Những câu hỏi liên quan
Triệu Mẫn
Xem chi tiết
Linh Thùy Lê
21 tháng 8 2018 lúc 18:39

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

 Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.

Đó không phải là bài cảm nhận văn của mk , chỉ là tham khảo thôi nha bạn . Mk mới lớp 5 .

Không Tên
22 tháng 8 2018 lúc 20:04

Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Nói đến Chủ Tịch Hồ Chí Minh không chỉ con dân Việt Nam mà nhân dân toàn thế giới đều giành cho người sự thương yêu, tôn trọng hết mực. Không chỉ là người chiến sĩ mà Người còn là một nhà thơ- một nghệ sĩ tài ba, tuy đã qua đời nhưng bác đã để lại cho nền văn chương Việt Nam nhiều tác phẩm bất hủ. Tiêu biểu trong sỗ đó là tác phẩm” Cảnh khuya”

CANH KHUYA

Cảnh khuya là bài thơ được viết vào giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Cuộc kháng chiến dù gian khổ vất vả là vậy nhưng trong bài thơ ta không hề bắt gặp một lời than thở nào mà toàn bộ bài thơ là phong thái ung dung, yêu đời, yêu thiên, đắm mình vào thiên nhiên để cảm nhận được toàn bộ vẻ đẹp của thiên nhiên. Mở đầu bài thơ là một âm thanh thật nhẹ nhàng và ngọt ngào:
                                                                       Tiếng suối trong như tiếng hát xa
                                                                       Trăng lồng cổ thủ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya vang lên một âm thanh đó là tiếng suối chảy, trong cảm nhận của bác tiếng suối chảy thật nhẹ nhàng, nhẹ nhàng như “tiếng hát xa”, tiếng hát trong trẻo, du dương vang lên trong không gian yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc. Trong câu thơ bác đã sử dụng rất thành công biện pháp so sánh, lối so sánh của bác cũng rất đặc biệt, đó là thiên nhiên con người luôn luôn gắn bó, soi chiếu vào nhau, con người làm cho thiên nhiên nổi bật hơn. Ngước mắt lên nhìn trời cao Người đã bắt gặp hình ảnh:
                                                                        Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Ánh trăng đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận của các thi nhân, thi sĩ, trăng là người bạn tri kỷ, tâm tình của họ. Trong câu thơ này Người đã sử dụng rất tài tình động từ “lồng”, “lồng” ở đây là khiến hai vật khác nhau trở nên khăng khít và trở thành một vật thống nhất. Như vậy ta có thể thấy được câu thơ đã khắc họa rõ nét sự hòa quyện của ánh trăng và cảnh vật, chúng đan cài vào nhau, xóa nhòa đi khoảng cách để cùng tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ. Trước khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp như vậy ta lại bắt gặp nỗi chăn chở, suy tư của người:
                                                                     Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
                                                                     Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Dù việc nước việc nhà bận bịu là vậy nhưng Bác cũng không quên việc giành sự ưu ái cho thiên nhiên, cùng thiên nhiên bầu bạn tâm tình,tìm đến thiên nhiên để quên đi những  mệt mỏi, bộn bề trong cuộc sống. Ngắm nhìn thiên nhiên không chỉ là cách giúp người thư giãn mà còn là cách cổ vũ cho tinh thần chiến đấu của Người. Thiên nhiên càng tươi đẹp sẽ thôi thúc ý chí Cách Mạng của người, thôi thúc mong muốn cho toàn dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp nhưng bác chẳng thể ngủ được vì còn nỗi nước nhà. Đó là nỗi lo vĩ đại, nỗi lo mang tầm vóc thời đại, trên vai Người đang gánh vác vận mệnh của cả dân tộc. Lo lắng là vậy nhưng người cũng không thể hững hờ với thiên nhiên, bác luôn tìm đến với thiên nhiên để xua tan đi những mệt mỏi trăm bề. 

Bài thơ “Cảnh khuya” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Bác- phong cách ung dung, tự tại. Bài thơ không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là vẻ đẹp tâm hồn của người thi sĩ. Bài thơ đã khép lại nhưng tâm hồn và ý chí của người sẽ mãi mãi khắc ghi trong trái tim của nhân dân Việt Nam và nhân dân trên toàn thế giới.

shanyuan
Xem chi tiết
minh nguyet
13 tháng 7 2021 lúc 11:51

1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh

2. Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt

3. Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi

4. Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn

...

Chi Mary
Xem chi tiết
Hắc Hoàng Thiên Sữa
16 tháng 6 2021 lúc 17:11

tham khảo nhé:

Từ vẻ đẹp cổ điển trong tác phẩm văn học trung đại…

Thời trung đại, con người sống dựa nhiều vào tự nhiên, khai thác tự nhiên, vì thế thiên nhiên và con người luôn có sự tương hợp, gắn bó máu thịt. Nhìn lại những sáng tác của các tác giả văn học trung đại ta sẽ thấy bức tranh thiên nhiên được cảm nhận ra sao, đồng thời thấy được nét đẹp riêng biệt của mỗi một giai đoạn văn học cụ thể.

