Những câu hỏi liên quan
doquynhanh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hạnh
8 tháng 12 2021 lúc 11:43

Tham Khảo:
* Dàn ý

A. Mở bài

  - Giới thiệu tác giả, tác phẩm

  - Khái quát tinh thần yêu nước.

  - Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

  1. Bối cảnh lịch sử

  2. Phân tích

a. Sống núi nước Nam

- Khái niệm vua Nam vào thời bấy giờ đồng nhất với khái niệm dân tộc. Vua đại diện cho quốc gia, dân tộc.

- Xưng danh Nam quốc (nước Nam) là tác giả có chủ ý gạt bỏ thái độ miệt thị từ trước tới nay của các triều đình phong kiến phương Bắc (Bắc quốc) đối với nước ta, coi nước Nam chỉ là chư hầu.

- Khẳng định tư thế bình đẳng, độc lập về chính trị của nước ta bằng thái độ kiêu hãnh, tự hào (Nam quốc, Nam đế).

- Nhấn mạnh vào chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trong sách trời (Thiên thư). Trời đã phân định cho nước Nam bờ cõi riêng. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh thiêng liêng khiến cho chân lí về chủ quyền độc lập của nước Nam càng tăng thêm giá trị.

- Thái độ của tác giả là căm giận và khinh bỉ: gọi quân xâm lược là nghịch lỗ, tức lũ giặc ngạo ngược, làm trái đạo trời, đạo người.

- Ngạc nhiên trước việc một nước lớn tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời.

- Cảnh cáo quân xâm lược rằng làm trái đạo trời thì tất yếu sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại. Đó là quy luật không thể tránh khỏi.

- Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh chính nghĩa của quân và dân nước Nam sẽ đánh tan quân thù, bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của Tổ quốc.

b. Phò giá về kinh

 - Tinh thần yêu nước thể hiện trong niềm vui, niềm tự hào ngây ngất khi tác giả cất lên bài ca chiến thắng: "Đoạt sáo... Hàm Tử quan" (Chương Dương... quân thù)

 - "đoạt sáo", "cầm Hồ": Hai cụm động từ mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện hào khí nhà Trần và chiến thắng như chẻ tre của quân ta

 - Lời thông báo, tổng kết về chiến thắng cô đọng, hàm súc, đó cũng chính là bài ca của lòng yêu nước được thử thách trong khói lửa chiến tranh

 - Tinh thần yêu nước biểu hiện qua khát vọng và cái nhìn hướng tới tương lai: "Thái bình... giang san" (Thái bình... ngàn thu)

 - "thái bình" vốn là mơ ước của bao người khi kẻ thù xâm lược chiếm đoạt đất đai quê nhà, nay mơ ước thái bình đã thành hiện thực, ta cần "tu trí lực" để làm cho "Vạn cổ thử giang san"

 - Ý thơ hào hùng, biểu hiện của lòng yêu quê hương đất nước, khát vọng cao cả, trí tuệ, sự sáng suốt của vị tướng tài ba.

C. Kết bài

   - Đánh giá chung

   - Suy nghĩ của bản thân

 

** Bài viết tham khảo

       Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn. Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) và Phò giá về kinh là một áng thơ như thế!

      Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.

     Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.

Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.

Sông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huyện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỉ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù.

Như vậy ý thức độc lập tự chủ đâu phải là mới thai nghén. Hôm nay, nó đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, có lẽ là từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, qua rất nhiều biến cố đau thương, nhưng ý chí độc lập không bao giờ bị dập tắt. Máu xương của cha ông đã đổ mấy ngàn năm chẳng phải là để giành lại xã tắc đó sao? Ngày hôm nay, một lần nữa, tinh thần dó được phát biểu thành một tuyên ngôn hùng hồn, đanh thép.

