giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa ở việt nam bằng kiến thức địa lí
giải thích hiện tượng ngày và đêm?
giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa, theo vĩ độ?
giải thích sự phân bố mưa theo vĩ độ?
giải thích sự hình thành khí áp, gió?
Tham khảo
Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng. Do vậy các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu. ...
Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
* Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ
- Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.
- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.
- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc fan cầu Nam).
- Mưa càng ít, khi càng về gần hai cực Bắc và Nam.
* Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương. Mưa nhiều hay ít còn phụ thuộc vào vị trí gần hay xa đại dương và dòng biến nóng hay dòng biển lạnh chảy ven bờ.
Giải thích tại sao các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất liên hệ với Việt Nam qua câu tục ngữ:
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối."
Từ trong thực tế, hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (Tháng 5) và "Ngày ngắn, đêm dài" (Tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch ngày đêm giữa hai nửa cầu và các mùa. Cụ thể:
- Vào tháng 6 (Tháng 5 Âm lịch) do trục Trái Đất nghiêng và hướng nghiêng không đổi, ánh sáng Mặt Trời chỉ chiếu được một nửa Trái Đất (do Trái Đất hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên nó được chiếu sáng hơn nửa cầu Nam. Do đó, các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (Ngày dài, đêm ngắn). Nước ta nằm ở bán cầu Bắc nên đêm tháng năm ngắn, đúng với "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng."
- Vào tháng 12 (Tháng 10 Âm lịch), vào mùa đông, do Trái Đất chếch xa Mặt Trời nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở bán cầu Bắc nên ngày tháng mười ngắn, đúng với "Ngày tháng mười chưa cười đã tối."
Ở Xích đạo có một hiện tượng rất đặc biệt, đó là
A
12 tiếng ngày, 12 tiếng đêm ở mọi ngày.
B
ngày ngắn, đêm dài vào ngày 22 tháng 12.
C
ngày dài, đêm ngắn vào ngày 22 tháng 6.
D
ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
Ở Xích đạo có một hiện tượng rất đặc biệt, đó là
A. 12 tiếng ngày 12 tiếng đêm ở mọi ngày.
B. ngày ngắn, đêm dài vào ngày 22 tháng 12.
C. ngày dài, đêm ngắn vào ngày 22 tháng 6.
D. ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
C. ngày dài, đêm ngắn vào ngày 22 tháng 6.
giải thích các hiện tượng như ngày đêm liên tục, mùa, năm nhuận, độ dài ngày đêm khác nhau theo mùa và vĩ độ, cách tính giờ theo khu vực và GMT...
hiện được ngày đêm liên tục do trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, do trục trái đất nghiêng và ko đổi hướng nên độ dài thời gian ban ngày và thời gian ban đêm có sự thay đổi theo mùa và theo vĩ độ.
hiện tượng mùa trên trái đất là do trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục TĐ nghiêng và ko đổi hướng, khi ấy bán cầu nào ngả về phía mặt trời sẽ có nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt ; khi ấy là mùa nóng của bán cầu đó. cùng lúc, bán cầu ko ngả về phía mặt trời sẽ nhận được ít ánh sáng và nhiệt ; khi ấy là mùa lạnh của bán cầu đó.
hiện tượng độ dài ngày đêm khác nhau theo mùa và vĩ độ là trong quá trình chuyển động quanh mặt trời, do trục trái đất nghiêng và ko đổi hướng nên độ dài thời gian ban ngày và thời gian ban đêm có sự thay đổi theo mùa và theo vĩ độ.
* ngày mùa hè đêm sẽ ngắn hơn còn ngày mùa đông đêm sẽ dài hơn.
Do trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên tuỳ vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. Mùa theo dương lịch và độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu trái ngược nhau.
Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và vĩ độ
Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên tuỳ vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. Mùa theo dương lịch và độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu trái ngược nhau. Dưới đây ta xét ở bán cầu Bắc.
+ Mùa xuân : Ngày dài hơn đêm. Song, ngày càng dài và đêm càng ngắn khi Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc. Riêng ngày 21-3 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12 giờ ở mọi nơi.
+ Mùa hạ : Ngày vẫn dài hơn đêm. nhưng khi Mặt Trời càng gần Xích đạo thì ngày càng ngắn dần, đêm càng dài dần. Ngày 22-6 có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm.
+ Mùa thu : Ngày ngắn hơn đêm. Mặt Trời càng xuống gần chí tuyến Nam ngày càng ngắn, đêm càng dài. Riêng ngày 23-9 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12 giờ ở mọi nơi.
+ Mùa đông : Ngày vẫn ngắn hơn đêm. Khi Mặt Trời càng gần Xích đạo thì neày dài đần. đêm ngắn dần. Ngày 22-12 có thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm.
Ở Xích đạo, quanh năm có thời gian ngày và đêm bằng nhau. Càng xa xích đạo, thời gian ngày và đêm chên lệch nhau nhiều. Từ vòng cực về phía có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ ( ngày địa cực và đêm địa cực). Càng gần cực, số ngày, đêm càng tăng. Riêng ở hai cực có sáu tháng ngày, sáu tháng đêm.
Câu 3. Trái Đất chuyển động quanh trục sinh ra hiện tượng gi?
A. Ngày đêm dải ngăn diễn ra liên tục nối tiếp nhau trên bề mặt Trái Đất
B. Các mùa và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
C. lệch hướng và ngày đêm dài ngắn khác nhau
D. Các mùa và sự lệch hướng của các sự vật ở hai bán câu
Giải bài 9 tập bản đồ địa lý 6:Hiện tượng ngày,đêm dài ngắn theo mùa.
Bài 9: Hiện Tượng Ngày, Đêm Dài Ngắn Theo Mùa
Bài 1 trang 14 Tập bản đồ Địa Lí 6: Dựa vào hình vẽ (ngày 22 tháng 6 của hình 1) em hãy cho biết những địa điểm nào:
- Điểm nào suốt 24h không được chiếu sáng
- Điểm nào suốt 24h đều được chiếu sáng
- Điểm nào có số giờ chiếu sáng ít hơn 12h
- Điểm nào có số giờ chiếu sáng nhiều hơn 12h
Lời giải:
- Điểm suốt 24h không được chiếu sáng: Từ vòng cực Nam đến cực Nam.
- Điểm suốt 24h đều được chiếu sáng: Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc
- Điểm có số giờ chiếu sáng ít hơn 12h: Từ xích đạo đến vòng cực Nam.
- Điểm có số giờ chiếu sáng nhiều hơn 12h: Từ xích đạo đến vòng cực Bắc.
Bài 2 trang 14 Tập bản đồ Địa Lí 6: Dựa vào hình 1 trang 13 vẽ ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12, kết hợp với kiến thức đã học em hãy cho biết:
- Điểm nào được Mặt Trời chiếu sáng liên tục từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 23 tháng 9
- Điểm nào được Mặt Trời chiếu sáng liên tục từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 21 tháng 3 năm sau
Lời giải:
- Điểm được Mặt Trời chiếu sáng liên tục từ ngày 21tháng 3 đến ngày 23 tháng 9: Cực Bắc
- Điểm nào được Mặt Trời chiếu sáng liên tục từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 21 tháng 3 năm sau: Cực Nam
Bài 3 trang 14 Tập bản đồ Địa Lí 6: Đánh dấu X vào ô trống ý em cho là đúng
Ở xích đạo có:
12 tiếng ngày, 12 tiếng đêm ở mọi ngày | |
Ngày ngắn, đêm dài vào ngày 22 thàng 12 | |
Ngày dài, đêm ngắn vào ngày 22 thàng 6 | |
Tất cả các ý trên |
Lời giải:
Ở xích đạo có:
x | 12 tiếng ngày, 12 tiếng đêm ở mọi ngày |
Ngày ngắn, đêm dài vào ngày 22 thàng 12 | |
Ngày dài, đêm ngắn vào ngày 22 thàng 6 | |
Tất cả các ý trên |
Bài 4 trang 14 Tập bản đồ Địa Lí 6: : Đánh dấu X vào ô trống ý em cho là đúng
Nơi có thời gian chiếu sáng liên tục từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 21 tháng 3 năm sau là:
Vòng cực Bắc | |
Vòng cực Nam | |
Cực Bắc | |
Cực Nam |
Lời giải:
Nơi có thời gian chiếu sáng liên tục từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 21 tháng 3 năm sau là:
Vòng cực Bắc | |
Vòng cực Nam | |
Cực Bắc | |
x | Cực Nam |