Viết đoạn văn về lối sống vô cảm. Mong giúp em với ạ
viết đoạn văn nói về lối sống buông thả của giới trẻ mong add trả lời giúp e ạ
BN Tham khảo nhé !
Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển nhanh như vũ bão, sự thay đổi mạnh mẽcủa kinh tế, hội nhập cũng kéo theo sau đó biết bao hệ lụy. Một trong số đó phải kể đến lối sống buông thả của nhiều thanh niên hiện nay.
Vậy sống buông thả là gì? Đó là sống theo sở thích ích kỉ của cá nhân, đi ngược lại kỉ cương, phép tắc và những chuẩn mực đạo đức của gia đình, xã hội. Sống thiếu lí tưởng, thiếu văn hóa, thiếu nhân cách. Biểu hiện của nó chính là việc đua đòi, ăn chơi chác táng, không thoe quy củ hay nề nếp. Thực trạng của lối sống này ngày càng trở nên phổ biến và trầm trọng hơn trong xã hội hiện đại ngày nay. Điển hình như một số những thanh niên không chịu học hành, làm lụng một cách lành mạnh tối ngày chỉ biết vui chơi, giải trí. Họ thả trôi cuộc đời mình theo dòng đời.
Đâu là nguyên nhân của lối sống đáng phê phán này? Trước hết là nguyên nhân chủ quan, do chính bản thân những người ấy. Họ lười biếng, không chịu lao động, không nhận thức được tác hại của lối sống buông thả ấy. Họ chỉ muốn hưởng thụ mà không muốn làm, không xá định mục tiêu đúng đắn của cuộc đời. Sống hôm nay không biết ngày mai, không ước mơ, lí tưởng, khi đã sa chân rồi thì mặc cảm, buông xuôi, thiếu ý chí, nghị lực vươn lên.Thứ hai, đó là về phía gia đình. Gia đình giàu có, con cái không phải làm gì, sinh ra ỷ lại, ăn chơi buông thả. Gia đình nghèo nhưng lại cũng có con cái ăn chơi sa đọa. Đó hầu như là do bố mẹ với cuốc sống mải chạy theo đồng tiền mà không quan tâm hết sức đến con cái, chiều chuộng con cái, chưa có phương pháp giáo dục.
Hậu quả để lại là vô cùng lớn. Nó gây ra việc gia đình bất hạnh, hạnh phúc có nguy cơ tan vỡ. Đặc biệt là bản thân hư hỏng, có khi dẫn đến những hành động tiêu cực. Con người sẽ trở nên thiếu ý chí, sa chân vào các tệ nạn xã hội. Từ đó, gia tăng tệ nạn trong xã hội. Nó còn làm ảnh hưởng đến tương lai đất nước về sau.
Để ngăn chặn lối sống ấy, chúng ta cần phải nhận thức đươc tác hại nguy hiểm của sự buông thả đến chính bản thân mình. Bản thân mỗi thanh niên cần có ý thức sống đẹp, sống lành mạnh, có văn hóa, có nhân cách, có trách nhiệm với gia đình, xã hội để được mọi người yêu quý, tôn trọng.Sau đó cần có sự phối hợp hài hòa giữa gia đình và nhà trường. ỗi gia đình cần có trách nhiệm quan tâm, giáo dục con em sống có kỉ cương, phép tắc, nhà trường cần quan tâm giáo dục thường xuyên.
Như vậy, lối sống buông thả chính là lối sống đáng lên án một cách mạnh mẽ. Chúng ta cần tích cực học tập, lao động, sống đẹp, xa lánh những thói hư, tật xấu của xã hội.
Tham khảo:
Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển nhanh như vũ bão, sự thay đổi mạnh mẽ của kinh tế, hội nhập cũng kéo theo sau đó biết bao hệ lụy. Một trong số đó phải kể đến lối sống buông thả của nhiều thanh niên hiện nay.
Vậy sống buông thả là gì? Đó là sống theo sở thích ích kỉ của cá nhân, đi ngược lại kỉ cương, phép tắc và những chuẩn mực đạo đức của gia đình, xã hội. Sống thiếu lí tưởng, thiếu văn hóa, thiếu nhân cách. Biểu hiện của nó chính là việc đua đòi, ăn chơi chác táng, không thoe quy củ hay nề nếp. Thực trạng của lối sống này ngày càng trở nên phổ biến và trầm trọng hơn trong xã hội hiện đại ngày nay. Điển hình như một số những thanh niên không chịu học hành, làm lụng một cách lành mạnh tối ngày chỉ biết vui chơi, giải trí. Họ thả trôi cuộc đời mình theo dòng đời.