Thiên nhiên trong các sáng tác của thời Lý luôn là những biểu tượng để truyền tải thông điệp, triết lí hay cảm quan của Phật giáo. Nó không còn là một hình ảnh thiên nhiên đơn thuần để con người miêu tả, thưởng thức mà nó là hình ảnh để diễn tả quy luật của tự nhiên: “Xuân khứ bách hoa lạc/Xuân đáo bách hoa khai” (Cáo tật thị chúng – Mãn Giác Thiền Sư). Hình ảnh thiên nhiên trong bài kệ diễn tả quy luật của tự nhiên, cây cối biến đổi theo thời gian. Nhà thơ nói “hoa rụng” trước, “nở sau” để khẳng định kiếp luân hồi của tự nhiên, đồng thời cho thấy thái độ xót xa, cô đơn buồn đau khi con người không thể luân hồi chuyển kiếp giống như cội cây. Tuy nhiên, đằng sau cái chua xót khi thấy được kiếp sống hạn hẹp của đời người, qua các hình tượng thiên nhiên, nhà thơ mang đến sức sống mãnh liệt mà tạo hóa ban cho loài người: “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận/ Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” (Cáo tật thị chúng – Mãn Giác Thiền Sư).

“Cành mai” mang ý nghĩa biểu trưng rất lớn, hình ảnh cánh mai vàng rung rinh trước sân cho bạn đọc thấy một sức sống mãnh liệt, nó vượt lên cái quy luật sống – chết, thịnh – suy của cuộc đời để thể hiện cái tinh thần lạc quan bất biến của con người. “Cành mai” là biểu tượng của cái đẹp, nhưng đó không phải là cái đẹp của bông mai trong bức tranh tứ quý “tùng, trúc, cúc, mai” để diễn tả cái thanh cao, quý phái mà là cái đẹp của tinh thần lạc quan, mạnh mẽ, kiên định của những con người có khí phách khi đứng trước những biến đổi của đất trời, thời cuộc.

Qua những vần thơ linh hoạt, uyển chuyển của Mãn Giác Thiền Sư, ta thấy hình tượng thiên nhiên xuất hiện không chỉ là biểu tượng của thời gian, mà nó còn là cái để nhà thơ bộc lộ quan điểm, chính kiến cá nhân. Qua những hình ảnh thơ đặc sắc, mang giá trị biểu đạt cao này ta thêm hiểu con người trong thời nhà Lý – thời kỳ Phật giáo phát triển thịnh vượng, dù họ có xuất gia tu hành nhưng cũng không quay lưng với cuộc đời mà vẫn đầy bản lĩnh, ý chí tham gia công cuộc bảo vệ và xây dựng tổ quốc.

Nếu văn học thời Lý chủ yếu nổi bật với nội dung truyền tải những giáo lý của đạo Phật, thì bước sang thời kỳ nhà Lê văn học lại thuộc về dòng chảy yêu nước. Thiên nhiên trong các sáng tác thuộc giai đoạn này mang trong mình niềm tự hào về truyền thống yêu nước, ngợi ca những chiến công vang dội. Mỗi lần nhắc đến quê hương đất nước, lập tức giọng điệu hào hùng vang lên, những vần thơ như làm sống dậy những năm tháng oanh liệt, nơi thiên nhiên làm điểm tựa vững chãi để con người ra sức bảo vệ nền độc lập dân tộc. Thiên nhiên đồng hành cùng con người trong những tháng ngày gian khổ, đối diện với quân thù hung hãn để giữ từng tấc đất cho bờ cõi non sông. Cuối cùng đến ngày hòa bình chúng ta tự hào, trân trọng: “Đến Bạch Đằng thuyền bơi một chiều/ Bát ngát sóng kình muôn dặm/ Thướt tha đuôi trĩ một màu/ Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu/ Bờ lau san sát bến lách đìu hiu” (Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu).

Với giọng ngợi ca, Trương Hán Siêu đã dựng lại hình tượng thiên nhiên kì vĩ – sông Bạch Đằng. Đây không chỉ là một thắng cảnh đẹp của quê hương và còn là dòng sông lịch sử – là nhánh sông ghi dấu ấn nhiều chiến công trong hành trình đấu tranh giữ nước của dân tộc. Nhắc đến Bạch Đằng không thể không nhắc đến chiến công vang dội của Ngô Quyền phá tan quan Nam Hán, Trần Quốc Tuấn đánh quân xâm lược Nguyên – Mông… Sông Bạch Đằng trong Bạch Đằng giang phú được Trương Hán Siêu tái hiện lại qua lời kể của các nhân vật, qua niềm tự hào của chính tác giả: “Sông Đằng một dải dài ghê/ Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông/ Những người bất nghĩa tiêu vong/ Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”, tác giả tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất, đạo lí nhân nghĩa của dân tộc, bên cạnh đó khẳng định chân lí của các cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc của nhân dân ta, đồng thời cho thấy cái kết “tiêu vong” của những kẻ “bất nghĩa”.

