Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thiện
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Anh
10 tháng 1 2019 lúc 23:34

Giáo dục là một vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý đến rất nhiều trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng nhưng khuất mắc, tiêu cực trong ngành vẫn cứ tồn tại và lan rộng ra. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng gian lận trong thi cử, kiểm tra, hay nói một cách khác là tình trạng học đối phó, quay cóp bài của học sinh trong kiểm tra, thi cử.

“Học đối phó” là hiện tượng học sinh học bài chỉ để vượt qua một kì thi, một giờ kiểm nào một cách gượng ép và không hề lưu giữ một tí gì về những thứ đã học sau lần kiểm tra, lần thi đó. Còn “quay cóp bài” là tình trạng học sinh xem bài của nhau hoặc xem tài liệu trong giờ kiểm tra, thi cử. Nói một cách đơn giản hơn, đó là những hiện tượng tiêu cực trong một nền giáo dục.
Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc sống” của học sinh thời nay và nó đang ăn sâu, lan rộng vào tiềm thức của những người đang ngồi trên ghế nhà trường.

Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có thể là những điểm tám, điểm chín,..trong các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một cách toàn diên và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính bản thân họ và cho cả đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành động tiêu cực đó, thì liệu khi họ rời khỏi ghế nhà trường nhà bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có chứa được một tý kiến thức nào để có thể chung sống với xã hội hay không. Và liệu một dân tộc, một đất nước sẽ ra sao khi nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ tạo ra những con người trẻ tuổi với cái đầu rỗng tuếch và suy nghĩ dối tra, tôi chắc hẳn rằng sẽ trở nên suy yếu đi, thậm chí là diệt vong.

Mọi thứ đều có nguyên nhân của chính nó và những tiêu cực trên cũng thế. Nguyên nhân trước hết chính là mỗi bản thân người học sinh đã không tự xác định được học để làm gì và học như thế nào, từ đó suy nghĩ và hành động của họ trở nên sai trái là đương nhiên. Nhưng ta cũng ko thể trách họ hoàn toàn được, làm sao họ có thể tốt được khi mà những người thầy, người cô cứ mãi đếm tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp,…khi mà những người đứng đầu ngành cứ mãi loay hoay với những vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như cải cách sách giáo khoa, học phí,…khi mà….Và tất cả những thứ đó đã góp phần tạo nên một hiện tượng tiêu cực phổ biến này.

Để có thể giải quyết một cách triệt để dc những hiện tượng trên, thì những vị lãnh đạo của chúng ta cần phải có những chiến lược, mục đích thật sự đúng đắn và sáng tạo cho ngành giáo dục, cùng với đó những người giáo viên phải truyền được cho học sinh tinh thần học tập, phải cho họ thấy mục đích của học tập không phải là để trở thành “ông này bà nọ”, để được “ăn sung mặc sướng”, để có cái bằng cấp vô nghĩa,…mà là tích lũy tri thức để có thể tồn tại, chung sống, phát triển và tự khẳng định mình. Và trên hết. bản thân mỗi học sinh cần phải tự nỗ lực học tập, tự xác định được mục đích học tập và phương pháp học tập hiệu quả, và nhất là phải để cho lòng tự trọng của mình lên tiếng trước những cám dỗ của tiêu cực.

Hãy hành động ngay bây giờ, và đừng chờ đợi nữa. Nếu không, đến một lúc nào đó, khi những sản phẩm thất bại này của ngành giáo dục bước ra xã hội và làm chủ đất nước thì dân tộc ta, đất nước ta sẽ phải đứng bên bờ suy thoái, diệt vong.

Thiện
11 tháng 1 2019 lúc 20:18

@Nguyễn Xuân Anh đề là viết đoạn văn ngắn 12-15 câu nhưng bạn viết thành 1 bài luôn rồi

Chu Thị Thu Trà
Xem chi tiết
Kit- Boss
Xem chi tiết
Bảo Ken
Xem chi tiết
Linh Phương
14 tháng 10 2016 lúc 20:07

Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang trên đà hội nhập với sự phát triển của thế giới với rất nhiều cơ hội và thử thách được mở ra.Và học sinh chúng ta - những người chủ tương lai của đất nước - phải góp một phần sức cho quê hương của mình. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ và xem lại cách sống của mình, và một câu hỏi lớn được đặt ra : Thái độ sống và học tập của học sinh ngày nay là gì?
Trước hết chúng ta phải hiểu được “thái độ sống” là gì? Thái độ sống là thái độ mà mỗi con người thể hiện.Người có thái độ sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình xã hội và đất nước. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, lòng khao khát đó thúc giục chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc. Thái độ này thể hiện cách họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Bên cạnh đó, thái độ sông sẽ góp phần quyết định thái độ học tập của mỗi học sinh. Trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, kinh tế thế giới hội nhập, khoa học kĩ thuật hiện đại, cần lắm những thái độ sống đúng mực, tích cực, đồng thời thái độ cầu tiến trong học tập cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Việt Nam lên tầm cao mới, sánh vai với các cường quốc năm châu. Nếu “sống không mục đích không làm được gì cả” và nếu “ mục đích tầm thường thì không làm được điều gì vĩ đại”.Thế học sinh chúng ta phải làm gì để trở thành người có mục đích cao cả và có ích cho xã hội? Trước hết, ta cần phải xác định thái độ sống đúng đắn-dự tính về tương lai sẽ cống hiến cho xã hội về những mặt nào. Tiếp theo ta cần phải lên kế hoạch học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó. Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều này sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng.Ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vận dụng những điều đã học vào thực tế.
Ngày xưa, anh hùng Lý Tự Trọng đã từng nói:”Con đường của học sinh chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác!” trong thời kỳ chiến tranh bao lớp học sinh xông pha lên đường với một mục tiêu - lý tưởng “ Tất cả vì tiền tuyến, vì độc lập tự do của đất nước”. Biết bao thế hệ học sinh đã ngã xuống vì một lý tưởng duy nhất là giành lại độc lập tự do cho đất nước. Đến hôm nay khi đất nước hoà bình và đang trên đà phát triển thì thái độ sống tốt đẹp và học tập chăm chỉ của học sinh lại càng đóng vai trò quan trọng. Thế hệ trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ thể của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên càng cần phải sống có mục đích cao đẹp, thái độ đúng mực, cố gắng học tập, rèn luyện bản thân. Hãy nhớ rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em”. Lời nhắn nhủ thiêng liêng ấy phải được thực hiện! Bác luôn mong lớp lớp thanh niên sau này sẽ không chùn bước trước những khó khăn trước mắt,luôn vững chí bền tâm vượt qua thử thách để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. 
Chúng ta chắc còn nhớ hai chiến thắng vẻ vang liên tiếp của đội tuyển robocon Việt Nam, hay những tấm huy chương vàng,huy chương bạc từ những môn Olympic Toán, Lý, Hoá, Sinh, trong những giải thể thao hàng đầu của châu lục và thế giới Đó là một tấm gương gần gũi, rõ ràng mà thanh thiếu niên cần noi theo. Tôi xin được nhắn nhủ các bạn thanh thiếu niên, học sinh: "Hãy học tập để nắm lấy tri thức vì tri thức là sức mạnh. Có tri thức, các bạn như đứng trên vai những người đi trước để cao hơn người khác. Hãy phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chấp nhận và vượt qua thử thách, bởi không có người thất bại, chỉ có người không biết cố gắng mà thôi". Và chắc hẳn ai trong chúng ta đều biết những Enstein, Môza, Đác-uyn,... Tất cả họ đều là những người sống có lý tưởng cao đẹp, tất cả đều làm nên điều vĩ đại và được lưu danh muôn thuở. Như mục đích "ra đi tìm đường cứu nước, hi sinh cuộc đời vì cách mạng, vì dân tộc " của Bác. Đó là một minh chứng rất cao đẹp! 
Nhưng hiện nay, một bộ phận lớn học sinh lại không suy nghĩ được như thế. Họ sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm: “Được đến đâu thì hay đến đó”. Trong khi rất nhiều người đang cố gắng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn thì lại không ít người lại tỏ ra rất hờ hững với những gì đang diễn ra cho đất nước mình. Dưới tác động của những mặt trái kinh tế thị trường và toàn cầu về văn hóa ngày càng sâu rộng cũng đã xuất hiện một bộ phận không nhỏ tầng lớp thanh niên, học sinh -sinh viên có lối sống lệch lạc, sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật; có lối sống thực dụng, đua đòi, lãng phí, có biểu hiện tiêu cực trong đạo đức, lối sống, cá biệt có một số thanh niên sa vào tệ nạn xã hội, tội phạm. Các phương tiện thông tin, báo chí, truyền hình, internet thời gian qua đã phản ánh nhiều hình ảnh phản cảm về cách cư xử, ăn mặc lố lăng của thanh niên, học sinh-sinh viên “Ngắn trước, rách sau” “Siêu mỏng”, rồi các “Hót girls, hót boy”; truy cập các trang Web độc hại, Chát Nude, đua xe, quan hệ tình dục ở lứa tuổi thanh niên, học sinh-sinh viên…đang có chiều hướng gia tăng. Mỗi năm Việt Nam có 1,2 triệu ca nạo phá thai, trong đó có tới 20% trường hợp là học sinh THPT. Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở vị thành niên và thanh niên cũng đang ở mức báo động. Tình hình sử dụng ma tuý trong vị thành niên và thanh niên cũng đáng lo ngại. Tại TPHCM, 1,4% học sinh THPT nam tham gia nghiên cứu này cho biết đã từng sử dụng ma tuý. Trong khi đó, các chương trình giáo dục, nâng cao kiến thức cho giáo viên và học sinh, sinh viên về các vấn đề này còn thiếu và yếu...Những thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị triển khai Dự án Giáo dục sức khoẻ sinh sản và phòng chống HIV/AIDS cho học sinh trung học tháng 11/2008. Tuy nhiên, cũng không phải vì những điều này mà chúng ta võ đoán, quy kết vội vàng cho rằng thanh niên hôm nay ít có lý tưởng cao đẹp như lớp thanh niên cách mạng giải phóng dân tộc. Cũng đừng vội quy thanh niên hôm nay quá vị kỷ, không có lý tưởng cao đẹp, không biết quê hương, dân tộc…nhưng đại đa số bạn học sinh bây giờ đều ham học, ham làm sống có hoài bão, luôn sẵn sàng khẳng định tài năng và trí tuệ của mình phục vụ cho xã hội.
Tóm lại, học sinh chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một thái độ sống tốt đẹp, thái độ học tập chăm chỉ vì một tương lai tươi sáng của đất nước và chính bản thân chúng ta. Cuối cùng xin kết thúc bằng lời của chiến sĩ cách mạng, một người cộng sản trẻ tuổi, một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại, Paven Coocsaghin trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy (tác giả Nikolai Ostrovsky): "Cái quí nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta đã cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Ta phải sống gấp lên mới được. Vì bệnh tật vô lý hay một sự bi đát tình cờ nào đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời này".

