Những câu hỏi liên quan
Trần ngọc Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Việt
27 tháng 1 2016 lúc 19:34

Chăm pa : Ở Nam Trung Bộ , còn Phù Nam : ở Tây Nam Bộ 

Nguyễn Tuấn Việt
27 tháng 1 2016 lúc 20:09

Óc Eo ( An Giang ) Ở Tây Nam Bộ - cơ sở của nước Phù Nam sau này , Sa Huỳnh ( Quảng Ngãi ) - cơ sở của nước Chăm - pa 

Nguyễn Lưu Vũ Quang
23 tháng 2 2017 lúc 20:54

Nước Cham-pa và nước Phù Nam ra đời dựa trên cơ sở của chính nền văn hóa Cham-pa.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
19 tháng 5 2018 lúc 11:52

Đáp án D
Văn hóa Óc Eo được hình thành ở khu vực Tây Nam Bộ và là cơ sở ra đời của nhà nước Phù Nam sau này

Vũ Minh Anh
Xem chi tiết
nthv_.
14 tháng 4 2022 lúc 8:44

B

Hiếu Nguyễn
14 tháng 4 2022 lúc 8:59

B

(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
14 tháng 4 2022 lúc 9:39

B

Vũ Trà My
Xem chi tiết
Người iu JK
15 tháng 1 2017 lúc 10:16

* Nước Chăm pa

Chăm Pa là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay.

Qua một số danh xưng Lâm Ấp, Panduranga, Chăm Pa trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Java đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.

Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ phía bắc vào Đại Việt. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa bị chia nhỏ thành các tiểu quốc, và tiếp tục sau đó dần dần bị các chúa Nguyễn thôn tính và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam dưới triều vua Minh Mạng.

Thời tiền sử

Người dân Chăm Pa có nguồn gốc Malayo-Polynesian di cư đến đất liền Đông Nam Á từ Borneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ thứ 1 và thứ 2 trước Công nguyên. Qua quan sát đồ đất nung, đồ thủ công và đồ tùy táng đã phát hiện thấy có một sự chuyển đổi liên tục từ những địa điểm khảo cổ như hang động Niah ởSarawak, Đông Malaysia. Các địa điểm văn hóa Sa Huỳnh rất phong phú đồ sắt trong khi nền văn hóa Đông Sơn cùng thời kỳ ở miền Bắc Việt Nam và các nơi khác trong khu vực Đông Nam Á lại chủ yếu là đồ đồng. Ngôn ngữ Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian).

Lâm Ấp (192 - 605)

Theo sử liệu Trung Quốc, quốc gia cổ Chăm Pa đã được biết đến đầu tiên với sự ra đời và tồn tại của Vương triều Sinhapura hay còn gọi là vương quốc Lâm Ấp (Liu) mà vị vua đầu tiên là Khu Liên, bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Huế ngày nay, sau cuộc khởi nghĩa của người dân địa phương chống lại nhà Hán. Trong nhiều thế kỷ sau đó, quân đội Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng chiếm lại khu vực này nhưng không thành công. Vào thế kỷ 4, từ nước láng giềng Phù Nam ở phía tây và nam, Lâm Ấp nhanh chóng hấp thu nền văn minh Ấn Độ. Đây chính là giai đoạn mà người Chăm đã bắt đầu có các văn bản mô tả trên đá bằng chữ Phạn và bằng chữ Chăm, và họ đã có bộ chữ cái hoàn chỉnh để ghi lại tiếng nói của người Chăm.

Vị vua đầu tiên được mô tả trong văn bia là Bhadravarman, cai trị từ năm 349 đến 361 ở kinh đô Kandapurpura thuộc Huế ngày nay. Tại thánh địa Mỹ Sơn, vua Bhadravarman đã xây dựng nên ngôi đền thờ thần có tên là Bhadresvara, cái tên là sự kết hợp giữa tên của nhà vua và tên của thần Shiva, vị thần của các thần trong Ấn Độ giáo. Việc thờ vua như thờ thần, chẳng hạn như thờ với tên thần Bhadresvara hay các tên khác vẫn tiếp diễn trong các thế kỷ sau đó.

Đầu năm 2013, các nhà khảo cổ công bố phát hiện khu di tích thành cổ tại làng Viên Thành, thôn Trung Đông, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên. Đoạn tường thành dài khoảng 20 m, bề ngang 2 m đắp bằng đất sét; cùng các hiện vật khác như Kendi. Nhóm khảo cổ nhận định đây là khu thành bao bọc quanh kinh đô Sinhapura của Vương quốc Chăm Pa, được xây dựng thế kỷ thứ 4, 5.

Vào khoảng những năm 620, các vua Lâm Ấp đã cử nhiều sứ thần sang nhà Đường và xin được làm nước phiên thuộc của Trung Quốc. Các tài liệu Trung Quốc ghi nhận cái chết của vị vua cuối cùng của Lâm Ấp là vào khoảng năm 756 sau Công nguyên. Vào cuối thời kỳ này, sử sách Trung Quốc vẫn ghi Chăm Pa là Lâm Âp, tuy nhiên, những cái tên như vậy đã được người Chăm sử dụng muộn nhất là từ năm 629, và người Khmer đã dùng muộn nhất là từ năm 657.

