Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
ly trần
Xem chi tiết
Vũ phương Thúy
Xem chi tiết
Lê Hoàng Như Mai
20 tháng 3 2023 lúc 20:44

Việt Nam ta tự hào khi sở hữu nhiều kỳ quan của tạo hóa, những di tích ghi dấu ấn tâm linh, cửa nhà Phật. Một trong những danh lam thắng cảnh trung hòa được cả vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp Phật giáo không thể không kể đến chùa Hương.

Chùa Hương là một quần thể di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia, bao gồm nhiều ngôi đền, chùa, hang động đẹp, linh thiêng, nằm gần con sông Đáy, tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Về thời gian hình thành, chùa Hương được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII thời vua Lê – chúa Trịnh khi chúa Trịnh Sâm còn tại vị. Tuy ngôi chùa này rất nổi tiếng tại nước ta nhưng chùa Hương tại Hà Nội không phải là ngôi chùa Hương gốc, chùa là phiên bản của chùa Hương Tích tại Hà Tĩnh.

Lịch sử ghi chép lại rằng, sở dĩ xây dựng thêm chùa Hương tại Hà Nội vì phi tần của chúa Trịnh, đoạn đường từ kinh đô đến chùa Hương rất xa khiến chúa Trịnh không yên tâm mỗi dịp phi tần đi trẩy hội chùa Hương vì thế chúa Trịnh đã cho xây một ngôi chùa Hương khác tại vùng núi Hà Sơn Bình, góp phần tạo nên một chùa Hương kỳ ảo, thơ mộng.

Có thể nói, chùa Hương là sự giao thao hài hòa giữa nét đẹp thiên nhiên kỳ vĩ và vẻ đẹp tâm linh huyền bí, thiêng liêng. Ấn tượng đầu tiên khi đến với quần thể di tích chùa Hương là suối Yến trải dài, nhẹ nhàng trôi. Từ bến Trò qua một đoạn suối đến đến Trình thuộc quần thể chùa Hương, dâng hương báo cáo với thần Tướng người đến tham quan. Trên dòng suối Yến xuôi về khu vực chính của chùa Hương, du khách đi thuyền khoảng tiếng rưỡi thời gian, hai bên bờ suối có những núi, hòn trải dọc. Khu vực chính của chùa Hương được chia làm hai khu vực: chùa Ngoài và chùa Trong.

Chùa Ngoài tức là chùa Thiên Trù nằm tại chân núi Hà Sơn Bình có kiến trúc kiểu “ Ngũ môn tam cấp”, diện tích chùa rộng, đi sâu vào khu bảo thềm thứ ba là Tam Bảo nơi thờ Phật, dâng lễ, dâng hương. Đi tiếp qua Tam bảo là khu vực điện thờ thánh mẫu, gác tàng thư, nhà Tổ, tháp Thiên Thủy. Từ chùa Ngoài đến chùa Trong trên đỉnh núi là đoạn đường khá xa, khoảng 2 – 3 km, du khách có thể chọn đi bộ hoặc đi cáp treo, đường đến chùa Trong hầu hết là đường đất, có nhiều bậc thang, khá quanh co. Các chùa Giải Oan, chùa Hinh Bồng, chùa Tiên,…. Nằm phân bố trên đoạn đường lên núi.

Khác với chùa Thiên Trù, chùa Trong không phải do bàn tay con người xây dựng nên mà do thiên nhiên, tạo hóa ban tặng, chùa Trong hay “ Nam Thiên đệ nhất động” Hương Sơn động là hang động hùng vĩ ,huyền ảo. Từ chính diện cửa động đi vào là nơi thờ Phật chính, đặt tượng phật Bà Quan Âm, càng khám phá sâu bên trong động, càng thấy nhiều hòn mang hình thù gần gũi với con người như hòn Đụn gạo, núi Cô, núi Cậu,…..

Với vẻ đẹp kỳ ảo như vậy, chùa Hương đã trở thành một trong những điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước, mỗi dịp lễ hội chùa Hương, mùng 6 tháng Chạp Âm Lịch hàng năm, chùa Hương trở nên nhộn nhịp, có nhiều hoạt động văn hóa truyền thống như hát chèo, hát quan họ trên suối Yến. Không chỉ vậy, chùa Hương chính là nhân chứng của lịch sử, chứng kiến những thăng trầm, thay đổi triều đại, chiến tranh suốt ba thế kỷ, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chùa Thiên Trù thuộc quần thể chùa Hương đã bị bom Pháp tàn phá nặng nề. Ngoài ra, chùa Hương đóng góp một phần không nhỏ giúp ngành du lịch nơi đây phát triển, mang lại nguồn lợi khổng lồ cho người dân.

Như vậy, quần thể di tích chùa Hương là sự hội tụ của những nét đẹp thiên nhiên, tạo hóa cùng với vẻ đẹp tâm linh, hơi thở Phật giáo, du khách vừa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vừa được sống chậm lại, thư thái, bình yên tại đất linh thiêng.

Hihi
Xem chi tiết
Keiko Hashitou
15 tháng 3 2022 lúc 8:14

TK

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ hội tụ những nét đẹp kiến trúc qua nhiều triều đại, dành được nhiều sự quan tâm của các vua chúa. Nơi đây còn mang những nét đẹp của đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam thời xưa. Dưới đây là một số bài văn mẫu thuyết minh về chùa Thiên Mụ, một trong những ngôi chùa cổ kính nhất của Việt Nam.

Sơn Mai Thanh Hoàng
15 tháng 3 2022 lúc 8:14

REFER

Nét đẹp văn hóa tâm linh là một trong những nét đặc trưng và không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam trong việc thắp hương, cầu may,cúng bái thần Phật tại các chùa chiền, đền miếu linh thiêng, cổ kính. Một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất, linh thiêng nhất phải kể đến chùa Thiên Mụ.

