Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
thuy linh
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
1 tháng 6 2020 lúc 17:55

- Cảm xúc:

+  Tư thế đối diện trực tiếp

+ “Mặt” là khuôn mặt của tri kỉ; quá khứ - hiện tại, thủy chung – vô tình;

+ “Rưng rưng” nỗi xúc động chân thành, nghẹn ngào.

+ Kỉ niệm ùa về (cấu trúc song hành, liệt kê):  bất ngờ

- Suy ngẫm, triết lí:

+ “Trăng cứ tròn vành vạnh” quá khứ thủy chung

+ “Im phăng phắc” nhân hóa: nghiêm khắc cảnh tỉnh; bao dung độ lượng

+ “Giật mình”: thức tỉnh, ăn năn để tự nhắc mình thay đổi

=> Tác giả gửi gắm lời nhắc nhở về lẽ sống, về đạo lí uống nước nhớ nguồn ân nghĩa, thủy chung

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 12 2017 lúc 17:03

Khổ thơ cuối kết tinh đạo lý, sự độc đáo và thể hiện tư tưởng sâu sắc của tác giả. “Trăng cứ tròn vành vạnh” gợi lên sự trọn vẹn, thủy chung của thiên nhiên và chính là của quá khứ. Đối lập giữa hình ảnh ánh trăng là hình ảnh con người “vô tình” trong cuộc đối mặt không lời. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về cái nhìn nghiêm khắc, nhưng có phần bao dung để nhân vật người lính tự soi chiếu vào chính bản thân mình, nhận ra lỗi sai. Sự im lặng dẫn tới cái “giật mình” thức tỉnh của người lính. Con người giật mình chính là cái giật mình thức tỉnh của lương tâm trong sạch, nhân cách tốt đẹp. Giật mình để không quên lãng quá khứ, không đánh mất và thơ ở với quá khứ. Hình ảnh ánh trăng lúc này có giá trị khái quát, nhắc nhở chân thành về lẽ sống ân tình, thủy chung.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 7 2017 lúc 6:15

Chép thuộc khổ thơ cuối Ánh trăng của Nguyễn Duy 

    Trăng cứ tròn vành vạnh

    Kể chi người vô tình

    Ánh trăng im phăng phắc

    Đủ cho ta giật mình

Anh Dang
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
Minh Nhân
6 tháng 2 2021 lúc 7:52

Em tham khảo nhé !!

a.

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

b. 

- Từ láy vành vạnh, phăng phắc

- Cuộc sống của con người luôn chảy trôi vô tình, đừng vì quá đắm mình trong cuộc sống thực tại mà lãng quên đi những kí ức đã qua, đó là những kí ức mà chúng ta đã từng trải qua, nó góp phần làm nên con người của thực tại, vì vậy hãy trân trọng để nó luôn sống động trong tâm hồn của mỗi chúng ta.

 

👉Vigilant Yaksha👈
6 tháng 2 2021 lúc 7:56

a) “Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

b) - Từ láy vành vạnh, phăng phắc

-Biệ​n pháp​ tu từ​ là​ nhâ​n hóa​: Ánh trăng im phăng phắc

c) Tham khảo

 Bài thơ“Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.Đó chính là đạo lí "uống nước nhớ nguồn”.Con người khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản của cuộc sống, đó chình là tình cảm con người.“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn
Phạm Thị Huệ
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Linh
20 tháng 12 2016 lúc 19:17

*hai khổ thơ cuối bạn xem trong sgk

*về nội dung và nghệ thuật:

-trong hai khổ thơ cuối:

+ Khổ 1 vầng trăng trở thành một biểu tượng gợi lại quá khứ tình nghĩa giữa con người và trăng, con người và thiên nhiên trong tư thế mặt người nhìn mặt trăng. Trong phút giây mặt đối mặt, lòng nhân vật trữ tình tràn ngập hình ảnh của quá khứ tình nghĩa thuở sống ở ruộng đồng, sông ngòi và rừng bể… Lời thơ vẫn tiếp tục giản dị nhưng có sức biểu cảm lớn gợi những nỗi niềm rưng rưng xúc động về quá khứ. Từ “như”, từ “là” của phép điệp ngữ kết hợp với những từ ngữ thể hiện không gian sống quen thuộc của thời quá khứ (đồng, bể, sông, rừng) làm cho giọng thơ có sắc thái dồn dập, mạnh mẽ như xúc cảm đầy ắp đang trào dâng trong lòng nhân vật trữ tình.

+ Khổ 2 quá khứ hồn nhiên, tình nghĩa đã thức tỉnh tâm hồn thi nhân đưa nhân vật trữ tình trở về đối diện với chính mình và nhận ra mình là “người vô tình” đã có một thời vì cuộc sống, vì hoàn cảnh ấm êm mà trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. Đối diện với vầng trăng bao dung, một vầng trăng “tròn vành vạnh, im phăng phắc”, không lời buộc tội nhưng đủ để cho nhân vật trữ tình “giật mình” thấm thía với lỗi lầm, đã hờ hửng và bội bạc với những kỷ niệm thân thương của mình. Lời thơ vừa gợi hình vừa biểu cảm gợi tả vẻ đẹp của vầng trăng, vẻ đẹp của quá khứ thân thương. Lời thơ giản dị nhưng trữ tình và giàu ý nghĩa triết lí. Nó gợi cho con người đạo lý thủy chung, uống nước nhớ nguồn .

– Hai khổ thơ có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình. Giọng điệu thơ tâm tình của thể thơ năm chữ được thể hiện với một nhịp thơ đặc biệt: khi thì trôi chảy tự nhiên nhịp nhàng theo lời kể, khi ngân nga thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng suy tư. Hai khổ thơ có giọng điệu chân thành, truyền cảm, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Hai khổ thơ chỉ là một phần của bài thơ nhưng là một phần có ý nghĩa, với hình ảnh vầng trăng ngời tỏ trên bầu trời nhưng lại gợi được cả một thời quá khứ đầy cảm động, làm cho tâm hồn thi nhân bừng tỉnh, trở về với chính mình trong suy tư sâu lắng, trong ân hận thiết tha, nhắc nhở đến đạo lý sống thủy chung, tình nghĩa vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Bài thơ khép lại nhưng dư hai của cảm xúc và suy nghĩ vẫn còn vương vấn lòng người đọc hôm nay và mai sau.

Nguyễn Thị Thu Thủy
19 tháng 12 2016 lúc 22:17

câu 2 là nêu ý nghĩa nhan để hả bạn

 

Nguyễn Mai Linh
20 tháng 12 2016 lúc 19:19

còn câu 2 mình vẫn chưa hiểu yêu cầu của đề bài

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 2 2017 lúc 16:54

a, Chép thuộc khổ thơ cuối Ánh trăng của Nguyễn Duy (0,5 điểm)

    Trăng cứ tròn vành vạnh

    Kể chi người vô tình

    Ánh trăng im phăng phắc

    Đủ cho ta giật mình

b, Từ láy được sử dụng “vành vạnh”, “phăng phắc” để diễn tả trạng thái của ánh trăng.

Từ láy “vành vạnh”: từ láy tượng hình, gợi lên hình ảnh vầng trăng chung thủy, tròn vạnh, trong sáng. Người đọc liên tưởng tới sự son sắt, trước sau như một, không thay đổi.

Từ láy “phăng phắc” gợi hình ảnh, gợi tả trạng thái, từ láy này bổ sung cho từ “im” gợi tả sự im lặng tuyệt đối, sự âm thầm lặng lẽ, trước sau như một không thay đổi.

→ Sự bao dung âm thầm, lặng lẽ mà cao thượng trước sự thay đổi của con người.

Biện pháp tu từ được sử dụng:

Biện pháp nhân hóa: Ánh trăng, vầng trăng lúc này trở thành con người sống động, có cảm xúc, có cách hành xử. Ánh trăng vừa bao dung, độ lượng vừa nghiêm khắc.

c, Thái độ sống:

- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống

- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 5 2017 lúc 12:11

Biện pháp nhân hóa: “ánh trăng im phăng phắc”, ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không một lời trách cứ, gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung nghĩa tình. Con người có thể lãng quên quá khứ, nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

doquynhanh
Xem chi tiết