Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phan Nguyễn Hoài Thương
Xem chi tiết
╚»✡╚»★«╝✡«╝
23 tháng 3 2018 lúc 11:42

câu tục ngữ : Học ăn , học nói , học gói , học mở.

lược bỏ chủ ngữ

Khôi phục : Mọi người cần học ăn , học nói , học gói , học mở.

Nguyễn Bá Long Nhật
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
8 tháng 3 2020 lúc 20:54

1, Rút gọn chủ ngữ

- Đang nhấp ngụm trà ngoài hiên

- Cho một bạn gấu bông

- Chạy nhảy. Bắn bi. Nô đùa

- Là một giáo viên tâm huyết với nghề.

- Yêu đất nước, non sông, yêu quê hương dân tộc mình.

- Thân đến mức tưởng chừng có thể sống chết vì nhau

- Là thú vui từ bao đời nay của ông ấy.

- Dành trọn những năm tháng thanh xuân cho độc lập tổ quốc

- Hy sinh cho con, cho cháu

- Biết ơn những người đã nằm xuống.

2, Câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ khuyên răn con người về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, luôn khắc ghi, trân trọng công ơn, những điều tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Lấy hình ẩn dụ "Uống nước" thì phải "nhớ nguồn", câu tục ngữ khuyên răn mọi người khi được hưởng những thành quả tốt đẹp, những hoa thơm trái ngọt hoặc những điều ngọt ngào trong cuộc sống thì phải khắc ghi và biết ơn người làm ra những điều ngọt ngào ấy. Hình ảnh ẩn dụ trong câu tục ngữ làm lời khuyên răn có tính biểu cảm hơn, khuyên răn con người phải sống ân nghĩa thủy chung, khắc ghi công ơn.

Học tốt

Khách vãng lai đã xóa
★彡℘é✿ทợท彡★ 2
Xem chi tiết
Rhider
28 tháng 12 2021 lúc 9:52

c

Nguyễn Minh Anh
28 tháng 12 2021 lúc 9:52

C

Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
28 tháng 12 2021 lúc 9:52

C thân tự lập thân

꧁༺ǤᎥᗩᑎǤ༻꧂
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
6 tháng 2 2023 lúc 18:07

- Nghệ thuật đói "xa" - "gần" ; "mua" - "bán"

- Nghệ thuật so sánh : tốt gỗ "hơn" tốt nước sơn

- Điệp từ "trông"

Park Ji Woo
Xem chi tiết
Coodinator  Huy Toàn
3 tháng 4 2019 lúc 13:29

Trong cuộc sống, đôi lúc ta chỉ nhìn hình thức bên ngoài của một người mà đánh giá họ. Và điều đó là không đúng. Giá trị của một người không được đánh giá bởi hình thức bên ngoài mà được đánh giá bằng nội dung bản chất bên trong người đó. Vì vậy ông bà ta ngày xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Câu này tuy ngắn ngọn nhưng nó mang ý nghĩa rất sâu sắc và là một kinh nghiệm sống quý báu mà ông bà ta để lại. “Gỗ “là chất liệu để đóng bàn, ghế, tủ quần áo.”Nước Sơn” là dụng cụ để quét lên cho bàn ghế đẹp hơn, bền hơn. Tuy nghĩa đen là thế nhưng thật chất ý nghĩa sâu sắc của nó là khuyên người ta không nên nhìn hình thức bên ngoài mà đánh giá phẩm chất thật sự của một con người.

Khi đánh giá một vật ta không nên nhìn hình thức của nó mà hãy xem chất lượng của nó. Nhiều người khi đi mua bàn ghế chỉ lo nhìn bề ngoài thấy đẹp là mua nhưng không biết đằng sau hình thức đẹp đẽ đó là một thứ gỗ mục nát. Một sản phẩm tuy bề ngoài không đẹp nhưng chất lượng thì đem về rất hữu dụng và còn xài được bền nữa. Vì vậy chất lượng là cái quan trọng nhất. Trong cuộc sống ta cũng vậy, không ai hoàn chỉnh về cả hình thức và nội dung. Có những người bề ngoài bảnh bao nhưng suốt ngày chỉ biết đi lừa bịp người khác. Có những người nhìn vẻ ngoài tầm thường nhưng bên trong lại là một người hiểu biết, thông minh. Một người con gái đẹp nhưng nói năng vô lễ không tôn trọng ai thì chỉ bị người ta khinh thường. Còn một người bình thường nhưng nói năng lễ phép, thông minh tài giỏi thì vẫn được người đời kính trọng. Khi đánh giá một con người chúng ta phải dựa trên đạo đức và tại năng của người đó vì đó là cái giá trị thật sự của một con người.Nhưng trong thực tế đôi khi hình thức và nội dung đi chung thì rất là đẹp. Một món hàng vừa đẹp vừa chất lượng thì ai nhìn cũng thích. Một người ăn mặc lịch sự nói năng lịch, thông minh tài giỏi thì ai nhìn vào cũng mến. Do đó cái đẹp lý tưởng chính là khi có cả nội dung và hình thức.

