Các giải pháp để bảo vệ môi trường đất
Thuyết trình về kết quả và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
Gợi ý:
+ Nội dung thuyết trình”
Thực trạng của môi trường tự nhiên;Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường tự nhiên;Kết quả thực hiện các giải pháp, việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường tự nhiên;...Kết quả thực hiện các giải pháp, việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường tự nhiên;...+ Hình thức thể hiện: video, trình chiếu,...
+ Kĩ năng thuyết trình: ngôn ngữ nói kết hợp với ngôn ngữ cơ thể, thuyết phục người nghe,...
Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, phát triển hàng ngày, là không gian để sinh tồn của rất nhiều những loại động vật, thực vật trong tự nhiên. Tuy nhiên, ngày nay do ý thức không tốt của con người mà môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm nặng nề. Sự ô nhiễm này không chỉ gây suy giảm chất lượng môi trường sống mà còn đe dọa đến chính sự sống của con người trên trái đất.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, đời sống xã hội tuy đã được cải thiện rất nhiều. Nhưng song song với nó là những tác hại vô hình nhưng lại để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Đó chính là thực trạng suy giảm môi trường sống, môi trường tự nhiên. Sự phát triển của công nghiệp kéo theo một loạt các mặt trái như: rác thải trong quá trình sản xuất, khói bụi thải ra từ các nhà máy, rồi để phục vụ cho sản xuất, cho phát triển kinh tế mà con người đã khai thác quá mức cho phép các nguồn lực tự nhiên, từ đó gây suy giảm sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Môi trường sống ở đây có thể hiểu là bao gồm các yếu tố tự nhiên như: nước, không khí, cây cối, đất đai…là những yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Mà khi những yếu tố này bị nguy hại, nó sẽ đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của con người cũng như của các loài sinh vật, thực vật trong tự nhiên.
Sự phát triển công nghiệp, sự phát triển của đời sống xã hội, đời sống kinh tế đã kéo theo một loạt những tác hại đối với môi trường. Cụ thể như: khi khói bụi ở các nhà máy sản xuất công nghiệp, khói bụi ở đường xá xe cộ thải vào trong không khí sẽ làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, cũng như sức khỏe của con người trong xã hội. Ta có thể thấy không khí là yếu tố duy trì sự sống của con người thông qua hoạt động hô hấp của cơ thể. Vì vậy, một khi môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người. Con người có thể một ngày không ăn hoặc không uống nhưng không thể không thở, dù chỉ là một phút. Nói như thế ta mới thấy được vai trò của môi trường không khí, và sự nguy hiểm, đe dọa của ô nhiễm môi trường đến sự sống của con người.
Không chỉ có môi trường không khí bị ô nhiễm mà nguồn nước thải trong công nghiệp, trong sinh hoạt chưa được xử lí mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Môi trường nước khá nhạy cảm, chỉ cần ô nhiễm một vùng nước sẽ có nguy cơ lây lan ra rất nhiều các vùng khác, các ao hồ, sông suối khu vực xung quanh. Môi trường nước bị ô nhiễm không chỉ làm cho cá, tôm, các loài thủy sinh chết mà còn gây nguy hiểm cho con người bởi nguồn nước bị ô nhiễm là nguồn nước con người sinh hoạt hàng ngày, từ đó sẽ gây ra nhiều căn bệnh lạ về da, về đường hô hấp, đặc biệt là căn bệnh ung thư. Hẳn chúng ta còn nhớ vụ việc công ty sản xuất mì chính Vedan xả nước thải sản xuất ra môi trường mà không hề qua khâu xử lí nước thải nào. Hành động vô ý thức này đã khiến cho nước của cả một vùng bị ô nhiễm trầm trọng, người dân một làng lân cận đó bị ung thư rất nhiều. Vụ việc này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận trong một thời gian dài.
Ô nhiễm nước còn làm các con sông trở thành sông chết. Ví dụ như con sông Tô Lịch ở Hà Nội, do lượng rác sinh hoạt thải xuống quá nhiều mà giờ đây nó đã trở thành một con sông chết, không có bất kì loài sinh vật nào có thể sống ở đó, màu nước đen đục như màu của nước cống, khi di chuyển qua khu vực này còn có mùi thối của rác thải. Ô nhiễm môi trường nước còn gây ra những hệ lụy quan trọng, đó là gây ô nhiễm môi trường đất. Vì giữa chúng có mối quan hệ rất thân thiết. Nước thải, rác thải ngấm vào đất gây ô nhiễm. Vùng đất bị ô nhiễm này khiến cây cối không thể sinh trưởng được, mặt khác đất bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, làm nó ô nhiễm theo. Khi con người sử dụng nguồn nước ô nhiễm này thì rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Ngoài ra, thực trạng chặt phá rừng để phục vụ cho sản xuất một cách bừa bãi, thiếu hợp lí cũng làm cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mất rừng sẽ gia tăng các loại thiên tai, làm cho thời tiết thất thường. Mưa lớn nhưng không có những cánh rừng đầu nguồn cản trở dòng chảy dễ gây sạt lở đất đá, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Như vậy, môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng vì hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, vì vậy để bảo vệ môi trường sống cũng chính là bảo vệ sự sống của con người, thì chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền để bạn bè, người thân cùng những người trong xã hội cùng chung tay bảo vệ môi trường. Chỉ có như thế môi trường sống của chúng ta mới trở nên trong sạch, tốt đẹp.
Để bảo vệ môi trường trong nước, các nước phát triển đã đưa ra giải pháp
A. Giảm mức sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong nước
B. Chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển
C. Chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra vùng ngoại ô các thành phố
D. Tăng mức sản xuất nhưng không gây ô nhiễm môi trường
Đáp án là B
Để bảo vệ môi trường trong nước, các nước phát triển đã đưa ra giải pháp là chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường sang các nước đang phát triển
Chia sẻ những khó khăn khi thực hiện những giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên.
Phương pháp giải:
+ Ý thức của người dân khi thực hiện những giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên như thế nào ?
+ Nguồn kinh tế có đủ cung cấp để thực hiện giải pháp đó hay không ?
Những khó khăn khi thực hiện những giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên:
+ Một bộ phận thanh niên và người trung tuổi không chịu hợp tác thực hiện những giải pháp bảo vệ môi trường, vẫn ngang nhiên vứt rác bừa bãi.
+ Khó khăn về kinh tế khi không đủ nguồn vốn để các nhà máy, xí nghiệp nhỏ trang bị, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải.
Hãy đề xuất 1 số giải pháp mà các hộ gia đình càn làm để bảo vệ môi trường.
- Trồng nhiều cây xanh
- Không xả rác bừa bãi
- Bỏ rác đúng nơi quy định
- Giữ vệ sinh trong lớp học,trường học
- Hạn chế sử dụng túi nilon
- bảo vệ cây xanh
- không lãng phí điện , nước , lửa
-giảm sử dụng túi li lông
- trồng nhiều cây xanh và hoa thơm
- nhặt rác mọi nơi
- tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường
Một số biện pháp :
+ Trồng nhiều cây xanh
+ Không đổ rác, vứt rác bừa bãi, và lung tung.
+ Hạn chế xử dụng túi nilon.
+ Thường xuyên đi bộ hoặc đi xe đạp để giảm khói, bụi ra môi trường.
+ Bảo vệ rừng, không chặt rừng, phá rừng.
+ Vận động và tuyền truyền những người xung quanh để cùng nhau có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.
+ Tích cực bảo vệ môi trường,nhắc nhở những người vứt rác xuống sông, ra đường ( vỉa hè ), để họ nhận ra rằng việc làm của họ là sai và giúp họ khắc phục lại việc làm mà họ gây ra.
Nêu thực trạng vấn đề môi trường ở địa phương như đất đai, nguồn nước, rác thải . . từ đó em hãy đề xuất giải pháp để bảo vệ, khắc phục
bài này do một bạn khác làm mong em đừng tick cho anh, chỉ để tham khảo thôi
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền. *Giair pháp khắc phục Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách thông bồn cầu, cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này. Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.