Chủ nghĩa yêu nước thời Trần được kết tinh từ ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, từ bản lĩnh và khí phách hiên ngang lẫm liệt trong cuộc đọ sức với giặc ngoại xâm. Cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt giữa một bên là một dân tộc đại diện cho chính nghĩa với một bên là một đạo quân xâm lược hung hãn mà vó ngựa của chúng đi tới đâu là gieo rắc kinh hoàng đến đó, diễn ra vô cùng quyết liệt. Từ thế yếu, với tài trí thao lược, dân tộc ta đã chuyển sang thế thắng:

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù

Mỗi câu thơ năm chữ, hai dòng thơ mười chữ mà gợi lên được bầu không khí hào hùng của dân tộc với những sự kiện lịch sử vang dội. Tác giả chọn lọc những chiến thắng mang tính chất tiêu biểu đủ vẽ nên bức tranh sôi động trong những ngày kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Hai địa danh “Chương Dương” và “Hàm Tử” là những địa danh chói ngời gắn với những chiến công vang dội của dân tộc. Tại  đây, những trận đánh mở màn mang tính chất quyết định đã diễn ra. Chiến thắng được miêu tả bằng nhịp thơ nhanh, dồn dập, chắc nịch kết hợp cùng việc sử dụng những động từ mạnh mẽ, dứt khoát: “cướp”, “bắt” đã thể hiện rõ sự thần công, chớp nhoáng của những chiến công vang dội. Hai câu thơ đã thể hiện rõ niềm tự hào của tác giả của tác giả trước chiến thắng, đồng thời cũng cho thấy tinh thần yêu nước cùng sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ bờ cõi và độc lập dân tộc.

Nhắc lại hai chiến công chói lọi, trong lòng vị thượng tướng của chúng ta vừa vui sướng, vừa tự hào - niềm tự hào chân chính của một dân tộc vì chính nghĩa mà chiến thắng.

Nếu như ở hai câu thơ đầu, chủ nghĩa yêu nước Đại Việt được thể hiện ở việc phát huy chủ nghĩa anh hùng trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc, thì ở hai câu thơ cuối, chủ nghĩa yêu nước lại mang một nội dung mới đầy tính nhân văn. Đó chính là niềm mong mỏi, khát khao mãnh liệt về một nền thái bình thịnh trị muôn thuở cho đất nước, cho nhân dân:

Thái bình nên gắng sức

Non nước ấy nghìn thu

Hai câu thơ thể hiện sự suy tư, chiêm nghiệm của một con người luôn lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Với nhịp thơ ngắn gọn, chắc nịch, câu thơ đã thể hiện rõ tầm nhìn xa về chiến lược của một vị tướng quân, đồng thời thể hiện niềm hi vọng về nền hòa bình bền vững của dân tộc. Ở đây yêu nước đã gắn với thương dân, mong cho dân được an hưởng thái bình hạnh phúc, tránh xa được vòng binh đao loạn lạc. Tình cảm yêu nước của Trần Quang Khải mang đậm dấu ấn thời đại và thấm đẫm tinh thần nhân văn.

Sau này, gần hai thế kỉ sau, Nguyễn Trãi lại một lần nữa nhấn mạnh thêm và nâng nó lên một tầm cao lí tưởng:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

(Bình Ngô đại cáo)

Lịch sử Việt Nam đã ghi dấu bao chiến công khiến thế giới phải nghiêng mình thán phục. Cho dù thời phong kiến hay hiện đại; thời chống giặc phương Bắc thâm độc hay các cường quốc Pháp, Mỹ hiếu chiến thì người Việt ta vẫn luôn thể hiện hào khí của một dân tộc bé nhỏ mà không chịu khuất phục trước đế quốc xâm lăng. Hòa vào niềm vui to lớn ấy, hai bài thơ đã thể hiện niềm tự hào của một vị chủ tướng về những chiến thắng vẻ vang của dân tộc cùng tầm nhìn xa trông rộng trong việc gìn giữ thái bình của non sông đất nước.

thiiee nè
Xem chi tiết
Hồ_Maii
11 tháng 2 2022 lúc 21:16

- Em đồng ý với ý kiến: Ấn Độ là đất nước của các tôn giáo và các bộ sử thi.

- Vì:

+ Ấn Độ là quê hương của Phật giáo và Hin-đu giáo – đây cũng là 2 trong số những tôn giáo có lượng tín đồ đông đảo nhất trên thế giới hiện nay. Không chỉ thời cổ đại, mà tới hiện nay, cư dân Ấn Độ vẫn rất sùng mộ Phật giáo và Hin-đu giáo.

- Văn học Ấn Độ phát triển phong phú với nhiều thể loại như: kịch, thơ… trong đó tiêu biểu nhất là sử thi, với 2 bộ sử thi nổi tiếng là: Ramayana và Mahabrahata.

Le Minh Hieu
Xem chi tiết
Nguyệt Ánh
Xem chi tiết
Trường Sơn
1 tháng 11 2016 lúc 14:53

say khi giành dc độc lập các nc châu Á đã tiến hành cải cách kinh tế- xã hội và thu dc nhiều thành tựu đáng kể.

biểu hiện ở các nước như: Nhật Bản với chính sách tiến bộ đúng đắn Nhật tăng trưởng một cách "thần kì" trở thành một trong ba trong tâm kinh tế tài chính của thế giới.

Trung Quốc 1979 thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng TRung Quốc trở thành một nước XHCN hiện đại giàu mạnh-dân chủ-văn minh. Đền năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế các nhất thế giới, tổng sản phẩm trong nước( GDP) đạt 9,6%/năm.

Hàn Quốc là trung tâm sản xuất sản phẩm công nghệ của thế giới . Giáo dục dc quan tâm hàng đấu, xuất khẩu đứng thứ 7 thế giới.

Thái LAn 1987-1990 tăng trưởng 11,4% xuất khẩu gạo đứng top đầu thế giới

Sin-ga-po là trung tâm tài chính lớn của thế giới điểm du lịch thu hút khách hàng đầu thế giới. Là quốc gia sáng tạo cạnh tranh nhất. 1965-1973 kinh tế tăng trưởng 12% và trở thành " Con Rồng châu Á"

Ma-lai-xi-a chú trọng đầu tư vào công nghiệp nặng GDP 7 %/năm.

chính sự tăng trưởng thành kì trên mà nhiều nhà chuyên gia dự đoán rằng " thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á"

nguyen thi huong giang
Xem chi tiết
nguyen thi huong giang
8 tháng 5 2016 lúc 13:47

HELP ME!

nguyen pham ngoc quy
8 tháng 5 2016 lúc 14:09

ngu bo ma hoi cai deo j

 

Hien Gạo
8 tháng 5 2016 lúc 14:10

 khác (trọng tâm) 
- nội dung: nội dung của văn học hiện đại đa dạng hơn văn học trung đại do có sự bùng nổ của cái tôi cá nhân từ 1930-1945 và sự giác ngộ lý tưởng từ sau cách mạng. Nó không chỉ dùng để tỏ chí, tỏ lòng (vhtđ) mà còn diễn tả nhiều góc khuất, khía cạnh của cuộc sống mà văn học trung đại không hoặc không được phép đề cập tới (bị kìm kẹp). có những tp đôi khi chỉ là một lát cắt rất nhỏ của cuộc sống như tản văn, thứ mà đôi khi bị cho cho là vô nghĩa trong xhpk. vhhđ đi sâu vào diễn tả nội tâm con người, thế giới bên trong,nhìn những giá trị cũ bằng một con mắt và từ một góc nhìn khác 
- nghệ thuật: 
+ quan điểm nghệ thuật: quan điểm nt ở vhhđ có cái nhìn rộng mở, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi lễ giáo, qui củ. Các tg chủ trương thể hiện cái tôi cá nhân của mình một cách trực tiếp, điều ít thấy ở xhpk (k0 phải k có). - nói qua qua như kiểu phần khái quát ấy 
+ vhtđ: 1mang tính ước lệ tượng trưng, có các điển tích điển cố...=> phong cách cổ,cũ, tuân theo cái truyền thống, những cái được định sẵn(khác với vhhđ) 
2mang tính qui phạm( tức là qui củ ấy), bó buộc: thể hiện ở các thể loại có vần luật chặt chẽ như thơ đường, thất ngôn tứ tuyệt, hịch, cáo, chiếu, biểu... 
3thể loại: các thể loại chặt chẽ như đã nêu trên, các thể loại truyền thống như ca dao, tục ngữ, các dạng văn như lục bát, song thất lục bát=> tạo ra dấu ấn riêng cho vh việt nam 
các thể loại văn vần như hịch cáo chiếu biểu cũng mang nhiều quy phạm với câu văn dài, có vần như thơ, đối xứng, có các hình ảnh ước lệ, tượng trưng 
+ vhhđ: 1thể loại: đa dạng hơn, có thêm truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, tuỳ bút... giúp nhà văn tự do thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình 
thơ có nhiều phá cách về vần luật, số lượng câu chữ, hình ảnh, nhiều thể thơ mới ra đời, đặc biệt là thơ tự do mang phong cách hoàn toàn mới. 
truyện thay đổi về dung lượng( có thể rất ngắn hoặc rất dài), phong cách viết,cách dùng văn. câu văn không còn dài như trước, có các hình ảnh hiện đại ... 