Đâu là nguyên nhân của lối sống đáng phê phán này? Trước hết là nguyên nhân chủ quan, do chính bản thân những người ấy. Họ lười biếng, không chịu lao động, không nhận thức được tác hại của lối sống buông thả ấy. Họ chỉ muốn hưởng thụ mà không muốn làm, không xá định mục tiêu đúng đắn của cuộc đời. Sống hôm nay không biết ngày mai, không ước mơ, lí tưởng, khi đã sa chân rồi thì mặc cảm, buông xuôi, thiếu ý chí, nghị lực vươn lên.Thứ hai, đó là về phía gia đình. Gia đình giàu có, con cái không phải làm gì, sinh ra ỷ lại, ăn chơi buông thả. Gia đình nghèo nhưng lại cũng có con cái ăn chơi sa đọa. Đó hầu như là do bố mẹ với cuốc sống mải chạy theo đồng tiền mà không quan tâm hết sức đến con cái, chiều chuộng con cái, chưa có phương pháp giáo dục.
Hậu quả để lại là vô cùng lớn. Nó gây ra việc gia đình bất hạnh, hạnh phúc có nguy cơ tan vỡ. Đặc biệt là bản thân hư hỏng, có khi dẫn đến những hành động tiêu cực. Con người sẽ trở nên thiếu ý chí, sa chân vào các tệ nạn xã hội. Từ đó, gia tăng tệ nạn trong xã hội. Nó còn làm ảnh hưởng đến tương lai đất nước về sau.
Để ngăn chặn lối sống ấy, chúng ta cần phải nhận thức đươc tác hại nguy hiểm của sự buông thả đến chính bản thân mình. Bản thân mỗi thanh niên cần có ý thức sống đẹp, sống lành mạnh, có văn hóa, có nhân cách, có trách nhiệm với gia đình, xã hội để được mọi người yêu quý, tôn trọng.Sau đó cần có sự phối hợp hài hòa giữa gia đình và nhà trường. ỗi gia đình cần có trách nhiệm quan tâm, giáo dục con em sống có kỉ cương, phép tắc, nhà trường cần quan tâm giáo dục thường xuyên.
Như vậy, lối sống buông thả chính là lối sống đáng lên án một cách mạnh mẽ. Chúng ta cần tích cực học tập, lao động, sống đẹp, xa lánh những thói hư, tật xấu của xã hội.
Viết một đoạn văn về lối sống vô cảm (tự sự,miêu tả ,biểu cảm)
Viết một đoạn văn về lối sống vô cảm (tự sự,miêu tả ,biểu cảm)
Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp trong lối sống của Bác Hồ.
Mn giúp e vs ạ e đang cần gấp.
Tham khảo:
Phong cách của Hồ Chí Minh rất đẹp và luôn đẹp như thế . Cái đẹp trong phong cách Bác xuất phát từ lối sống giản dị như thanh cao , là từ cái kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại . Bác đi nhiều nơi , làm nhiều nghề , tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới để rồi đúc kết ra cho mình một sự hòa quyện tuyệt vời . Tiếp thu mọi cái hay cái đẹp của tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời cũng phê phán cái xấu; một cách tiếp thu có chọn lọc , có hiểu biết ; phải là người có năng lực và am hiểu cái đẹp mới làm được như thế . Không những vậy , một vẻ đẹp rất đặc trưng của Bác nữa chính là vẻ đẹp của lối sống giản dị , đời thường . Tuy đời thường nhưng không hề tầm thường . Bác sống tự nhiên , không khắc khổ như các vị tu hành , Bác sống thanh tao như các vị danh nho xưa . Nơi ở chỉ vẻn vẹn có cái nhà sàn nhỏ bé cạnh chiếc ao cá . Trang phục thì cũng không phải loại sang trọng mà là đơn giản với bộ quần áo bà ba nâu , chiếc áo trấn thủ , đôi dép lốp . Bữa cơm hàng ngày thì đạm bạc : cá kho , rau luộc , cà muối , dưa ghém , cháo hoa . Tư trang ít ỏi , chỉ có chiếc vali con đựng vài bộ quần áo thêm vài vật kỉ niệm đi đường . Thật thanh đạm và tiết chế . Tất cả những cái ấy tạo nên sự thanh cao trong Bác , một vẻ đẹp thuần thúy , trong sáng của một vị lãnh tụ dân tộc . Bác chọn lối sống giản dị ấy bởi lẽ Người hiểu được ý nghĩa của chúng trong cuộc sống . Sống như vậy sẽ có cảm giác thanh thản , bay bổng , vô tư vô ưu .Chúng còn giúp di dưỡng tinh thần, tạo nên hạnh phúc , thẩm mĩ cho cuộc sống . Những điều ấy chắc hẳn đầu là những điều mà mọi người đều ao ước sở hữu . Vậy , hãy sống theo Bác , học tập lối sống ấy của Bác , một lối sống giản dị nhưng thanh cao . Nó sẽ làm cho cuộc đời mỗi con người trở nên ý nghĩa , tốt đẹp hơn.