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía tây, được khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Nơi đây được đặt tên là Thiên Mụ là bởi khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã xem xét hình thế núi non để mưu đồ xây dựng nghiệp lớn, thấy một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Được người dân kể lại nơi đây vào ban đêm có một bà già mặc áo đỏ, quần xanh ngồi trên gò đồi mà truyền rằng sẽ có một vị chân chúa đến xây chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, chúa Nguyễn đã cho người xây một ngôi chùa đặt tên là chùa Thiên Mụ và gò đồi kia được người dân đặt tên là Thiên Mụ.

Có thể nói, ngôi chùa này là tụ hội những nét đẹp kiến trúc qua nhiều triều đại, dành được nhiều sự quan tâm của các vua chúa. Dưới thời chúa Quốc, trong giai đoạn Phật giáo xứ đàng Trong vô cùng phát triển và hưng thịnh, chùa được xây dựng lại quy mô hơn. Năm 1710, chùa được chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền… tuy nhiên nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Chúa Quốc còn đích thân viết bài văn,khắc vào bia lớn (cao 2m60,rộng 1m2) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây,việc cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng Kinh, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm – người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn. Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi lại việc dựng tháp, đình và các bài thơ văn của nhà vua. Trong đó phải kể đến tháp Phước Duyên _ biểu tượng nổi tiếng  của chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân. Tuy vậy, sau trận bão năm 1904, tháp bị tàn phá nặng nề, nhiều công trình không còn nguyên vẹn như đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn. Dù đã được xây dựng lại vào năm 1907 nhưng chùa không còn được to lớn như trước. Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam là Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô – di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963. Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.

Không chỉ có những nét đẹp về kiến trúc mà chùa Thiên Mụ còn có những giá trị đặc sắc. Có thể nói chùa chính là chứng nhân của lịch sử bởi nơi đây đã chứng kiến sự đổi thay của các triều đại từ thời chúa Nguyễn giai đoạn nội chiến Đàng Trong, Đàng Ngoài đến triều đại nhà Nguyễn với nhiều những biến động và sự đổi thay. Chùa còn mang giá trị văn hóa tâm linh trường tồn với nhiều đình tháp có lịch sử hình thành gần 300 năm. Không chỉ vậy, hàng năm chùa đón nhiều đợt khách đến tham quan, cúng bái, thắp hương cầu may đã đem lại giá trị du lịch cao. Chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ Thiên Mụ chung thanh do đích thân vua Thiệu Trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa.

Như vậy với những giá trị đó, chùa Thiên Mụ chính là niềm tự hào của người dân cố đô Huế nói chung và người Việt Nam nói riêng, quảng bả văn hóa tâm linh của nước ta từ gần ba thế kỷ trước đến với bạn bè quốc tế, cần được bảo tồn và gìn giữ những nét đẹp đến với thế hệ nay và mai sau.

Tạ Phương Linh
15 tháng 3 2022 lúc 8:19

Tham Khảo:

Huế vốn là nơi quy tụ nhiều di tích thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng và chùa Thiên Mụ là một trong những địa điểm tôn giáo lâu đời nhất và hấp dẫn nhất tại đây. Với lối kiến trúc đẹp và cổ xưa chùa là điểm thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước.

Chùa Thiên Mụ là một trong những thắng cảnh đẹp được nhắc đến nhiều nhất tại Huế. Không chỉ đi vào những bài thơ lãng mạn của xứ Huế mà còn trong cả câu ca, Thiên Mụ cũng được coi là một ngôi chùa linh thiêng và những cảnh không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào khi đặt chân đến thủ đô cổ xưa này.

Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm ở đồi Hà Khê, trên bờ bắc sông Hương, phường Kim Long. Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Được xây dựng vào năm 1601 bởi chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong, chùa Thiên Mụ có thể được coi là ngôi chùa cổ nhất ở Huế. Nhờ sự gia tăng và thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Đàng Trong, chùa đã được xây dựng lại trong một quy mô đáng kể dưới thời Chúa Quốc – Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Năm 1710, chúa Quốc cho đúc chiếc chuông Đại Hồng Chung nặng tới trên hai tấn và có khắc một bài minh trên đó.

Chúa sau đó mở rộng một loạt các dự án xây dựng. Điển hình năm 1714 là giai đoạn mở rộng lớn nhất trong lịch sử của chùa, cụ thể là điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền… Nhiều công trình kiến trúc trong đó không còn tồn tại đến ngày nay. Chúa Quốc còn đích thân viết và khắc vào bia lớn (cao 2,6m và 1,2 m rộng) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn giản nhưng đẹp.

Với vẻ đẹp tự nhiên của nó và quy mô mở rộng kể từ thời điểm đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất ở Đàng Trong. Thông qua các sự kiện lịch sử, chùa Thiên Mụ đã được tái phục hồi nhiều lần trong suốt triều đại của các vua nhà Nguyễn. Vua Thiệu Trị, người kế vị Minh Mạng, đã dựng lên Từ Nhân Tháp vào năm 1844, mà bây giờ được gọi là tháp Phước Duyên. Tháp cao 21m với hình dạng bát giác và có bảy tầng, mỗi tầng trong đó là dành cho một vị Phật khác nhau. Đứng trên tòa tháp du khách có thể nhìn dòng sông Hương phẳng lặng và ngắm những Du thuyền nhẹ trôi trên sông.

Chùa Thiên Mụ được xếp là một trong 20 điểm đẹp nhất ở Huế. Trải qua nhiều sự mở rộng và đổi mới, bên cạnh các công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm… cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay là nơi có nhiều cổ vật quý trong cả lịch sử và nghệ thuật. Tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, Phật Di Lặc … hoặc câu đối ở đây đã đánh dấu lịch sử một thời đại vàng son của chùa Thiên Mụ.

Đến đây, du khách dường như đi vào một không gian thuần khiết và thơ mộng, khác xa cái sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống thành thị. Đi bộ qua mỗi lối của chùa, du khách sẽ thực sự cảm thấy cái tôi của mình tĩnh tâm, và để lại đằng sau tất cả những nỗi buồn và lo lắng.