Thôi mỏi tay quá chỉ giúp pn dc câu 1 thôi 

 

Đào Anh Tú
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Nghiêm
25 tháng 4 2019 lúc 11:42

CHính sách

- Về chính trị

+ sáp nhập, đổi tên nước

+ chia nhỏ nước ta thành các quạn huyện

+ Cử người Hán sang cai trị

- Về kinh tế

+ bắt cống nạp các sản vật quí

+ bắt nộp thuế

+ bắt lao dịch

+ giữ độc quyền về sắt

- Văn hóa

+ thi hành chính sách đồng hóa : đưa người hán sang ở với người việt

+ bắt theo phong tục phấp luật hán

  - là học sinh , em phải bảo vệ và gìn giữ cũng như quảng bá các nét đẹp văn hóa đó

Nguyễn Phương Linh
25 tháng 4 2019 lúc 15:12

- Về tổ chức bộ máy cai trị: Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

- Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt.

- Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán, mở các lớp dạy chữ Nho,...

- Đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta:chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp.

Là học sinh em sẽ kêu gọi mọi người không xả rác, phá hủy những nét văn hóa đó mà hãy duy trì, tìm hiểu thêm về nét văn hóa của dân tộc. Không những vậy, em sẽ giới thiệu cho các nước láng giềng biết đến nên văn hóa của đất nước ta càng nhiều hơn.

Hết

Ngọc Lê
Xem chi tiết
Khánh Vy
Xem chi tiết
dragontuananhronaldo
28 tháng 11 2019 lúc 21:27

lê quý đôn

Khách vãng lai đã xóa
Đặng Ngọc Khánh Nhi
28 tháng 11 2019 lúc 21:37

SGK Ngữ VĂn 7 tập một nhé

Khách vãng lai đã xóa
doquynhanh
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
18 tháng 12 2021 lúc 10:58

Tham khảo!

Nhân dân Việt Nam vốn Ɩà những con người giàu tình cảm, từ xưa đến nay, họ đã biểu lộ những tình cảm tốt đẹp nhất c̠ủa̠ mình qua các bài ca dao, dân ca… Vì thế nên có ý kiến cho rằng: “Thơ ca dân gian Ɩà tiếng nói trái tim c̠ủa̠ người lao động.Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp c̠ủa̠ nhân dân ta”.