Viết đoạn văn 5-7 câu về lối sống giản dị
mn giúp em với ạ đừng lấy trên mạng là được :((
Em viết theo các ý này của chị nha!
Nêu lên vấn đề cần nghị luận (VD: Lối sống giản dị là một lối sống từ lâu của nhân dân ta...)
Khái niệm sống giản dị?
Người có lối sống giản dị là người như thế nào?
Vai trò của sống giản dị?
Dẫn chứng?
Trái ngược với sống giản dị?
Kết luận
Viết đoạn văn cảm nhận về cô bé bán diêm. Mong giúp em với ạ em cảm ơn!
Tham khảo:
Hình ảnh cô bé bán diêm tội nghiệp khiến lòng tôi thổn thức mãi. Người đời đối xử tàn nhẫn với em ấy biết bao nhiêu. Trong cái lạnh buốt đó, họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã bảy tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với cô bé đầy bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả cái chết của em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Qua cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Viết một đoạn văn nghị luận theo lối quy nạp từ 10-2 câu phân tích tình cảm của em về vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn có sử dụng miêu tả và tự sự (mong mn giải giúp nhanh với ạ)
Viết 1 đoạn văn ngắn thể hiện suy nghĩ về lối sống vô cảm
Trong đời sống đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ, máy móc, con người có thể kiếm được nhiều tiền hơn, giàu có hơn, nhưng có một thứ dường như có biểu hiện vơi đi, đó là sự quan tâm giữa người với người? Cuộc sống công nghiệp với những tất bật và tốc độ vận động quá nhanh khiến người ta hẫng hụt đến mức ít quan tâm đến nhau hơn. Phải chăng những tất bật ấy là nguyên nhân khiến “bệnh vô cảm” có cơ hội lan rộng?
Vô cảm là một căn bệnh hiện không có trong danh sách của ngành y học, nhưng nó đã ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người. Vậy “bệnh vô cảm” là gì? Vô là không, cảm là tình cảm, cảm xúc. Vô cảm là trạng thái con người không có tình cảm. Sống khép mình lại, thờ ơ lạnh nhạt với tất cả mọi việc xung quanh. Trong nhịp sốhg hiện đại ngày nay, một sô' người chỉ lo vun vén cho đời sống cá nhân và quay lưng lại với cộng đồng xã hội. Một số người tự làm mình trở nên xa lánh, không quan tâm đến ai, không biết đến niềm vui nỗi buồn của người khác. Đó là “bệnh vô cảm”. Chỉ lo chạy theo giá trị vật chất, đôi khi con người ta đã vô tình đánh mất đi vẻ đẹp đích thực của tâm hồn. Cuộc sống dù có sung túc hơn, giàu sang hơn, nhưng khi con người không biết quan tâm yêu thương nhau, thì đó vẫn không được xem là cuộc sống trọn vẹn được. Ngại giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, cuộc sống của chúng ta dần đi ngược lại với truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân từ xưa “Lá lành đùm lá rách”.