Trong cuộc sống còn nhiều người chỉ xem trọng vẻ bề ngoài mà quên đi cái nội dung bên trong. Những người này thật đáng phê phán. Khi họ làm vậy một ngày nào đó họ sẽ thấy cái hại của nó. Vì vậy ngay từ bây giờ mỗi học sinh chúng ta phải rèn luyện đạo đức và phẫm chất thật tốt để. Phải luôn ghi nhớ những điều tốt.

Tóm lại câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn “muốn khuyên ta không được đánh giá người khác chỉ bằng hình thức bên ngoài mà còn phải xem xét nội dung – phẩm chất, tài năng của người đó vì đó là giá trị chân chính của một con người. Và chúng ta phải sống bằng chính thực lực của mình không được lừa dối, giả tạo với mọi người.

Coodinator  Huy Toàn
3 tháng 4 2019 lúc 13:30

Trong cuộc sống hàng ngày,để đánh giá một đồ vật,một con người đạt mức độ chính xác,chúng ta nên dựa trên nguyên tắc hay cách thức nào ? Đây cũng là vấn đề xưa nay được nhiều người quan tâm. Cha ông cũng từng có ý kiến hướng dẫn việc ấy trong câu tục ngữ :

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Ta nên hiểu câu này như thế nào và đánh giá nó ra sao ? Phải chăng đây chính là kinh nghiệm quý báu mà ông cha của chúng ta từ nghìn xưa đã để lại cho con cháu suy ngẫm và học hỏi.

Câu tục ngữ dùng hai sự vật “gỗ” và “nước sơn” để làm một phép so sánh.”Gỗ” là chất liệu để làm đồ dùng như tủ,giường,bàn,ghế…Còn “nước sơn” là chất liệu để quét lên lớp bên ngoài cho các đồ dùng ấy thêm đẹp thêm bền.Nhiều người chỉ chú ý đến lớp nước sơn bóng nhoáng bề ngoài mà đã mua phải một đồ dùng bằng gỗ xấu hoặc gỗ mọt.Ông cha ta với kinh nghiệm sống của mình đã kết luận là : “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Đó là hiểu theo nghĩa đen.Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ thì rộng hơn rất nhiều.Nó bao hàm một lời khuyên về cách nhìn nhận,đánh giá một sự vật,một con người đừng nên để cái vỏ hình thức hào nhoáng bên ngoài mê hoặc mà phải coi trọng cái thực chất bên trong.Ngoài ra,câu này còn bao hàm một lời khuyên về cách sống;hãy sống chân thật bằng thực chất của mình,chân thành trong cách đối nhân xử thế,đừng ba hoa,khoác lác lòe đời bằng cái vỏ hình thức giả tạo,”chớ khéo đem cái mã bề ngoài để che đậy cái sơ sài bên trong”.

Như mọi câu tục ngữ khác,câu tục ngữ này cũng là đúc rút kinh nghiệm của cha ông chúng ta,trải qua biết bao thế hệ,với bao thành bại,nên hư,vấp váp mới đúc rút thành chân lí: ”Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật,ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong,không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn.Một vật dụng như chiếc tủ,chiếc giường,chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết,tô điểm với nước sơn bóng nhoáng,màu mè.Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt,hiểu biết.Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội.Do đó,trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật,mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật,vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng,thối nát,xấu xa và vô vị bên trong.Bởi vì nghĩ cho kĩ,suy cho cùng,nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ.

Nhưng cũng không thể chỉ xem trọng nội dung mà lãng quên đi mặt hình thức.Một vật dụng,một món hàng đã có chất lượng tốt,gỗ tốt gỗ quý lại có bao bì,hay nước sơn xinh xắn tô điểm,trang trí đẹp đẽ thì giá trị vật dụng ấy,món hàng ấy càng được nâng thêm.Hình thức bên ngoài như thế đã góp phần làm tăng thêm cho giá trị bên trong.Một cái tủ,một chiếc bàn làm bằng gỗ đỏ hay bằng lăng mà lại còn được sơn bóng nhoáng hẳn sẽ vừa ý vừa lòng người mua.Một con người cũng vậy,có học vấn,đạo đức lại nói năng lịch sự thanh nhã,ăn mặc gọn gàng,sạch đẹp dễ làm ta thêm quý trọng hơn hẳn người tuy cũng có tài năng,đạo đức nhưng ăn nói thô lỗ,cộc cằn,áo quần xốc xếch.Đúng là cái đẹp lí tưởng phải là hài hòa giữa nội dung và hình thức.

