Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Tiến Đạt
Xem chi tiết
Trần Đình Trường
Xem chi tiết
Ngọc Anh Nguyễn Cao
Xem chi tiết
khánh ngân
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
8 tháng 1 2020 lúc 15:48

Trong đoạn thơ của Tố Hữu, hình ảnh anh giải phóng quân được so sánh với hình ảnh "Thạch Sanh của thế kỉ XX"

Tác dụng: tô đậm vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm, hi sinh vì nghĩa lớn của anh bộ đội cụ Hồ.

Khách vãng lai đã xóa
khánh ngân
9 tháng 1 2020 lúc 14:37

thanks you

Khách vãng lai đã xóa
Noo Phước Thịnh
Xem chi tiết
Nguyễn Trường Giang
14 tháng 12 2017 lúc 21:40

lên goole có đấy

Lê Thị Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Hàn Tử Băng
20 tháng 11 2017 lúc 9:55

Đối với em ,cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.

Học tốt !
^^

Noo Phước Thịnh
20 tháng 11 2017 lúc 9:49

Quê hương chúng ta mang tên Việt Nam - mảnh đất hình chữ S dấu yêu, nơi mà biết bao thế hệ non trẻ,tài năng đã sinh ra cho đến khi trở về cát bụi vẫn luôn khắc tâm ghi nhớ nơi mình sinh ra. Quê hương ta quả thật rất đẹp, nó đẹp từ con người cho đến thiên nhiên, chả vậy mà đã có rất nhiều người dù đi tới 1 đất nước xa xôi nào đó vẫn luôn dõi về đất Tổ, Việt Nam mang nhiều vẻ đẹp thú vị: tiếng chuông thanh thanh nơi cửa chùa hay mùi rạ lúa vàng óng ả của đồng bằng Cửu Long hoặc những ốc đảo nho nhỏ chốn Hạ Long. Dù đi đến đâu trên đất Việt, chúng ta đều cảm nhận được cái hay và cái hồn của từng phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam, y như 1 câu ca dao lưu truyền từ thời cổ xưa:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

Sooya
20 tháng 11 2017 lúc 9:51

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.

ta-canh-dong-que-em-13111

Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.

Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.

Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.



Read more: http://taplamvan.edu.vn/em-hay-viet-mot-bai-van-ta-lai-mot-canh-dep-cua-que-huong-ma-em-thich-nhat/#ixzz4yw7wr8RW

Phan Hân
Xem chi tiết
Phan Hân
Xem chi tiết
Kiều Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Fudo
6 tháng 4 2018 lúc 19:02

Chủ nhật vừa qua, em theo mẹ về quê thăm ngoại. Trên chuyến xe ca chở hai mẹ con đi, em gặp một chú bộ đội.

Chú bộ đội khoảng hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổi. Vóc người chú tầm thước, không cao lắm. Khuôn mặt chú có vẻ cương nghị với sống mũi thẳng, vầng trán rộng và đôi mắt điềm đạm, bình thản. Mắt chú sáng lên tia sáng ấm áp và tự tin. Nhìn chú, em có cảm giác tin cậyvà bình yên. Sự điềm tĩnh của chú truyền cả sang người đốidiện khiến em có cảm tình với chú. Mái tóc chú cắt ngắn, ẩn trong vành mũ cối màu xanh rêu. Phía trước mũ có gắn ngôi sao vàng năm cánh trên nền đỏ. Làn da ngăm ngăm đen làm cho chú thêm rắn rỏi. Chú bộ đội mặc quân phục màu xanh rêu, cổ áo và cầu vai có đeo phù hiện cấp bậc: bốn ngôi sao mạ kim trắng bạc và một gạch vàng. Chú đi một đôi giày da đen bóng, loại giày dành cho sĩ quan trong quân đội. Chú nai nịt gọn gàng, trang nghiêm. Nhìn bộ quân phục của chú, em đoán chú bộ đội thuộc binh chủng bộ binh.