Bạn tham khảo nhé!

Thảo Phương
14 tháng 10 2016 lúc 20:47

Từng có câu: "ngọc không mài không sáng, người không học không hiểu lí lẽ", việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững trên con đường đời. Bởi thế mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn đấu rèn luyện thật tốt. Ấy vậy mà, trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến cá nhân học sinh mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững và ổn định của đất nước, của xã hội

Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh ngày nay không có được ý thức học tập lành mạnh . Cá nhân học sinh hiện nay đa phần là lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu... trong gia đình thì cha mẹ quá nuông chìu con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con mình . ở nhà trường , thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ. Mặt khác, chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía, theo tâm lí: không học thêm thì học không giỏi khiến học sinh chỉ biết cắm đầu học mà không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì. Xã hội hiện nay cùng hoà vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hoá của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình.
Do nhiều yếu tố tiêu cực và tích cực khác nhau , học sinh ngày nay không mấy thiết tha và quan tâm đến tương lai của bản thân mình . Có nhiều học sinh bỏ tiết, trốn học đi chơi, chui đầu vào các quán nét để giết thời gian thay vì lên lớp . bài học không hiểu nhưng cũng không quan tâm học hỏi => Thành tích học tập xuống dốc nhiều. áp lực tâm lý “ học không được thì nghỉ , sau này cũng sẽ có việc làm thôi “ => học sinh tụ tập ăn chơi =>bỏ bê học hành và lao vào các tệ nạn xã hội.
Hậu quả để lại là do cá nhân tự gánh chịu . Cá nhân học sinh chỉ lo ăn chơi thì tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng của xã hội (một số trường hợp hiếm hoi thì có chiều hướng tích cực hơn), có sự tha hoá và xuống dốc về đạo đức, không nhận ra giá trị của cuộc sống và không biết cách trân trọng, lỡ mất tuổi trẻ . thái độ của gia đình khi thấy con mình rơi vào con đường xấu : mất đi niềm tin nơi con cái, khi thấy thành tích của con không như mình mong đợi thì có những thái độ gắt gỏng, không vui => gia đình không hoà hợp. bộ phận giới trẻ rơi vào con đường hư hỏng sẽ làm cho xã hội kém phát triển . 
Để tránh làm ảnh hưởng đến tương lai của các cá nhân và xã hội sau này chúng ta cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có ý thức hơn, xác định cho mình một ước mơ, động lực học tập, biết cách kết hợp hài hoà giữa chơi và học, có lập trường vững chắc . Gia đình cần có cái nhìn thoáng hơn, không nên làm học sinh quá căng thẳng, không quá nuông chiều, quan tâm nhiều hơn đến con mình . về phía xã hội cần tuyên truyền rộng rãi để làm tăng nhận thức của mọi người, có nhiều chương trình khuyến học hơn, có ý thức trong tiếp thu văn hoá nước ngoài . cần tạo cho học sinh 1 sự hứng thú đối với các môn học . bên cạnh đó học sinh cũng cần phải chăm chỉ học hành , lấy việc học là thú vui tiêu khiển . cần phải học với niềm hăng say , có ý thức . cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất.