Ngày nay, một số người chỉ biết sống và nghĩ cho riêng mình. Như khi thấy bao người hành khất bên đường, họ không giúp đỡ, thậm chí còn khinh miệt, dè bỉu chế nhạo trước nỗi bất hạnh của những mảnh đời đáng thương đó. Và cũng như bao tệ nạn, mọi việc xấu xa cướp giật giữa đời thường vẫn xảy ra hằng ngày đấy thôi, nhưng không ai dám can ngăn. Vì sao? Vì sao con người lại vô cảm như vậy? Phải chăng cũng vì họ sợ, sợ sẽ gặp rắc rối liên lụy, cho nên không dại gì lo nghĩ đến chuyện của người khác. Nhưng đc không là “chuyện của người khác”, đó chính là những vấn đề chung của xã hội. Sao con người lại có thể quay lưng lại với chính cộng đồng mình đang sống được kia chứ! Và không chỉ dừng lại ở một vài cá nhân, bộ phận nhà nước cũng có lối sống ích kỉ như vậy. Một vài cơ quan giàu sang luôn tìm cách bóc lột người dân, như về việc chiếm đất đai, tài sản... Rồi sau đó, hc ngoảnh mặt đi một cách lạnh lùng, bỏ lại sau lưng những mảnh đời khốn khổ khi cùng bao giọt nước mắt hờn trách cuộc đời không thể sẻ chia cùng ai. Đó không phải là biểu hiện của “bệnh vô cảm” hay sao!
Nếu cứ mãi tiếp tục như vậy, cuộc sống này sẽ mất hết tình thương, mất hết niềm cảm thông san sẻ, mất đi cả truyền thống đạo đức quý báu ngày xưa. Sẽ không còn là “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ nữa”, mà chỉ còn lại sự lạnh nhạt, sự thờ ơ vô cảm. “Tình thương là hạnh phúc của con người”, liệu cuộc sống này có còn ý nghĩa nữa hay không nếu con người cứ tự khép mình lại và chỉ biết sống cho bản thân? Liệu bạn có cảm thấy hạnh phúc nếu xung quanh mình chỉ toàn là giọt nước mắt cùng với nỗi bất hạnh của bao người? Thomas Merton đã từng nói: “Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác". Bạn giàu sang u? Bạn thành công ư? Nhưng khi đã trở nên vô cảm, bạn chỉ thấy mỗi bản thân mình mà thôi. Sự giàu sang, sự thành công như vậy có mang lại hạnh phúc cho bạn không khi bạn chỉ sống một mình, hay đúng hơn là bạn tự tách mình ra khỏi cộng đồng, sống không sẻ chia.
Sống đôi khi đơn giản là học cách yêu thương. Hãy thử một lần trải lòng mình ra dù chỉ là chút ít ỏi. Bởi vì, khổ đau được san sẻ sẽ vơi đi một nửa, còn hạnh phúc được san sẻ sẽ nhân đôi. Hãy thử nghĩ xem, cụ già trên đường kia sẽ có thể qua đường nếu bạn chịu bỏ chút ít thời gian dừng xe lại và dắt cụ qua. Em bé sẽ không lạc giữa chợ nô'u bạn chịu bỏ chút ít thời gian đưa em về phường công an tìm mẹ... Mỗi ngày đến trường, bạn có thể dành dụm một chút ít tiền cho quỹ “Vì người nghèo". Nhiều, rất nhiều những việc bạn có thể làm nếu bạn chịu bỏ “chút ít”. Những đóng góp của bạn đôi khi rất nhỏ nhặt nhưng quan trọng hơn hết, đó là tình thương, là sự quan tâm chia sẻ, là cả một tấm lòng. Hãy làm những gì có thể để giúp cho nỗi đau của bao người được vơi đi. Sự trao đi yêu thương đôi khi cũng là điều mang lại hạnh phúc. Phải nói rằng, xã hội càng văn minh, thì con người đối xử với nhau nhân ái hơn, văn minh hơn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại đâu đó lối sống thực dụng, ích kỉ đã làm tổn thương đến truyền thông “nhiễu điều phủ lấy giá gương” của dân tộc ta. Vì vậy, chúng ta không nên nói đời sống công nghiệp đã làm nảy sinh “bệnh vô cảm”, mà căn bệnh ấy xuất phát từ việc giáo dục con em và công dân chúng ta chưa thật nghiêm túc. Thật khó tìm nguyên nhân đầy đủ, nên xin trao câu hỏi này cho các nhà giáo dục và xã hội học, tâm lí học,.
Trong ca khúc “Mưa hồng”, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”. Vâng, đừng sống quá vội vã! Đừng để dòng đời hối hả có thể cuốn bạn đi! Đừng quay lưng lại với tất cả! Đừng để dòng màu đỏ chảy trong con người bạn trở nên lạnh đen. Đừng để một khi nào đó dừng lại, bạn chợt nhận ra mình đã vô tình đánh mất quá nhiều thứ! Hãy nuôi dưỡng lòng nhân ái, tình thương của mình cùng mọi người đẩy lùi “căn bệnh vô cảm” kia. Và cũng bởi vì ngày mai có thể sẽ không bao giờ đến nên hãy cho và nhận những gì bạn có trong ngày hôm nay.