Xe mỗi lúc một đông khách. Chú bộ đội lễ phép nhường chỗ ngồi ghế trước cho một cụ già. Chú khoác ba lô đi xuống dãy ghế cuối cùng của xe. Một chị phụ nữ bế con đang lên xe, chú ân cần bế em bé và giúp chị phụ nữ xách hành lí vào xe. Chú dõi mắt tìm kiếm và gọi anh phụ xe. Chú nói nhỏ nhẹ:

-     Chị này có em bé ngồi phía sau tội nghiệp cháu nhỏ. Em xem xếp chỗ nào đó đỡ cho chị ấy.

Anh phụ xe vui vẻ cất hành lí của chị phụ nữ vào gầm ghế phía trước rồi bảo chị ngồi cạnh ông cụ ban nãy chú bộ đội đã nhường chỗ.

Xe lăn bánh, gió thổi mát dịu, dễ chịu hơn. Nghĩa cử của chú bộ đội là một tấm gương để em học tập.

Chú bộ đội em gặp tình cờ trên xe đã để lại trong tâm trí em những ấn tượng sâu sắc. Tình quân dân như cá với nước vẫn nở hoa thơm ngát trong thời kì hoà bình hiện nay. Chú bộ đội kính nhường bô lão, ân cần giúp đỡ phụ nữ và trẻ em. Chú bộ đội ấy là người tốt và đáng mến.

 
Nguyễn Hữu Triết
6 tháng 4 2018 lúc 19:01

Trải qua hơn 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, mỗi ngọn núi dòng sông, mỗi đường phố xóm làng đều ngời sáng chiến công, mỗi làng quê thôn xóm trên khắp đất nước Việt Nam đều có những người con trở thành "Bộ đội Cụ Hồ", đều có những anh hùng, liệt sĩ hi sinh cho quê hương... 
Bộ đội Cụ Hồ luôn đoàn kết, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng thống nhất ý chí và hành động. Với đồng đội, đồng chí, bộ đội Cụ Hồ đoàn kết thương yêu như ruột thịt, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi. Tình đoàn kết trong nội bộ quân đội được xây dựng trên tình thương yêu giai cấp, tình đồng chí, đồng đội, cùng chung lý tưởng và mục đích chiến đấu. Đó là tình cảm "Phụ tử chi binh", trên dưới một lòng, sống chết có nhau, vui buồn có nhau, đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể. Cán bộ chăm lo mọi mặt cho chiến sĩ; cấp dưới tôn trọng, phục tùng mệnh lệnh cấp trên, chiến sĩ tin cậy, bảo vệ cán bộ. Trên dưới đồng lòng, toàn quân thành một khối vững chắc thống nhất ý chí và hành động vì mục đích chung của cách mạng, của quân đội, của đơn vị và sự tiến bộ của mỗi người. 
Bộ đội Cụ Hồ có truyền thống tốt đẹp là kỷ luật tự giác nghiêm minh. Truyền thống đó được thể hiện ở tính tự giác cao trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách của mỗi quân nhân, trong chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên ở bất kỳ điều kiện nào. Quân đội ta đã rèn luyện, xây dựng được nếp sống có kỷ luật, trở thành thói quen khi thực hiện nhiệm vụ và ý thức đấu tranh kiên quyết để chống mọi hành vi vô tổ chức, vô kỷ luật. Điều đó trở thành lối sống cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ. 
Bộ đội Cụ Hồ luôn có tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công. Từ khi ra đời với “gậy tầm vông, sung kíp”, bộ đội Cụ Hồ đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, vừa chiến đấu, vừa xây dựng, không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Đó là tinh thần chắt chiu, cần kiệm, thực hiện “mỗi viên đạn một quân thù”, “cướp súng giặc giết giặc”, coi vũ khí trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật của Nhà nước, của quân đội như tài sản của chính mình; tích cực lao động, tăng gia sản xuất, xây dựng kinh tế nâng cao đời sống; lao động sáng tạo, có kĩ thuật, có kỉ luật, đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có ý thức tôn trọng, bảo vệ của công, tiết kiệm sức người, sức của, kiên quyết chống tham ô, lãng phí, chống tham nhũng. Ngày nay, truyền thống đó càng được phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

ʚ_0045_ɞ
6 tháng 4 2018 lúc 19:01

Tôi nhớ mãi những ngày mình còn nhỏ, lon ton theo mẹ đến trường mẫu giáo, hát không rõ lời, tôi đã rất thích nghe những câu: “Em thích làm chú bộ đội, bước một hai, chân bước một hai, một hai…” hay “Vai chú mang súng mũ cài ngôi sao đẹp xinh, đi trong hàng ngũ chú hành quân trông thật nhanh, chú bộ đội, chúng cháu yêu chú lắm…”. Trong đầu óc non nớt của tôi hiện lên hình ảnh chú bộ đội thật oai phong, lẫm liệt và cũng thật đáng yêu. Theo năm tháng tôi lớn lên nhưng hình ảnh chú bộ đội tôi được biết qua những vần thơ, những câu hát mà cô giáo dạy vẫn mãi mãi khắc ghi trong tâm trí tôi.

Thế rồi lên cấp 2, cấp 3, được học lịch sử, tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn học, tôi mới hiểu sâu hơn về “anh bộ đội Cụ Hồ”. Tôi hiểu rằng trải qua hơn 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, mỗi ngọn núi, dòng sông, mỗi đường phố, xóm làng đều ngời sáng chiến công, mỗi làng quê thôn xóm trên khắp đất nước Việt Nam đều có những người con trở thành “Bộ đội Cụ Hồ”, đều có những anh hùng, liệt sĩ hi sinh cho quê hương. . . Cả một chặng đường dài hi sinh, chiến đấu quên mình và chiến thắng vẻ vang, lớp lớp các thế hệ chiến sĩ quân đội nhân dân đã lập biết bao chiến công vang dội trong các cuộc kháng chiến cứu nước giành độc lập tự do, thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tôi cảm phục những tấm gương chiến sĩ anh dũng hi sinh. Nào Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng, Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo… Một tiểu đội trưởng bị thương nặng không nói được, chỉ viết ra giấy bằng máu của mình: còn một người cũng phải đánh. Một người lính bị thương cụt cả hai chân vẫn lết lên chiến hào đòi đánh giặc. . .

Đặc biệt, tôi thích những hình ảnh đẹp đẽ của anh bộ đội cụ Hồ qua những câu thơ: “ Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều,

bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo,

núi không đè nổi vai vươn tới,

lá ngụy trang reo với gió đèo”

“Những chiến sĩ biên phòng/ Đứng chon von dưới trời cao biên giới/ Chân đạp mây bay, tóc vờn gió núi”…