Bé CụcBông
24 tháng 2 2018 lúc 21:31

câu 1 : *Nước Cham-pa*

- Địa bàn: Trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh gồm khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ cuối thế kỷ II Khu Liên thành lập quốc gia Cổ Lâm Ấp, đến thế kỷ VI đổi thành Chăm-pa phát triển từ X – XV sau đó suy thoái và hội nhập với Đại Việt.
- Kinh đô: Lúc đầu Trà Kiệu – Quảng Nam sau đó dời đến Đồng Dương – Quảng Nam, cuối cùng chuyển đến Trà Bàn – Bình Định.

*Nước Phù Nam*

- Trên cơ sở văn hóa Óc Eo (An Giang) thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long hình thành quốc gia cổ Phù Nam (thế kỷ I), phát triển thịnh vượng (thế kỷ III – V) đến cuối thế kỷ VI suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính.

câu 2: *Nước Cham-pa*

- Kinh tế:
+ Hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước.
+ Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò.
+ Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng, kỹ thuật xây tháp đạt trình độ cao.

- Chính trị - xã hội
+ Theo chế độ quân chủ chuyên chế.
+ Chia nước làm châu, dưới châu có huyện, làng.
+ Xã hội gồm các tầng lớp: Quý tộc, nông dân tự do, nô lệ. *Nước Phù Nam* - Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công, đánh cá, buôn bán.
- Chính trị: Theo thể chế quân chủ, đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành.
- Xã hội gồm: Quý tộc, bình dân, nô lệ.
- Văn hóa: Ở nhà sàn, theo Phật giáo và Bà-la-môn giáo, nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển. câu 3: Nước Phù Nam ra đời dựa theo cơ sở nền văn hoá Óc Eo câu 4:Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa cổ có niên đại trong khoảng đầu công nguyên đến khoảng thế kỷ VI – VII sau công nguyên, có địa bàn hết sức rộng lớn với trung tâm là vùng đất đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời Pháp thuộc, các nhà khoa học người Pháp đã dày công nghiên cứu và có những phát hiện quan trọng về văn hóa Óc Eo tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp... câu 5: Thể chế chính trị của nước Phù Nam là "Quân chủ chuyên chế". ~~Xong~~Chúc bạn may mắn ^^!
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
7 tháng 4 2017 lúc 6:35

- Tình hình kinh tế:

     + Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán.

     + Ngoại thương đường biển rất phát triển.

- Tình hình văn hóa

     + Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn

     + Phật giáo và Ba-la-môn giáo được sùng tín

     + Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển.

- Tình hình xã hội

Có sự phân hóa giàu nghèo hình thành các tầng lớp quý tộc, bình dân, nô lệ.

Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
3 tháng 3 2023 lúc 15:18

- Nguyễn Trãi (1380-1442) sống và hoạt động trong một thời kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam:

 

+ Về chính trị xã hội, Nguyễn Trãi đã sống 20 năm cuối triều Trần - một quyền lực truyền thống đã sa đọa và gần như đã nằm trong tay khống chế của Hồ Quý Ly; 7 năm dưới triều Hồ - một quyền lực đang xây dựng dang dở; 20 năm dưới thời thuộc Minh và chống Minh thuộc.

+ Về văn hóa, Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam.

- Trong cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện và dấu mốc quan trọng:

+ Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ

+ Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

+ Cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước

+ Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn

+ Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước

+ Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội "tru di tam tộc". + 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.

Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 7:20

- Nguyễn Trãi (1380-1442) sống và hoạt động trong một thời kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam:

+ Về chính trị xã hội, Nguyễn Trãi đã sống 20 năm cuối triều Trần - một quyền lực truyền thống đã sa đọa và gần như đã nằm trong tay khống chế của Hồ Quý Ly; 7 năm dưới triều Hồ - một quyền lực đang xây dựng dang dở; 20 năm dưới thời thuộc Minh và chống Minh thuộc.

+ Về văn hóa, Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam.

- Trong cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện và dấu mốc quan trọng:

+ Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ

+ Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

+ Cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước

+ Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn

+ Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước

+ Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội "tru di tam tộc".

+ 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.

Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 7:20
Phạm Trần Văn Đức
Xem chi tiết
PHẠM ĐỨC THỊNH 6a4
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
10 tháng 5 2022 lúc 13:50

Tiêu biểu:có nhiều thành tựu văn hóa đặc sắc

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
13 tháng 6 2018 lúc 15:19

Phương pháp: So sánh, đánh giá.

Cách giải:

Thể chế chính trị của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc và nhà nước Champa, Phù Nam đều là nhà nước quân chủ sơ khai, nghĩa là nhà vua đứng đầu đất nước nhưng chưa có quyền lực cao và bộ máy chính quyền còn đơn giản, sơ khai, chưa chặt chẽ đến tận các địa phương.

Chọn: B