Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thảo Ly
Đề 1 I. Trắc nghiệm C1: Tục ngữ thường được coi là gì? A. Túi khôn của nhân dân B. Cái gậy của nhân dân C. Tiếng lòng của nhân dân D. Ước mơ của nhân dân C2: Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây rút gọn thành phần : A. Cả Chủ ngữ & Vị ngữ B. chủ ngữ C. Vị ngữ D. Tất cả đều sai C3: Câu Hôm sau, chúng tôi lại...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Muichirou Tokitou
Xem chi tiết
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Cherry
21 tháng 3 2021 lúc 18:52

I. Mở bài: Nêu lên vấn đề cần nghị luận Cha ông ta đã trải qua nhiều kinh nghiệm thực tế đúc kết thành những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao có ý nghĩa. Đó là những tài sản giá trị tinh thần vô giá có giá trị thiết thực đến thế hệ mai sau. Vì vậy mà nhiều người nói rằng tục ngữ là túi khôn của nhân dân. 

II. Thân bài Giải thích khái niệm – Tục ngữ là thể loại văn học được cha ông ta đúc kết từ thực tế, kinh nghiệm dưới dạng những câu nói súc tích, dễ nhớ, dễ hiểu. – Túi khôn là gì ? có thể hiểu túi là chứa đựng đồ vật bên trong, túi khôn là cái túi để chứa tri thức và trí khôn của dân gian. Chứng minh câu tục ngữ trên Ca dao tục ngữ chính là sự đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều thế hệ trước đã trải qua nhiều quá trình khác nhau, cha ông ta đã dùng trí tuệ tổng hợp lại và truyền đạt lại cho thế hệ con cháu sau này. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ ở mọi phương diện. – Kinh nghiệm quan sát từ thiên nhiên “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”: hàng năm vào tháng 7,8 thường xảy ra lũ lụt nên kiến dự đoán trước và di chuyển đến chỗ cao hơn để trú ẩn. “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”: thời gian tháng năm vào mùa hè nên có ngày dài đêm ngắn và ngược lại tháng mười có ngày ngắn nhưng đêm lại dài. ” Ráng mỡ gà có nhà thì giữ” mang tính dự báo về thời tiết, chuẩn bị có bão lụt, thời tiết nguy hiểm. – Kinh nghiệm sản xuất, trồng trọt “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đưa ra các yếu tố để thành công khi trồng lúa. “Một cục đất ải bằng một bãi phân” đề cao kĩ thuật làm đất trước khi trồng trọt. “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” sắp xếp các mô hình mang lại giá trị kinh tế cao. – Kinh nghiệm nhìn nhận, đánh giá, khuyên răn con người “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đề cao giá trị nhân cách của con người hơn vẻ bề ngoài. “Đói cho sạch rách cho thơm” khuyên con người nên sống trong sạch, thanh cao. “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” phê phán những kẻ cơ hội, rình rập, ích kỉ. – Tục ngữ khuyên răn về giáo dục “Không thầy đố mày làm nên ” đề cao công ơn giáo dục của người thầy giáo. “Học thầy chẳng tầy học bạn” thầy cung cấp kiến thức, bạn sẽ giúp ta tiến bộ. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” phải đi nhiều, học hỏi, thu nhặt để học thêm kiến thức. Sử dụng “túi khôn” thế nào ? Tìm hiểu, sưu tầm thêm nhiều câu tục ngữ làm giàu kiến thức của bạn. Có nhiều câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. Hãy vận dụng những câu tục ngữ trên vào cuộc sống để chúng thật sự hữu ích với bạn.

III. Kết bài Kết luận rằng tục ngữ phong phú, đa dạng, hữu ích, tục ngữ chính là túi khôn của nhân dân. 

Bn tham khảo nhé!

minh nguyet
21 tháng 3 2021 lúc 19:33

Tham khảo:

Ca dao là những bài hát từ trái tim người Việt bình dân xa xưa. Nó là lời tâm sự, là tiếng than, là nỗi lòng thầm kín của những con người Việt Nam vô danh sống thầm lặng đó đây. Bên cạnh đó, có ý kiến rằng Tục ngữ là túi khôn của nhân loại. Vậy sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa và làm sáng tỏ ý kiến này.