Và cứ thế, theo thời gian, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ càng hiện lên lung linh, đẹp đẽ trong trái tim tôi. Tôi càng ý thức sâu sắc hơn và đầy đủ hơn vai trò của người lính Cách mạng cũng như những phẩm chất tốt đẹp của các anh. Khi tôi trưởng thành, được làm dâu trong một gia đình giàu truyền thống Cách mạng, tôi lại có dịp hiểu hơn về những người lính Cụ Hồ. Bố chồng tôi là người đã tham gia hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Ông đã từng là chiến sĩ Cách mạng gan dạ, dũng cảm, là chỉ huy giỏi. Ông đã được tặng thưởng huân chương kháng chiên chống Pháp và chống Mĩ hạng Nhất. Mẹ chồng tôi tuy sức khỏe yếu nhưng cũng tích cực tham gia kháng chiến, và đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước hạng nhất. Hòa bình trở lại bố, mẹ tôi phục viên tiếp tục tham gia công việc Nhà nước cho đến ngày nghỉ hưu. Mặc dù trên lĩnh vực công tác nào bố. mẹ tội luôn luôn giũ vững bản chất người lính Cụ Hồ, vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bố mẹ tôi đã truyền cho các anh chị tôi tinh thần cách mạng, giáo dục cho họ những phẩm chất tốt đẹp của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam. Noi gương bố mẹ, ba anh trong gia đình chồng tôi đều đã lần lượt đứng hàng ngũ của người lính Cụ Hồ, cầm chắc cây súng làm tròn trách nhiệm của mình để góp phần bảo vệ quê hương, đất nước. Trong đó người mà tôi kính phục nhất là anh Hoàng Ngọc Chí, anh là con trai thứ ba trong gia đình, tuy chưa đến tuổi nhưng vẫn cố gắng tìm mọi cách được nhập ngũ. Theo lời kể của mẹ tôi, vào năm 1979, khi tiếng súng bảo vệ biên giới phía Bắc nổ ra, anh Chí mới 16 tuổi, đang học cấp 3(hệ 10 năm). Thế nhưng, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, anh bỏ học, viết đơn bằng máu và khai man tuổi để được lên đường đánh giặc. Ngày cầm tờ giấy gọi nhập ngũ, anh sung sướng vô cùng. Gác lại chuyện học hành, anh khoác ba lô lên đường. Nhìn chiếc ba lô to bè trên đôi vai gầy guộc của anh mà mẹ tôi rơm rớm nước mắt. Thương con lắm nhưng bố mẹ tôi tôn trọng quyết định của anh bởi họ hiểu rằng: Đất nước đang cần những người con như thế: Yêu nước, dũng cảm, can trường.

Những ngày trên thao trường tuy sức vóc bé nhỏ hơn mọi người nhưng anh của tôi tập luyện chẳng thua kém ai. Những ngày trên chiến trường, anh đã chiến đấu với tinh thần quả cảm, được cấp trên nhiều lần biểu dương, khen ngợi. Chiến tranh biên giới kết thúc, anh được đơn vị giữ lại. Làm người lính chuyên nghiệp, anh tiếp tục sự nghiệp học hành. Vừa làm, vừa học, nhưng anh vẫn học giỏi và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đơn vị giao, và đã từng giữ các chức vụ chỉ huy trong quân đội. Hiện nay anh đang đảm trách chỉ huy một Trung đoàn đóng quân ở Thái Nguyên và lập gia đình ở đó. Vợ anh cũng cùng chung “chiến hào” với anh. Xa nhà, công việc bận rộn nên vài ba năm anh mới nghỉ phép về quê. Bố mẹ tôi không bao giờ buồn phiền vì điều đó. Mỗi lần anh về, tôi lại thấy anh là một “bộ đội- nông dân” chính hiệu. Anh dành hết tất cả mọi việc trong gia đình, mà việc nào anh làm cũng khéo léo nên ai cũng thích. Riêng tôi thích nhất là được nghe anh kể những câu chuyện trên chiến trường anh đã tham gia, những câu chuyện đầy xúc động về sự hy sinh anh dũng, về cuộc sống vô cùng cam go, thiếu thốn của người lính nơi biên cương, hải đảo của đồng đội anh…Những câu chuyện ấy đã góp phần giúp tôi thổi hồn vào những bài giảng cho học sinh, nhắc nhở tôi phải sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước, phải làm tốt hơn nữa nhiệm vụ dạy học, giáo dục học sinh biết trân trọng cuộc sống hôm nay, trân trọng những gì mà mình đang có, biết ơn cha ông mình đã đổ biết bao máu, xương để mang lại cuộc sống no ấm như ngày hôm nay. Qua đó, giáo dục cho thế hệ trẻ có ý thức, trách nhiệm với tương lai của đất nước, xứng đáng với truyền thống của quân, dân Khu 4 anh hùng.