Vậy để đánh giá và nhận xét một vật dụng,một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức.Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy,con người ấy,trong đó nội dung giữ vai trò quyết định.Khi đánh giá,ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức,tài năng trí tuệ của con người.

Tóm lại,”tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn trong việc nhìn nhận,đánh giá,chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách đối nhân xử thế.Không nên dựa dẫm vào cái hình thức bề ngoài vay mượn,không phải của mình để vênh vang tự phụ với mọi người rồi không chịu tu dưỡng rèn luyện.Cũng đừng nên quá chú trọng hình thức bên ngoài,trang điểm mặt này,chưng diện quần áo mà quên đi cái chân giá trị của con người là đạo đức,trí tuệ và tài năng.Bài học mà câu tục ngữ này dạy ta thật là đúng đắn và sâu sắc.

minh nguyet
3 tháng 4 2019 lúc 15:40

Tham khảo:

Dàn ý:

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
kho tàn ca dao tục ngữ Việt Nam ta vô cùng phong phú. Những câu ca dao thục ngữ là lời ông ba ta djay bảo, khuyên rang được lư truyền qua câu tục ngữ. những câu tục ngữ luôn là lời dạy của ông bà, và cách dạy về nhân cách của con người, cách đánh giá con người. Những điều đó được thể hiện qua câu “Đói cho sạch rách cho thơm”.

II. Thân bài: giải thích câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
1. Giải thích câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

- Ý nói về một vật được làm bằng gỗ và sơn bên ngoài, thì nên đánh giá chất lượng gỗ hơn là đánh giá chất lượng sơn
- Chất lượng của gỗ quyết định đến giá trị đồ vật, chứ sơn chỉ dung để trang trí
- So sánh giữa chất lượng bên trong và chất lượng bên ngoài
- Khẳng định giá trị bên trong hơn giá trị bên ngoài
2. Đánh giá câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
- Ý nghĩa câu tục ngữ hoàn toàn đúng: vì khi một vật dụng tốt gỗ còn hơn tốt về nước sơn, gỗ mà xấu, dỏm thì cũng sẽ hư hỏng khi có lớp sơn bóng bẩy.
- Ý muốn con người đánh giá cái đẹp bên trong con người hơn là bên ngoài:
+ Cái nết đánh chết cái đẹp
+ Đừng nhìn mặt mà bắt hình dong
- Câu nói ý đánh giá phẩm chấ con người.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
- Câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” hoàn toàn đúng
- Chúng ta nên vận dụng câu tục ngữ vào khi đánh giá một con người

Bài văn:

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Ta nên hiểu câu này như thế nào và đánh giá nó ra sao ? Phải chăng đây chính là kinh nghiệm quý báu mà ông cha của chúng ta từ nghìn xưa đã để lại cho con cháu suy ngẫm và học hỏi.

Câu tục ngữ dùng hai sự vật “gỗ” và “nước sơn” để làm một phép so sánh. ”Gỗ” là chất liệu để làm đồ dùng như tủ,giường,bàn,ghế… Còn “nước sơn” là chất liệu để quét lên lớp bên ngoài cho các đồ dùng ấy thêm đẹp thêm bền. Nhiều người chỉ chú ý đến lớp nước sơn bóng nhoáng bề ngoài mà đã mua phải một đồ dùng bằng gỗ xấu hoặc gỗ mọt. Ông cha ta với kinh nghiệm sống của mình đã kết luận là: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Đó là hiểu theo nghĩa đen.Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ thì rộng hơn rất nhiều.Nó bao hàm một lời khuyên về cách nhìn nhận, đánh giá một sự vật, một con người đừng nên để cái vỏ hình thức hào nhoáng bên ngoài mê hoặc mà phải coi trọng cái thực chất bên trong. Ngoài ra, câu này còn bao hàm một lời khuyên về cách sống; hãy sống chân thật bằng thực chất của mình, chân thành trong cách đối nhân xử thế, đừng ba hoa, khoác lác lòe đời bằng cái vỏ hình thức giả tạo, "chớ khéo đem cái mã bề ngoài để che đậy cái sơ sài bên trong”.