Thông thường “túi” là một cái bọc đựng đồ dùng như “túi tiền, túi trà, túi gạo” nhưng đặc biệt hơn cả là “túi khôn”; tức là cái vật dụng trong đó chứa tất cả trí khôn. Dù ai sinh ra ngu dốt cách mấy, nắm được “túi khôn” trong tay cũng trở nên thông minh sắc sảo và thành công trong đời. Suy rộng ra, “túi khôn của nhân loại” là tất cả những kinh nghiệm hay nhất của toàn bộ những người khôn ngoan ở khắp mọi nơi: trên rừng, dưới biển, ngoài sông, trong núi v.v.. Vì sao vậy? Vì con người hơn các loài khác ở trí tuệ, từ trí tuệ phát sinh ngôn ngữ. Tục ngữ là thành tựu của ngôn ngữ, của trí tuệ và kinh nghiệm sống của loài người. Nó lại được lưu truyền bằng nghệ thuật sử dụng vần, đối cho dễ nhớ, dễ thuộc.

Lý do tiếp theo khiến tục ngữ trở thành trí khôn vì nó là kinh nghiệm của nhiều thế hệ loài người đã từng trải qua lao động sản xuất, đã từng sống trong những hoàn cảnh nghiệt ngâ nhất như thiên tai, bệnh hoạn, đói khát, chiến tranh. Từ đó, cha ông ta đã dùng trí tuệ đề rút ra những kinh nghiệm rồi truyền lại cho thế hệ con cháu để con cháu mình thành công hơn lớp người đi trước. Kho tục ngữ Việt Nam còn lại đến ngày nay là một bằng chứng thể hiện như: đấu tranh thiên nhiên, lao động sản xuất, kinh nghiệm về học tập, cách xử thế… Những câu tục ngữ về đấu tranh thiên nhiên có nhiều câu hay thể hiện trí khôn và lời khuyên nhủ của ông cha ta như: Nước chảy đá mòn, Ở bầu thì tròn ở ống thì dài, họ còn lưu truyền lại cách tiên đoán thời tiết như:

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa 

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm 

Hoặc: Cơn đàng Đông vừa trồng vừa chạy 

Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi 

Bên cạnh đó, tục ngữ Việt Nam còn truyền lại những kinh nghiệm sản xuất như:,

Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống 

hay:

Gà đen, chân trắng, mẹ mắng cũng mua..

Gà trắng, chân chì, mua chi giống ấy.

Về học tập, cha ông ta đã truyền lại những kinh nghiệm quý như: Học một biết mười, Đi một ngày đàng học một sàng khôn, Học ăn, học nói, học gói, học mở, Học thầy không tày học bạn, Tiền học lễ, hậu học văn, Có học phải có hạnh.. Phong phú hơn cả, quý báu hơn cả là trí khôn của người xưa trong lãnh vực xử thê và rèn luyện nhân cách, đạo đức làm người. Trong lãnh vực này, tục ngữ còn lưu lại những bài học có giá trị như Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Uống nước nhớ nguồn, Lá rụng về cội… Những lúc thôi chỉ ngã lòng, bên tai nghe những câu: Còn nước còn tát, Có công mài sắt, có ngày nên kim, Lửa thử vàng, gian nan thử sức, chúng ta như được truyền thêm sức mạnh cho mình khi trưởng thành. Bước ra xã hội, ông bà ta lại khuyên nhủ, dạy dỗ con cháu phải có một cách sống đúng đắn đề mọi người yêu thượng. Đó là Nhàn cư vi bất thiện, Giấy rách phái giữ lấy lề, Thương người như thể thương thân..v.v..