Học tập là chuyện của mỗi người nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã hội. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, bởi thế mà nếu mùa xuân ấy chưa đến mà đã vội lụi tàn thì xã hội sẽ như nhà mà không có cột vậy.

Nhi Nhi
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 2 2022 lúc 17:03

Em viết theo các ý này nhé:

Nêu lên câu chủ đề (VD: Vấn đề học sinh tụ tập trong thời buổi dịch bệnh là vấn đề hết sức lo ngại hiện nay...)

Khái niệm tụ tập là gì?

Tác hại của việc tụ tập trong thời buổi dịch bệnh?

Dẫn chứng?

Biện pháp khắc phục?

Liên hệ bản thân em? 

Kết luận.

Hello
Xem chi tiết
Kim Phương Lê
Xem chi tiết
Kiet
Xem chi tiết
Trinh Trinh
Xem chi tiết
Hn . never die !
12 tháng 5 2020 lúc 16:33

Trả lời :

Bn gõ link này nhé : https://h.vn/ly-thuyet/de-bai-nghi-luan-xa-hoi-ve-hoc-doi-pho.2650/

- Hok tốt !

^_^

Khách vãng lai đã xóa
Trinh Trinh
12 tháng 5 2020 lúc 17:31

Thank you bn THCS nhaaa

Khách vãng lai đã xóa
Phước Offline
12 tháng 5 2020 lúc 19:16

Trả lời:

Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được. Có những hành động dù là nhỏ của học sinh nhưng lại gây ra hậu quả xấu đối với tương lai. Hiện tượng học đối phó là một trong những hiện tượng như vậy.

Học đối phó là gì? Là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyên, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu.

Hầu hết học sinh đang có suy nghĩ học để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, học để được lên lớp, để đạt điểm cao. Chứ các em chưa nghĩ học để làm gì cho mình sau này. Chính suy nghĩ này mới dẫn đến tình trạng các em học đối phó một cách cứng nhắc như vậy.

Biểu hiện của việc học đối phó này rất phổ biến như làm bài tập ở nhà theo kiểu đối phó, chép lời giải ở sách mẫu, chép đủ, chép hết để sáng mai lên lớp thầy cô kiểm tra. Hoặc ngày mai có kiểm tra, thì tối nay bắt đầu thức đêm, cày kiến thức, để mong sao ngày mai không bị điểm kém. Khi thi xong thì coi như kiến thức cũng theo gió trời mà bay. Một khi đã đối phó thì sẽ không trên tinh thần tự nguyện, tự giác học.

Học sinh học đối phó nhưng giáo viên vẫn chưa có biện pháp để ngăn chặn hoặc xử lý để không tái diễn lần sau. Giáo viên vẫn cứ làm lơ, coi như không có chuyện gì, chính vì thế mà lối học này mới ăn sâu vào tiềm thức của các em như vậy.

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học đối phó, sau này ra xã hội, đi làm, lối sống này sẽ chi phối rất nhiều. Làm đối phó cho qua chuyện, cho xong việc dẫn đến tình trạng làm ẩu, không hoàn thành tốt công việc. Đây là một điều rất đáng tiếc

Chỉ vì lối học đối phó mà sẽ dẫn đến hệ lụy xấu cho các em trong tương lai sau này. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến xã hội.

Để giải quyết tình trạng học đối phó thực sự không phải đã rơi vào bế tắc. Điều này cần xuất phát từ chính bản thân các em phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn để có thể nghiêm túc hơn trong học tập. Giáo viên cần đi sâu giảng bài, kiểm tra bài, cần kiểm tra về chất chứ không nên chỉ kiểm tra lượng.

Giáo dục Việt Nam cần phải có biện pháp "rắn" để mang đến môi trường học tập lành mạnh cho các em. Phải làm sao cho suy nghĩ học đối phó ấy không tồn tại nữa. Như thế các em sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.

hok tốt !
^_^

Khách vãng lai đã xóa