Viết một đoạn văn nghị luận về lời cảm ơn.
Em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi về chủ đề: Ý nghĩa lời cảm ơn.
Viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 150 chữ (20 dòng) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống.
Sau đây là gợi ý của mình:
- Nêu vấn đề: Lời cảm ơn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta
- Giải thích: Lời cảm ơn là hành động dùng lời nói bày tỏ sự cảm kích của bản thân đối với những người đã giúp đỡ mình.
- Bàn luận:
+ Lời cảm ơn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện sự biết ơn khi được người khác giúp đỡ lúc khó khăn
+ Lời cảm ơn là chất xúc tác để cuộc sống tốt đẹp hơn, lan tỏa những điều tích cực
+ Khi biết nói lời cảm ơn, người khác sẽ nhận ra thành ý của chúng ta đồng thời cũng đánh giá về trình độ văn hóa của người nói
+ Lời cảm ơn gắn kết con người lại với nhau, cho chúng ta cảm giác được tôn trọng và hạnh phúc khi giúp đỡ được người khác
- Thực trạng:
+ Thật đáng tiếc khi nét đẹp nói "lời cảm ơn" đang dần mai một bởi người ta ít quan tâm nhau và tính toán nhiều hơn. Nhưng tôi luôn tin điều tốt đẹp luôn tồn tại trên đời. Nói lời "cảm ơn" để sưởi ấm trái tim cho nhau, lan tỏa những hạnh phúc nhỏ nhoi, đời thường đến tất cả mọi người.
=> Liên hệ bản thân
Một số ý:
- Lời cảm ơn là một trong những cách thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với người khác.
- Trong cuộc sống, lời cảm ơn có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giúp chúng ta tạo ra mối quan hệ tốt với người khác mà còn hỗ trợ tinh thần ta trở nên tốt hơn.
- Khi chúng ta biết cảm ơn và tôn trọng người khác, chúng ta chũng sẽ nhận được đối xử tốt hơn và có mối quan hệ tốt hơn với mọi người xung quanh.
+ Lời cảm ơn cũng giúp chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, giúp đỡ người khác một cách tự nhiên và tình cảm chân thật.
- Ngoài ra, lời cảm ơn còn giúp chúng ta trở nên tự tin hơn và có lòng tin vào bản thân mình.
- Bản thân em cũng đã và đang tập nói lời cảm ơn với người khác khi họ giúp đỡ mình dù là việc nhỏ hay lớn.
- Tóm lại, lời cảm ơn có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống. Do đó, chúng ta hãy luôn biết cảm ơn và tôn trọng người khác, để cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.
Viết một đoạn văn nghị luận xã hội về: Văn hóa cảm ơn
Một trong những nét đẹp văn hóa thể hiện nhân cách của mỗi người chính là văn hóa cảm ơn. Lời cảm ơn cho thấy lối ứng xử lịch sự, lễ phép và biết tôn trọng với những người xung quanh. Đó là những lời nói nhỏ nhẹ nhưng lại phần nào khẳng định được nhân phẩm của mỗi người.Cảm ơn theo nghĩa chiết tự “cảm” có nghĩa là cảm kích, khắc ghi, nhớ mãi không thôi, xúc động và đầy trân trọng khi nhắc về điều gì đó, còn “ơn” là cái cái ân mà người khác đã giúp đỡ mình. Vậy cảm ơn có nghĩa là cảm kích xúc động và mãi khắc ghi trong lòng sự giúp đỡ của người khác đối với bản thân. Lời cảm ơn trong cuộc sống vốn chỉ là câu nói bình thường nhưng lại thực sự quan trọng thể hiện sự biết ơn đối với người khác. Sự giúp đỡ ấy có thể trực tiếp về vật chất nhưng cũng có thể là sự giúp đỡ về mặt tinh thần một lời động viên, một cái ôm, một ánh nhìn trìu mến. Chỉ như vậy thôi cũng đã đủ giúp ta có thêm động lực, thêm niềm tin…Và lẽ dĩ nhiên khi nhận được sự giúp đỡ dù lớn hay nhỏ dù là vật chất hay tinh thần thì ta cũng phải biết ơn họ. Thế nhưng biết ơn không chỉ để trong lòng hay không chỉ để báo đáp vào một ngày nào xa xôi mà ta có thể hiện sự biết ơn ấy ngay từ lời nói “cảm ơn”. Mỗi người cần phải ý thức được ý nghĩa quan trọng của lời cảm ơn. Hãy học cách nói cảm ơn với người. Hãy bắt đầu lời cảm ơn với những điều giản dị bạn được nhận từ gia đình, bạn bè hay từ một người xa lạ. Sau đó hãy để lời cảm ơn ấy không chỉ dừng lại ở một hay hai ngày mà nâng nó lên thành thói quen ứng xử và cuối cùng để nó trở thành nhu cầu của bản thân. Lời cảm ơn không chỉ dừng lại ở lời nói mà nói còn phải đi kèm với hành động thực tiễn. Và điều quan trọng hãy nói lời cảm ơn bằng tất cả sự chân thành có thể.Có thể thấy, lời cảm ơn là những lời nói giản dị nhỏ bé nhưng lại mang đến nhiều ý nghĩa. Văn hóa cảm ơn phần nào phản ánh nhân cách và quan điểm sống của mỗi người. Cuộc đời ngày một trôi qua sẽ thật tẻ nhạt nếu những giá trị tinh thần, những nét đẹp yêu thương không được giữ gìn và nhân rộng, đặc biệt là văn hóa cảm ơn. Hãy cũng mở rộng và phát triển nhiều hơn giá trị văn hóa này nhé!.