Không chỉ biểu hiện niềm tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm, các tác giả trong giai đoạn văn học này còn thông qua thiên nhiên để miêu tả cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người. Đó là thiên nhiên mang vẻ đẹp gần gũi, phảng phất hương vị đồng quê. Đó là bức tranh ngày hè mang vẻ đẹp thơ mộng, hài hòa, ấm áp, tràn đầy sức sống của trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi: “Rồi hóng mát thuở ngày trường/ Hòe lục đùn đùn tán rợp giương/ Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ/ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”. Bức tranh thiên nhiên được ngòi bút tài hoa của tác gia Nguyễn Trãi vẽ lên ở trạng thái động, biến hóa linh hoạt với nhiều gam màu rực rỡ. Sự vận động ở bên trong của sự vật như muốn trào ra, trỗi dậy mãnh liệt, tất cả đang ở thời điểm cực thịnh của cuộc đời mình.

Trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi, hình tượng thiên nhiên được nhắc đến rất nhiều, xuất hiện với tần số rất lớn. Ngoài những hình ảnh thiên nhiên gần gũi với đời thường còn có một số hình tượng thiên nhiên mang màu sắc ước lệ như tùng, trúc, cúc, mai, mẫu đơn…, Bức tranh ngày hè mà Nguyễn Trãi vẽ trong Bảo kính cảnh giới số 43 cũng không ngoại lệ, thiên nhiên được nhắc tới biểu trưng cho khát vọng, quyết tâm giữ mình trong sạch . Theo văn hóa phương Đông, “cây hòe” là loài cây lộc đại diện cho sự giàu sang may mắn. Người xưa thường trồng “cây hòe” trước nhà để mong con cháu thành danh, vinh hiển. Cây “thạch lựu” tượng trưng cho đa phúc, đa tử mang lại nhiều may mắn, tốt lành. Riêng “hoa sen” là loài hoa nhân sinh thể hiện nhân cách cao đẹp của tác giả. Ba loài cây trong thơ Nguyễn Trãi là ba khát vọng đẹp của Nguyễn Trãi: khát vọng con cháu thành danh, gặp may mắn, sung túc và quyết giữ phẩm giá thanh cao.

Dẫu có gần với cuộc sống hằng ngày nhưng hình ảnh thiên nhiên ở giai đoạn này
Vậy thơ trong giai đoạn này dù vẫn mang tính chất khuôn mẫu, ước lệ và mang đậm dấu ấn của thời đại nhưng các tác giả đã linh hoạt khéo léo đưa thiên nhiên gần hơn với cuộc sống sinh hoạt của con người, tạo nên những vần thơ hay, sáng tạo và mới mẻ so với thời đại. Thiên nhiên tuy mang tính biểu tượng cao nhưng kèm theo đó là khát vọng rất đời thường của các tác giả. Có lẽ vậy mà thiên nhiên mới trở nên hài hòa, gần gũi với cuộc sống của con người.

Bước sang thế kỉ XIV đến đầu thế kỉ XVIII, tác phẩm vẫn mang nét đẹp rất đặc trưng của các giai đoạn trước đó nhưng dấu ấn thời đại lúc này lại đậm nét hơn rất nhiều. Giai đoạn lịch sử này đã có những biến động, chế độ phong kiến bắt đầu rơi vào khủng hoảng, từ đó hệ tư tưởng của các sĩ phu cũng có nhiều chuyển biến phức tạp. Xã hội phong kiến bắt đầu có dấu hiệu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến không còn gắn lợi ích với lợi ích của nhân dân lao động. Các giá trị đạo đức vững chãi trong xã hội bắt đầu lung lay, có một số nhà nho không chấp nhận những biến cố thời cuộc đã phải cáo quan về quê ở ẩn, sống một cuộc sống thanh cao, hòa hợp với thiên nhiên vạn vật dù vẫn nặng lòng với non sông: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” (Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm). Các tác giả chọn lối sống đắm mình trong vẻ đẹp của trời đất, mùa nào thức ấy, rất giản dị nhưng cũng rất thanh cao để xa rời dần chốn nhiễu nhương.