Nói tóm lại, ý kiến cho rằng Tục ngữ là trí khôn của nhân loại thật là chính xác. Điều đó đúng cho cả tục ngữ Việt Nam và cả tục ngữ trên thế giới. Chúng em cần ra sức tìm hiểu, sưu tầm và học tập đề làm giàu vốn hiểu biết cho mình và khỏi phụ lòng tiền nhân. Như thế mới là cách đền đáp phần nào công ơn của tổ tiên ta đã đổ bao mồ hôi và xương máu để tô bồi non sông này.

 

Vũ Lê Hiểu Khanh
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Hưởng
11 tháng 1 2018 lúc 16:54

Ca dao là những bài hát từ trái tim người Việt bình dân xa xưa. Nó là lời tâm sự, là tiếng than, là nỗi lòng thầm kín của những con người Việt Nam vô danh sống thầm lặng đó đây. Bên cạnh đó, có ý kiến rằng Tục ngữ là túi khôn của nhân loại. Vậy sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa và làm sáng tỏ ý kiến này.

Thông thường “túi” là một cái bọc đựng đồ dùng như “túi tiền, túi trà, túi gạo” nhưng đặc biệt hơn cả là “túi khôn”; tức là cái vật dụng trong đó chứa tất cả trí khôn. Dù ai sinh ra ngu dốt cách mấy, nắm được “túi khôn” trong tay cũng trở nên thông minh sắc sảo và thành công trong đời. Suy rộng ra, “túi khôn của nhân loại” là tất cả những kinh nghiệm hay nhất của toàn bộ những người khôn ngoan ở khắp mọi nơi: trên rừng, dưới biển, ngoài sông, trong núi v.v.. Vì sao vậy? Vì con người hơn các loài khác ở trí tuệ, từ trí tuệ phát sinh ngôn ngữ. Tục ngữ là thành tựu của ngôn ngữ, của trí tuệ và kinh nghiệm sống của loài người. Nó lại được lưu truyền bằng nghệ thuật sử dụng vần, đối cho dễ nhớ, dễ thuộc.

Lý do tiếp theo khiến tục ngữ trở thành trí khôn vì nó là kinh nghiệm của nhiều thế hệ loài người đã từng trải qua lao động sản xuất, đã từng sống trong những hoàn cảnh nghiệt ngâ nhất như thiên tai, bệnh hoạn, đói khát, chiến tranh. Từ đó, cha ông ta đã dùng trí tuệ đề rút ra những kinh nghiệm rồi truyền lại cho thế hệ con cháu để con cháu mình thành công hơn lớp người đi trước. Kho tục ngữ Việt Nam còn lại đến ngày nay là một bằng chứng thể hiện như: đấu tranh thiên nhiên, lao động sản xuất, kinh nghiệm về học tập, cách xử thế… Những câu tục ngữ về đấu tranh thiên nhiên có nhiều câu hay thể hiện trí khôn và lời khuyên nhủ của ông cha ta như: Nước chảy đá mòn, Ở bầu thì tròn ở ống thì dài, họ còn lưu truyền lại cách tiên đoán thời tiết như:

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa . 

ÁHH_Hyá_Kimoooch
Xem chi tiết
✎✰ ๖ۣۜLαɗσηηα ༣✰✍
12 tháng 2 2020 lúc 22:15

https://h.vn/hoi-dap/question/166836.html#tab_1

tham khảo ở đây nhé!

Khách vãng lai đã xóa
Lê Đức Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Đặng Linh Nhi
11 tháng 1 2018 lúc 21:24

Ca dao là những bài hát từ trái tim người Việt bình dân xa xưa. Nó là lời tâm sự, là tiếng than, là nỗi lòng thầm kín của những con người Việt Nam vô danh sống thầm lặng đó đây. Bên cạnh đó, có ý kiến rằng Tục ngữ là túi khôn của nhân loại. Vậy sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa và làm sáng tỏ ý kiến này.