Những câu chuyện về lời cám ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa để nhắc đến trong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu nhưng cho qua, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng thế nào trong cuộc sống này.
Càng ngày càng ít nghe thấy người ta, nhất là những người trẻ tuổi, nói "cám ơn" và "xin lỗi" với nhau. Những lời xin lỗi càng ngày càng thiếu đi trong cuộc sống xã hội thì những lời cảm ơn hầu như không tồn tại, trong khi sự lịch thiệp, khiêm tốn, biết ơn và biết lỗi phải là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình thật sự nói những câu đó bao nhiêu lần trong một ngày, và nếu có nói, thì đã bao giờ chúng ta nói những điều đó một cách thực lòng? Và từ những lời nói đó, đi xa hơn, là những hành động để xin lỗi và cám ơn? Thế đấy, chúng ta đã mất đi thói quen nói hai từ đó. Nhưng những ai có thể nói được hai từ đó lại có những người chỉ biết nói đúng những từ ấy, và không biết làm gì để thể hiện những điều mà họ mới nói từ trong tâm của mình.
Nhiều người nói rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đôi khi, giả tạo và ai cũng "ngài ngại". Cái chính là thực lòng. Ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy là đúng, nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau trong khi điều đó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đó và nhận lỗi một ai đó chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất, trong khi một cái thùng rác vô tri vô giác vẫn có dòng chữ "Cảm ơn đã bỏ rác vào tôi"?
Cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trong bản tính của mỗi người, không phải lúc nào cũng biết đến hai từ cám ơn và xin lỗi. Nhưng có bao giờ ai đặt ra câu hỏi: Cuộc sống Phương Tây còn nhanh gấp bội chúng ta, tại sao họ vẫn có thể nói được những điều ấy và chả lẽ họ luôn ngượng và coi chuyện nói điều đó ra là giải dối như chúng ta vẫn nghĩ? Vấn đề là lối sống và giáo dục, mà hình như từ lâu, người ta đã dạy con trẻ những điều này một cách máy móc và giáo điều trong những cuốn "Giáo dục công dân", mà những tiết học "Giáo dục công dân" lại là được những người có trách nhiệm biến thành những giờ học buồn tẻ. Cảm ơn và xin lỗi - bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị nhiều người trẻ lãng quên. Tiếng cảm ơn xin lỗi đang thưa dần...
Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Tiếng "cảm ơn" đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi.
Để làm người đã khó, để làm người tốt càng khó hơn. "Học ăn, học nói, học gói, học mở" Đừng "coi thường" những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé... Hãy bắt đầu từ câu nói xin lỗi sau mỗi sai lầm của mình và lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của người khác - bất cứ họ là ai
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7-9 câu) kể về lời dạy bảo ân cần của người bà, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận. Hãy gạch chân dưới những câu văn có yếu tố nghị luận. (Yêu cầu ở ảnh)
Làm ơn giúp mik với ạ, tối mik phải nộp rùi, cảm ơn mn nhiều
Em tham khảo:
Đối với tôi, bà là một trong những người có tầm quan trọng và ảnh hưởng tích cực đến cuộc đời tôi. Bà không chỉ dành cho tôi biết bao tình yêu thương mà còn dạy bảo cho tôi biết bao những bài học làm người tốt đẹp làm tôi nhớ mãi. Tôi vẫn luôn nhớ bài học về lòng kiên trì mà bà dạy cho tôi. Để có thể thành công, con người buộc phải kiên trì và nỗ lực bền bỉ. Bà bảo rằng, không một ai trên đời này có thể thành công sau ngày một ngày hai mà đó phải là quá trình cố gắng lâu dài, không được từ bỏ và ngừng nghỉ. Chắc chắn sẽ có những lúc khó khăn đến nhường nào nhưng ta cần học cách vượt qua được chính thử thách đó hay cũng chính là vượt qua giới hạn của bản thân. Em vẫn mãi mãi khắc ghi bài học đó bà dạy em để có thể luôn luôn thành công và đạt được nhiều thành tựu trên con đường của chính mình.