Như mọi câu tục ngữ khác,câu tục ngữ này cũng là đúc rút kinh nghiệm của cha ông chúng ta, trải qua biết bao thế hệ,với bao thành bại, nên hư, vấp váp mới đúc rút thành chân lí: ”Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật, ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong, không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn. Một vật dụng như chiếc tủ, chiếc giường, chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết, tô điểm với nước sơn bóng nhoáng, màu mè. Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt, hiểu biết. Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội. Do đó, trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật,mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật, vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng, thối nát, xấu xa và vô vị bên trong. Bởi vì nghĩ cho kĩ, suy cho cùng, nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ.

Nhưng cũng không thể chỉ xem trọng nội dung mà lãng quên đi mặt hình thức.Một vật dụng,một món hàng đã có chất lượng tốt, gỗ tốt gỗ quý lại có bao bì,hay nước sơn xinh xắn tô điểm, trang trí đẹp đẽ thì giá trị vật dụng ấy, món hàng ấy càng được nâng thêm. Hình thức bên ngoài như thế đã góp phần làm tăng thêm cho giá trị bên trong. Một cái tủ, một chiếc bàn làm bằng gỗ đỏ hay bằng lăng mà lại còn được sơn bóng nhoáng hẳn sẽ vừa ý vừa lòng người mua. Một con người cũng vậy, có học vấn, đạo đức lại nói năng lịch sự thanh nhã,ăn mặc gọn gàng,sạch đẹp dễ làm ta thêm quý trọng hơn hẳn người tuy cũng có tài năng,đạo đức nhưng ăn nói thô lỗ, cộc cằn, áo quần xốc xệch. Đúng là cái đẹp lí tưởng phải là hài hòa giữa nội dung và hình thức.

Vậy để đánh giá và nhận xét một vật dụng,một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức.Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy,con người ấy,trong đó nội dung giữ vai trò quyết định.Khi đánh giá,ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức,tài năng trí tuệ của con người.

Tóm lại, "tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá, chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách đối nhân xử thế.Không nên dựa dẫm vào cái hình thức bề ngoài vay mượn, không phải của mình để vênh vang tự phụ với mọi người rồi không chịu tu dưỡng rèn luyện. Cũng đừng nên quá chú trọng hình thức bên ngoài, trang điểm mặt này, chưng diện quần áo mà quên đi cái chân giá trị của con người là đạo đức,trí tuệ và tài năng. Bài học mà câu tục ngữ này dạy ta thật là đúng đắn và sâu sắc.

nguyen thị thuy nga
Xem chi tiết
trần văn trung
22 tháng 2 2018 lúc 22:11

câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn “muốn khuyên ta không được đánh giá người khác chỉ bằng hình thức bên ngoài mà còn phải xem xét nội dung – phẩm chất, tài năng của người đó vì đó là giá trị chân chính của một con người. Và chúng ta phải sống bằng chính thực lực của mình không được lừa dối, giả tạo với mọi người.

Thiên Ân
22 tháng 2 2018 lúc 22:10

Search Google là có hết nhé bạn =)))