Chùa Thiên Mụ không chỉ đơn thuần là một nơi thiêng liêng mà còn là một nơi tuyệt vời để tham quan, là một trong những nơi đẹp nhất xứ Huế. Đứng trong chùa, du khách sẽ dễ dàng nhận ra hoành tráng và lãng mạn của sông Hương, mà từ lâu đã là biểu tượng của Huế. Đứng ở phía bên kia sông, tháp Phước Duyên phản ánh cái bóng của nó trên mặt nước, tạo khung cảnh lãng mạn.

Đến với Huế, quả là thiếu sót nếu du khách không ghé qua chùa Thiên Mụ. Vì qua hàng trăm năm, mỗi công trình kiến trúc nơi đây đều chứa đựng sự trang trọng và là sự kết hợp hài hòa giữa tài hoa con người với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Tham gia vào du lịch Huế nói chung, và Chùa Thiên Mụ nói riêng, du khách sẽ được thoải mái chìm đắm tâm trí trôi nhẹ theo sông Hương từ thượng đến hạ nguồn để cảm nhận cuộc sống khác trong Huế yên bình.

Đặng Tuấn Anh
Xem chi tiết
Thắng  Hoàng
28 tháng 1 2018 lúc 9:56

Chùa Nghĩa Xá (Chùa Viên Quang) là một di tích có quy mô rộng lớn, bề thế. Nội công ngoại quốc, trên khu đất rộng khoảng 500m2. Chùa đã được di chuyển và sửa chữa nhiều lần nhưng dấu ấn thời kiến trúc thời Hậu Lê còn in khá đậm nét trong phong cách xây dựng và phong cách trạm khắc như 2 bộ cánh cửa nhà Tiền Bái; hàng chục chân tảng đá hoa sen khu mộ tháp bằng đá... ở đây còn tấm bia thời Lý khắc năm 1122 là một trong những tấm bia quý hiếm ở địa phương. Ngoài ra ở chùa còn ba cỗ kiệu Bát cống, nhiều nhang án và sấu gỗ trạm khắc thời Hậu Lê có giá trị về mặt nghệ thuật. Chùa Nghĩa Xá còn có một thắng cảnh nhiều người biết đến.
Theo tấm bia cổ nhất hiện còn lại tại di tích khắc năm Thiên Trù Duệ Vũ thứ ba (1122) thì khu chùa này lúc có ở Giao Thuỷ Vạn. Các cụ cao tuổi ở địa phương cho biết địa danh đó nằm ở phía trên phà Tân Đệ (thành phố Nam Định) khoảng 15 km. Theo văn bia khắc năm thứ 2 đời vua Đồng Khánh (1888) thì tương truyền kỳ còn ở Giao Thuỷ Vạn, quy mô chùa rất lớn với 36 toà, hàng trăm gian. Cũng theo bia này, về sau do sự đổi dòng của Sông Hồng, chùa có nguy cơ bị quấn đi nên chuyển chùa về xứ Bát Dương (nay thuộc khu vực xã Vũ Phong, Vũ Hợp huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình) cũng ở ven Sông Hồng. 
Sau đó chùa lại bị dòng sông làm sụp nở, do vậy tháng 3 năm thứ 19, đời vua Tự Đức (1867) lại chuyển chùa về khu đất hiện nay. Tháng 5 năm thứ 20, đời vua Tự Đức thì dựng xong như quy cách cũ. Tháng 8 cùng năm thì bị bão lớn làm bay ngói đổ tường, ngôi chùa phải tu sửa đến tháng 12 cùng năm thì hoàn thành.
Chùa hiện nay thờ Phật và các vị Thánh Tổ. Nguyên trước chùa thờ cả Thiền Sư Tuệ Tĩnh. Theo các cụ ở địa phương, trước năm 1949 chùa rất nhiều tượng phật, sau bị giặc Pháp huỷ hoại. Hiện nay, gian tiền bái thờ tượng Phổ Hiền và Quan Công gian đọ nhị có toà Cửu Long gian Thượng Điện thờ bốn pho tượng Quan Âm, một pho tượng A Di Đà ngồi tư thế toạ thiền. Phía trên cùng của thượng điện thờ 3 tượng tam thế. Nếu nhìn từ ngoài vào thượng điện thì gian bên cạnh (phía phải). Có bài vị thờ vua Lý Thần Tông, gian tiếp cạnh có bài vị thờ Lục Thượng Thái Sư. Cạnh tượng điện về phía trái có bài vị thờ Giác Hải thiền sư và một gian giáp cạnh có bài vị thờ Nguyễn Minh Không. Phía sau toà thượng điện này có 4 gian (lợi dụng mái thượng điện) có 4 pho tượng tương ứng những người được thờ bài vị ở phía ngoài.
Trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, ở di tích đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ. Năm 1946, thực dân Pháp  quay lại xâm chiếm nước ta một lần nữa, chùa Nghĩa Xá là nơi dân quân nằm nghỉ, tập luyện hàng năm trời. Cũng trong thời gian này nhà sư Nguyễn Thanh Tác trụ trì tại chùa đã cởi áo Cà Sa tham gia vệ quốc đoàn để chống lại thực dân Pháp.
Thời kỳ năm 1947 – 1948, chùa Nghĩa Xá là nơi tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Nam Định liên tục đi về để tổ chức cuộc mít tinh quần chúng. Có những cuộc mít tinh lớn như cuộc mít tinh lực lượng 3 huyện miền nam tỉnh: Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu. Nhân kỷ niệm ngày quốc tế lao động mùng 1/5/1950 lá cờ Đảng đã tung bay trên gác chuông chùa mặc dù lúc này nơi đây vẫn còn vùng địch tạm chiếm.
Chùa Nghĩa Xá (Viên Quang) là một trong những di tích có giá trị của tỉnh Nam Định. ở đây còn văn bia đời Lý là một trong những bia quý hiếm về nghệ thuật, kiến trúc nhìn tổng thể chùa Nghĩa Xá có quy mô rộng lớn, kiến trúc thời Hậu Lê còn lưu giữ được khá nhiều. Với một vùng đất sa bồi thuộc tỉnh Nam Định, có được kiến trúc như ở đây là điều rất đáng quý.Trong di tích còn lưu giữ tới ba cỗ kiệu Bát, ba nhang án và ba bài vị thời Hậu Lê, khu mộ tháp bằng đá, mô hình tháp đất lung, bốn pho tượng Thánh Tổ cùng với tượng Quan Công, Phổ Hiền bằng đồng…
Hàng năm vào ngày 1/3 âm lịch chính quyền địa phương và nhân dân xã Xuân Ninh lại long trọng  tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tôn vinh ý nghĩa lịch sử văn hoá của khu di tích, đồng thời qua đó cũng khơi gợi ý thức tự hào của nhân dân địa phương và lòng hảo tâm của khách địa phương trong và ngoài xã để sửa sang và tôn tạo cho khu di tích ngày một khang trang hơn, sạch đẹp hơn.
 

 

 




 
 

bùi thị diệu hương
28 tháng 1 2018 lúc 12:35

1. Tên di tích: Chùa Nghĩa Xá (Viên Quang)
2. Loại công trình: Chùa
3. Loại di tích: Di tích kiến trúc nghệ thuật
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 1371-QĐ ngày 03 tháng 8 năm 1991
5. Địa chỉ di tích: Thôn Nghĩa Xá- Xã Xuân Ninh- Huyện Xuân Trường-Tỉnh Nam Định
6. Tóm lược thông tin về di tích
Chùa Nghĩa Xá (Chùa Viên Quang) là một di tích có quy mô rộng lớn, bề thế. Nội công ngoại quốc, trên khu đất rộng khoảng 500m2. Chùa đã được di chuyển và sửa chữa nhiều lần nhưng dấu ấn thời kiến trúc thời Hậu Lê còn in khá đậm nét trong phong cách xây dựng và phong cách trạm khắc như 2 bộ cánh cửa nhà Tiền Bái; hàng chục chân tảng đá hoa sen khu mộ tháp bằng đá... ở đây còn tấm bia thời Lý khắc năm 1122 là một trong những tấm bia quý hiếm ở địa phương. Ngoài ra ở chùa còn ba cỗ kiệu Bát cống, nhiều nhang án và sấu gỗ trạm khắc thời Hậu Lê có giá trị về mặt nghệ thuật. Chùa Nghĩa Xá còn có một thắng cảnh nhiều người biết đến.
Theo tấm bia cổ nhất hiện còn lại tại di tích khắc năm Thiên Trù Duệ Vũ thứ ba (1122) thì khu chùa này lúc có ở Giao Thuỷ Vạn. Các cụ cao tuổi ở địa phương cho biết địa danh đó nằm ở phía trên phà Tân Đệ (thành phố Nam Định) khoảng 15 km. Theo văn bia khắc năm thứ 2 đời vua Đồng Khánh (1888) thì tương truyền kỳ còn ở Giao Thuỷ Vạn, quy mô chùa rất lớn với 36 toà, hàng trăm gian. Cũng theo bia này, về sau do sự đổi dòng của Sông Hồng, chùa có nguy cơ bị quấn đi nên chuyển chùa về xứ Bát Dương (nay thuộc khu vực xã Vũ Phong, Vũ Hợp huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình) cũng ở ven Sông Hồng. 
Sau đó chùa lại bị dòng sông làm sụp nở, do vậy tháng 3 năm thứ 19, đời vua Tự Đức (1867) lại chuyển chùa về khu đất hiện nay. Tháng 5 năm thứ 20, đời vua Tự Đức thì dựng xong như quy cách cũ. Tháng 8 cùng năm thì bị bão lớn làm bay ngói đổ tường, ngôi chùa phải tu sửa đến tháng 12 cùng năm thì hoàn thành.
Chùa hiện nay thờ Phật và các vị Thánh Tổ. Nguyên trước chùa thờ cả Thiền Sư Tuệ Tĩnh. Theo các cụ ở địa phương, trước năm 1949 chùa rất nhiều tượng phật, sau bị giặc Pháp huỷ hoại. Hiện nay, gian tiền bái thờ tượng Phổ Hiền và Quan Công gian đọ nhị có toà Cửu Long gian Thượng Điện thờ bốn pho tượng Quan Âm, một pho tượng A Di Đà ngồi tư thế toạ thiền. Phía trên cùng của thượng điện thờ 3 tượng tam thế. Nếu nhìn từ ngoài vào thượng điện thì gian bên cạnh (phía phải). Có bài vị thờ vua Lý Thần Tông, gian tiếp cạnh có bài vị thờ Lục Thượng Thái Sư. Cạnh tượng điện về phía trái có bài vị thờ Giác Hải thiền sư và một gian giáp cạnh có bài vị thờ Nguyễn Minh Không. Phía sau toà thượng điện này có 4 gian (lợi dụng mái thượng điện) có 4 pho tượng tương ứng những người được thờ bài vị ở phía ngoài.
Trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, ở di tích đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ. Năm 1946, thực dân Pháp  quay lại xâm chiếm nước ta một lần nữa, chùa Nghĩa Xá là nơi dân quân nằm nghỉ, tập luyện hàng năm trời. Cũng trong thời gian này nhà sư Nguyễn Thanh Tác trụ trì tại chùa đã cởi áo Cà Sa tham gia vệ quốc đoàn để chống lại thực dân Pháp.
Thời kỳ năm 1947 – 1948, chùa Nghĩa Xá là nơi tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Nam Định liên tục đi về để tổ chức cuộc mít tinh quần chúng. Có những cuộc mít tinh lớn như cuộc mít tinh lực lượng 3 huyện miền nam tỉnh: Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu. Nhân kỷ niệm ngày quốc tế lao động mùng 1/5/1950 lá cờ Đảng đã tung bay trên gác chuông chùa mặc dù lúc này nơi đây vẫn còn vùng địch tạm chiếm.
Chùa Nghĩa Xá (Viên Quang) là một trong những di tích có giá trị của tỉnh Nam Định. ở đây còn văn bia đời Lý là một trong những bia quý hiếm về nghệ thuật, kiến trúc nhìn tổng thể chùa Nghĩa Xá có quy mô rộng lớn, kiến trúc thời Hậu Lê còn lưu giữ được khá nhiều. Với một vùng đất sa bồi thuộc tỉnh Nam Định, có được kiến trúc như ở đây là điều rất đáng quý.Trong di tích còn lưu giữ tới ba cỗ kiệu Bát, ba nhang án và ba bài vị thời Hậu Lê, khu mộ tháp bằng đá, mô hình tháp đất lung, bốn pho tượng Thánh Tổ cùng với tượng Quan Công, Phổ Hiền bằng đồng…
Hàng năm vào ngày 1/3 âm lịch chính quyền địa phương và nhân dân xã Xuân Ninh lại long trọng  tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tôn vinh ý nghĩa lịch sử văn hoá của khu di tích, đồng thời qua đó cũng khơi gợi ý thức tự hào của nhân dân địa phương và lòng hảo tâm của khách địa phương trong và ngoài xã để sửa sang và tôn tạo cho khu di tích ngày một khang trang hơn, sạch đẹp hơn.

K NHA 

lạc lõng giữa dòng đời t...
Xem chi tiết
zero
18 tháng 2 2022 lúc 21:55

refer

Một con chim én muốn làm một chuyến du lịch xuyên Việt Nam. Nó có ấn tượng sâu sắc về di tích lịch sử của các vùng miền. Trong đó địa điểm miền Bắc với thủ đô Hà Nội nổi tiếng là nơi kết hợp các kiến trúc giữa sự cổ kính và hiện đại, những con phố nhỏ hẹp hay từng mảnh đất rong rêu, tất cả đều mang một nét đặc trưng của nó, đều là “cái hồn” của Hà Nội nơi đây. Nhưng có lẽ “ cái hồn ‘’ sâu đậm nhất trong lòng người Hà Thành chính là ngôi chùa mang cái kiến trúc độc nhất vô nhị, là niềm tự hào của đất nước – Chùa Một Cột.

Con chim én cứ lượn lờ trên cao, không để cho du khách chú ý đến mình nhưng cũng vừa cố lắng nghe giọng thuyết minh ngọt ngào của cô hướng dẫn viên:

Chùa Một Cột xưa nằm ở phía Tây hoàng thành Thăng Long thời Lý nay thuộc quận Ba Đình – lòng thủ đô Hà Nội. Một vẻ đẹp thanh bình nổi bật giữa chốn thành thị nhộn nhịp, có lẽ vì chính cái kiến trúc độc đáo nhưng thanh tịnh này mà Chùa Một Cột ngày càng được nhiều người biết đến.

Chùa thuộc trong quần thể kiến trúc gồm chùa và toà đài nằm giữa hồ được biết đến với cái tên Diên Hựu tự hay Hoa Liên đài. Ban đầu, Diên Hựu tự chỉ bao gồm Chùa Một Cột tức một toà đài nhỏ được nâng lên bởi một cột đá với tượng Quan Âm được đặt bên trong.

Cột đá cao chừng 2 trượng, 8 cạnh hình bông sen, bề ngoài được khắc bài kinh Lăng Nghiêm, nhìn vào thì cứ tưởng cột là một khối hoàn chỉnh nhưng thật ra là do 2 khối liên kết với nhau tạo thành. Đầu trục nâng một tòa sen chạm hình vuông gọi là đài Liên Hoa. Đài có cấu trúc mái ngói, lợp bằng ngói ta, trên đỉnh có Lưỡng long chầu nguyệt.

Xung quanh Chùa là một hồ nước vuông gọi là hồ Linh Chiểu, được trồng sen hồng xung quanh. Những đóa sen đang đứng thẳng một cách uy nghiêm nhưng đằm thắm dường như góp phần tô điểm thêm cho ngôi chùa mang đầy vẻ trầm lắng này . Giữa hồ nước trong xanh, chùa Một Cột cứ như một bông sen ngàn cánh quý giá đang vươn lên dưới ánh mặt trời – một vẻ đẹp duyên dáng phảng phất nét thanh tịnh của chốn linh thiêng. Thật khiến người ta mê hoặc!

Chùa Một Cột được khởi xây vào mùa đông năm 1049 tức năm đầu niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo vua Lý Thái Tông. Nói chùa khiến ta nhớ đến toà sen của Phật Quan Âm là hoàn toàn đúng.Toàn bộ kiến trúc của chùa đều được dựa trên giấc mộng lành của vua Lý Thái Tông và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Truyền thuyết kể rằng vua Thái Tông tuổi đã cao mà chưa có con nên thường đến cầu tự ở các chùa. Một đêm vua nằm chiêm bao thấy Đức Phật Quan Âm hiện trên đài hoa sen trong một cái hồ vuông ở phía Tây thành, tay bế một bé trai kháu khỉnh trao cho nhà vua. Sau đó quả nhiên nhà vua sinh con trai. Thấy ứng nghiệm, vua liền cho lập chùa để thờ Phật Bà Quan Âm. Khi chùa làm xong, vua triệu tập tất cả các tăng ni phật tử ở kinh thành đứng chầu xung quanh, tụng kinh suốt bảy ngày đêm và dựng thêm một ngôi chùa lớn bên cạnh để thờ Phật gọi là chùa Diên Hựu (kéo dài cõi phúc).Đến năm 1105, chùa được tu bổ hoàn toàn. Sau đó, vua Lý Thái Tông cho người sửa ngôi chùa và dựng thêm hai tháp báu.

Hai tháp báu này được xây bằng gạch nung đất trắng, một cạnh gạch có chạm rồng, bên ngoài phủ men trắng. quá trình tu bổ này đã được Binh bộ Thượng thư miêu tả tỉ mỉ: ‘’…Đào hồ thơm Linh Chiêu, giữa hồ trồi lên cột đá, đỉnh cột nở đóa hoa sen ngàn cánh, trên hoa sen dựng tòa điện màu xanh đặt pho tượng. Vòng quanh hồ là dẫy hành lang. Lại đào ao Bích Trì, mỗi bên đều có cầu vồng để bắc đi qua. Phía sân cầu đằng trước, hai bên tả hữu xây tháp lưu ly” .Đoạn miêu tả trên cho ta thấy ngày xưa, chùa Một Cột có một kiến trúc rất phong phú và độc đáo hơn nhiều so với ngày nay.

Thực tế, chùa Một Cột đã được qua nhiều lần sửa chữa vào khoảng những năm 1840-1850 và năm 1922. Đài Liên Hoa hiện nay mà chúng ta thấy là do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm sửa chữa. Lần trùng tu lớn nhất hay có thể gọi là xây lại hoàn toàn là vào năm 1954, chùa Một Cột bị giết chết sau một tiếng nổ long trời lở đất dưới tay quân viễn chinh Pháp độc ác, trước khi chúng rút khỏi Hà Nội. Nhưng may thay, sau khi tiếp quản thủ đô, Bộ Văn Hoá Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tiến hành xây dựng lại chùa Một Cột theo kiến trúc cũ. Đóa sen quý giá của dân tộc đã sống lại. Vào ngày 28/4/1962, chùa được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật kiến trúc.

Là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, chùa Một Cột mang trong mình một ý nghĩa tôn giáo và văn hóa to lớn. Là cái ý nghĩa tâm linh mà những người đi trước gửi gắm cho con cháu đời sau. Hình ảnh ngôi chùa vẫn đứng vững cho đến ngày nay như đang nói rằng những người có tâm hồn thanh cao, bất khuất của người quân tử là những bông sen cao quý, không hề bị ô uế trước vòng cám dỗ danh lợi, luôn giữ cho mình sự trong sạch giữa chốn bùn nhơ.

Chùa Một Cột quả là một công trình kiến trúc vĩ đại không chỉ đối với người Hà Thành mà còn với người dân trên toàn đất nước. Vẫn còn rất nhiều người cho rằng ngôi chùa bé như vậy, đặc biệt ở chỗ nào? Đúng thế, chùa Một Cột chẳng bao giờ gây hứng thú người khác với cái kích thước nhỏ bé kia nhưng cái tâm linh độc đáo, cái hồn của Hà Nội lại được ngôi chùa thể hiện một cách thật trọn vẹn, thật quý giá.

 

Chim én nghe xong càng thấy ý nghĩa của chùa Một Cột này, một di tích lịch sử đâu chỉ cần tầm cỡ hoành tráng, một công trình vĩ đại, giá trị của ngôi chùa còn gắn liền với những chặng đường lịch sử của người Việt Nam đáng tự hào biết bao!

Dark_Hole
18 tháng 2 2022 lúc 21:55

Tham khảo:

Đạo Phật vốn phát triển ở nước ta từ hơn nghìn năm trước. Trải qua thời gian, phật giáo có sự gắn kết chặt chẽ với đời sống tâm linh con người, hòa quyện trong dòng lịch sử và văn hóa của đất nước. Ngoài việc mang lại cho con người tinh thần từ bi, lối sống tố đẹp, phật giáo còn để lại những di tích chùa chiền hết sức độc đáo, có giá trị tinh thần to lớn. Một trong những công trình xây dựng nổi tiếng nhất đó là Chùa Một Cột, một di tích cổ ở Hà Nội ngày nay.

Chùa Một Cột hay Chùa Mật, Nhất Trụ tháp, Diên Hựu tự. Chùa còn có tên gọi khác là Liên Hoa Đài vì có kiến trúc trong như một đóa hoa sen nở giữa hồ nước. Chùa Một Cột nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội, thuộc quần thể di tích lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất ở Việt Nam.

Chùa Một Cột được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào năm 1049. Đại Việt ký sự toàn thư ghi lại rằng một đêm vua Lý Thái Tông chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen đưa tay dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, có người cho là điềm không lành. Sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm toà sen của Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng để trấn áp điều xấu. Chùa xây xong, đài sen ngàn cánh đỡ toà Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu (với nghĩa là “phúc lành dài lâu” hay “phước bền dài lâu”)

Từ lúc được xây dựng cho đến bây giờ, trải qua hơn nghìn năm tồn tại, chùa nhiều lần được trùng tu xây sửa cho bị hư hoại bởi thời gian và sự tàn phá của giặc ngoại xâm. Vẫn tuân theo nguyên tắc cũ, Chùa tọa lạc trên một trụ đá, nằm giữa hồ nước, không hề thay đổi gì.

Về kiến trúc, Chùa Một Cột đạt đến đỉnh cao kiến trúc thời bấy giờ. Nhiều nhà nghiên cứu còn thấy rằng tỉ lệ các bộ phận của chùa tuân thủ tỉ lệ vàng, một tỉ lệ chuẩn mực của kiến trúc đến hoàn hảo.

Chùa Một Cột xây ở giữa hồ nước thả sen, mỗi cạnh hồ 20m, có tường thấp bao xung quanh. Chùa có kiến trúc độc đáo với kết cấu hình vuông, nằm trên một trụ đá, phía trên gồm một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, giống như một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ. Mái chùa lợp ngói ta, mỗi cạnh 3m, có bốn mái, bốn đầu đao cong được đắp hình đầu rồng. Trụ đá gồm hai khối gắn liền với nhau, đường kính 1,2m, cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất). Lối đi lên chùa là một cầu thang nhỏ làm bằng gạch. Phần trên thân trụ gồm một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, giống như một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ. Đây chính là nét kiến trúc vô cùng độc đáo của Chùa Một Cột.

Nóc chùa có mặt nguyệt bốc lửa, đầu rồng chầu mặt nguyệt. Trong chùa, tượng đức Phật Quan Âm ngồi trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, ở vị trí cao nhất. Phía trên tượng Phật là hoành phi “Liên hoa đài” gợi nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn tới việc xây dựng chùa. Từ sân lên sàn chùa để tụng kinh lễ bái, phải bước qua 13 bậc thang rộng 1,4m, hai bên tường gạch, gắn bia đá giới thiệu lịch sử ngôi chùa.

Tuy quy mô của chùa không lớn nhưng nó lại mang đến một vẻ đẹp rất riêng, được dựng lên chỉ bằng một cột trụ nhưng vẫn có thể đứng vững chãi, không gì đánh đổ được qua thời gian. Khách phương xa mỗi lần có dịp đến thăm chùa đều ngỡ ngàng trước lối kiến trúc độc đáo của nó.

Ngày nay không có những cánh sen trên cột đá như đã nói đến trong bia văn thời nhà Lý, nhưng ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khỏi ao. Ao được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến trúc nhà Hậu Lê.

Sự kết hợp táo bạo của ý tưởng tượng, lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng bông sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ, đá được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh bạch. Ao hình vuông ở phía dưới biểu tượng cho đất (trời tròn đất vuông) ngôi chùa vươn lên như một ý nghĩa cao cả lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Hình ảnh hoa sen là biểu tượng của trí tuệ, của sự trường tồn, sự giải thoát qua nhận thức đậm chất trí tuệ để đi tới cõi niết bàn.

Chùa Một Cột là công trình của phật giáo nhưng kiến trúc lại không giống với bất cứ một tháp Phật nào. Chùa mang đậm tính triết lí nhân văn với vòng ngoài hình vuông tượng trưng cho âm, và cột hình tròn tượng trưng cho dương, trong âm có dương, trong dương có âm. Đây là quy luật tuần hoàn tương sinh, tương khắc của vũ trụ. Vẻ đẹp của nó vừa có vẻ uy nghi cổ kính, lại vừa mang phong thái nhẹ nhàng thanh thoát của cõi Phật.

Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, ngoài ra biểu tượng Chùa Một Cột còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam. Tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phiên bản Chùa Một Cột. Ngoài ra, tại thủ đô Moskva của Nga cũng có một phiên bản Chùa Một Cột được xây lắp tại Tổ hợp Trung tâm Văn hóa – Thương mại và Khách sạn “Hà Nội – Matxcova”.Chùa còn là biểu tượng cao quý thoát tục của con người Việt Nam.

Chùa Một Cột là nơi quy tục lễ bái và kính ngưỡng của nhân dân thủ đô Hà Nội và các vùng miền khác trong cả nước. Tương truyền trước đây, hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn. Ngày nay, những hoạt động ý nghĩa gắn với Chùa Một Cột tiếp tục được duy trì nhằm cầu mong phúc lành, cuộc sống thái bình thịnh trị, muôn dân an ổn.

Ngày 10/11/2012, tổ chức Kỉ lục châu Á đã xác nhận Chùa Một Cột là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”, sau nửa thế kỉ ngôi chùa được xếp hạng Di tích Lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia (1962), sau 6 năm chùa được ghi danh trong sách kỉ lục Guiness Việt Nam “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam”.

Trải qua hàng ngàn năm với biết bao thăng trầm của lịch sử, Chùa Một Cột vẫn giữ được cái hồn của Thăng Long xưa. Một ngôi chùa rất nhỏ bé mong manh nhưng giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng to lớn, lại trường tồn cùng dân tộc, vẫn uy nghiêm trong tâm linh dân tộc, là hình ảnh biểu trưng của Thủ đô, vững vàng trong dòng thời gian bất tận.

Minh Hồng
18 tháng 2 2022 lúc 21:55

Refer

Thủ đô Hà Nội vốn đã nổi danh ngàn năm là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự hàng đầu của nước ta. Xa xưa đã được Lý Công Uẩn hết mực cất nhắc, xem trọng, ra chiếu dời đô từ Đại La về để ổn định đất nước sau 1000 năm loạn lạc, đồng thời về sau nơi đây cũng trở thành đế kinh nơi cư ngụ của đế vương nước ta nhiều đời. Chính vì thế mà mảnh đất có thế "rồng cuộn hổ ngồi" này đã mang trong mình nhiều dấu tích lịch sử đáng quý, tiêu biểu cho sự phát triển phồn thịnh của đất nước ở nhiều lĩnh vực. Trong đó ở lĩnh vực văn hóa, sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo cũng để lại nhiều công trình kiến trúc có giá trị, tiêu biểu nhất phải kể đến chùa Một Cột.

Chùa Một Cột hay còn có các tên gọi khác là chùa Mật, Nhất Trụ Tháp, Liên Hoa Đài, Diên Hựu tự, là một trong những công trình kiến trúc có thiết kế độc đáo nhất nước ta còn tồn tại đến ngày hôm nay (đã trải qua một lần đại tu vào năm 1955 sau trận đánh phá của Pháp). Hiện nay chùa tọa lạc tại phố Chùa Một Cột, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, người đứng đầu là trụ trì Đại đức Thích Tâm Kiên. Ngôi chùa được khởi công xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tông vào khoảng mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất. Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa tương truyền là xuất phát từ giấc mơ của vua Lý Thái Tông, khi nhà vua trong một lần nằm ngủ đã mơ thấy được Phật bà Quan m dắt tay đi lên tòa sen. Chính vì thế vua đã theo lời khuyên của nhà sư Thiền Tuệ, xây một ngôi chùa dáng hình giống đài sen, dựng trên một trụ lớn nằm giữa hồ sen. Đến nay qua nhiều triều đại, chùa Một Cột ít nhiều được tu sửa, nâng cấp nhiều lần, tuy nhiên vẫn luôn giữa được đúng kiến trúc, cũng như dáng vẻ của nó từ thời Lý. Ngày nay chùa Một Cột được xếp vào dạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia, đồng thời được Tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận là "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất" trong khu vực.

Sở dĩ nói chùa Một Cột là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất là bởi kiến trúc 1 cột của nó, theo nhiều tài liệu lịch sử thì lối kiến trúc này đã xuất hiện từ trước đời nhà Lý, xuất hiện trong một số công trình phật giáo phục vụ tu hành của vương tôn quý tộc và trở thành một thực tế nghệ thuật cổ truyền đặc trưng cho nền Phật giáo tại Việt Nam. Tổng thể ngôi chùa được dựng bằng gỗ, bên trong đặt tượng Quan Thế m để thờ tự. Ngôi chùa đã được tu sửa hiện nay có một đài Liên Hoa hình vuông, mỗi cạnh dài 3m, mái cong, lợp ngói. Ở mỗi góc mái đầu đao có trang trí hình Xi Vẫn, trên nóc mái trang trí hình "lưỡng long chầu nguyệt", tức là hai con rồng cùng chầu mặt trăng.