Câu chứa yếu tố NL: In đậm nghiêng
viết bài văn nghị luận ngắn về nói lời cảm ơn
Tham Khảo !
Những câu chuyện về lời cám ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa để nhắc đến trong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu nhưng cho qua, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng thế nào trong cuộc sống này.
Càng ngày càng ít nghe thấy người ta, nhất là những người trẻ tuổi, nói “cám ơn” và “xin lỗi” với nhau. Những lời xin lỗi càng ngày càng thiếu đi trong cuộc sống xã hội thì những lời cảm ơn hầu như không tồn tại, trong khi sự lịch thiệp, khiêm tốn, biết ơn và biết lỗi phải là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình thật sự nói những câu đó bao nhiêu lần trong một ngày, và nếu có nói, thì đã bao giờ chúng ta nói những điều đó một cách thực lòng? Và từ những lời nói đó, đi xa hơn, là những hành động để xin lỗi và cám ơn? Thế đấy, chúng ta đã mất đi thói quen nói hai từ đó. Nhưng những ai có thể nói được hai từ đó lại có những người chỉ biết nói đúng những từ ấy, và không biết làm gì để thể hiện những điều mà họ mới nói từ trong tâm của mình.
Nhiều người nói rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đôi khi, giả tạo và ai cũng "ngài ngại". Cái chính là thực lòng. Ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy là đúng, nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau trong khi điều đó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đó và nhận lỗi một ai đó chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất, trong khi một cái thùng rác vô tri vô giác vẫn có dòng chữ “Cảm ơn đã bỏ rác vào tôi”?
Cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trong bản tính của mỗi người, không phải lúc nào cũng biết đến hai từ cám ơn và xin lỗi. Nhưng có bao giờ ai đặt ra câu hỏi: Cuộc sống Phương Tây còn nhanh gấp bội chúng ta, tại sao họ vẫn có thể nói được những điều ấy và chả lẽ họ luôn ngượng và coi chuyện nói điều đó ra là giải dối như chúng ta vẫn nghĩ? Vấn đề là lối sống và giáo dục, mà hình như từ lâu, người ta đã dậy con trẻ những điều này một cách máy móc và giáo điều trong những cuốn “Giáo dục công dân”, mà những tiết học “Giáo dục công dân” lại là được những người có trách nhiệm biến thành những giờ học buồn tẻ. Cảm ơn và xin lỗi - bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị nhiều người trẻ lãng quên. Tiếng cảm ơn xin lỗi đang thưa dần...
Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Văn hóa cảm ơn đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi.
Để làm người đã khó, để làm người tốt càng khó hơn. “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Đừng “coi thường” những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé… Hãy bắt đầu từ câu nói xin lỗi sau mỗi sai lầm của mình và lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của người khác - bất cứ họ là ai.
1. Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ viết về giá trị của lời nói
2. Viết đoạn văn giới thiệu về Nguyễn Dữ và Chuyện người con gái Nam Xương
Giusp mình với. Cảm ơn!!
Tham khảo:
1.
1. Mở bài
- Trên mặt đất này, con người chính là loài thông minh nhất, thống trị muôn loài.
- Con người có vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ sắc sảo.
- Họ còn có phương tiện giao tiếp quý giá là lời ăn tiếng nói.
2. Thân bài
a. Lời nói là gì?
- Là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người, thể hiện ở dạng nói và dạng viết.
b. Giá trị, ý nghĩa của lời nói:
- Giúp con người hiểu nhau.
- Đem lại sự giúp đỡ, gắn bó, giúp con người làm việc, học tập, sáng tạo đạt hiệu quả.
- Lời nói có sức mạnh lớn lao trong mọi hoàn cảnh.
Dẫn chứng: câu nói của mẹ Tê-rê-sa.
c. Bài học cho mỗi người:
- Phải học tập và am hiểu về cách sử dụng ngôn ngữ.