Người Việt Nam vốn có truyền thống vô cùng tốt đẹp là “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”… Thế nhưng có những cách sống ngày nay đang gặm nhấm những truyền thống tốt đẹp đó. Hiện nay đang có một căn bệnh của cuộc sống hiện đại. Đó là căn bệnh không có trong danh mục của ngành y, căn bệnh vô cảm mà nhiều người dân Việt – nhất là tầng lớp thanh niên – mắc phải. Bệnh này thể hiện ở chỗ con người không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày. Nhưng liệu rằng chúng ta đã hiểu rõ căn bệnh này chưa? Vô cảm tức là không có cảm xúc trước bất kì sự vật sự việc gì. Chẳng hạn như không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện có thể giúp đỡ được. Rất nhiều người, nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người hành khất lại xua đuổi, dè bỉu. Đi đường gặp người bị tai nạn vẫn bỏ đi không sẵn sàng cứu giúp. Thậm chí có kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền tài của người bị nạn. Trên xe buýt, ở nơi công cộng, thấy người tàn tật không giúp đỡ, không nhường chỗ, có khi lại còn cười chế giễu trước những khuyết tật của họ. Những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết. Rất nhiều tệ nạn và hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết. Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng kém, không giữ được truyền thống quý báu của dân tộc ta là “thương người như thể thương thân”. Căn bệnh vô cảm đã có ở không ít nhân vật được giao trọng trách từ lâu, nó biểu hiện dưới nhiều dạng “lâm sàng” khác nhau nhưng tất cả đều rất dễ phát hiện, chỉ có điều không ai chịu chữa trị hay nói cách khác là đang trong tình trạng khó cứu chữa. Ngăn chặn nó không phải bằng biện pháp hành chính mà bằng chính tấm lòng và dũng khí của mỗi con người, tấm lòng và dũng khí của các cơ quan chức năng. Con người vô cảm và cơ quan chức năng thờ ơ thì căn bệnh càng trầm trọng. Lúc đó thì chẳng còn gì để nói. Vô cảm là một chứng bệnh thường gặp ở một số người bị khủng hoảng tâm lí nặng nề, bị sốc nặng. Sau đó dần dần họ không có cảm giác yêu thương hay ghét bỏ nào nữa… là trạng thái tâm lí có thể do vô tình hoặc hữu ý mà gây ra, vì lúc đó con người coi như không có nhận thức, suy nghĩ, và tình cảm… Tất cả lý do đưa ra gần như chuyện nực cười. Bệnh thờ ơ đang phá ruỗng nhân cách con người. Bệnh thờ ơ đã lan sang cả ở những cơ quan công quyền. Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn người xung quanh. Nhân loại đang bó tay trước căn bệnh của thế kỷ: bệnh nan y HIV/AIDS. Căn bệnh thứ hai cũng nan y không kém là bệnh vô cảm. Ra đường nhiều người gặp cái tốt không ủng hộ, thấy cái xấu không lên án, không ít nơi cả phố, cả làng sợ tên ăn trộm, cả xã sợ thằng say rượu vì không muốn bị liên lụy… đang làm cho bệnh vô cảm vốn đã và đang có nguy cơ lan rộng, càng có điều kiện lây lan mạnh hơn. Bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm “lệch chuẩn” hay “loạn chuẩn” đạo đức, sẽ là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng kinh tế – xã hội, làm tan nát một gia đình. Bởi vậy, chúng ta cần phải cần xây dựng một xã hội mà người với người biết đồng cảm và chia sẻ với nhau trong cuộc sống. Mỗi người phải biết tự điều chỉnh cuộc sống của mình vì hạnh phúc của người khác. Phải có lòng vị tha, nhường nhịn, chín bỏ làm mười và luôn giúp đỡ lẫn nhau để cùng hạnh phúc và tiến bộ. Có như vậy chúng ta mới xây dựng được một xã hội tốt đẹp như Tố Hữu từng nói: “Có gì đẹp trên đời hơn thế/Người yêu người sống để yêu nhau”.
Học tốt nhé bạn
Viết đoạn văn ngắn: Nêu cao lòng gần dạ, dũng cảm và phê phán lối sống thực dụng trong đời sống hàng ngày giúp em vs ạ: