Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 7 2017 lúc 16:00

Tôi còn nhớ như in, những ngày đầu khi ba về, nhìn vết thẹo dài trên má của ba, tôi vừa sợ, vừa không tin đó là ba. Những ngày ba ở nhà, tôi bướng bỉnh không nhận ba. Cho tới khi được bà ngoại giải thích, lúc tôi nhận ra ba cũng là lúc ba phải trở lại chiến trường. Lúc chia tay ba, tôi sợ ba đi mất, tôi hét lên “ba ở nhà với con” trong tiếng nức nở, rồi tôi quắp hai chân chặt lấy người ba, tôi hôn ba cùng khắp, rồi còn đòi ba hứa tặng tôi cây lược ngà.

Nguyễn Nhật Anh
Xem chi tiết
︵✰Ah
10 tháng 1 2022 lúc 7:34

Tham Khảo
 

Hôm vừa rồi tôi gặp lại bác Ba, đồng đội của ba tôi. Bác trao lại cho tôi kỷ vật là chiếc lược ngà như lời hứa trước lúc ba đi. Chiến tranh ác liệt khiến ba tôi không thể trở về lần nữa, tôi lại nhớ về kỉ niệm ngày trước khi được gặp ba. Tự trách mình sao lại hững hờ và vô tâm với ông như vậy.

Từ nhỏ tôi đã không biết mặt ba, chưa một lần gặp. Tôi chỉ nhìn bức ảnh ba chụp chung với mẹ để hình dung ra ông. Một hôm, mẹ nói ba được nghỉ phép về thăm nhà, tôi mừng lắm. Vào một hôm đang chơi trước sân nhà, người đàn ông vội vàng chạy tới trước mặt tôi lại vô cùng xa lạ. Ông ta gọi tôi: "Thu! Con". Khi ông ta khom người định ôm lấy tôi thì tôi vô cùng lo sợ, người đàn ông này có vết thẹo trên mặt. Tôi quá sợ hãi, chạy vào nhà gọi má.

Trong thâm tâm của tôi lúc đó, ông là một người xa lạ, không hề giống trong ảnh chụp với má, còn có vết sẹo dài nữa. Những ngày ba ở nhà tôi đã đối xử thậm tệ, nhất quyết ngăn cản không cho ông ngủ cùng với má con tôi. Tôi còn không làm theo lệnh của mẹ rằng cần trông nồi cơm, nếu không làm được thì hãy nhờ ba giúp. Hơn nữa tôi còn hay gọi trống không khi mời ba vào ăn cơm. Tôi nhất định không chịu gọi tiếng ba với một người xa lạ. Ông gắp đồ ăn cho tôi nhưng tôi không thích nên đã hất đi và thế là ông đánh tôi. Tức quá tôi chạy sang bà ngoại, vừa khóc vừa kể lại.

 

Đêm hôm đó bà ngoại mới giải thích cho tôi vết thẹo trên mặt của ba, bà còn kể với tôi do kẻ thù đã khiến khuôn mặt của ba tôi biến dạng, khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh phân ly. Tôi chợt cảm thấy có lỗi với ba, quay trở về nhà nhưng không đủ can đảm để gọi. Đến khi nhận ra rằng ông sắp quay trở lại chiến trường, tôi chợt òa khóc và cất tiếng gọi. Tôi khóc, nũng nịu trong lòng ba, không cho ba đi nhưng nhiệm vụ ở chiến trường không thể ở lại. Ba hứa ngày về sẽ tặng cho tôi một chiếc lược ngà.

Ngày hôm nay cầm món quà của ba tặng tôi cảm thấy rất nhớ ông ấy, cảm thấy có lỗi vì những suy nghĩ non nớt trẻ thơ làm ba buồn. Dù ba đã không còn nhưng tình cảm thiêng liêng của ông dành cho tôi tất cả đã gói ghém trong món quà: chiếc lược ngà.

minh nguyet
10 tháng 1 2022 lúc 7:34

Em tham khaỏ:

 

Tôi là Thu, sinh ra và lớn ở vùng sông nước Nam Bộ. Vào những kháng chiến chống Mỹ ác liệt, cả Miền Nam cùng sống và chiến đấu rất anh hùng. Tôi làm công tác giao liên, chuyên đưa đón cán bộ về nơi tập kết an toàn. Vào một ngày làm công tác giao liên, tôi tình cờ gặp lại Bác Ba, một người đồng đội của Ba tôi. Chưa kịp hỏi han tin tức về Ba, Tôi đã nhận được chiếc lược ngà, món quà ba đã tự tay làm cho Tôi. Nhìn chiếc lược, lòng tôi bồi hồi cảm xúc về Ba, người mà tôi ngày đêm mong nhớ. Hình ảnh về lần gặp ba nhiều năm về trước chợt hiện về trong kí ức của tôi.

 

Cũng giống như bao đứa trẻ thời chiến lúc bấy giờ, chúng tôi lớn lên với mẹ. Đàn ông bây giờ đều trực tiếp tham gia chiến đấu, đánh trả quân đội Mỹ xâm lược. Khi tôi được 1 tuổi, ba tôi theo mệnh lệnh của Tổ Quốc lên đường chiến đấu. Tôi hầu như không có bất cứ hình ảnh hay hoài niệm nào về Ba.

Thế nhưng mẹ tôi vẫn ngày đêm kể cho tôi về ba, người đàn ông mà mẹ và rất nhiều người xung quanh tự hào. Ba tôi là một người anh hùng, một chiến sĩ dũng cảm nơi đầu trận tuyến. Trong trí óc non nớt của mình, tôi đã vẽ ra hình ảnh của ba là người rất đẹp, khuôn mặt ba hiền lành, ba luôn nở nụ cười ấm áp với tôi.

Năm tháng cứ thế trôi đi, hình ảnh và nỗi nhớ ba cứ lớn dần lên trong tôi. Vào một ngày đang chơi ngoài sân, tôi chợt bị một tiếng kêu làm chú ý:

- Thu, con!

Tôi quanh lưng lại, thấy một người đàn ông da đen, rắn rỏi, nhưng khuôn mặt lại có một vết sẹo dài đỏ rất lớn. Tôi hoảng sợ, chạy lại ôm mẹ, không dám nhìn. Trong đầu tôi lúc này hiện lên nhiều câu hỏi: “Đây là ai? Sao lại gọi mình là con? Ba của mình đây sao? Không phải? Khuôn mặt ba đâu như vậy? Ba không giống như mình nghĩ? Nhất định đây không phải là ba?”

Điều làm tôi bất ngờ là má tôi lại ôm chầm người đàn ông này và tỏ ra vô cùng thân thiết. Ông ta ở lại nhà tôi vài ngày, ông đều tìm cách làm thân với tôi nhưng tôi đều đẩy ông ra. Tôi không gọi ông ta là Ba, chỉ nói trổng:

- Vào ăn cơm

- Cơm chín rồi

Dù bị Má dọa đánh nhiều lần, hay người đàn ông đó có lại gần hay làm thân với tôi thế nào, tôi cũng không gọi tiếng Ba. Đối với tôi lúc này, đây là người đàn ông hoàn toàn xa lạ, không phải là Ba như tôi đã tưởng tượng ra bấy lâu nay.

 

Bữa ăn hôm đó, Ông ta gắp cho tôi một miếng trứng cá to vàng cho vào chén của tôi. Sẵn dịp không thích, tôi dùng chiếc của cả xoi vào chén, rồi bất thần hất trái trứng ra, văng tung tóe cả cơm ra ngoài. Có lẽ lúc này cơn nóng giận nhiều ngày đã lên tới đỉnh điểm, ông ta đã đánh vào mông tôi và hét lên:

- Sao mày cứng đầu quá vậy hả?

Bị đánh đau là thế, nhưng tôi không hề khóc lóc hay đạp đổ cả mâm cơm cho bõ tức. Tôi gắp miếng cá cho vào chén, đứng dậy rồi bước ra khỏi mâm cơm. Tôi xuống xuồng, mở lòi tói, khua rổn rảng, khua thật to, rồi bơi sang sông. Tôi sang nhà bà ngoại ở vì tôi không muốn nhìn thấy ông ta.

Trong bụng tôi nghĩ, chỉ hết đêm nay ông ta sẽ không còn ở đây nữa, tôi sẽ không phải nhìn thấy ông ta nữa. Đêm nằm bên ngoại, tôi nghe ngoại hỏi tại sao lại xa cách cha đến vậy. Tôi nói là vì vết sẹo đỏ trên mặt, ba tôi không có vết sẹo đó, còn người đàn ông này lại có. Tôi sợ vết sẹo đó, vì thế tôi nghĩ đó không phải là ba của tôi.

Nhưng khi nghe câu trả lời của ngoại, lòng tôi lại thấy ân hận vô cùng. Ngoài bảo ba tôi là anh hùng, vết sẹo đó là do đánh nhau với tụi giặc mà có. Tụi giặc độc ác, cướp phá, giết hại đồng bào ta. Ba tôi đã anh hùng chiến đấu với tụi nó, nên mới có vết sẹo vậy.

Trời ơi, vì vết sẹo đó mà tôi không nhận ba, xa lánh và hắt hủi ba mấy ngày nay. Tôi thấy ân hận quá, nghĩ lại những việc mình đã làm, tôi thấy có lỗi với ba quá. Ba đã mong nhớ tôi đến chừng nào, vậy mà tôi đã xa cách ba, làm cho ba phải giận, phải buồn lòng. Tôi còn chưa kịp gọi tiếng Ba cơ mà.

Sáng hôm sau khi cùng ngoại về nhà, tôi thấy mọi người đã đứng kín ngoài sân. Mọi người đến chào và động viên ba lên đường chiến đấu. Má thì lo sắp xếp đồ vào chiếc ba lô nhỏ của ba. Tôi hết đứng ở góc này. rồi dựa lưng vào góc khác. Tôi muốn lại gần ba, nhưng cứ bị điều gì đó cản lại.

Đến khi nhìn ba mang ba lô trên vai, nhìn tôi khẽ nói “Thôi ba đi nghe con” thì mọi thứ trong tôi chợt vỡ òa.

- Ba!

Tiếng ba Tôi đã dồn nén suốt bao lâu, giờ bật tung ra thành tiếng rõ ràng. Tiếng Ba như chất chứa sự nhớ mong, ân hận và nuối tiếc vì những gì đã làm cho ba mấy ngày qua. Tôi chạy thật nhanh tới, ôm ba và òa khóc.

 

Người ba mà tôi suốt 8 năm trời mong nhớ đã bị tôi ghẻ lạnh, giờ lại một lần nữa đi xa không biết khi nào gặp lại. Tiếng ba mà không biết khi nào tôi mới được gọi lần nữa.

Tôi ôm Ba, hôn lên mặt Ba, cả trên vết sẹo đỏ làm tôi thấy sợ hãi và xa cách ba mấy hôm nay. Tôi giữ chặt, không muốn cho ba đi. Tôi muốn giữ Ba lại bên mình mãi, không cho ba rời xa tôi thêm phút giây nào nữa.

Nhưng vì nhiệm vụ, ba vẫn phải lên đường. Trước khi đi, tôi mong muốn ba sẽ làm cho tôi một chiếc lược để chải tóc. Từng ấy năm sau đó, tôi và má sống trong sự chờ đợi và nhớ mong ba da diết. Ngày hôm nay, khi nhận lại kỉ vật của ba trên tay Bác Ba, chiếc lược ngà mà ba tỉ mỉ làm và khắc lên dòng chữ “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.

Lòng tôi lại một lần nữa quặn thắt, nước mắt rơi liên hồi. Vậy là tôi đã không có cơ hội được gặp lại cha lần nữa, cha tôi đã anh dũng hy sinh. Nhưng đến phút cuối cùng, ba vẫn ôm ấp và gửi gắm kỷ vật để đồng đội ba trao lại cho tôi. Tôi càng thêm thương nhớ ba.

Bây giờ tôi đã trở thành một giao liên, phục vụ cho công tác của cách mạng. Nhìn chiếc lược ngà ba để lại, lòng tôi càng thêm quyết tâm. Tôi sẽ cố gắng sống và chiến đấu, tiếp bước chân truyền thống cha anh. Tôi sẽ để ba luôn tự hào về cô con gái nhỏ của mình.

 

Nguyễn Thị Đoan
Xem chi tiết
Thư Hoàng
20 tháng 9 2018 lúc 12:49

Bài này nguồn từ internet, bạn tham khảo nhé.

Hè về, tôi tự thưởng cho mình một chuyến du lịch đến vùng quê thanh bình và yên tĩnh này. Cả kỳ nghỉ chỉ có trời xanh gió mát lạnh và tiếng nô đùa của bọn tụi nhỏ trong làng. Trên đường tới đây, tôi đã liên tưởng đến một thời gian nghỉ ngơi thoải mái. Con người nơi đây tuy không biết tôi là ai nhưng vẫn niềm nở chào đón tôi. Tuy nhiên, tới ngày chuẩn bị xa nơi  này, tôi lại bị níu kéo bởi một người  – một người đã xa tôi suốt năm năm qua.

Buổi sáng mùa hè trong lành và mát mẻ, tôi đi bộ quanh làng và tiện thể tạt vào khu chợ, chợ quê tuy không đủ mặt hàng như siêu thị trên thành phố nhưng rất đông vui và nhộn nhịp, giữa biển người đang mua bán, tôi dặc biệt chú ý đến một cô bé có mái tóc đen và dài bán rau quả ở góc chợ. Tò mò, tôi lân la đến gần, cô bé này cũng chạc tuổi tôi nhưng gầy hơn, gương mặt trái xoan trông rất ưa nhìn. Khi chỉ cách cô ấy vài bước chân, tôi bỗng sững người lại, cô bé này rất giống cô bạn chơi chuyền, chơi chắt với tôi những năm xưa. Thủy! đúng là Thủy thật rồi! nụ cười kia và cách ăn nói đúng là Thủy, tôi không tin vào mắt mình nữa, tới khi Thủy quay mặt về phía tôi, hai chúng tôi mới chính thức nhận ra nhau.

Thủy dẫn tôi về nhà bà ngoại của bạn ấy, một ngôi nhà cấp bốn ọp ẹp và đã khá cũ, khác hẳn với căn nhà cao tầng mà cậu ấy sống vào những năm trước. tôi còn nhớ năm năm trước tôi còn khóc hết nước mắt vì biết Thủy phải về quê ngoại sống cùng với mẹ. Tôi chưa bao giờ dám mơ có một ngày chúng tôi lại gặp nhau như thế này. Thủy vẫn ngoan và hiền như xưa, bạn ấy kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện. Tôi biết Thủy đã phải đau đớn, chịu đựng rất nhiều khi xa anh trai của mình, Thành cũng thế, cả hai anh em cậu ấy đều mất một thời gian dài để tập cách tự lập một mình, nhắc về quá khứ, mắt Thủy nhìn đăm đăm vào một khoảng không vô định, ngân ngấn nước. Những năm tháng qua không có lúc nào Thủy không nhớ tới anh trai, tới bố,  tới những kỉ niệm ấu thơ cùng bạn bè. Tôi thương bạn lắm, trong khi những đứa trẻ khác được sống trong vòng tay ấm áp yêu thương của bố mẹ thì Thủy lại có một tuổi thơ ngập tràn nước mắt vì phải chịu sự chia cắt đau tới xé lòng, thế mà Thủy vẫn có nghị lực để vươn lên, để vừa học vừa kiếm tiền phụ giúp gia đình. Thủy kể, khi mới về đây Thủy phải đi bộ năm cây số tới trường đến chảy máu chân. Cuộc sống chật vật, lam lũ khiến đôi bàn tay của Thủy chai sạm và đầy những vết xước. Tôi chợt nghĩ tới Thành. Liệu cậu ấy sẽ cảm thây như thế nào khi thấy đứa em gái mình yêu thương hết mực phải lao động vất vả để kiếm sống, Giá như bố mẹ ậu ấy không chia tay thì năm xưa hai đứa trẻ vô tội ấy đâu phải rời xa nhau? Thủy  sẽ không phải khổ cực như thế này, Nghe câu chuyện của bạn cũ, sao tôi bỗng thấy hối hận khi quên lãng đi hạnh phúc mình đang được hưởng, thấy mình thật vô dụng khi không có được sự dũng cảm vượt lên khó khăn như Thủy, tôi càng cảm thấy phục cô bạn hơn.

Thủy giục tôi kể về Thành, về các bạn, về cuộc sống trên thành phố, về cô giáo… Ánh mắt cậu ấy háo hức, chăm chăm vào tôi chờ đợi. Cô giáo Tâm vẫn đẹp và trẻ như trước, vẫn ngaỳ ngày đến lớp với lũ học trò, thi thoảng rãnh rỗi tôi vẫn đến thăm cô, cô rất lo co Thủy, vẫn  ngày ngày nhớ tới em bé bất hạnh phải nghỉ học kiếm sống, cô vẫn thường nhắc nhở chúng tôi nếu có gặp Thủy thì nhớ báo cho chúng tôi biết. Những năm qua lớp chúng tôi vẫn đoàn kết  và gắn bó với nhau như cũ, có nhiều kỉ niệm đẹp và cũng có lúc buồn. Thủy khóc, những giọt nước mắt nhớ thầy cô, nhớ bạn và cũng vì tủi thân. Tội nghiệp Thủy, vì lỗi của người lớn mà bạn phải từ bỏ tuổi thơ, từ bỏ một tương lai sáng lạng. Thành nay đã học đại học, đã là một cậu sinh viên chững chạc và hiểu chuyện. Bây giờ mỗi khi tới nhà cậu ấy chơi, tôi vẫn thấy hai con búp bê cũ ngồi khoác tay nhau và mỉm cười hạnh phúc, Nghe đến đây Thủy bật khóc nức nở, tôi hiểu được phần nào nỗi mất mát của người bạn nhỏ, tôi biết nỗi nhớ da diết của Thủy với Thành, biết sư lo lắng tận tình của cô đối với anh trai yêu quý. Thủy cố kìm nén từng tiếng nấc trong vô vọng. Lòng tôi quặn lại tôi không biết cuộc sống thiếu bờ vai vững chắc của người cha sẽ biến tôi thành con người như thế nào? Vội vã lau đi những giọt nước mắt, Thủy gượng cười, giục tôi kể tiếp. Sau khi Thủy đi, anh Thành không quan tâm gì tới chuyện bài vở nữa, trong một thời gian dài, cuộc sống của Thành gắn liền với thế giới ảo, những buổi bên màn hình máy tính thâu đêm. Nhưng chẳng hiểu sao, Thành lại có niềm tin và dũng cảm thi vào đại học, Thủy mỉm cười hạnh phúc, tôi cũng đã từng nhìn thấy nụ cười mãn nguyện này trên gương mặt Thành, khi anh ấy ngắm hai con búp bê.

Hai anh em Thành và Thủy, hai đứa trẻ bất hạnh vô tình bị cuốn vào vòng xoáy của người lớn đã phải chịu biết bao khổ cực, tuy phải chia xa, phải chịu hoàn cảnh chia tay đau xé lòng nhưng tình cảm của anh em họ vẫn mãi bền chặt, tôi cũng khóc theo Thủy. Cố gắng an ủi bạn cố gắng vượt qua khó khăn, phải vững tin hướng về phía trước. Mong rằng may mắn sẽ mãi mỉm cười với cô bạn nhỏ của tôi. Mong hai anh em sẽ sớm gặp lại nhau, mong sao cả Thành và Thủy đều có một tương lai tốt đẹp đang chờ họ phía trước, Mong rằng trên thế giới sẽ không có những đứa trẻ phải chịu sự khổ đau của nỗi chia ly, mất mát. Trước khi về, tôi ngỏ lời muốn đưa Thủy lên thành phố, nhưng bạn từ chối vì phải phụ giúp gia đình kiếm sống, Thủy còn nhờ tôi gửi cho Thành chút quà quê, khóe mắt bạn lại long lanh những giọt nước mắt, lưu luyến mãi, tôi mới ra về được, Thủy còn dặn tôi nhiều điều gửi tới thầy cô, bạn bè. Thủy nắm chặt tay tôi như bắt tôi phải hứa, phải nhớ những lời nhắn nhủ ấy.

Chiếc xe khách đưa tôi về thành phố, về với cuộc sống bận rộn hàng ngày . Chuyến đi này khiến lòng tôi có thêm một khoảng lặng, tôi đã nhận được nhiều bài học quý giá sau chuyến đi này. Năm sau, tôi chắc chắn sẽ quay lại đây, nhưng không phải một mình nữa mà là với người mà Thủy luôn chờ đợi: Thành.

Nguyễn Thu Hiền
Xem chi tiết
Đỗ Đức Đạt
22 tháng 11 2017 lúc 5:58

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh. 
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được. 
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu 
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…” 
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay” 
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy. 
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?

Luxaris
26 tháng 2 2018 lúc 17:48

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh. 
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được. 
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu 
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…” 
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay” 
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy. 
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?

kimiko
19 tháng 3 2018 lúc 19:12

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh. 
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được. 
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu 
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…” 
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay” 
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy. 
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?

nguyễn hoàng tiến
Xem chi tiết
Nhóc_Siêu Phàm
24 tháng 11 2017 lúc 21:45

hãy nhập vai bé thu trong chuyện chiếc lược nhà của nhà văn Nguyễn Quang Sang kể lại cuộc gặp gỡ cảm động của hai cha con sau tám năm xa cách .Từ đó ,hãy nêu ngắn gọn một vài cảm nghĩ của em về tình cảm cha con trong cuộc sống mỗi con người

Làm

Hạnh phúc-đó là thứ mà con người ta bấy lâu nay luôn kiếm tìm,nhưng ít ai hiểu được 1 chân lý giản đơn mà sâu sắc:Hạnh phúc ở ngay trước mắt ta.Bản thân tôi-Bé Thu-cũng vậy,ngay từ thuở mới lọt lòng cho đến tận bây giờ vẫn luôn khát khao gặp lại hình bóng ba thân thương,đó là hạnh phúc lớn nhất đời tôi.Song,như cái chân lý ấy,hạnh phúc ngay trước mặt tôi-người ba thân yêu đứng ngay trước mắt tôi...nhưng sao tôi chả nhận ra để giờ đây chỉ còn biết hối hận muộn màng.Hạnh phúc ấy bây giờ chỉ còn là hư vô bởi:Ba tôi đã đi về 1 nơi rất xa rồi...Ký ức về cuộc gặp mặt và chia tay ba Sáu mãi mãi sẽ là hồi ức theo tôi đến cuối đời.Chuyện là thế này...
Theo lời kể của má ,khi tôi vừa tròn 1 tuổi ba đã phải ra chiến trận vì tiếng gọi thiêng liêng của Đảng,của Bác Hồ,lúc ấy tôi còn quá bé nhỏ để khắc ghi hình bóng ba.Suốt tám năm ròng tôi sống trong sự chở che,dưỡng dục của má.Song,như thế đối với tôi vẫn chưa đủ,tôi vẫn cần lắm tình thương bao la của ba như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác.Tôi vẫn thường nghe má kể về chuyện của ba nơi chiến trường,tôi tự hào về ba nhiều lắm-người hùng của con.Năm tôi lên tám,1 phép màu đã xảy ra:Ba trở về.Khi nghe mẹ báo tin động trời ấy,lòng tôi nôn nao như lửa đốt,tôi chạy vội ra trước cửa nhà ngóng trông ba.Thấp thoáng đằng xa,tôi thấy 1 người đàn ông mặc áo lính cao to nhưng trên mặt ông ta lại có 1 vết thẹo to trông rất dễ sợ.Ông ta chạy đến,nói to:"Ba đây con!".Quá đỗi ngỡ ngàng,tôi vụt chạy vào nhà kêu má.Lạ lùng thay,má tôi lại vui sướng ôm người đàn ông đó.Ba đi chưa được bao lâu mà lại vui cười với người khác,người lớn là thế sao?Trong tâm tưởng tôi gợi lên những suy nghĩ kì lạ,mang chút vẻ trưởng thành của người lớn.Ông kia cùng với 1 người nữa ở lại nhà tôi.Thời gian ấy,má tôi lúc nào dọa đánh bảo tôi gọi ba,nhưng người dữ tợn kia sao là ba tôi được chớ,muốn tôi nhận người dưng là ba à,đừng hòng!.Tôi chạnh lòng nhìn bức ảnh ba má chụp chung,tôi chỉ có duy nhất 1 người ba thôi,bây giờ là vậy,mãi mãi cũng là vậy.Suốt ba ngày,ông ba"giả" kia cứ quanh quẩn làm phiến tôi mãi,tôi bực mình lắm nhưng chẳng dám thốt ra.Tôi không coi trọng ông ta nên luôn cư xử xấc xược bằng cách nói trổng,chối từ mọi sự quan tâm của ông ta,muốn dụ dỗ tôi à,không dễ đâu!Có 1 hôm,tôi hất văng cái trứng cá ông ta gắp thế là bị ông ta đánh 1 cái rõ đau vào mông còn lớn tiếng mắng chửi:"Sao mày cứng đầu quá vậy hả?".Tôi uất lắm nhưng tôi không phải là 1 con bé nhỏnh nhẽo chỉ biết khóc nhè,tôi cúi gầm mặt,gắp cái trứng bỏ vào chén rôi bỏ sang nhà ngoaị.Nghe má kể khi đó ba tôi hoảng lắm,mặt tái nhợt đi lại thêm vết thẹo đỏ ửng trong tội lắm.Giờ nghĩ lại tôi thấy hận mình,thấy thương ba nhiều quá.Ba chỉ muốn đứa con gái nhỏ gọi 1 tiếng "Ba" thôi mà lại khó khăn thế ...Ôi,sao mà tôi ngu ngốc quá,ngốc nên mới không nhận ra những điệu cười ẩn ý,những cái lắc đầu đầy suy tư và cả đôi mắt ngấn lệ của ba tôi.Ba buồn vì đứa con quá ương ngạnh,bướng bỉnh.Đến đây,tôi đã thấy nhói đau nơi con tim lắm rồi nhưng tất cả giờ đây đâu còn nghĩa lý gì...
Tiếp tục câu chuyện là khi tôi về nhà ngoại,bà kể lại cho tôi nghe về những cái khốc liệt,tàn nhẫn của chiến tranh,những tội ác tày đình của thằng Tây đã làm chia ly hạnh phúc của biết bao gia đình,trong đó có nhà tôi.Tại chúng mà khuôn mặt đôn hậu của ba tôi bị biến dạng...Tôi căm hận chiến tranh hơn bao giờ.Suốt đêm ấy,tôi trằn trọc chả ngủ được,mong trời sáng mau mau để tôi còn về tiễn cha.Hôm sau,tôi theo ngoại về nhà.Tôi chỉ biết đứng trong góc nhà mà nhìn ba tôi nói cười với người khác.Tôi như bị bỏ rơi,lạc lõng,bơ vơ.Những tưởng ba còn giận nên không quan tâm đến đứa con gái hư hỏng nữa,nhưng ba đã nhìn tôi bằng 1 đôi mắt trĩu nặng u buồn cùng lời nói cất lên khe khẽ:"Thôi,ba đi nghe con!"Trong khoảng khắc ấy,tình phụ tử trong tôi bỗng trỗi dậy,tôi thốt lên 1 tiếng:"Ba!"Tiếng gọi thiêng liêng bấy lâu nay tôi giấu nơi tim mình.Mỗi tiếng gọi như làm thời gian ngưng đọng,tất cả mọi người đều sửng sờ.Nhanh như sóc,tôi chạy đến ôm ấp hình hài ba tôi mong nhớ bao lâu nay và hôn khắp người ba.Đau đớn thay,giây phút ba con tôi đoàn tụ cũng lại là phút chia ly,ba lại phải lên đường đi tập kết.Tôi không muốn ba đi 1 chút nào,chỉ ước sao thời gian ngừng lại để tôi được tận hưởng nỗi khao khát tình cha 8 năm qua...Nhờ mọi người khuyên răn tôi mới để ba đi cùng lời hứa mang chiếc lược ngà tặng tôi vào lần thăm sau.Trong tâm trí non nớt của 1 đứa bé 8 tuổi,tôi không hề nghĩ đây lại là lần gặp mặt cuối cùng của cha con tôi.Ba tôi đã đi và không bao giờ trở lại...Đau đớn làm sao...
Giờ đây tôi đã khôn lớn,trưởng thành không còn trẻ nít,bướng bỉnh như xưa nữa mà biết suy nghĩ,biết giúp ích cho đời.Trong tim tôi vẫn tôn thờ hình bóng ba kính yêu và dành 1 khoảng trống để chất chứa tình yêu thương dạt dào ấy,1 khoảng trông khác tôi dành cho Tổ quốc thân yêu.Tiếp bước cha tôi đi theo con đường cách mạng,tôi đã trở thành cô giao liên dũng cảm,kiên cường.Tôi không đơn độc,lẻ loi bởi ba luôn có ba bên cạnh,ba là nguồn sáng soi sáng đường tôi đi,là ánh lửa sưởi ấm cái giá lạnh ở rừng núi...Có ba,tôi có niềm hạnh phúc lớn nhất đời mình...

Nguyễn Anh Tuấn
24 tháng 11 2017 lúc 21:46

ạnh phúc – đó là thứ mà con người ta bấy lâu nay luôn kiếm tìm, nhưng ít ai hiểu được 1 chân lý giản đơn mà sâu sắc: Hạnh phúc ở ngay trước mắt ta. Bản thân tôi – Bé Thu – cũng vậy, ngay từ thuở mới lọt lòng cho đến tận bây giờ vẫn luôn khát khao gặp lại hình bóng ba thân thương, đó là hạnh phúc lớn nhất đời tôi. Song, như cái chân lý ấy, hạnh phúc ngay trước mặt tôi – người ba thân yêu đứng ngay trước mắt tôi…nhưng sao tôi chả nhận ra để giờ đây chỉ còn biết hối hận muộn màng. Hạnh phúc ấy bây giờ chỉ còn là hư vô bởi: Ba tôi đã đi về 1 nơi rất xa rồi…Ký ức về cuộc gặp mặt và chia tay ba Sáu mãi mãi sẽ là hồi ức theo tôi đến cuối đời. Chuyện là thế này…

Theo lời kể của má, khi tôi vừa tròn 1 tuổi ba đã phải ra chiến trận vì tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, của Bác Hồ, lúc ấy tôi còn quá bé nhỏ để khắc ghi hình bóng ba. Suốt tám năm ròng tôi sống trong sự chở che, dưỡng dục của má. Song, như thế đối với tôi vẫn chưa đủ, tôi vẫn cần lắm tình thương bao la của ba như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác. Tôi vẫn thường nghe má kể về chuyện của ba nơi chiến trường, tôi tự hào về ba nhiều lắm – người hùng của con. Năm tôi lên tám, 1 phép màu đã xảy ra: Ba trở về.Khi nghe mẹ báo tin động trời ấy, lòng tôi nôn nao như lửa đốt, tôi chạy vội ra trước cửa nhà ngóng trông ba. Thấp thoáng đằng xa, tôi thấy 1 người đàn ông mặc áo lính cao to nhưng trên mặt ông ta lại có 1 vết thẹo to trông rất dễ sợ. Ông ta chạy đến, nói to:"Ba đây con!". Quá đỗi ngỡ ngàng, tôi vụt chạy vào nhà kêu má. Lạ lùng thay, má tôi lại vui sướng ôm người đàn ông đó. Ba đi chưa được bao lâu mà lại vui cười với người khác, người lớn là thế sao? Trong tâm tưởng tôi gợi lên những suy nghĩ kì lạ, mang chút vẻ trưởng thành của người lớn. Ông kia cùng với 1 người nữa ở lại nhà tôi. Thời gian ấy, má tôi lúc nào dọa đánh bảo tôi gọi ba, nhưng người dữ tợn kia sao là ba tôi được chớ, muốn tôi nhận người dưng là ba à, đừng hòng!. Tôi chạnh lòng nhìn bức ảnh ba má chụp chung, tôi chỉ có duy nhất 1 người ba thôi, bây giờ là vậy, mãi mãi cũng là vậy. Suốt ba ngày, ông ba"giả" kia cứ quanh quẩn làm phiến tôi mãi, tôi bực mình lắm nhưng chẳng dám thốt ra. Tôi không coi trọng ông ta nên luôn cư xử xấc xược bằng cách nói trổng, chối từ mọi sự quan tâm của ông ta,muốn dụ dỗ tôi à, không dễ đâu! Có 1 hôm, tôi hất văng cái trứng cá ông ta gắp thế là bị ông ta đánh 1 cái rõ đau vào mông còn lớn tiếng mắng chửi: "Sao mày cứng đầu quá vậy hả?". Tôi uất lắm nhưng tôi không phải là 1 con bé nhỏnh nhẽo chỉ biết khóc nhè, tôi cúi gầm mặt, gắp cái trứng bỏ vào chén rôi bỏ sang nhà ngoaị. Nghe má kể khi đó ba tôi hoảng lắm, mặt tái nhợt đi lại thêm vết thẹo đỏ ửng trong tội lắm. Giờ nghĩ lại tôi thấy hận mình, thấy thương ba nhiều quá. Ba chỉ muốn đứa con gái nhỏ gọi 1 tiếng "Ba" thôi mà lại khó khăn thế …Ôi, sao mà tôi ngu ngốc quá, ngốc nên mới không nhận ra những điệu cười ẩn ý, những cái lắc đầu đầy suy tư và cả đôi mắt ngấn lệ của ba tôi. Ba buồn vì đứa con quá ương ngạnh, bướng bỉnh. Đến đây, tôi đã thấy nhói đau nơi con tim lắm rồi nhưng tất cả giờ đây đâu còn nghĩa lý gì…

Tiếp tục câu chuyện là khi tôi về nhà ngoại, bà kể lại cho tôi nghe về những cái khốc liệt, tàn nhẫn của chiến tranh,những tội ác tày đình của thằng Tây đã làm chia ly hạnh phúc của biết bao gia đình, trong đó có nhà tôi.Tại chúng mà khuôn mặt đôn hậu của ba tôi bị biến dạng…Tôi căm hận chiến tranh hơn bao giờ. Suốt đêm ấy, tôi trằn trọc chả ngủ được, mong trời sáng mau mau để tôi còn về tiễn cha. Hôm sau, tôi theo ngoại về nhà. Tôi chỉ biết đứng trong góc nhà mà nhìn ba tôi nói cười với người khác. Tôi như bị bỏ rơi, lạc lõng, bơ vơ. Những tưởng ba còn giận nên không quan tâm đến đứa con gái hư hỏng nữa, nhưng ba đã nhìn tôi bằng 1 đôi mắt trĩu nặng u buồn cùng lời nói cất lên khe khẽ: "Thôi, ba đi nghe con!" Trong khoảng khắc ấy, tình phụ tử trong tôi bỗng trỗi dậy, tôi thốt lên 1 tiếng: "Ba!" Tiếng gọi thiêng liêng bấy lâu nay tôi giấu nơi tim mình. Mỗi tiếng gọi như làm thời gian ngưng đọng, tất cả mọi người đều sửng sờ. Nhanh như sóc, tôi chạy đến ôm ấp hình hài ba tôi mong nhớ bao lâu nay và hôn khắp người ba. Đau đớn thay, giây phút ba con tôi đoàn tụ cũng lại là phút chia ly, ba lại phải lên đường đi tập kết. Tôi không muốn ba đi 1 chút nào, chỉ ước sao thời gian ngừng lại để tôi được tận hưởng nỗi khao khát tình cha 8 năm qua…Nhờ mọi người khuyên răn tôi mới để ba đi cùng lời hứa mang chiếc lược ngà tặng tôi vào lần thăm sau.Trong tâm trí non nớt của 1 đứa bé 8 tuổi,tôi không hề nghĩ đây lại là lần gặp mặt cuối cùng của cha con tôi.Ba tôi đã đi và không bao giờ trở lại…Đau đớn làm sao…

Giờ đây tôi đã khôn lớn,trưởng thành không còn trẻ nít,bướng bỉnh như xưa nữa mà biết suy nghĩ,biết giúp ích cho đời.Trong tim tôi vẫn tôn thờ hình bóng ba kính yêu và dành 1 khoảng trống để chất chứa tình yêu thương dạt dào ấy, 1 khoảng trông khác tôi dành cho Tổ quốc thân yêu. Tiếp bước cha tôi đi theo con đường cách mạng, tôi đã trở thành cô giao liên dũng cảm, kiên cường. Tôi không đơn độc, lẻ loi bởi ba luôn có ba bên cạnh, ba là nguồn sáng soi sáng đường tôi đi, là ánh lửa sưởi ấm cái giá lạnh ở rừng núi…Có ba, tôi có niềm hạnh phúc lớn nhất đời mình…


 

Đỗ Đức Đạt
25 tháng 11 2017 lúc 13:57

Hạnh phúc-đó là thứ mà con người ta bấy lâu nay luôn kiếm tìm,nhưng ít ai hiểu được 1 chân lý giản đơn mà sâu sắc:Hạnh phúc ở ngay trước mắt ta.Bản thân tôi-Bé Thu-cũng vậy,ngay từ thuở mới lọt lòng cho đến tận bây giờ vẫn luôn khát khao gặp lại hình bóng ba thân thương,đó là hạnh phúc lớn nhất đời tôi.Song,như cái chân lý ấy,hạnh phúc ngay trước mặt tôi-người ba thân yêu đứng ngay trước mắt tôi...nhưng sao tôi chả nhận ra để giờ đây chỉ còn biết hối hận muộn màng.Hạnh phúc ấy bây giờ chỉ còn là hư vô bởi:Ba tôi đã đi về 1 nơi rất xa rồi...Ký ức về cuộc gặp mặt và chia tay ba Sáu mãi mãi sẽ là hồi ức theo tôi đến cuối đời.Chuyện là thế này...
Theo lời kể của má ,khi tôi vừa tròn 1 tuổi ba đã phải ra chiến trận vì tiếng gọi thiêng liêng của Đảng,của Bác Hồ,lúc ấy tôi còn quá bé nhỏ để khắc ghi hình bóng ba.Suốt tám năm ròng tôi sống trong sự chở che,dưỡng dục của má.Song,như thế đối với tôi vẫn chưa đủ,tôi vẫn cần lắm tình thương bao la của ba như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác.Tôi vẫn thường nghe má kể về chuyện của ba nơi chiến trường,tôi tự hào về ba nhiều lắm-người hùng của con.Năm tôi lên tám,1 phép màu đã xảy ra:Ba trở về.Khi nghe mẹ báo tin động trời ấy,lòng tôi nôn nao như lửa đốt,tôi chạy vội ra trước cửa nhà ngóng trông ba.Thấp thoáng đằng xa,tôi thấy 1 người đàn ông mặc áo lính cao to nhưng trên mặt ông ta lại có 1 vết thẹo to trông rất dễ sợ.Ông ta chạy đến,nói to:"Ba đây con!".Quá đỗi ngỡ ngàng,tôi vụt chạy vào nhà kêu má.Lạ lùng thay,má tôi lại vui sướng ôm người đàn ông đó.Ba đi chưa được bao lâu mà lại vui cười với người khác,người lớn là thế sao?Trong tâm tưởng tôi gợi lên những suy nghĩ kì lạ,mang chút vẻ trưởng thành của người lớn.Ông kia cùng với 1 người nữa ở lại nhà tôi.Thời gian ấy,má tôi lúc nào dọa đánh bảo tôi gọi ba,nhưng người dữ tợn kia sao là ba tôi được chớ,muốn tôi nhận người dưng là ba à,đừng hòng!.Tôi chạnh lòng nhìn bức ảnh ba má chụp chung,tôi chỉ có duy nhất 1 người ba thôi,bây giờ là vậy,mãi mãi cũng là vậy.Suốt ba ngày,ông ba"giả" kia cứ quanh quẩn làm phiến tôi mãi,tôi bực mình lắm nhưng chẳng dám thốt ra.Tôi không coi trọng ông ta nên luôn cư xử xấc xược bằng cách nói trổng,chối từ mọi sự quan tâm của ông ta,muốn dụ dỗ tôi à,không dễ đâu!Có 1 hôm,tôi hất văng cái trứng cá ông ta gắp thế là bị ông ta đánh 1 cái rõ đau vào mông còn lớn tiếng mắng chửi:"Sao mày cứng đầu quá vậy hả?".Tôi uất lắm nhưng tôi không phải là 1 con bé nhỏnh nhẽo chỉ biết khóc nhè,tôi cúi gầm mặt,gắp cái trứng bỏ vào chén rôi bỏ sang nhà ngoaị.Nghe má kể khi đó ba tôi hoảng lắm,mặt tái nhợt đi lại thêm vết thẹo đỏ ửng trong tội lắm.Giờ nghĩ lại tôi thấy hận mình,thấy thương ba nhiều quá.Ba chỉ muốn đứa con gái nhỏ gọi 1 tiếng "Ba" thôi mà lại khó khăn thế ...Ôi,sao mà tôi ngu ngốc quá,ngốc nên mới không nhận ra những điệu cười ẩn ý,những cái lắc đầu đầy suy tư và cả đôi mắt ngấn lệ của ba tôi.Ba buồn vì đứa con quá ương ngạnh,bướng bỉnh.Đến đây,tôi đã thấy nhói đau nơi con tim lắm rồi nhưng tất cả giờ đây đâu còn nghĩa lý gì...
Tiếp tục câu chuyện là khi tôi về nhà ngoại,bà kể lại cho tôi nghe về những cái khốc liệt,tàn nhẫn của chiến tranh,những tội ác tày đình của thằng Tây đã làm chia ly hạnh phúc của biết bao gia đình,trong đó có nhà tôi.Tại chúng mà khuôn mặt đôn hậu của ba tôi bị biến dạng...Tôi căm hận chiến tranh hơn bao giờ.Suốt đêm ấy,tôi trằn trọc chả ngủ được,mong trời sáng mau mau để tôi còn về tiễn cha.Hôm sau,tôi theo ngoại về nhà.Tôi chỉ biết đứng trong góc nhà mà nhìn ba tôi nói cười với người khác.Tôi như bị bỏ rơi,lạc lõng,bơ vơ.Những tưởng ba còn giận nên không quan tâm đến đứa con gái hư hỏng nữa,nhưng ba đã nhìn tôi bằng 1 đôi mắt trĩu nặng u buồn cùng lời nói cất lên khe khẽ:"Thôi,ba đi nghe con!"Trong khoảng khắc ấy,tình phụ tử trong tôi bỗng trỗi dậy,tôi thốt lên 1 tiếng:"Ba!"Tiếng gọi thiêng liêng bấy lâu nay tôi giấu nơi tim mình.Mỗi tiếng gọi như làm thời gian ngưng đọng,tất cả mọi người đều sửng sờ.Nhanh như sóc,tôi chạy đến ôm ấp hình hài ba tôi mong nhớ bao lâu nay và hôn khắp người ba.Đau đớn thay,giây phút ba con tôi đoàn tụ cũng lại là phút chia ly,ba lại phải lên đường đi tập kết.Tôi không muốn ba đi 1 chút nào,chỉ ước sao thời gian ngừng lại để tôi được tận hưởng nỗi khao khát tình cha 8 năm qua...Nhờ mọi người khuyên răn tôi mới để ba đi cùng lời hứa mang chiếc lược ngà tặng tôi vào lần thăm sau.Trong tâm trí non nớt của 1 đứa bé 8 tuổi,tôi không hề nghĩ đây lại là lần gặp mặt cuối cùng của cha con tôi.Ba tôi đã đi và không bao giờ trở lại...Đau đớn làm sao...
Giờ đây tôi đã khôn lớn,trưởng thành không còn trẻ nít,bướng bỉnh như xưa nữa mà biết suy nghĩ,biết giúp ích cho đời.Trong tim tôi vẫn tôn thờ hình bóng ba kính yêu và dành 1 khoảng trống để chất chứa tình yêu thương dạt dào ấy,1 khoảng trông khác tôi dành cho Tổ quốc thân yêu.Tiếp bước cha tôi đi theo con đường cách mạng,tôi đã trở thành cô giao liên dũng cảm,kiên cường.Tôi không đơn độc,lẻ loi bởi ba luôn có ba bên cạnh,ba là nguồn sáng soi sáng đường tôi đi,là ánh lửa sưởi ấm cái giá lạnh ở rừng núi...Có ba,tôi có niềm hạnh phúc lớn nhất đời mình...

Ân Đỗ
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 6 2018 lúc 5:33

Tóm tắt:

    Ông Sáu sau một thời gian đi kháng chiến xa nhà, ông được trở lại thăm gia đình và đứa con gái sau 8 năm xa cách. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên má làm ông Sáu không giống như trong bức hình chụp chung với má. Mãi về sau khi nhận ra cha thì đã muộn. Vào chiến khu ông làm chiếc lược tặng cho con. Nhưng chưa kịp trao cho con, ông Sáu hi sinh trong một trận càn, trước khi nhắm mắt, ông chỉ kịp nhờ bác Ba trao lại cho con

- Tình huống không chịu nhận ba của bé Thu là bất ngờ đầu tiên. Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi bé Thu chưa đầy một tuổi.Sau tám năm xa cách, anh trở về, đứa con gái không chịu nhận ba. Đến lúc bé Thu nhận ra và gọi aanh bằng ba là lúc anh phải ra đi nhận nhiệm vụ mới.

- Tình huống thứ hai: Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.

Đặng Ngọc Mai
Xem chi tiết
xinchao
3 tháng 11 2018 lúc 17:58

Tôi vừa đưa chiếc xe đạp vào khoảng sân hẹp thì đã nghe vọng ra tiếng cười giòn giã của bố tôi và một vị khách. Đó chắc chắn là một vị khách quý bởi vì ít khi có sự ồn ã, sôi động như thế ở người cha hiền hậu nhưng lúc nào cũng lặng lẽ của tôi.
Tôi bước vội vào nhà. Bố tôi cùng người khách hướng ánh nhìn rạng rỡ, trìu mến đón tôi:
_ Con gái, đây là bác Trung Trực, bạn học hồi trung học với bố, lại cùng bố nhập ngũ. Bác là chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa đấy con ạ! 
Bác Trực trạc tuổi bố tôi. Khuôn mặt bác cương nghị nhưng lại rất đôn hậu. Đôi mắt tuy đã hằn nhiều vết chân chim nhưng vẫn ánh lên những tia vui vẻ và trìu mến. Tôi có đang nằm mơ không nhỉ? Tôi vừa học xong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Những lời thơ, những lời cô giảng và hình ảnh người chiến sĩ lái xe dũng cảm, kiên cường cứ đọng mãi trong tâm trí tôi. Giờ đây, tôi đang được đứng trước một người chiến sĩ lái xe Trường Sơn đích thực. Thật là một may mắn không ngờ. Tôi cuống quýt:
_ Bố ơi! Bác ơi! Con có thể được ngồi với bố và bác một lát để biết thêm về những ngày tháng chiến đấu năm xưa được không ạ? 
Bác cười và đáp:
_ Sao lại không? Đó là khoảng thời gian đẹp nhất của bố cháu và bác. 
_ Thưa bác, bác chính là người chiến sĩ lái xe Trường Sơn, người lính mà cháu đã được học trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, phải không bác? 
_ Ồ, bài thơ ấy nổi tiếng lắm cháu à. Ngày đó, có lẽ lính lái xe Trường Sơn ít ai là không biết bài thơ ấy. Nó nói hộ phần nào khát vọng chiến đấu, những gian khổ, lòng dũng cảm và sự lạc quan của những người lính như bác. 
_ Chính bác cũng đã từng lái những chiếc xe không kính ấy phải không ạ? 
_ Không phải “đã từng” đâu cháu ạ. Mà là bác luôn lái những chiếc xe bị xước, bị va đập, bị bom đạn làm cho rơi vỡ, méo mó những bộ phận bên ngoài như thế. Chiến tranh mà! Để bác kể rõ hơn cho cháu hiểu nhé. Ngày đó, bác lái xe tải, cùng đồng đội chuyên chở lương thực, thuốc men, khí tài,… vào chiến trường miền Đông Nam Bộ. Có những chuyến đi kéo dài hàng tháng trời, gian khổ lắm cháu ạ. Nhất là những đoạn đường xuyên qua dãy Trường Sơn, giặc bắn phá rất dữ dội. Chúng muốn san phẳng tất cả, cắt đứt con đường huyết mạch nối liền Bắc Nam ấy. Tiểu đội xe của bác ban đầu được trang bị toàn xe mới để phục vụ mặt trận. Lúc đó, xe có kính như muôn vàn chiếc xe khác. Nhưng ngày nào xe cũng lao đi giữa bom gầm, đạn nổ khiến kính rạn vỡ, mất dần hết cả. Rồi cả mui xe cũng bị đạn pháo cày hất tung lên. Thùng xe va quẹt nhiều cũng chằng chịt vết xước. Chẳng còn chiếc xe nào còn nguyên vẹn cháu à. 
Tôi vẫn còn tò mò, tiếp tục hỏi bố:
_ Lái xe không kính, không mui, không đèn như thế chắc nguy hiểm lắm bác nhỉ? 
Bác sôi nổi tiếp lời:
_ Nguy hiểm lắm, cái sống cái chết lúc nào cũng trong gang tấc. Lái xe không kính thì mối nguy hiểm gần nhất là bụi đấy. Đường Trường Sơn mùa khô bụi cuốn mù trời sau làn xe chạy. Bụi cuốn vào mặt, vào quần áo. Bụi dày đặc đến mức mắt cay xè, không thể mở nổi. Lúc ấy, râu, tóc, quần áo và cả xe rực lên một màu đất đỏ Trường Sơn. Rồi cả mưa nữa chứ. Mưa Trường Sơn thường bất ngờ. Đang bụi bám đầy thì bỗng cả người nặng chịch vì ướt sũng nước mưa. Mưa xối xả quất vào người, vào mặt, vào mắt. Những làn nước cay xè, buốt rát khiến việc lái xe khó hơn gấp trăm ngàn lần. Thế nhưng, những người lính lái xe như bác không bao giờ dừng lại, luôn phải tranh thủ tránh giờ cao điểm cháu ạ. Cũng vì xe không kính nên mưa gió vứt vào cabin đủ thứ, nào là lá rừng, nào là cành cây gãy, … Bác đã bao lần bị cành cây cứa vào mặt, vào tay cầm vô lăng, đau rát vô cùng. Gian khổ là thế đấy cháu! Mỗi chuyến chở hàng về tới đích thật sự là một kỳ tích. Vậy mà ký tích vẫn luôn xuất hiện đấy! 
Bác mỉm cười, khuôn mặt ánh lên vẻ rạng rỡ và tự hào. Lời bác kể như chất chứa bao nhiệt huyết, bao sôi nổi của một thời tuổi trẻ nơi chiến trường. Bác dường như đang được sống lại những phút giây lịch sử ấy. Không hiểu sao ngay lúc này, những lời thơ của Phạm Tiến Duật lại ùa về, ngân nga trong lòng tôi. Đó chính là một thực tế ở chiến trường ngày ấy. Thế mà, những người lính cụ Hồ vẫn tràn đầy lạc quan, yêu đời, và tin tưởng vào một ngày mai chiến thắng.
Tôi chợt thấy bác Trực trầm ngâm, ánh mắt xa xôi như đang lạc trong dòng hồi tưởng. Còn bố tôi thì ngồi lặng lẽ, khuôn mặt đầy vẻ xúc động. Bác Trực chợt nói:
_ Xe không kính thế mà lại hay cháu ạ. Gặp bạn cũ, gặp đồng đội, gặp đồng hương đều tay bắt mặt mừng qua ô kính vỡ. Giữa đại ngàn mênh mông, bác chợt thấy lòng mình ấm lại vì được chiến đấu bên cạnh những đồng chí yêu thương. 
Giọng bác chợt rung lên, đầy xúc động:
_ Cháu không thể hiểu tình đồng chí thiêng liêng, quý giá thế nào với người lính các bác đâu. Dừng xe, ghé vào một bếp Hoàng Cầm, chỉ cần thêm bát thêm đũa là thấy thân thuộc như anh em một nhà. Dù chốc lát nữa thôi, mỗi người sẽ đi mỗi hướng, có khi chẳng bao giờ gặp lại nhau giữa chiến trường ác liệt. Bác và ba cháu có thể trở về hạnh phúc bên gia đình, nhưng bao nhiêu đồng đội của bác đã ngã xuống. Có một đồng đội của bác đã hy sinh ngay sau vô lăng vì quyết tâm lái xe vượt qua làn đạn dù đang bị thương nặng. Ngày ấy, khẩu hiệu “Yêu xe như con, quý xăng như máu” luôn khắc ghi trong tim những người lính lái xe. Dù có hy sinh, các bác vẫn quyết tâm bảo vệ xe và hàng. 
Bác chợt im lặng. Không khí cả căn phòng bỗng chốc trở nên thật trang nghiêm.
_ Cháu gái của bác, hai câu cuối của bài thơ có phải là: 
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 
Chỉ cần trong xe có một trái tim.” 
Chiến tranh đã qua lâu rồi, nhưng cho đến tận hôm nay, bác và bố cháu không phút nào quên được mình đã từng là người lính. Bác rất tự hào vì mình đã là người lính lái xe Trường Sơn năm xưa, đã tham gia chiến đấu góp phần giành độc lập tự do cho quê hương đất nước. 
Trong tôi bỗng trào dâng một cảm xúc thật kỳ lạ, vừa khâm phục, vừa tự hào. Ngày hôm nay tôi đã hiểu thêm rất nhiều điều. Trước đây, tôi chỉ biết đến cuộc sống êm đềm trong vòng tay ấm áp, chở che của gia đình, thầy cô trong một đất nước hòa bình. Đó là thành quả của bao thế hệ cha anh đã vất vả, hy sinh. Họ chính là bố tôi, bác tôi và những người tôi chưa từng gặp mặt. Tôi phải thật trân trọng cuộc sống hòa bình này và cố gắng trau dồi, hoàn thiện để góp phần xây dựng đất nước thêm tươi đẹp trong thời đại mới. Cảm ơn bác, người lính lái xe năm xưa của Trường Sơn oanh liệt, đã giúp cháu lớn thêm lên nhiều lắm!

 

kang daneil 2
3 tháng 11 2018 lúc 19:30

gv ngữ văn giỏi quá. hay thiệt đó

tam
Xem chi tiết
tam
23 tháng 12 2016 lúc 13:05

giúp mình nha

Bích Ngọc Huỳnh
30 tháng 12 2017 lúc 11:35

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?