Thông thường “túi” là một cái bọc đựng đồ dùng như “túi tiền, túi trà, túi gạo” nhưng đặc biệt hơn cả là “túi khôn”; tức là cái vật dụng trong đó chứa tất cả trí khôn. Dù ai sinh ra ngu dốt cách mấy, nắm được “túi khôn” trong tay cũng trở nên thông minh sắc sảo và thành công trong đời. Suy rộng ra, “túi khôn của nhân loại” là tất cả những kinh nghiệm hay nhất của toàn bộ những người khôn ngoan ở khắp mọi nơi: trên rừng, dưới biển, ngoài sông, trong núi v.v.. Vì sao vậy? Vì con người hơn các loài khác ở trí tuệ, từ trí tuệ phát sinh ngôn ngữ. Tục ngữ là thành tựu của ngôn ngữ, của trí tuệ và kinh nghiệm sống của loài người. Nó lại được lưu truyền bằng nghệ thuật sử dụng vần, đối cho dễ nhớ, dễ thuộc.

Lý do tiếp theo khiến tục ngữ trở thành trí khôn vì nó là kinh nghiệm của nhiều thế hệ loài người đã từng trải qua lao động sản xuất, đã từng sống trong những hoàn cảnh nghiệt ngâ nhất như thiên tai, bệnh hoạn, đói khát, chiến tranh. Từ đó, cha ông ta đã dùng trí tuệ đề rút ra những kinh nghiệm rồi truyền lại cho thế hệ con cháu để con cháu mình thành công hơn lớp người đi trước. Kho tục ngữ Việt Nam còn lại đến ngày nay là một bằng chứng thể hiện như: đấu tranh thiên nhiên, lao động sản xuất, kinh nghiệm về học tập, cách xử thế… Những câu tục ngữ về đấu tranh thiên nhiên có nhiều câu hay thể hiện trí khôn và lời khuyên nhủ của ông cha ta như: Nước chảy đá mòn, Ở bầu thì tròn ở ống thì dài, họ còn lưu truyền lại cách tiên đoán thời tiết như:

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa 

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm 

Hoặc: Cơn đàng Đông vừa trồng vừa chạy 

Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi 

Bên cạnh đó, tục ngữ Việt Nam còn truyền lại những kinh nghiệm sản xuất như:,

Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống 

hay:

Gà đen, chân trắng, mẹ mắng cũng mua..

Gà trắng, chân chì, mua chi giống ấy.

Về học tập, cha ông ta đã truyền lại những kinh nghiệm quý như: Học một biết mười, Đi một ngày đàng học một sàng khôn, Học ăn, học nói, học gói, học mở, Học thầy không tày học bạn, Tiền học lễ, hậu học văn, Có học phải có hạnh.. Phong phú hơn cả, quý báu hơn cả là trí khôn của người xưa trong lãnh vực xử thê và rèn luyện nhân cách, đạo đức làm người. Trong lãnh vực này, tục ngữ còn lưu lại những bài học có giá trị như Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Uống nước nhớ nguồn, Lá rụng về cội… Những lúc thôi chỉ ngã lòng, bên tai nghe những câu: Còn nước còn tát, Có công mài sắt, có ngày nên kim, Lửa thử vàng, gian nan thử sức, chúng ta như được truyền thêm sức mạnh cho mình khi trưởng thành. Bước ra xã hội, ông bà ta lại khuyên nhủ, dạy dỗ con cháu phải có một cách sống đúng đắn đề mọi người yêu thượng. Đó là Nhàn cư vi bất thiện, Giấy rách phái giữ lấy lề, Thương người như thể thương thân..v.v..

Nói tóm lại, ý kiến cho rằng Tục ngữ là trí khôn của nhân loại thật là chính xác. Điều đó đúng cho cả tục ngữ Việt Nam và cả tục ngữ trên thế giới. Chúng em cần ra sức tìm hiểu, sưu tầm và học tập đề làm giàu vốn hiểu biết cho mình và khỏi phụ lòng tiền nhân. Như thế mới là cách đền đáp phần nào công ơn của tổ tiên ta đã đổ bao mồ hôi và xương máu để tô bồi non sông này.



 

Nguyễn Hồng Hà My
1 tháng 2 2018 lúc 11:55

Qua bao thăng trầm lịch sử, ông cha ta đã để lại cho nhân dân Việt Nam nhiều tài sản quý giá, trong đó ca dao tục ngữ là những tài sản quan trọng và vô giá. Ca dao là lời bài hát từ trái tim người Việt, là lời tâm sự, là tiếng than thở, là nỗi niềm thầm kín của những con người Việt Nam. Ngược lại, tục ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn của cha ông ta để lại cho con cháu. Vì vậy, tục ngữ chính là “túi khôn” của nhân dân.

Trong đời sống lao động hàng ngày, ông cha ta đã đúc kết ra rất nhiều kinh nghiệm, những kinh nghiệm lâu đời đó đã được khẳng định, chứng minh qua thực tiễn hàng ngày và đã được thể hiện dưới những câu nói, những câu hát, những câu thơ mang tính chất đơn giản. Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đã ngàng càng phát triển có vần điệu, giàu hình ảnh. Từ đó, trở thành tục ngữ, thành những “túi khôn” của nhân dân. Những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, thực tiễn ở mọi lúc, mọi nơi. “Túi khôn” tức là cái vật dụng trong đó chứa tất cả trí khôn, những tinh hoa được đúc kết từ thực tiễn được coi là kim chỉ nam trong cuộc sống con người. Tục ngữ dân gian Việt Nam là thành tựu của ngôn ngữ, của trí tuệ và kinh nghiệm sống, phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, phán xét của con người. Ví dụ như: “Bút sa gà chết”, “Có tật giật mình”, “Cơm treo, mèo nhịn đói”, “Việc bé, xé ra to”, “Một điều nhịn, chín điều lành”, hay như “Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con”, “Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm”…

Trong lao động, con người dần dần được tôi luyện, con người học được cách phân biệt cái tốt, điều xấu, thiệc, ác. Những câu tục ngữ thường sâu lắng, là những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã tích lũy được. Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định. Kho tục ngữ Việt Nam còn lại đến ngày nay là một bằng chứng của sự đấu tranh với thiên nhiên, những kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm về học tập, cách xử thế… của cha ông.

Tú
17 tháng 2 2018 lúc 13:57

Qua bao thăng trầm lịch sử, ông cha ta đã để lại cho nhân dân Việt Nam nhiều tài sản quý giá, trong đó ca dao tục ngữ là những tài sản quan trọng và vô giá. Ca dao là lời bài hát từ trái tim người Việt, là lời tâm sự, là tiếng than thở, là nỗi niềm thầm kín của những con người Việt Nam. Ngược lại, tục ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn của cha ông ta để lại cho con cháu. Vì vậy, tục ngữ chính là “túi khôn” của nhân dân.

Trong đời sống lao động hàng ngày, ông cha ta đã đúc kết ra rất nhiều kinh nghiệm, những kinh nghiệm lâu đời đó đã được khẳng định, chứng minh qua thực tiễn hàng ngày và đã được thể hiện dưới những câu nói, những câu hát, những câu thơ mang tính chất đơn giản. Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đã ngàng càng phát triển có vần điệu, giàu hình ảnh. Từ đó, trở thành tục ngữ, thành những “túi khôn” của nhân dân. Những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, thực tiễn ở mọi lúc, mọi nơi. “Túi khôn” tức là cái vật dụng trong đó chứa tất cả trí khôn, những tinh hoa được đúc kết từ thực tiễn được coi là kim chỉ nam trong cuộc sống con người. Tục ngữ dân gian Việt Nam là thành tựu của ngôn ngữ, của trí tuệ và kinh nghiệm sống, phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, phán xét của con người. Ví dụ như: “Bút sa gà chết”, “Có tật giật mình”, “Cơm treo, mèo nhịn đói”, “Việc bé, xé ra to”, “Một điều nhịn, chín điều lành”, hay như “Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con”, “Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm”…

Trong lao động, con người dần dần được tôi luyện, con người học được cách phân biệt cái tốt, điều xấu, thiệc, ác. Những câu tục ngữ thường sâu lắng, là những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã tích lũy được. Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định. Kho tục ngữ Việt Nam còn lại đến ngày nay là một bằng chứng của sự đấu tranh với thiên nhiên, những kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm về học tập, cách xử thế… của cha ông.

Những câu tục ngữ về thiên nhiên thể hiện rất rõ đó là “túi khôn” và lời khuyên nhủ của ông cha ta muốn truyền đạt tới con cháu đời sau như: “Nước chảy đá mòn”, “Ở bầu thì tròn ở ống thì dài”, “Cầu vồng móng cụt, không lụt thì mưa”, “Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước”…. Hay những câu tục ngữ về cách tiên đoán thời tiết như: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”, “Đừng giống buồm trong giông bão”, “Kiến đen tha trứng lên cao. Thế nào cũng có mưa rào rất to”….Về học tập, cha ông ta có những kinh nghiệm quý được đúc kết qua các câu tục ngữ như: “Học một biết mười”, “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “Học thầy không tày học bạn”, “Tiền học lễ, hậu học văn”, “Học đi đôi với hành”… Phong phú hơn cả, quý báu hơn cả là trí khôn của người xưa trong cách rèn luyện nhân cách, đạo đức làm người. Trong vấn đề này, tục ngữ còn lưu lại những bài học vô giá như: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Lá rụng về cội”… Hay những câu cổ vũ, muốn làm mọi người thêm vững niềm tin vào tương lai như: “Còn nước còn tát”, “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”…

Mọi câu tục ngữ đều đã được chứng thực vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống thực tiền của chúng ta. Vấn đề về thiên nhiên, các câu tục ngữ đều được dựa trên những hiện tượng thường xuyên của tự nhiên của gió, của nắng mưa, bão táp, các hiện tượng của ngày, của năm, của tháng, của mùa. Chúng ta như được truyền thêm sức mạnh tri thức cho mình khi dần trưởng thành qua những câu tục ngữ, qua “túi khôn” của nhân dân. Bước ra xã hội, ông bà ta lại khuyên nhủ, dạy dỗ con cháu rất nhiều việc nhưng có những việc thì chính chúng ta khi đã trải qua thì các thấm thía các câu tực ngữ, những lời dạy đúng đắn của cha ông.

Tục ngữ Việt Nam thể hiện những vấn đề trong xã hội, như một hành trang kiến thức, một kiểu thể loại văn học dân gian, ông cha ta để lại giúp chúng ta có thể sử dụng như một công cụ hữu ích trong công việc, cuộc sống. Tục ngữ vừa mang tính chất dân gian, dễ hiểu, gần gũi với đời thường, vừa đúng đắn thiết thực với con người. Có những câu tục ngữ thông qua một số sự vật, hình ảnh, thường là những sự vật tiêu biểu, phổ biến để ẩn ý, làm người nghe phải suy nghĩ, liên tưởng đến một vấn đề nào đó có nghĩa tương tự trong cuộc sống. Tục ngữ còn được sử dụng trong những lối chơi chữ, đối nghĩa, những câu thơ mang tính đối đáp. Vì vậy, tục ngữ càng thâm sâu, đúng đắn và hữu ích hơn trong thực tiễn.

Chính vì vậy, câu “tục ngữ là túi khôn” của nhân dân quả không sai. Tục ngữ như một ngọn đèn chân lí của xã hội bất diệt, song hành cùng thời gian và trí tuệ con người Việt. 