Aoi Ogata
22 tháng 2 2018 lúc 22:11

Trong cuộc sống hàng ngày,để đánh giá một đồ vật,một con người đạt mức độ chính xác,chúng ta nên dựa trên nguyên tắc hay cách thức nào ? Đây cũng là vấn đề xưa nay được nhiều người quan tâm.Cha ông cũng từng có ý kiến hướng dẫn việc ấy trong câu tục ngữ : 
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. 
Ta nên hiểu câu này như thế nào và đánh giá nó ra sao ? Phải chăng đây chính là kinh nghiệm quý báu mà ông cha của chúng ta từ nghìn xưa đã để lại cho con cháu suy ngẫm và học hỏi. 
Câu tục ngữ dùng hai sự vật “gỗ” và “nước sơn” để làm một phép so sánh.”Gỗ” là chất liệu để làm đồ dùng như tủ,giường,bàn,ghế…Còn “nước sơn” là chất liệu để quét lên lớp bên ngoài cho các đồ dùng ấy thêm đẹp thêm bền.Nhiều người chỉ chú ý đến lớp nước sơn bóng nhoáng bề ngoài mà đã mua phải một đồ dùng bằng gỗ xấu hoặc gỗ mọt.Ông cha ta với kinh nghiệm sống của mình đã kết luận là : “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. 
Đó là hiểu theo nghĩa đen.Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ thì rộng hơn rất nhiều.Nó bao hàm một lời khuyên về cách nhìn nhận,đánh giá một sự vật,một con người đừng nên để cái vỏ hình thức hào nhoáng bên ngoài mê hoặc mà phải coi trọng cái thực chất bên trong.Ngoài ra,câu này còn bao hàm một lời khuyên về cách sống;hãy sống chân thật bằng thực chất của mình,chân thành trong cách đối nhân xử thế,đừng ba hoa,khoác lác lòe đời bằng cái vỏ hình thức giả tạo,”chớ khéo đem cái mã bề ngoài để che đậy cái sơ sài bên trong”. 
Như mọi câu tục ngữ khác,câu tục ngữ này cũng là đúc rút kinh nghiệm của cha ông chúng ta,trải qua biết bao thế hệ,với bao thành bại,nên hư,vấp váp mới đúc rút thành chân lí: ”Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật,ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong,không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn.Một vật dụng như chiếc tủ,chiếc giường,chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết,tô điểm với nước sơn bóng nhoáng,màu mè.Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt,hiểu biết.Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội.Do đó,trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật,mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật,vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng,thối nát,xấu xa và vô vị bên trong.Bởi vì nghĩ cho kĩ,suy cho cùng,nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ. 
Nhưng cũng không thể chỉ xem trọng nội dung mà lãng quên đi mặt hình thức.Một vật dụng,một món hàng đã có chất lượng tốt,gỗ tốt gỗ quý lại có bao bì,hay nước sơn xinh xắn tô điểm,trang trí đẹp đẽ thì giá trị vật dụng ấy,món hàng ấy càng được nâng thêm.Hình thức bên ngoài như thế đã góp phần làm tăng thêm cho giá trị bên trong.Một cái tủ,một chiếc bàn làm bằng gỗ đỏ hay bằng lăng mà lại còn được sơn bóng nhoáng hẳn sẽ vừa ý vừa lòng người mua.Một con người cũng vậy,có học vấn,đạo đức lại nói năng lịch sự thanh nhã,ăn mặc gọn gàng,sạch đẹp dễ làm ta thêm quý trọng hơn hẳn người tuy cũng có tài năng,đạo đức nhưng ăn nói thô lỗ,cộc cằn,áo quần xốc xếch.Đúng là cái đẹp lí tưởng phải là hài hòa giữa nội dung và hình thức. 
Vậy để đánh giá và nhận xét một vật dụng,một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức.Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy,con người ấy,trong đó nội dung giữ vai trò quyết định.Khi đánh giá,ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức,tài năng trí tuệ của con người. 
Tóm lại,”tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn trong việc nhìn nhận,đánh giá,chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách đối nhân xử thế.Không nên dựa dẫm vào cái hình thức bề ngoài vay mượn,không phải của mình để vênh vang tự phụ với mọi người rồi không chịu tu dưỡng rèn luyện.Cũng đừng nên quá chú trọng hình thức bên ngoài,trang điểm mặt này,chưng diện quần áo mà quên đi cái chân giá trị của con người là đạo đức,trí tuệ và tài năng.Bài học mà câu tục ngữ này dạy ta thật là đúng đắn và sâu sắc.

Harry Potter
Xem chi tiết
Harry Potter
17 tháng 2 2020 lúc 21:10

ai nhanh mk k và kết bn nha 

Khách vãng lai đã xóa
Ayawasa Misaki
17 tháng 2 2020 lúc 21:10

Đầu voi đuôi chuột nha bn 

                                                                                                                 KB VS MK NHÉ ! HỌC TỐT NHEN

Khách vãng lai đã xóa

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: câu tục ngữ

Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ: câu tục ngữ

Đầu voi đuôi chuội: câu thành ngữ

Một miếng khi đói bằng một gói khi no: câu tục ngữ

=> Đầu voi đuôi chuội không phải là câu tục ngữ

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Chí trường
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
11 tháng 4 2020 lúc 8:57

1. Tục ngữ về con người và xã hội

Biện pháp so sánh.

Lá lành đùm lá rách

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Mạnh Trường
Xem chi tiết
o0oNguyễno0o
8 tháng 1 2018 lúc 18:20

Uống nước nhớ nguồn .

  - Thành phần chủ ngữ được rút gọn . Khôi phục : Ông cha ta có truyền thống uống nước nhớ nguồn . 

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây . 

  - Thành phần chủ ngữ được rút gọn , Khôi phục : Chúng ta ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây . 

.........

Hồ Năng Đạt
8 tháng 1 2018 lúc 18:15

1211 câu