Đã Ɩà con người, ai cũng có những tình cảm, những tình cảm ấy có thể xấu hoặc tốt – Những con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam hầu như có chung mọi tình cảm, những tình cảm cao quý.Họ quan hệ với nhau trong xã hội, trong cộng đồng, họ nảy sinh ra những tình cảm lớn, những tình cảm mà bất cứ một người nào cũng có: tình cảm cộng đồng.Nhân dân Việt Nam thương quý như anh em một nhà, tình thương ấy được biểu hiện rấт tự nhiên, thực tế mà cũng sâu sắc vô cùng: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Hình ảnh c̠ủa̠ dây bầu, dây bí quấn quýt lây nhau sao mà thân mật đến thế, cách nói rấт mộc mạc, dân dã nhưng chứa bao ý nghĩa.Những tình cảm cao thượng, sáng trong thì phải đến câu ca dao tuyệt vời sau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”.Hình ảnh đẹp nói được một cách cụ thể lời khuyên răn chân tình ѵà chí lý.Tình cảm cộng đồng còn thể hiện một cách giản dị trong các câu tục ngữ xa xưa: “Máu chảy ruột mền” “Môi hở răng lạnh” Họ gắn bó với nhau như môi với răng, như máu trong cơ thể, gắn bó với nhau như từng bộ phận trong gia đình con người.Tình cảm lớn được bộc lộ chân thành với đại gia đình Việt Nam ấm cúng.Mỗi người có một cuộc sống riêng tư c̠ủa̠ mình, họ có một gia đình riêng, một tổ ấm riêng.Trong đó, những tình cảm ngọt ngào, bình dị được trau chuốt, dưỡng nuôi rấт nề nếp, tốt đẹp.  Tình cảm nhỏ bé ấy lại rấт đa dạng ѵà phong phú vì thế nên các câu ca dao ѵà tục ngữ, dân ca… đã phản ảnh khá phong phú, cách bày tỏ mộc mạc hơn, đơn giản hơn tình cảm cộng đồng.Ai cũng có một người mẹ, một người cha, người ta thường gọi Ɩà chữ hiếu, chữ đạo c̠ủa̠ con người trong đối xử, công lao các bậc sinh thành sâu nặng lắm:  “Công cha như núi Thái Sơn  Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra  Một lòng thờ mẹ kính cha  Cho tròn chữ hiếu mới Ɩà đạo con”.Bài học răn dạy tốt đẹp c̠ủa̠ các câu ca dao đều bộc lộ tình cảm kính thương cha mẹ – Người mang nặng đẻ dau, chịu bao đau khổ để tạo nên hình dáng cho con mình.Tình cảm thương yêu, kính trọng ấy còn giữ mãi trong lòng mỗi người cho đến hết đời.Nhất Ɩà những người con gái đã trưởng thành, đi lấy chồng nơi xa, tạo lập được một mái ấm ѵà trở thành người mẹ hiền c̠ủa̠ đứa con thơ nhưng lòng vẫn hướng về mẹ già.“Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.Những câu ca dao thật trữ tình ѵà buồn man mác.Một tình cảm ruột thịt, nhớ thương chồng chất, rấт đáng quý.Trong văn học dân gian bên cạnh chữ hiếu còn có chữ nghĩa, chữ nghĩa với anh em, chị em.Tình nghĩa huynh đệ cũng đằm thắm lạ thường.Có câu ca dao ví von thật sinh động, trong sáng đầy trách nhiệm.“An hem như thể chân tay Rách Ɩành đùm bọc, dở hay đỡ đần” Có cả câu khuyên răn như ước ao, khẳng định: “Anh thuận em hòa Ɩà nhà có phúc” Đấy Ɩà tình cảm an hem, còn tình chị em cũng thân thiết vô cùng nhưng thân thiết nhẹ nhàng, cụ thể hơn: “Chị ngã em nâng” Cách nói giản dị nhưng ý tứ sâu sắc.

Ngoài tình cảm gia đình yêu thương gắn bó, nhân dân Việt Nam vốn trọng nghĩa kim bằng, tình bằng hữu.Tình bạn bè thắm thiết keo sơn, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, yêu thương nhau như anh chị em một nhà.Tình cảm thắm thiết ấy dược diễn đạt khá sâu sắc: “Bạn bè Ɩà nghĩa tương tri Sao cho sau trước một bề mới nên”.