Chứng minh tục ngữ là túi khôn, kho báu của cha ông ta – Bài làm 3

Trong đời sống, lao động học tập, ông cha ta – những thế hệ đi trước đã có những kinh nghiệm, những đúc kết lâu đời mà nó đã được khẳng định, liên hệ với thực tế qua nhiều thế hệ. Những đúc kết, kinh nghiệm đó đã được thể hiện dưới những câu nói hằng ngày, mang tính chất đơn giản. Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đó đã được thể hiện, bộc lộ dưới những câu từ vần điệu, âm sắc, ngắn gọn, giàu hình ảnh và có tính biểu trưng cao, phổ biến trong nhân gian. Đó chính là những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng như lời gợi ý, sự trợ giúp giúp chúng ta có thể định hướng được con đường đúng đắn, hợp lí nhất. Tục ngữ dân gian Việt Nam được chia làm nhiều nhóm như tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất ; tục ngữ về con người xã hội… Nó phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, cũng có khi là sự phê phán. 

Trong lao động, lí trí của con người đã được tôi luyện, con người đã biết phân biệt cái tốt, điều xấu, ý thức được về thẩm mỹ. Những sáng tác dân gian truyền miệng sâu lắng, những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã cảm nhận được. Thời xưa, tuy chưa có khoa học, nhưng bằng kinh nghiệm, tổ tiên chúng ta cũng đã nắm được trong một chừng mực nhất định quy luật của thiên nhiên.

Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định.

Trong những việc đối nhân, xử thế, những người có trí thức thời xưa thường mượn những lời lẽ thánh hiền hoặc của những bậc cao nhân được trọng vọng để củng cố, khẳng định ý kiến, đề nghị của mình. Trong trường hợp ấy, những người lao động không có sách vở, họ chỉ biết dựa vào những thực tế, nói lên những câu tục ngữ là người nghe sẽ đồng tình, vì đó là ý kiến tập thể chung đúc lại. Tục ngữ được cấu tạo nên bởi lí trí nhiều hơn là cảm xúc. Tư tưởng trong tục ngữ là những tư tưởng hùng hồn, đanh thép, sắc bén, nhạy cảm nhưng cũng có lúc mềm dẻo, yểu điệu nhưng vẫn thể hiện được tinh thần cương trực biết dựa vào lẽ phải. Thanh điệu trong tục ngữ luôn luôn có, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và một trong những hình thức thể hiện là vần. Vần trong tục ngữ thường là vần lưng tức vần giữa câu. Ví dụ: 

Bút sa gà chết
Có tật giật mình.
Những câu năm chữ:
Cơm treo, mèo nhịn đói
Việc bé, xé ra to.

Những câu sáu chữ:

Một điều nhịn, chín điều lành

Hay những câu nhiều chữ, có vần cách nhau hai ba chữ như:

Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con
Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm.

Đi sâu vào một vấn đề ta mới thấy được ý nghĩa của tục ngữ.

Chẳng hạn trong vấn đề về thiên nhiên, phần nhiều các câu tục ngữ đều được dựa trên những hiện tượng thường xuyên của tự nhiên như sự vận động của Trái đất, của gió, của nắng mưa, bão táp, các hiện tượng xảy ra trong ngày, trong năm, trong tháng, trong mùa.

Ví dụ “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”, trong thực tế vào tháng bảy, tháng tám ở Bắc bộ thường xẩy ra những trận bão lụt, kiến là một loài nhạy cảm với thời tiết nên dự cảm trước, chúng bò lên cao, tránh chỗ thấp để không bị lụt cuốn trôi, ổn định được đời sống, và khi lụt xong đất ẩm, dễ đào lại tổ.

Hay câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Theo tự nhiên hay sự vận động của Trái Đất quanh mặt trời và quay quanh trục, vào tháng năm, tháng mười, từng bộ phận, toạ độ trên trái đất có góc chiếu từ mặt trời đến lớn hoặc nhỏ, hơn nữa còn phụ thuộc vào nửa cầu nào ngả về phía mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt nên dẫn đến các hệ quả là đêm, ngày, ngắn hoặc dài. Tuy nhiên ngày xưa, ông cha ta chỉ biết dựa theo những quy luật, những điều xảy ra mà mắt thấy, tai nghe mà phát thành lời. Do đó mà mới có câu tục ngữ trên.

Nói chung những câu tục ngữ không mang ý kiến của một riêng ai, nó không mang một tính chất, một đặc điểm của bất cứ một cá nhân nào, nó thể hiện những vấn đề trong xã hội, đề cập về nhiều mặt, nó còn như một hành trang kiến thức, một kiểu thể loại văn học dân gian, công chúng do thế hệ trước hay nói cụ thể hơn là ông cha ta để lại giúp chúng ta có thể sử dụng như một công cụ hữu ích về tinh thần, ý tưởng. Xét cho cùng tục ngữ có hình thức và nội dung cực kì hoàn hảo, vừa cân đối, hài hoà, lại vừa mang tính chất dân gian, dễ hiểu, gần gũi với đời thường. Có những câu tục ngữ chỉ hiểu theo nghĩa đen tức là nghĩa của chúng được cấu thành dựa trên nghĩa của từng từ tạo nên nó. Nhưng cũng có những câu tục ngữ lại được hiểu theo nghĩa bóng tức là thông qua một số sự vật, hình ảnh, thường là những sự vật tiêu biểu, phổ biến để ẩn ý, làm người nghe phải suy nghĩ, liên tưởng đến một vấn đề nào đó có nghĩa tương đồng, nó thể sử dụng vào một số trường hợp tế nhị, khó nói hoặc nhắc khéo để dạy bảo, khuyên răn một vấn đề, lĩnh vực nào đấykhiến người khác không bị tổn thương, xấu mặt, mất danh dự. Tục ngữ còn được sử dụng trong những lối chơi chữ, đối nghĩa, những câu thơ mang tính đối đáp. Có những câu tục ngữ vừa đọc ta có thể cảm nhận được nghĩa chúng ngược nhau nhưng thực chất là chúng bổ sung, nâng đỡ, tôn nhau, làm hoàn chỉnh nhau và mỗi câu tục ngữ đều khẳng định nổi bật, nâng cao tầm quan trọng vấn đề về một mặt, một lĩnh vực nào đó. Ví dụ hai câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và câu “Học thầy không tày học bạn”. Câu đầu tiên khẳng định tầm quan trọng của người thầy trong con đường học tập của học sinh nhưng trong thực tế có một số trường hợp chúng ta ngại hỏi thầy mà khi hỏi bạn thì trạng thái sẽ được thoải mái, tự tin, xem xét kĩ mọi vấn đề mà không sợ ảnh hưởng đến những vấn đề tế nhị. Câu thứ hai đã đề cập và giải thích điều đó. Nói chung cả hai câu tục ngữ trên đều khuyên răn sự học hỏi, cần cù, hãy biết kết bạn, mở rộng quan hệ để đạt được mục đích một cách tối ưu nhất. Chính vì vậy có câu “tục ngữ là túi khôn” quả không sai. Khi đọc tục ngữ, chúng ta cần thấm thía, cảm nhận từng từ, từng ý nghĩa mà nó đem lại, hãy biết tổng hợp, phân tích để có thể cảm thụ được câu tục ngữ đó một cách vĩ mô, tổng thể nhất. Có thể nói tục ngữ như một tác phẩm, một ngọn đèn chân lí của xã hội, cộng đồng mà luôn tồn tại, bất diệt, song hành cùng thời gian và trí tuệ con người.


 

Cô gái lạnh lùng
Xem chi tiết
Lê minh lam 890
Xem chi tiết
ミ★๖ۣۜNɠọ¢★彡
29 tháng 10 2018 lúc 18:52

1. D

2. D

3. A

HentiMan69
Xem chi tiết
Phạm Thanh Hà
9 tháng 3 2022 lúc 15:12

D

ý kiến rg của mk

Cô gái lạnh lùng
Xem chi tiết
nhok song ngư
Xem chi tiết