Những câu hỏi liên quan
Mai CôNương
Xem chi tiết
Nguyen Hoang Minh Yen
Xem chi tiết
Ngan
Xem chi tiết
︵✰Ah
10 tháng 3 2023 lúc 20:32

 Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tiếp nhận các nguồn viện trợ về vật chất, vũ khí, trang bị quân sự và học hỏi kinh nghiệm tổ chức chiến đấu của quân đội các nước xã hội chủ nghĩa anh em.

Cùng với ý nghĩa to lớn đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp , Chiến thắng Biên Giới Thu Đông 1950 góp phần thúc đẩy tinh thần ý chí của nhân dân ta 
 
 Ý nghĩa sâu xa hơn : 

Quân và dân ta tiếp tục giữ vững quyền chủ động, phát huy thế tiến công chiến lược trong những năm 1951 - 1953; tiến tới giành thắng lợi liên tiếp trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Bình luận (0)
Heo Rypa
Xem chi tiết
Trịnh Linh Chi
Xem chi tiết
Trần Thị Vân	Anh
4 tháng 1 2022 lúc 12:45
Chiến tranh Tống–Việt lần thứ hai diễn ra từ năm 1075 đến năm 1077 là cuộc chiến tranh giữa nhà Lý nước Đại Việt và nhà Tống của Trung Quốc vào cuối thế kỷ 11. Giai đoạn đầu, tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt đã chủ động đánh sang đất Tống trong chiến dịch 1075-1076, phá thành Ung Châu. TICK CHO CHỊ NHA
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tăng Hoàng My
4 tháng 1 2022 lúc 12:46

Chiến tranh Tống–Việt lần thứ hai diễn ra từ năm 1075 đến năm 1077 là cuộc chiến tranh giữa nhà  nước Đại Việt và nhà Tống của Trung Quốc vào cuối thế kỷ 11. Giai đoạn đầu, tướng nhà  là Lý Thường Kiệt đã chủ động đánh sang đất Tống trong chiến dịch 1075-1076, phá thành Ung Châu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Khổng Đoàn Minh Thư
4 tháng 1 2022 lúc 13:52

Sau lần thất bại đầu tiên của cuộc tận công xâm lược nước ta lần thứ I năm 981,nhà Tống luôn ấp ủ âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.Năm 1072,vua Lý Thánh Tông từ Trần ,vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mói 7 tuổi .Nhà Tống coi đó là một cơ hội tốt ,liền xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta.


Lý Thường Kiệt chủ động tấn công nơi tập trung lương thảo của quân Tống để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống .


Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến Cầu(ngày nay là sông Cầu) 

2. Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống.
 

Vào cuối năm 1076, quôn Tống  sang đánh nước ta bằng hai đường : đường thủy và đường bộ.  Dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ,  10 vạn bộ binh, 1vạn ngựa ,20 vạn dân phu theo đường bộ tiến vào nước ta.
Tại các phòng tuyến biên giới quân ta chặn đánh những trận nhỏ nhằm cản bước tiến của quân giặc.
Quân Tống tiến tới bờ Bắc sông Như Nguyệt, chúng tỏ ra lúng túng vì trước mặt là sông và bên kia là chiến lũy kiên cố.


Quách Qùy nóng lòng chờ quân thuỷ tiến vào phối hợp vượt sông nhưng quân thuỷ của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển Quách Quỳ liều mạng cho quân đóng bè tổ chức tiến công ta .Hai bên giao chiến ác liệt ,phòng tuyến sông Như Nguyệt tưởng như sắp vỡ.


Trong đêm tối bỗng vang lên tiếng ngâm bài thơ.
         Sông núi nước Nam vua Nam ở
         Rành rành định phận ở sách trời
         Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
          Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.


Lý Thường Kiệt tự mình cho quân vượt sông bất ngờ tiến đánh, kẻ thù khiếp đảm rút chạy.

3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống.
Kết quả : Sau hơn 3 tháng xâm lược nước ta, số quân Tống chết quá nửa, số còn lại tinh thần suy sụp. Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa để quân giặc rút về nước.


Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai đã kết thúc thắng lợi vẻ vang,nền độc lập của nước ta được giữ vững .Có được thắng lợi ấy là vì nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ,tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm đánh giặc ,bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
lê mỹ chi
Xem chi tiết
Hoàng Tony
15 tháng 3 2016 lúc 12:45

Dương Đình nghệ là người khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước.

Dương Đình Nghệ (?-937) vốn là một hào trưởng, người làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thời Khúc Hạo cầm quyền (907 - 917), Dương Đình Nghệ từng là một trong những bộ tướng của họ Khúc. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nối nghiệp cha. Dương Đình Nghệ tiếp tục làm bộ tướng cho Khúc Thừa Mỹ (917 - 930). Năm 930 Nam Hán - một tiểu vương quốc do họ Lưu lập nên đã đưa quân sang xâm lược nước ta, bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ  (con Khúc Hạo), đánh chiếm Đại La, sai Lý Tiến làm thứ sử.

Năm 931, Dương Đình Nghệ được sự ủng hộ của nhân dân và hào kiệt các địa phương như Ngô Quyền, Đinh Công Trứ v.v… vượt rừng núi, từ Thanh Hóa tiến quân ra Giao Châu, bao vây và tiến công thành Đại La - dinh lũy của quân xâm lược Nam Hán. Từ bên kia biên giới, vua Nam Hán vội vã cử thừa chỉ Trình Bảo đem quân sang cứu viện. Viện binh chưa kịp đến thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành, quân Nam Hán tan vỡ, tướng giặc là Khắc Trinh bị giết chết, thứ sử Lý Tiến chạy thoát về nước. Quân cứu viện của Nam Hán kéo vào nước ta; chưa kịp ổn định đã bị Dương Đình Nghệ chủ động đem quân ra ngoài thành, tiến công tiêu diệt. Quân Nam Hán bị đánh bất ngờ, rối loạn, tan rã. Tướng giặc là Trình Bảo bị giết tại trận.

Cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân ta do Dương Đình Nghệ lãnh đạo đã đánh bại âm mưu chiếm lại nước ta của nhà Nam Hán. Đất nước độc lập, tự chủ tiếp tục được giữ vững. Đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi đất nước, Dương Đình Nghệ bắt tay vào xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, tổ chức lại công cuộc cai trị đất nước. Ông tự xưng là Tiết độ sứ đứng đầu chính quyền trung ương cai quản cả nước. Đinh Công Trứ được cử giữ chức thứ sử Hoan Châu. Bừng bừng bắc tiến, đánh bại liên tiếp hai đạo quân Nam Hán, hạ thành, giết tướng cứu viện; đánh trận đối đầu thắng ngay không cần dùng chiến thuật du kích, vu hồi, trường kỳ...

Dương Đình Nghệ đã chứng tỏ ông là một tướng thiện chiến và huấn luyện được một đạo quân tinh nhuệ dù không thật hùng hậu. Sở dĩ Dương Đình Nghệ làm được điều đó vì ông đã nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, tận tâm thương yêu tướng sĩ khiến họ đồng lòng hết sức đánh giặc và đã thu được thắng lợi nhanh chóng.

Tháng ba năm Đinh Dậu (937), Dương Đình Nghệ bị một kẻ phản phúc giết hại. Kẻ đó là Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn lại cũng chính là con nuôi và là một trong những nha tướng từng được Dương Đình Nghệ cưu mang và tin cậy. Sau đó chẳng lao lâu, Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền giết chết.

Chưa phân loại

Trong Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ có viết: "Khi Lý Khắc Chính bắt được (Khúc) Thừa Mỹ, (Dương) Đình Nghệ bèn tìm cách đánh báo thù. Ông chiêu tập hào kiệt, dùng đại nghĩa để khuyến khích cùng hợp mưu để đánh đuổi tướng (Nam) Hán là Lý Khắc Chính. Vua (Nam) Hán sai Lý Tiến sang làm Thứ sử Giao Châu (thay cho Lý Khắc Chính). Dương Đình Nghệ lại đem quân vây hãm Lý Tiến. Vua (Nam) Hán liền sai Trần Bảo sang cứu Lý Tiến. Dương Đình Nghệ đón đánh và chém được Trần Bảo. (Từ đó) Dương Đình Nghệ giữ lấy châu thành tự xưng là Tiết độ sứ, nhận lãnh mọi việc của châu".

Chiến thắng quân Nam Hán của ông dù không được đánh giá cao như trận Bạch Đằng của người con rể Ngô Quyền sau này nhưng nó có tác động cổ vũ tinh thần rất lớn cho người Nam và nó đã chỉ ra cho thế hệ sau ông thấy rằng: dù đã bị Bắc thuộc 1000 năm, người Nam vẫn hoàn toàn đủ sức đứng vững và đương đầu được với các cuộc tấn công của ngoại xâm để xây dựng một quốc gia độc lập.

ha

Bình luận (1)
Phạm Thu Thủy
24 tháng 3 2017 lúc 19:27

Dương Đình nghệ là người khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước.

Dương Đình Nghệ (?-937) vốn là một hào trưởng, người làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thời Khúc Hạo cầm quyền (907 - 917), Dương Đình Nghệ từng là một trong những bộ tướng của họ Khúc. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nối nghiệp cha. Dương Đình Nghệ tiếp tục làm bộ tướng cho Khúc Thừa Mỹ (917 - 930). Năm 930 Nam Hán - một tiểu vương quốc do họ Lưu lập nên đã đưa quân sang xâm lược nước ta, bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ (con Khúc Hạo), đánh chiếm Đại La, sai Lý Tiến làm thứ sử.

Năm 931, Dương Đình Nghệ được sự ủng hộ của nhân dân và hào kiệt các địa phương như Ngô Quyền, Đinh Công Trứ v.v… vượt rừng núi, từ Thanh Hóa tiến quân ra Giao Châu, bao vây và tiến công thành Đại La - dinh lũy của quân xâm lược Nam Hán. Từ bên kia biên giới, vua Nam Hán vội vã cử thừa chỉ Trình Bảo đem quân sang cứu viện. Viện binh chưa kịp đến thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành, quân Nam Hán tan vỡ, tướng giặc là Khắc Trinh bị giết chết, thứ sử Lý Tiến chạy thoát về nước. Quân cứu viện của Nam Hán kéo vào nước ta; chưa kịp ổn định đã bị Dương Đình Nghệ chủ động đem quân ra ngoài thành, tiến công tiêu diệt. Quân Nam Hán bị đánh bất ngờ, rối loạn, tan rã. Tướng giặc là Trình Bảo bị giết tại trận.

Cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân ta do Dương Đình Nghệ lãnh đạo đã đánh bại âm mưu chiếm lại nước ta của nhà Nam Hán. Đất nước độc lập, tự chủ tiếp tục được giữ vững. Đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi đất nước, Dương Đình Nghệ bắt tay vào xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, tổ chức lại công cuộc cai trị đất nước. Ông tự xưng là Tiết độ sứ đứng đầu chính quyền trung ương cai quản cả nước. Đinh Công Trứ được cử giữ chức thứ sử Hoan Châu. Bừng bừng bắc tiến, đánh bại liên tiếp hai đạo quân Nam Hán, hạ thành, giết tướng cứu viện; đánh trận đối đầu thắng ngay không cần dùng chiến thuật du kích, vu hồi, trường kỳ...

Dương Đình Nghệ đã chứng tỏ ông là một tướng thiện chiến và huấn luyện được một đạo quân tinh nhuệ dù không thật hùng hậu. Sở dĩ Dương Đình Nghệ làm được điều đó vì ông đã nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, tận tâm thương yêu tướng sĩ khiến họ đồng lòng hết sức đánh giặc và đã thu được thắng lợi nhanh chóng.

Tháng ba năm Đinh Dậu (937), Dương Đình Nghệ bị một kẻ phản phúc giết hại. Kẻ đó là Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn lại cũng chính là con nuôi và là một trong những nha tướng từng được Dương Đình Nghệ cưu mang và tin cậy. Sau đó chẳng lao lâu, Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền giết chết.

Trong Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ có viết: "Khi Lý Khắc Chính bắt được (Khúc) Thừa Mỹ, (Dương) Đình Nghệ bèn tìm cách đánh báo thù. Ông chiêu tập hào kiệt, dùng đại nghĩa để khuyến khích cùng hợp mưu để đánh đuổi tướng (Nam) Hán là Lý Khắc Chính. Vua (Nam) Hán sai Lý Tiến sang làm Thứ sử Giao Châu (thay cho Lý Khắc Chính). Dương Đình Nghệ lại đem quân vây hãm Lý Tiến. Vua (Nam) Hán liền sai Trần Bảo sang cứu Lý Tiến. Dương Đình Nghệ đón đánh và chém được Trần Bảo. (Từ đó) Dương Đình Nghệ giữ lấy châu thành tự xưng là Tiết độ sứ, nhận lãnh mọi việc của châu".

Chiến thắng quân Nam Hán của ông dù không được đánh giá cao như trận Bạch Đằng của người con rể Ngô Quyền sau này nhưng nó có tác động cổ vũ tinh thần rất lớn cho người Nam và nó đã chỉ ra cho thế hệ sau ông thấy rằng: dù đã bị Bắc thuộc 1000 năm, người Nam vẫn hoàn toàn đủ sức đứng vững và đương đầu được với các cuộc tấn công của ngoại xâm để xây dựng một quốc gia độc lập.

Bình luận (1)
Le Thi Viet Chinh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
19 tháng 10 2016 lúc 14:22

Câu 1: Trả lời:

Cách đánh của Lí Thường Kiệt:

- Tiến công trước để phòng vệ.

- Phòng thủ để địch chán nản và mệt mỏi.

- Lựa chọn địa điểm phù hợp.

- Chiến lược phù hợp, đúng đắn.

- Chủ động giảng hòa, giữ danh dự cho nhà Tống, thể hiện tinh thần giáo bang 2 nước.

- Chủ động xây dựng phòng tuyến ở sông Như Nguyệt để chặn địch vào Thăng Long.

Bình luận (3)
Nguyen Thi Mai
19 tháng 10 2016 lúc 13:17

Câu 1 :

*Cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt:

   - Tiến công thành Ung Châu để tự vệ .

   - Chủ động xây dựng phòng tuyến  Như Nguyệt  để chận địch vào Thăng Long .

   - Phòng thủ để địch chán nản và mệt mỏi .

   - Chủ động giảng hòa để giữ danh dự cho nhà Tống .

=> Nhận xét : Đây là cách đánh của Lý Thường Kiệt là một cách đánh độc đáo, mưu trí, sáng tạo

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
19 tháng 10 2016 lúc 13:18

Câu 2 :

Ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống Tống  :

Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi :

   - Độc lập được giữ vững

   - Đem lại cho nhân dân niềm tự hào sâu sắc .

   - Lòng tin tưởng ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc .

   - Nhà Tống không xâm lược dù tồn tại mấy trăm năm

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
19 tháng 10 2018 lúc 5:49

Chọn đáp án D.

Để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, Đảng ta đã kiên định và vận dụng sáng tạo quan điểm cách mạng bạo lực, với hai lực lượng cơ bản: lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang; kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng. Trong đó, kết hợp giữa tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công đạt tới đỉnh cao, đánh bại và làm tan rã toàn bộ lực lượng địch, kết thúc chiến tranh trong thời gian ngắn, có lợi nhất.

- Sự kết hợp giữa tiến công quân sự của bộ đội chủ lực và nổi dậy của quần chúng được thực hiện hết sức chặt chẽ, hiệu quả trong suốt cuộc Tổng tiến công chiến lược.

- Những đòn tiến công quân sự của bộ đội chủ lực, bằng những trận đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, đánh thẳng vào các thành thị, trung tâm đầu não, căn cứ quân sự của địch; tiêu diệt, làm tan rã lực lượng lớn và gây cho chúng hoang mang tột độ đã tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy lực lượng chính trị của quần chúng nổi dậy, đập tan bộ máy kìm kẹp của địch ở địa phương, cơ sở để giành quyền làm chủ.

- Sự nổi dậy mạnh mẽ của quần chúng nhân dân trên nhiều địa bàn từ nông thôn đến thành thị, với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt đã tạo thuận lợi cho bộ đội chủ lực cả về thế, lực để nhanh chóng đập tan sự kháng cự của địch, tập trung lực lượng vào những mục tiêu chủ yếu của cuộc Tổng tiến công.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
30 tháng 10 2017 lúc 12:46

Chọn đáp án A

Nếu như trong Hiệp định Giơnevơ, các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương. Tuy nhiên, Mĩ chỉ cam kết tôn trọng Hiệp định mà không chịu sự ràng buộc của Hiệp định, đây là cơ sở để Mĩ tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Đến Hiệp định Pari, Mĩ buộc phải "cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam". Như vậy, điểm hơn hẳn của Hiệp định Pari là lần đầu tiên ta đã buộc Hoa Kì phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

Bình luận (0)