Đóng vai người ngư dân, hãy thuyết minh về cách đánh bắt thủy hải sản.
Vì sao việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng?
A. mang lại hiệu quả cao về KTXH, bảo vệ tài nguyên sinh vật ven bờ.
B. khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo, vùng biển và thềm lục địa xung quanh.
C. tăng sản lượng đánh bắt, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế địa phương.
D. giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động.
Đáp án: B
Giải thích: Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng vì khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo, vùng biển và thềm lục địa xung quanh.
Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thế nào về an ninh quốc phòng ?
- Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo và vùng biển, thềm lục địa xung quanh.
- Góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển nước ta.
đóng vai ngư dân thuyết trình về vấn đề tài nguyên và môi trường biển và đưa ra cách giải quyết? giúp mình với
Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Có rất nhiều hội nghị tầm cỡ toàn cầu hoặc khu vực đã được tể chức để bàn bạc và tìm ra hướng giải quyết nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay. Trong mấy năm gần đây, những thiên tai ghê gớm, khủng khiếp như động đất, sóng thần, cháy rừng, lũ lụt... xảy ra liên miên, chứng tỏ bà mẹ thiên nhiên đang nổi giận và trừng phạt loài người vì những hành vi cố tình xâm phạm và phá vỡ quy luật cân bằng sinh thái.
Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Có thể lấy hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề này.
Điều đáng buồn là hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn những chỗ khác thì mặc kệ. Cho nên rác rưởi, đồ phế thải, xác súc vật chết... cứ "vô tư" ném toẹt ra đường vì đã có đội vệ sinh dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận. Nhiều người nghĩ sai, làm sai sẽ dẫn đến tình trạng rác rưởi đầy đường, đầy vườn hoa, sông hồ, kênh rạch... gây mất mĩ quan thành phố và vô tình tiếp tay cho các dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm suy yếu sức khỏe của con người.
Nếu có dịp đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chắc du khách sẽ rất ấn tượng về một thành phố của cây xanh, nhưng đồng thời cũng là thành phố của rác. Rác hiện diện khắp nơi: trên đường phố, trên cả những thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và lan tràn cả đến những nơi tôn nghiêm như Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng các ngôi chùa cổ kính. Còn bến tàu, bến xe, công viên... thì không chỗ nào mà không có rác.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, vài năm trở lại đây tình hình có khá hơn. Tệ nạn vứt rác ra đường đã giảm bớt, tuy vậy ở các khu nhà dân ven kênh rạch hoặc gần chợ búa ở ngoại thành thì tình hình ô nhiễm vẫn đáng sợ. Rác chất thải "sống chung" với người hết năm này qua năm khác. Chính quyền thành phố đã phải tốn nhiều công sức, tiền bạc để giải quyết vấn đề nhức nhối này nhưng vẫn chưa thể dứt điểm.
Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi thối... ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Tình trạng này cũng đang được cải thiện bằng cách di dời các nhà máy, xí nghiệp... ra vùng ngoại vi thành phố, xa hẳn khu vực dân cư sinh sống và xây dựng hệ thống lọc nước thải công nghiệp đúng tiêu chuẩn an toàn.
Một vấn đề nhức nhối khác là nạn "lâm tặc" phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng. Chủ trương đóng cửa rừng, giao rừng cho dân quản lí... hầu như rất ít hiệu quả. Nhiều người chỉ nhìn thấy nguồn lợi trước mắt là lâm sản khai thác được từ rừng mà không nhận thức được hậu quả lâu dài. Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi của sự sống, tàn phá chính cuộc sống của mình. Nạn lũ lụt, núi lở, lũ quét, lũ ống hàng năm cướp đỉ sinh mạng của bao người. Đất đai bạc màu, xói mòn... vì không được rừng bảo vệ. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.
Khai thác rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống là cần thiết, nhưng muốn được hưởng lợi ích lâu dài thì chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Bên cạnh việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng để tái tạo môi trường sống cho nhiều loài chim quý, thú quý; trồng rừng để tạo vành đai phòng hộ bảo vệ đất đai, mùa màng...
Bảo vệ rừng đi đôi với việc bảo vệ hệ thống sông ngòi và biển cả. Hiện tượng cố tình biến kênh rạch, sông ngòi thành những cống lộ thiên có sẵn để chuyên chở nước thải công nghiệp cần phải chấm dứt để trả lại vẻ đẹp vốn có và sự sống cho chúng. Hiện tượng dùng chất nổ để khai thác thủy hải sản phải bị nghiêm cấm và trừng phạt vì đó là tội ác hủy diệt thiên nhiên.
Rừng vàng, biển bạc không phải là của kho vô tận, khai thác mãi thì cũng vơi, cũng cạn. Con người nếu không biết bảo vệ thiên nhiên thì cũng có nghĩa là không biết bảo vệ chính mình. Cho nên, việc cần làm trước mắt là chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp.
viết đoạn văn đóng vai người ngư dân kể về công việc đánh cả trên biển qua khổ thơ 4, 5.
Buổi ra khơi là một khúc tráng ca khỏe khoắn, say sưa, bay bổng về vẻ đẹp của lao động và người lao động trước khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng biển Hòn Gai thông qua cái nhìn hứng khởi của ngư dân chúng tôi. Nổi bật lên là hình ảnh cảnh lên đường và cảnh đoàn thuyền đánh cá giữa trời đêm thơ mộng.
Buổi ra khơi hôm đó là một buổi hoàng hôn buông mình trên biển khơi với vẻ đẹp kì vĩ, chất chứa sắc màu Mỹ học. Sự liên kết giữa mặt trời - biển - sóng; then - cửa kết hợp (Mặt trời xuống biển như hòn lửa), đã đặc tả và hòa mình vào sự vận động, tuần hoàn của tự nhiên, vũ trụ. Vũ trụ giống như một ngôi nhà to rộng. Màn đêm buông xuống là cánh cửa khổng lồ, còn những làn sóng nhấp nhô là chiếc then cài cửa một cách cẩn thận, chu đáo.
Trong cảnh thiên nhiên ấy, đoàn thuyền đánh cá bắt đầu xuất phát.
Tầm vóc hiên ngang của người lao động hòa quyện với thiên nhiên, vũ trụ bao la. Cảnh mặt trời tắt nắng không nặng nề, tăm tối đối với chúng tôi mà trở thành một thời điểm thích hợp để thực hiện công việc mang lại nhiều lợi ích. Do đó, đoàn thuyền đánh cá chúng tôi lại ra khơi như một đoàn quân sung sức, tràn đầy khí thế. Sóng gió không làm chúng tôi lo sợ mà trở thành bầu bạn. Những câu hát tràn ngập niềm vui cũng có sức đẩy mạnh mẽ như gió khơi. Cánh buồm - gió khơi - câu hát rất độc đáo, khỏe khoắn, có sức gợi tả cao về khí thế ngày hôm đó. Chính câu hát và gió khơi đã làm giương to cánh buồm khao khát đời giông tố.
Ngày hôm đó, ai trong chúng tôi cũng hừng hực khí thế và tràn đầy cảm xúc.
Những con người “ăn sóng nói gió” thể hiện niềm mơ ước về một chuyến đi biển thành công, mang về nhiều chiến lợi phẩm là cá. Đó là những cảm xúc thẩm mĩ về vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ đến huyền ảo của các loài cá trên biển, giữa ánh trăng và sao. Đó là các hình ảnh: “cá bạc”, “đoàn thoi”, “dệt biển”, “luồng sáng”, “dệt lưới”.Thiên nhiên ngày hôm đó bỗng nhiên trở nên lung linh, kỳ vĩ, làm tôn thêm vẻ đẹp muôn đời của vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng của Việt Nam ta.
Điều thú vị hơn nữa, bạn có thể sẽ rất bất ngờ với cảnh đêm trên biển.
Biển thật khoáng đạt với gió, trăng, mây, với chiều cao (mây cao), chiều rộng (biển bằng) và chiều sâu (dò bụng biển).
Hình ảnh con người lao động hiện lên to cao, ngang tầm với vũ trụ hòa quyện với cảnh sắc lung linh của trời nước, gió mây. Con thuyền đánh cá chúng tôi lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm và lướt với vận tốc phi thường giữa cái vô hạn của trời, biển, giữa mây cao và biển bằng; vậy nên, con thuyền đánh cá không bé nhỏ mà khổng lồ. Lãng mạn hơn, con thuyền đánh cá còn là con thuyền thơ, nô đùa cùng cánh buồm no gió, ánh trăng thần tiên dịu mát. Do đó, công việc đánh cá của chúng tôi cũng ngập tràn chất thơ. Và chúng tôi biết công cuộc đánh cá không đơn giản. Nó chẳng khác nào một trận đánh được thua. Ngư dân như tôi phải “thăm dò bụng biển” trước rồi sau đó “dàn đan thế trận”. Mỗi lần tung ra một mẻ lưới cần đảm bảo trúng luồng cá để khi đoàn thuyền trở về, các khoang thuyền đều nặng oằn, ăm ắp cá tươi ngon.
Các dân tộc ở Bắc Âu nổi tiếng về nghề:
A.Luyện kim màu và khai khoáng.
B. Khai khoáng và đánh bắt thủy sản.
C. Hàng hải và đánh cá.
D. Hàng hải và khai khoáng.
Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, em hãy:
• Kể tên một số sản phẩm chủ yếu và cách đánh bắt hải sản của người dân ở vùng Duyên hải miền Trung.
• Kể tên các loài hải sản được nuôi trồng chủ yếu và các hình thức nuôi hải sản ở vùng Duyên hải miền Trung.
Tham khảo
- Một số sản phẩm đánh bắt chủ yếu là: cá, mực, tôm,…
- Cách đánh bắt hải sản của người dân ở vùng Duyên hải miền Trung:
+ Đánh bắt bằng lưới vây, lưới kéo, cần câu,...
+ Người dân đã đầu tư các tàu lớn để đánh bắt hải sản xa bờ mang lại hiệu quả cao
- Các loài hải sản được nuôi chủ yếu là: tôm sú, tôm hùm, cá, ngao, hàu, bào ngư, ốc hương, cua,...
- Các hình thức nuôi hải sản: nuôi cá lồng bè trên biển, nuôi tôm trên cát, nuôi tôm nước lợ,...
Điều kiện để phát triển ngành thủy sản ở nước ta là: *
10 điểm
Nước ta có đường bờ biển dài, vùng biển rộng không đóng băng.
Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Người dân có kinh nghiệm trong việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
Tất cả đều đúng
Điều kiện để phát triển ngành thủy sản ở nước ta là: *
10 điểm
Nước ta có đường bờ biển dài, vùng biển rộng không đóng băng.
Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Người dân có kinh nghiệm trong việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
Tất cả đều đúng
Khó khăn về tự nhiên đối với ngành đánh bắt thủy hải sản là
A. phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới.
B. hệ thống cảng biển chưa đáp ứng yêu cầu.
C. vùng biển nhiều thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới,…).
D. chế biến thủy sản còn nhiều hạn chế.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/100, địa lí 12 cơ bản.
-Hoạt động ngư nghiệp cho ta những sản phẩm nào? Những sản phẩm này được sử dụng để làm gì?
- Kể tên những món ăn được chế biến từ động vật thủy, hải sản. Em có nhận xét gì về những món ăn này?
- Ngư nghiệp có vai trò , lợi ích như thế nào đối với con người và xã hội?
- Hoạt động ngư nghiệp cho ta những sản phẩm: nước mắm, dầu cá, thịt,...
-Những sản phẩm đó được dùng để làm nguồn dinh dưỡng cho con người
- Những món ăn được chế biến từ động vật thủy, hải sản: cá cơm xào, mực chiên, cá đuối luộc, cá hồng nấu canh,...
- Nhận xét: Những món ăn được chế biến từ dộng vật thủy, hải sản cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho con người.
- Ngư nghiệp có vai trò, lợi ích:
+ Cung cấp các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
+ Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
+ Có giá trị xuất khẩu, đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước.
+ Tạo công ăn, việc làm, thu nhập cho người lao động
mấy cái kia mình giọng tú tự ti nhưng cái những sản phẩm này được sử dụng làm gì thì minh trả lời là
-Làm thực phẩm
-Làm nguyên liệu cho các nghành công nghiệp
-Làm hàng hóa xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ
-hoạt động ngư nghiệp cho ta sản phẩm nc mắm,................
sản phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết\