Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ngô Thị Huyền Trân
Xem chi tiết
Hoàng Sơn Tùng
2 tháng 12 2016 lúc 19:45

Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
+, Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
+, Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

+, Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- Về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

Tác dụng:

- Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Hạn chế:

- Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

Quốc Đạt
7 tháng 12 2016 lúc 11:05

Bài 1: Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân

Bài 2: Bạn tham khảo phần đầu ở : Hồ Quý Ly và những cải cách của ông

phạm mỹ hạnh
14 tháng 12 2016 lúc 19:53

-về kinh tế : hồ quý ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng ban hành chiến sách hạn điền quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng

- Về văn hóa : bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần, phi tần và cung nữ. ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập

- về xã hội : ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại

+ những cải cachs của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước. cải cách văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ.

- hạn chế : một số chính sách chưa triệt để ( gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận ), chưa phù hợp với tình hình thực tế. chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân

Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Thùy Dương
8 tháng 12 2016 lúc 23:09

- Kinh tế : + Phát hành tiền giấy thay tiền xu .
+ Sử dụng chính sách hạn điền .
+ Quy định lại thuế đinh , thuế ruộng.

- Xã hội : + Hạn chế nô tỳ của mỗi nhà.

- Văn hóa : + Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi hoàn tục .
+ Cho dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm.

Tác dụng :
- Đưa đất nc thoát khỏi khủng hoảng .
- Tăng thu nhập cho nhà nc.
- Tăng cường quyền lực cho nhà nc.
- Văn hóa , giáo dục được cải tiến .

Nguyễn Quỳnh Như
11 tháng 12 2016 lúc 13:17

kinh tế: phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng

ban hành chính sách hạn điền

quy định lại thuế đinh thuế ruộng

xã hội :các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục

dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm

sửa đổi chế độ thi cử ,học tập

tác dụng;hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc địa chủ

làm suy yếu quý tộc họ Trần

Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Ngô Khánh Linh
7 tháng 12 2016 lúc 18:59

Về kinh tế tài chính: phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

ban hành chính sách hạn điền.

quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

Về văn hóa, giáo dục: bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, yêu cầu mọi người phải học.

Về xã hội: ban hành chính sách hạn nô.

những năm có nạn đói bắt nhà giài bán thóc cho dân.

Lê Thi Yen Nhi
16 tháng 12 2016 lúc 19:36

Kinh tế: phát hành tiền giấy thay tiền xu

+ Sử dụng chính sách han điền

+ Quy định lại thuế đinh , thuế ruộng

Xã hội : hạn chế nô tỳ của mỗi nhà

Văn hóa : Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi hoàn tục

Cho dịch sách chử Hán sang chử Nôm

Tác dụng :

+ Đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng

+ Tăng cường thu nhập cho nhà nước

+ Tăng cường quyền lực cho nhà nước

+ Văn hóa , giáo dục được cải tiến

Chúc bạn học tốt !

Hiyoko
19 tháng 12 2016 lúc 13:53

Về chính trị :ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.


-Về kinh tế tài chính: Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
 

- Về văn hoá, giáo dục: Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
 

- Về quân sự: để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

 

Thánh Trở Lại
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
22 tháng 12 2016 lúc 23:09

tác dụng : Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

 

Bình Trần Thị
22 tháng 12 2016 lúc 23:08

-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.

 

Anh Vũ Lớp 6.1 Trương Mi...
Xem chi tiết
LunarEclipse
21 tháng 4 2023 lúc 23:39

ưu điểm : 

cải cách của Hồ Quý Ly có nhiều điểm tiến bộ đã : 

+ góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương . Giảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc 

+ Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước và phát triển văn hóa dân tộc 

hạn chế :

+ Những cải cách đó vẫn còn chưa triệt để và kết quả trong thực tế còn hạn chế 

Thảo Nguyên Nguyễn
Xem chi tiết
Lâm Tigergaming
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
2 tháng 12 2021 lúc 11:20

THAM KHẢO

* Tiến bộ:

- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

- Những cải cách về văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.

* Hạn chế:

- Một số chính sách chưa triệt để: gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận, chưa phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.

- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

☆~○Boom○~☆
2 tháng 12 2021 lúc 11:21

Tham khảo

Ý nghĩa: 

- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

- Những cải cách về văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.

Hạn chế:

- Một số chính sách chưa triệt để: gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận, chưa phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.

- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân

Nguyễn Hà Giang
2 tháng 12 2021 lúc 11:22

Tham khảo!

Ý nghĩa, tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly

Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.

- Tác dụng:

+ Ổn định tình hình xã hội.

+ Hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc.

+ Văn hóa, giáo dục mang đậm tính dân tộc.

+ Làm suy yếu thế lực họ Trần.

- Hạn chế:

Chưa triệt để, chưa phù hợp với thực tế, chưa giải quyết dược những yêu cầu bức thiết của cuộc sống của đông đảo nhân dân, không hợp với lòng dân.

=> Triều Hồ khó vững.

 

Phúc Trần
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
12 tháng 12 2021 lúc 19:11

Tham khảo

 

* Bảng những chính sách trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly

Lĩnh vực

Nội dung cải cách

Chính trị

- Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình.

- Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng quan hay giáng chức.

Kinh tế

 - tài chính

- Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

Xã hội

- Ban hành chính sách hạn nô: hạn chế nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại.

Văn hóa - giáo dục

- Bắt cá nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.

- Sửa đổi chế độ thi cử, học tập.

Quân sự

- Làm lại sổ đinh để tăng cường quân số.

- Sản xuất vũ khí, chế tạo súng thần cơ, làm thuyền chiến mới.

- Bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu, xây dựng một số thành kiên cố.

* Nhận xét: những cải cách của Hồ Quý Ly khá toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả thời gian trước và sau khi nhà Hồ được thành lập.

Minh Anh
12 tháng 12 2021 lúc 19:12

tk

* Bảng những chính sách trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly

Lĩnh vực

Nội dung cải cách

Chính trị

- Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình.

- Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng quan hay giáng chức.

Kinh tế

 - tài chính

- Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

Xã hội

- Ban hành chính sách hạn nô: hạn chế nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại.

Văn hóa - giáo dục

- Bắt cá nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.

- Sửa đổi chế độ thi cử, học tập.

Quân sự

- Làm lại sổ đinh để tăng cường quân số.

- Sản xuất vũ khí, chế tạo súng thần cơ, làm thuyền chiến mới.

- Bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu, xây dựng một số thành kiên cố.

 
Minh Anh
12 tháng 12 2021 lúc 19:13

tk

* Tích cực:

- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

- Những cải cách về văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.

* Hạn chế: 

- Một số chính sách chưa triệt để: gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận, chưa phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.

- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

Hoa Thanh Nguyen
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
6 tháng 11 2016 lúc 10:46

2.- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.

- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

 

Lý Nguyệt Viên
16 tháng 11 2016 lúc 15:34

Hoàn cảnh thành lập nhà Hồ : vào cuối thế kỷ XIV, các cuộc đấu tranh của nông dân đã làm cho nhà Trần suy yếu , không còn đủ sức giữ vai trò của mình.

Năm 1400, HQL phế truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu là đại Ngu - nhà Hồ đc thành lập.

NHững biện pháp cải cách :​

- Về chính trị: ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp của nhà Trần nắm giữ, bằng những người có tài năng. đổi tên một số đv hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Về quân sự: để đề phòng giặc ngoại xâm, HQL đã thực hiện 1 số biện pháp nhằm tăng cường, củng cố quân sự và quốc phòng.

Những điểm tiến bộ của HQL:

- ông cho làm lại sổ đinh để tăng quân số ,tích cực sản xuất vũ khí ,chế tạo ra một loại súng mới là súng thần cơ và làm ra một chiếc thuyền chiến mới gọi là lâu thuyền. Những nơi hiểm yếu đều có bố trí phòng thủ. Cho xây dựng một số thành kiên cố .

Đỗ Gia Ngọc
22 tháng 11 2016 lúc 19:10

- Hoàn cảnh: Vào cuối thế kỉ XIV, các cuộc đấu tranh của nông dân đã làm cho nhà Trần suy yếu, không còn đủ sức để giữ vai trò của mình. Lợi dụng thời cơ đó, vào năm 1400, Hồ Quý Ly đã phế truất vua Trần và lên làm vua. Nhà Hồ được thành lập.

- Chính trị: cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình. Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Quân sự: đề phòng giặc ngoại xâm, hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường, cũng cố quân sự và quốc phòng.

- Những điểm tiến bộ: Hồ Quý Ly cho làm lại sổ đinh để tăng quân số, tích cực sản xuất vũ khí, chế tạo ra một loại súng mới là súng thần cơ và làm ra một loại thuyền chiến mới gọi là lâu thuyền. Những nơi hiểm yếu đều có bố trí phòng thủ. Cho xây dựng một số thành kiên cố như thành Tây Đô ở Vĩnh Lộc- Thanh Hóa (còn gọi là thành nhà Hồ), thành Đa Bang (Ba Vì- Hà Nội)

chúc bạn học tốt