜ vÒ h×nh ¶nh c¸i phao trong v¨n b¶n ?
Gợi ý:
1.V¨n b¶n trªnthuéc phong c¸ch ng«n ng÷ b¸o chÝ.
2. V¨n b¶n trªn nãi vÒ
- Hoµn c¶nh gia ®×nh chÞ Thanh.
- Lý do gia ®×nh chÞ lªnchuyÕn phµ.
- ViÖc ch×m phµ Sewol(H.Quèc)
- ChiÕc ¸o phao duy nhÊtcøu sèng em bÐ cña gia ®×nh.
3. Có thể có nhiều suy nghĩ khác nhau:
-Ao phao trao sùsèng.
- Áo phao biÓu tưîng cña t×nh yªu gia ®×nh.
- Trước sù sèng cßn, t×nh yªu thư¬ng ®· bõng s¸ng.
Câu5: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
" Chưa bao giờcô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậmhực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết(kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâmsự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạnghuống thở than của một cảnh ngộ tri âm...Nó là niềm vang dội quằn quại củanhững tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơngió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuốithu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏcành....Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạnkhốn đốn của chỉ tơ con phím"
( Trích từ Chùa đàn - NguyễnTuân)
1. Hãy nêu chủ đề của đoạn trích? Thử đặtnhan đề đoạn trích?
2. Trong đoạn văn có rất nhiều câu bắt đầubằng từ "Nó" được lặp lạinhiều lần. Biện pháp tu từ được sử dụng là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
3. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trongcâu văn: "Tiếng đàn hậm hực, chừngnhư không thoát hết được vào không gian" ? Tác dụng của biện pháp tutừ ấy?
4. Từ "Nó" được sử dụng trong các câu ở đoạn văn trích trên là ám chỉai, cái gì? Biện pháp tu từ gì được nhà văn sử dụng trong việc nhắc lại từ"Nó"?
5. Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân sử dụng rấtnhiều tính từ chỉ tính chất. Anh/ chị hãy thống kê 5 từ láy chỉ tính chất.
Gợi ý:
1. - Chủ đề: Những sắc thái ngậm ngùi nỗi đaucủa tiếng đàn.
- Nhan đề: Cung bậc tiếng đàn .
2. - Biện pháp tu từ: Lặp cấu trúc (Điệp cấutrúc)
- Phép liên kết thế: Đại từ "nó"ở câu 3 thế "tiếng đàn" ở 2câu trước đó.
3. - Biệnpháp tu từ: cách nhân hóa
- Tác dụng: nhằm thể hiện âm thanh tiếngđàn như tiếng lòng của một cá thể có tâm trạng, nỗi niềm đau khổ...
4. - Từ "Nó" ám chỉ tiếng đàn
- Biện pháp tu từ: điệp từ
5. Chọn đúng 5 từ láy chỉ tính chất, trạngthái (mỗi từ chỉ được = 0,1đ; 3 - 4 từ: 0,25đ). Chỉ cho điểm 0,5 khi đảm bảochọn đủ 5 từ.
Câu 6: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
TạiThế vận hội đặc biệt dành cho những người tàn tật có chín vận động viên đều bịtổn thương về mặt thể chất và tinh thần, cùng tập trung về vạch xuất phát để dựcuộc thi 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao về vạch với quyết tâm giànhchiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bậtkhóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ, ngoái lại nhìn. Rồi họ quaytrở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị chứng dow dịu dàng cúi xuốnghôn cậu bé:
- Như thế này em sẽ thấy tốt hơn.
Rồi tất cả chín người họ khoác tay nhausánh vai về đích. Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoanhô không dứt.
Câu chuyện này đã lan truyềnqua mỗi kì Thế vận hội về sau”.
1. Khi cậu bé ngã, bật khóc có mấy vận độngviên quay trở lại?
2. Từ câu chuyện trên hãy viết 3 bình luận về chiến thắng.
Sao mà dài dữ vậy?