- Rèn luyện nhân cách, phẩm chất tốt đề có cách ứng xử khéo léo, đặc biệt là khi dùng lời nói để giao tiếp.
- Câu ca dao về lời nói.
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị và ý nghĩa lời nói.
- Phát huy giá trị của tiếng Việt!
Tác giả Nguyễn Dữ hiện chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI, là người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Thời ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài. Có giả thiết cho rằng ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cha ông là tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, bản thân ông cũng là người học rộng, tài cao nhưng giống như nhiều trí thức đương thời, ông chỉ làm quan một năm rồi xin về quê ẩn dật. Ông có tác phẩm tiếng Hán nổi tiếng Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời.
"Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục của tác giả. Đây là một trong hai mươi truyện của tập sách này. Tác phẩm ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương (thuộc tỉnh Hà Nam) ngày nay.
Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Chàng Trương Sinh mến vì đức hạnh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Chẳng bao lâu Trương Sinh phải đi lính. Nàng đang có mang, xa chàng vừa đầy tuần thì sinh ra đứa con trai đặt tên là Đản, nửa năm sau, mẹ chàng vì già yếu và nhớ thương con mà lâm bệnh. Vũ Nương hết lòng săn sóc, cơm cháo thuốc men, mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ mình. Qua năm sau, giặc đã chịu lui, Trương Sinh trở về. Con trai đã vừa học nói nhưng chỉ vì câu nói ngây thơ của đứa con đã dẫn đến Trương Sinh hiểu lầm rằng vợ mình đã thay lòng đổi dạ. Trương Sinh nhiếc mắng, đuổi nàng đi. Nàng thanh minh cho mình, rồi hàng xóm bênh vực nhưng không được. Trước cảnh đau buồn đó Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng chết rồi, một hôm Trương Sinh ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya chợt đứa con nói: "Cha Đản lại đến kìa" rồi chỉ cái bóng trên tường. Bấy giờ Trương Sinh mới tỉnh ngộ, biết vợ mình chết oan. Lại nói về chuyện Phan Lang đã cứu Linh Phi, là vợ vua biển Nam Hải. Thế rồi Phan Lang không may đắm thuyền chết, được Linh Phi cứu giúp, chữa trị, đền ơn. Trong cuộc hành trình thăm động của Linh Phi, Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương. Nàng gửi về cho chồng một chiếc hoa vàng và dặn chồng con nhớ làm đàn giải oan... Phan Lang trở về kể chuyện cho Trương Sinh. Vũ Nương hiện lên đa tạ tình chàng nhưng nàng không thể trở về trần gian được.
Chuyện người con gái Nam Xương nói lên sự xót thương với những người phụ nữ tài sắc, đức hạnh mà chết oan trong bi kịch gia đình. Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, hiếu thảo, một mình nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ già. Cái chết của Vũ Nương có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc, lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho hạnh phúc lứa đôi phải li biệt, người vợ trẻ sống vất vả, cô đơn, lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng độc đoán, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc. Vì lẽ đó, Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị nhân đạo sâu sắc.
Với nghệ thuật điêu luyện, bố cục chặt chẽ, chi tiết hoang đường, li kỳ, hấp dẫn, dùng chi tiết gợi mở, thắt nút cởi nút câu chuyện tài tình, giải quyết câu chuyện nhanh chóng, bất ngờ, kết thúc có hậu,... Chuyện người con gái Nam Xương đã khẳng định được nét đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. Đây là một áng văn hay, thành công về mặt dựng truyện, dựng nhân vật, kết hợp cả tự sự, trữ tình và bi kịch. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhưng chuyện "Người con gái Nam Xương" có giá trị nhân đạo sâu sắc.
Qua "Truyền kì mạn lục", người đọc mãi mãi thương cảm Vũ Nương, thương cảm những thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Viết đoạn văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về lời cảm ơn trong cuộc sống . Trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ , gạch chân dưới thành phần khởi ngữ đó ( mik cần gấp ạ)
viết một bài văn nghị luận bàn về lời xin lỗi, cảm ơn của học sinh hiện nay
Những câu chuyện về lời cám ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa để nhắc đến trong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu nhưng cho qua, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng thế nào trong cuộc sống này.
Càng ngày càng ít nghe thấy người ta, nhất là những người trẻ tuổi, nói "cám ơn" và "xin lỗi" với nhau. Những lời xin lỗi càng ngày càng thiếu đi trong cuộc sống xã hội thì những lời cảm ơn hầu như không tồn tại, trong khi sự lịch thiệp, khiêm tốn, biết ơn và biết lỗi phải là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình thật sự nói những câu đó bao nhiêu lần trong một ngày, và nếu có nói, thì đã bao giờ chúng ta nói những điều đó một cách thực lòng? Và từ những lời nói đó, đi xa hơn, là những hành động để xin lỗi và cám ơn? Thế đấy, chúng ta đã mất đi thói quen nói hai từ đó. Nhưng những ai có thể nói được hai từ đó lại có những người chỉ biết nói đúng những từ ấy, và không biết làm gì để thể hiện những điều mà họ mới nói từ trong tâm của mình.
Nhiều người nói rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đôi khi, giả tạo và ai cũng "ngài ngại". Cái chính là thực lòng. Ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy là đúng, nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau trong khi điều đó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đó và nhận lỗi một ai đó chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất, trong khi một cái thùng rác vô tri vô giác vẫn có dòng chữ "Cảm ơn đã bỏ rác vào tôi"?
Cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trong bản tính của mỗi người, không phải lúc nào cũng biết đến hai từ cám ơn và xin lỗi. Nhưng có bao giờ ai đặt ra câu hỏi: Cuộc sống Phương Tây còn nhanh gấp bội chúng ta, tại sao họ vẫn có thể nói được những điều ấy và chả lẽ họ luôn ngượng và coi chuyện nói điều đó ra là giải dối như chúng ta vẫn nghĩ? Vấn đề là lối sống và giáo dục, mà hình như từ lâu, người ta đã dạy con trẻ những điều này một cách máy móc và giáo điều trong những cuốn "Giáo dục công dân", mà những tiết học "Giáo dục công dân" lại là được những người có trách nhiệm biến thành những giờ học buồn tẻ. Cảm ơn và xin lỗi - bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị nhiều người trẻ lãng quên. Tiếng cảm ơn xin lỗi đang thưa dần...
Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Tiếng "cảm ơn" đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi.
Để làm người đã khó, để làm người tốt càng khó hơn. "Học ăn, học nói, học gói, học mở" Đừng "coi thường" những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé... Hãy bắt đầu từ câu nói xin lỗi sau mỗi sai lầm của mình và lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của người khác - bất cứ họ là ai.
BẠN THAM KHẢO RỒI TỰ VIẾT NHÉ !!!
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề “ Xin lỗi và cảm ơn”
“ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa long nhau”.
Từ xa xưa thì văn hóa ứng xử luôn là chuẩn mực để đánh giá một con người. văn hóa ứng xử thể hiện nhân cách của một con người. để thể hiện chuẩn mwujc có rất nhiều cách để thể hiện và đánh giá. Trong đó, lời xin lỗi và cảm ơn là một chuẩn mực xác thực nhất cho việc đánh giá này. Nhưng lời xin lỗi và cảm ơn như thế nào cho đúng, ta cùng đi tìm hiểu vấn đề này.
II. Than bài
1. Giải thích “ xin lỗi, cảm ơn”
a. Cảm ơn là gi?
“Cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó đối với những người giúp mình.
b. Xin lỗi là gi?
“Xin lỗi” là lời bày tỏ thái độ ân hận, hối lỗi trước những sai lầm mình đã gây ra cho những người khác. Tùy theo hậu quả xảy ra mà lời xin lỗi có được tha thứ.
2. Biểu hiện của xin lỗi và cảm ơn
a. Cảm ơn
- Vào ngày lễ tặng hoa cho mẹ để thể hiện lòng biết ơn
- Biết ơn thầy cô giáo
- Ghi nhớ công ơn những người giúp đỡ mình
b. Xin lỗi
- Có thái độ ăn năng hối lỗi trước hành động sai trái của mình
- Có những hành động sửa lỗi.
3. Thực trạng
- Nhiều thanh niên hiện nay ngại nói xin lỗi và cảm ơn
- Có nhiều người thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một.
4. Nguyên nhân
Do đời sống xã hội ngày càng phát triển, lỗi sống vô cảm khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng.
5. Hậu quả
Hành động này tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc.
Những đứa trẻ không biết cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.
III. Kết bài
Nêu ý nghĩa của “ cảm ơn và xin lỗi”
Thể hiện ý kiến của mình về những vấn đề này.
Nghị luận xã hội về văn hóa cảm ơn, xin lỗi
https://thivao10.net/Nghi-luan-xa-hoi-ve-van-hoa-cam-on-xin-loi-182.htmlViết một đoạn văn nghị luận xã hội bàn về một khía cạnh của đời sống(15 dòng ). Ai giúp em với ạ,em cảm ơn