Tham khảo nha!
Với tình trạng ô nhiễm môi trường như ngày nay, có một số biện pháp nhanh chóng để cải thiện đồng thời bảo vệ môi trường cần được thực hiện như:
+ Thứ nhất, người dân cần được giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi nhằm tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, người dân nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì nếu lạm dụng sử dụng bạn sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới làm nhiễm độc nguồn nước. Do đó, nên áp dụng cách thông bồn cầu, cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh.
+ Thứ hai, chính quyền nên hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, và xử lý mạnh tay đối với những trường hợp gây ô nhiễm môi trường nhằm răn đe các đối tượng khác không vi phạm.
Bên cạnh đó, các nhà máy, các khu công nghiệp cần phải xây dựng, nâng cấp hệ thống xử lý rác thải công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế trước khi thải ra môi trường. Tổ chức bộ phận giám sát chặt chẽ về việc xử lý chất thải nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn.
+ Thứ ba, tại các địa điểm công cộng tập trung đông người như khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,… nên đầu tư, bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng.
+ Thứ tư, cơ quan nhà nước cần tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Đồng thời thường xuyên đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường.
Tóm lại, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang ở mức báo động nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người đều góp sức, chung tay bảo vệ môi trường. Vì bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ mai sau, hãy cùng chung tay, góp sức để gìn giữ một môi trường xanh – sạch – đẹp nhé!...
Là 1 HS em phải làm gì để góp phần vào bảo vệ môi trường và tài nguyên môi trường đất. hãy nêu ra thực trạng , cách sử dụng các loại thuốc hóa học trừ sâu, bệnh, cỏ ở địa phương em từ đó đưa ra giải pháp hợp lí
- Em cần không xả rác bừa bãi, tái chế rác thải môi trường,....
Cách sử dụng thuốc hóa học: Trộn thuốc và sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động.
Câu 1 : Ở nước ta, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Là người chủ tương lai của đất nước, em hãy nêu một vài giải pháp để góp phần bảo vệ môi trường?
Tham khảo
Giữ gìn cây xanh. ...
Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên. ...
Rút các phích khỏi ổ cắm. .
.Sử dụng năng lượng sạch. ...
Nguyên tắc 3R (reduce, reuse, and recycle) ...
Ta tắm ao ta! ...
Giảm sử dụng túi nilông. ...
Tận dụng ánh sáng mặt trời.
Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở
Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi.
Hạn chế sử dụng túi nilon.
Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt.
Tích cực trồng cây xanh.
Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường.
Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường.
Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên.
Gợi ý: Biện pháp bảo vệ môi trường không khí:
- Trồng cây xanh, phủ xanh đồi núi để hấp thụ CO2 cũng như các chất độc hại.
- Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, giảm lượng khí thải thải ra mỗi ngày.
- Xử lý khí thải trước khi xả ra môi trường.
- Không vứt rác bừa bãi.
- Ứng dụng công nghệ xanh vào việc xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi.
- Hạn chế sử dụng các hóa chất trong nông, lâm nghiệp.
- Cấm các loại xe đã hết hạn, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải lưu thông.
- Tuyên truyền, vận động người dân để mọi người hiểu thêm về tác hại của ô nhiễm môi trường không khí.
- Xử lý rác thải đúng cách.
- Hạn chế sử dụng các vật liệu đốt không thân thiện với môi trường
- Sử dụng các thiết bị giúp tiết kiệm điện, không thải độc ra môi trường.
từ truyện Sơn Tinh Thủy Tinh em có suy nghĩa gì về việc bảo vệ môi trường của bản thân [ ý nghĩa ,nêu tác hại của việc bảo vệ môi trường , giải pháp của việc bảo vệ môi trường]
Hãy nêu các biện pháp để bảo vệ môi trường không khí?
trồng nhiều cây xanh
thường xuyên dọn vệ sinh
không vứt rác bừa bãi
...
không vứt rác bừa bãi
trồng thêm nhiều cây xanh
nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường không khí
giảm lượng xe lưu thông trong thành phố , khuyến khích người dân đi xe đạp hoặc đi bộ
...