a, Kể tên đơn phân và liên kết hoá học giữa các đơn phân cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ trong tế bào b, Phân biệt cấu trúc của ADN và ARN ở sinh vật nhân thực?, c, Vì sao tế bào thực vật không dự trữ glucoozo mà thường dự trữ tinh bột?
Xét các phát biểu sau
(1) Mã di truyền có tính thoái hoá tức là một mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số loại axit amin
(2) Tất cả các ADN đều có cấu trúc mạch kép
(3) Phân tử tARN đều có cấu trúc mạch kép và đều có liên kết hiđrô
(4) Trong các loại ARN ở sinh vật nhân thực thì mARN có hàm lượng cao nhất
(5) Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleotit có kích thước lớn nhất
(6) ARN thông tin được dùng làm khuôn để tổng hợp phân tử protein nên mARN có cấu trúc mạch thẳng
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Các phát biểu đúng là (5) (6)
1 sai, 1 mã di truyền chỉ mã hóa cho 1 acid amin ( tính đặc hiệu )
2 sai, vẫn tồn tại các DNA có cấu trúc mạch đơn : trong virus, trong phòng thí nghiệm ở các điều kiện thích hợp
3sai vì tARN là phân tử có cấu trúc mạch đơn có liên kết hidro
4 sai, rRNA có hàm lượng cao nhất trong tế bào sinh vật nhân thực
Đáp án D
I. Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành: 1. Phân biệt vật sống, vật không sống. Lấy ví dụ vật sống, vật không sống. 2. Trình bày các đặc trưng của sự sống. 3.Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi. II. Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống : 1.Tế bào có những hình dạng và kích thước như thế nào? Cho ví dụ 2.Trình bày cấu tạo và chức năng mỗi thành phần của tế bào 3.Phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật; tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. 4.Tế bào lớn lên và sinh sản như thế nào? Ý nghĩa của sự phân chia tế bào? III. Từ tế bào đến cơ thể : 1. Thế nào là sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào. Cho ví dụ sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào. 2. Nêu mối quan hệ giữa các cấp độ tồ chức trong cơ thể đa bào.
Sự giống nhau giữa ADN, ARN và protein là
1. Đều là các đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào.
2. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm các đơn phân.
3. Đều cấu tạo từ nhiều hợp chất hữu cơ.
4. Giữa các đơn phân đều có liên kết cộng hoá trị và liên kết hydro.
5. Tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự của các đơn phân quy định.
A. 1, 2 và 3. B. 1, 2, 4 và 5. C. 1, 2 và 5. D. 1, 2, 3, 4, và 5.
Quan sát hình ảnh dưới đây:
Có bao nhiêu nhận xét về hình ảnh bên là đúng:
(1) Cấu trúc (1) có chứa 8 phân tử protein histon và được gọi là nuclêôxôm
(2) Chuỗi các cấu trúc (1) nối tiếp với nhau được gọi là sợi nhiễm sắc với đường kính 11 nm
(3) Cấu trúc (2) được gọi là sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn) với đường kính 300 nm
(4) Cấu trúc (3) là mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm sắc thể và có đường kính 700 nm
(5) Cấu trúc (4) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kỳ giữa của quá trình nguyên phân
(6) Khi ở dạng cấu trúc (4), mỗi nhiễm sắc thể chỉ chứa một phân tử ADN mạch thẳng, kép
(7) Mỗi nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực đều có chứa tâm động, là vị trí liên kết của mỗi nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào
A. 5
B. 6
C. 2
D. 4
Chọn đáp án C.
(1) đúng. Cấu trúc (1) được gọi là nuclêôxôm, có chứa 8 phân tử protein histon được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN với khoảng 146 cặp nuclêôtit.
(2) sai. Chuỗi các nuclêôxôm nối tiếp với nhau được gọi là sợi cơ bản với đường kính 11 nm.
(3) sai. Cấu trúc (2) được gọi là sợi nhiễm sắc với đường kính 30 nm.
(4) sai. Cấu trúc (3) là sợi siêu xoắn, còn gọi là vùng xếp cuộn chỉ là mức xoắn 3 của nhiễm sắc thể với đường kính tương ứng là 300nm. Mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm sắc thể là crômatit với đường kính 700 nm.
(5) sai. Nhiễm sắc thể kép với 2 crômatit (cấu trúc (4)) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kỳ giữa nhưng có thể xuất hiện trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân 1.
(6) sai. Khi ở dạng cấu trúc (4), mỗi nhiễm sắc thể chứa hai phân tử ADN mạch thẳng, kép nằm trên 2 crômatit.
(7) đúng. Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
Quan sát hình ảnh dưới đây:
Có bao nhiêu nhận xét về hình ảnh bên là đúng:
(1) Cấu trúc (1) có chứa 8 phân tử protein histon và được gọi là nuclêôxôm
(2) Chuỗi các cấu trúc (1) nối tiếp với nhau được gọi là sợi nhiễm sắc với đường kính 11 nm
(3) Cấu trúc (2) được gọi là sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn) với đường kính 300 nm
(4) Cấu trúc (3) là mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm sắc thể và có đường kính 700 nm
(5) Cấu trúc (4) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kỳ giữa của quá trình nguyên phân
(6) Khi ở dạng cấu trúc (4), mỗi nhiễm sắc thể chỉ chứa một phân tử ADN mạch thẳng, kép
(7) Mỗi nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực đều có chứa tâm động, là vị trí liên kết của mỗi nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào
A. 5
B. 6
C. 2
D. 4
Chọn đáp án C.
(1) đúng. Cấu trúc (1) được gọi là nuclêôxôm, có chứa 8 phân tử protein histon được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN với khoảng 146 cặp nuclêôtit.
(2) sai. Chuỗi các nuclêôxôm nối tiếp với nhau được gọi là sợi cơ bản với đường kính 11 nm.
(3) sai. Cấu trúc (2) được gọi là sợi nhiễm sắc với đường kính 30 nm.
(4) sai. Cấu trúc (3) là sợi siêu xoắn, còn gọi là vùng xếp cuộn chỉ là mức xoắn 3 của nhiễm sắc thể với đường kính tương ứng là 300nm. Mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm sắc thể là crômatit với đường kính 700 nm.
(5) sai. Nhiễm sắc thể kép với 2 crômatit (cấu trúc (4)) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kỳ giữa nhưng có thể xuất hiện trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân 1.
(6) sai. Khi ở dạng cấu trúc (4), mỗi nhiễm sắc thể chứa hai phân tử ADN mạch thẳng, kép nằm trên 2 crômatit.
(7) đúng. Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
Quá trình tiến hóa từ tế bào nhân sơ sơ khai hình thành các tế bào nhân thực cũng dẫn đến các đặc điểm biến đổi của mỗi đối tượng phân tử ADN và ARN. Trong số các đặc điểm so sánh giữa ADN và ARN của tế bào nhân thực chỉ ra dưới đây
(1) Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân giống nhau.
(2) Cả ADN và ARN đều có thể có dạng mạch đơn hoặc dạng mạch kép.
(3) Mỗi phân tử đều có thể tồn tại từ thế hệ phân tử này đến thế hệ phân tử khác.
(4) Được tổng hợp từ mạch khuôn của phân tử ADN ban đầu.
(5) Được tổng hợp nhờ phản ứng loại nước và hình thành liên kết phosphoeste.
(6) Đều có khả năng chứa thông tin di truyền.
Sự giống nhau giữa ADN và ARN ở tế bào nhân thực thể hiện qua số nhận xét là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Đáp án B
Sự giống nhau giữa ADN và ARN ở tế bào nhân thực :
(3) (4) (5) (6)
Đáp án B
1 sai, các đơn phân khác nhau nucleotide và ribonucleotide
2 sai, RNA thường không có dạng mạch kép
Cho các phát biểu sau:
(1) Trên một mạch polynucleotit, khoảng cách giữa hai đơn phân kế tiếp nhau là 0,34nm
(2) Khi so sánh các đơn phân của AND và ARN, ngoại trừ T và U thì các đơn phân còn lại đều đôi một có cấu trúc giống nhau, ví dụ đơn phân A của AND và ARN có cấu tạo như nhau.
(3) Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và trình tự các nu.
(4) Trong tế bào, rARN và tARN bền vững hơn mARN
(5) Ở sinh vật nhân thực quá trình phiên mã còn được gọi là quá trình tổng hợp ARN, xảy ra lúc NST đang chuẩn bị dãn xoắn.
(6) Trong quá trình nhân đôi ADN có 4 loại nu tham gia vào việc tổng hợp nên mạch mới.
(7) Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực mARN, rARN, tARN được tạo ra bởi một loại ARN polimeraza như nhau.
(8) ARN có tham gia cấu tạo một số bào quan.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 3
B. 4.
C. 2.
D. 5
Đáp án A
Nội dung 1 sai. Đây là chiều dài của một cặp nucleotit chứ không phải là khoảng các giữa 2 nucleotit.
Nội dung 2 sai. Nucleotit cấu tạo nên ADN và ARN có cấu tạo khác nhau. Ở ADN phân tử đường cấu tạo nên nucleotit có 4 O còn ARN có 5 O.
Nội dung 3 đúng.
Nội dung 4 đúng. Do tARN và rARN có liên kết hidro nên bền vững hơn.
Nội dung 5 sai. Quá trình phiên mã diên ra ở giai đoạn kỳ trung gian, lúc đó NST giãn xoắn cực đại.
Nội dung 6 sai. Có 8 loại nu tham gia vào quá trình nhân đôi ADN, 4 loại nu cấu tạo nên ADN và 4 loại nu cấu tạo nên ARN trong các đoạn mồi.
Nội dung 7 sai. Mỗi loại ARN lại được tổng hợp bởi 1 loại enzim ARN polimeraza.
Nội dung 8 đúng. Ví dụ rARN là thành phần cấu tạo của riboxom.
Vậy có 3 nội dung đúng.
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
(1) Một mã di truyền luôn mã hoá cho một loại axit amin.
(2) Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X.
(3) Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit hoàn chinh là foocmin mêtiônin.
(4) Phân tử tARN và rARN là những phân tử có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung.
(5) Ở trong tế bào, trong các loại ARN thì rARN có hàm lượng cao nhất.
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Đáp án A
1 sai vì các bộ ba kết thúc không mã hóa axit amin.
2 đúng.
3 sai vì ở chuỗi polipeptit hoàn chỉnh, axit amin mở đầu đã bị cắt bỏ.
4, 5 đúng.
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân thực?
(1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tế bàochất.
(2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN trong tế bàochất.
(3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN trong tế bào chất có cấu trúc kép, mạchvòng.
(4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất của giao tử luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu.
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Đáp án D
- (1), (3) Đúng.
- (2)- Sai. Vì đã là ADN thì dù trong nhân hay tế bào chất đều có khả năng nhân đôi, phiên mã, dịch mã và đột biến.
- (4)- Sai. Hàm lượng ADN trong nhân thì phân chia đồng đều, hàm lượng ADN trong tế bào chất phân chia ngẫu nhiên. Vì thế nói hàm lượng ADN trong TBC giảm đi một nửa là sai.