Trong văn hóa Việt nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung, rồng kết hợp với trăng trang trí trên các đình, đền, chùa là biểu trưng cho sức mạnh thần thánh, uy nghiêm, chứa đựng nhiều những giá trị văn hóa, ý nghĩa tâm linh, trí tuệ và mong ước của con người trong các nền văn minh cổ xưa truyền thống. Toàn bộ bộ Liên Hoa đài được đặt, dựng cân đối trên một cột bằng đá có đường kính 1,2m bao gồm hai khối đá lớn chồng khít lên nhau. Từ định cột người ta thiết kế một hệ thống các dầm đỡ bằng gỗ tỏa ra tám góc như hình đài hoa làm điểm tựa cho ngôi đài ở trên. Tổng thể kiến trúc chùa Một Cột nhìn từ xa trông giống như một bông hoa sen lớn vươn lên khỏi mặt nước, mang một vẻ đẹp trong sạch, trong cao, trở thành một biểu tượng cho phật pháp, cũng như biểu tượng văn hóa Việt Nam. Bởi hoa sen từ bao đời nay vẫn được xem là quốc hoa của dân tộc, chứa đựng những giá trị văn hóa sâu rộng không chỉ trong lĩnh vực tu hành mà còn có gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân ta.

 

Về ý nghĩa chùa Một Cột ngày nay, theo nhiều triết học gia phương Đông thì lối kiến độc đáo này là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố m - Dương, trong đó đài vuông đóng vai trò là âm, cột tròn đóng vai trò là dương, đặc trưng cho quy luật hài hòa của tạo hóa trời - đất, âm - dương, ngũ hành, sinh tử của vạn vật. Đồng thời sự xuất hiện của công trình này cũng là biểu hiện cho tấm lòng tôn sùng và sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo ở nước ta dưới triều Lý. Ngày nay chùa Một Cột trở thành một trong những biểu tượng quan trọng và tiêu biểu nhất của thủ đô Hà Nội, là nơi thu hút hàng vạn khách du lịch tham quan hàng năm. Cũng là niềm tự hào của dân tộc về những dấu tích vẻ vang của đất nước nước ta hàng ngàn năm trước, là biểu tượng cao quý cho tâm hồn người Việt ta từ ngàn đời.

Nếu có dịp ghé thăm thủ đô Hà Nội, các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội được đến thăm di tích lịch sử - văn hóa đậm truyền thống dân tộc này một lần nhé. Hãy đến đây để được tận hưởng bầu không khí liêng thiêng của "đóa sen ngàn năm" mà vẫn không ngừng tỏa những hương thơm của thanh sạch, an nhiên, đồng thời luôn giữ trong mình vẻ đẹp cổ kính, lưu giữ sự tài hoa, sáng tạo của lớp người thiên cổ này.

GA LA
Xem chi tiết
Mong Meo
Xem chi tiết
_silverlining
10 tháng 2 2017 lúc 21:50

Chùa Keo, một khu chùa cổ tuyệt vời, một tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam.

Chùa Keo tên chữ là chùa Thần Quang, nằm ở Vũ Thư, Thái Bình. Theo sử cũ, chùa Keo được xây dựng từ thời nhà Lý Thánh Tông, đến nay đã nhiều lần trùng tu.

Trong những di tích còn lại thì chùa Keo là một di tích có quy mô to lớn. Có lẽ ở nước ta chưa có một ngôi chùa nào lại được tới 57.000m2 với 107 gian chùa lớn (trước là 154 gian) làm toàn bằng gỗ lim. Những con đường dài hàng trăm mét, lát toàn đá xanh rộng gần 2m và 350 vây cột lim lớn nhỏ, đều được kê trên những hòn đá tảng lớn, cổ bồng, chạm cánh sen.

Toàn bộ khu chùa là một quần thể kiến trúc lớn, gồm cột cờ, sân lát đá, tam quan ngoài, ao trước chùa, tam quan trong, sân đất, chùa Hộ, chùa Phật, sân gạch, tòa Giá Roi, tòa Thiên Hương, tòa Phục quốc, tòa Thượng Điện, gác chuông, nhà Tổ… Ngoài ra, là hai dãy hành lang dài hai bên, từ chùa Hộ trở vào.

Tổ chức không gian kiến trúc ở đây thật tài tình, phức tạp một cách trật tự, theo kiểu "tiền Phật hậu Thần”. Khu chùa phía trước và khu đền thờ Không Lộ thiền sư phía sau. Bố cục kiến trúc dường như là phá quy luật, như việc đặt gác chuông ba tầng vào cuối dây chuyền của quần thể. Kiến trúc của gác chuông là sự đồ sộ của hình khối, sự phong phú hài hòa của nhịp điệu và chi tiết, chỉ ba tầng cao 11,06m nhưng lại gây được ấn tượng đồ sộ. Bốn cây cột lim chính cao suốt hai tầng, cùng với hệ thống cột niên và những hàng lan can con tiện, đã được kết nối khéo léo. Các tảng cột gác chuông thuần bằng đá, tạc kiểu hình đôn lớn, chạm hình hoa sen kép rất đẹp. Độc đáo nhất là hệ thống dui bay, tầng tầng lớp lớp vươn lên đỡ mái. Các đầu dui bay phía ngoài vươn ra, choãi xuống theo chiều mái, làm tăng thêm chiều cao của công trình. Đứng xa trông như 200 cánh tay Phật Bà Quan Âm từ mái tầng hai, tầng ba vươn ra vẫy chào khách thập phượng! Tôi đã thấy những người khách nước ngoài dừng lại hàng giờ trước tòa gác chuông ba tầng này, sửng sốt và ngắm nghía mãi tầng tầng lớp lớp mái cong cổ kính và hàng ngàn bộ phận chạm trổ tinh vi, mà ngay đến những người thợ lành nghề nhất được mời đến trùng tu cũng không biết hết tên gọi!

Tuan Anh Truong
Xem chi tiết
nguyễn hoàng
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 11 2021 lúc 19:16

Em tham khảo các thông tin ở đây:

Chùa Ngô Xá, nơi lưu giữ bảo vật Quốc gia