Về ở ẩn với thiên nhiên, nhà thơ tận hưởng lộc của thiên nhiên bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, hấp thụ tinh khí của trời đất để gột bỏ những lo toan vướng bận riêng tư. Cuộc sống về với thiên nhiên của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và các nhà thơ ở giai đoạn này tiêu biểu cho quan niệm “độc thiện kỳ thân” của các nhà nho, có nét gần với triết lí “vô vi” của đạo Lão, “thoát tục” của Phật giáo. Bỏ qua những triết lí sâu xa, ta nhận ra thiên nhiên trong giai đoạn này phần nào gỡ bỏ được mực thước, khuôn mẫu mà có phần gần gũi. Những hình ảnh nhỏ bé, thân quen như: măng trúc, hồ sen, giá… rất quen thuộc với đời sống nhân dân, và vô cùng gắn kết với phẩm giá thanh cao của các nhà nho.

Các nhà thơ ở giai đoạn này yêu thiên nhiên bằng cả tấm lòng, họ nâng niu, trân trọng từng cái cây ngọn cỏ, họ thể hiện tình cảm ấm áp, trong trẻo, đồng thời cũng thể hiện sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên, hòa chung vào nhau thân tình giống như tri âm, tri kỉ cùng trao đổi để bộc lộ nhân sinh quan: “Rượu đến cội cây ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” (Nhàn– Nguyễn Bỉnh Khiêm).

Đến nửa cuối TK XVIII nửa đầu TK XIX, giai đoạn này xuất hiện các nhà thơ xuất chúng, có nét cá tính rất riêng, đồng thời đây cũng là giai đoạn có những tác phẩm kiệt xuất của văn học Việt Nam nói chung, nền văn học trung đại nói riêng. Hình ảnh thiên nhiên trong các tác phẩm thuộc giai đoạn này không đơn thuần là ca ngợi đất nước mà nó là nơi bộc lộ nỗi niềm riêng, hay nói nên nỗi thống khổ của những con người sống dưới đáy của xã hội. Ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh thiên nhiên trong thơ của Đặng Trần Côn, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du… tất cả những vần thơ ấy để truyền tải một thông điệp rất nhân văn, mang giá trị nhân đạo lớn.

Thiên nhiên trong tác phẩm Chinh Phụ ngâm của Đặng Trần Côn do Đoàn Thị Điểm diễn nôm là một hình ảnh mang giá trị nghệ thuật cao. Bức tranh thiên nhiên hiện lên gắn với tâm trạng của người chinh phụ, nó là nơi người chinh phụ trút bầu tâm sự. Vì thế thiên nhiên cũng mang tâm trạng u sầu: “Gà eo óc gáy sương năm trống/ Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên/ Khắc giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”. Thiên nhiên xuất hiện nhưng ở đây chỉ là “phất phơ rủ bóng” chứ không phải là thiên nhiên đầy sinh khí như hình ảnh “tán rợp giương” trong bức tranh mùa hè của nhà thơ Nguyễn Trãi, nó đã bị tâm trạng u uất của người chinh phụ phủ nên, thiên nhiêm giờ đây cũng như một sinh thể có hồn, biết buồn, vui, oán trách, lo lắng, sầu thẳm, cô đơn bởi “cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du).

Bên cạnh hình ảnh thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng, ta phát hiện hầu hết bức tranh thiên nhiên vẫn mang tính chất ước lệ tượng trưng: “Ngoài rèm thước chẳng mách tin/ trong rèm dường đã có đèn biết chăng”. Hình ảnh “chim thước” là hình ảnh được sử dụng quen thuộc trong thơ ca cổ, nó là loài chim đại diện cho điềm lạnh, báo hiệu nhà có khách, người ở xa về. Tuy nhiên tiếng “chim thước”kia chỉ là mơ ước của người chinh phụ mà thôi. Hay hình ảnh núi non cũng chỉ mang tính chất ước lệ, nếu tác giả có sử dụng thì nó cũng chỉ là hình ảnh tượng trưng, nó gắng liền với một tích cũ xa xưa: Lòng này gửi gió đông có tiện/ Nghìn vàng xin gửi đến non Yên”.“Non Yên” ở đây là núi Yên Nhiên, núi này găn với tích Hậu Hiến đời Hậu Hán đuổi giắc đến núi Bắc Thiền Vu đến núi Yên Nhiên khắc đá ghi công ở đó rồi trở về. Ở đây ta có thể hiểu “non Yên” là chiến trường xa xôi đầy khó khăn, nguy hiểm.

Nếu thiên nhiên trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm mang đậm tính hoài cổ, ước lệ tượng trưng, đồng thời nhuốm màu tâm trạng của nhân vật trữ tình thì thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương mang đậm dấu ấn cá nhân: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi/ Này của Xuân Hương đã quệt rồi” (Mời trầu). Trong thơ bà, hình ảnh thiên nhiên rất thật gắn liền với cuộc sống thường ngày, nó thể hiện một cá tính mạnh mẽ, ngạo nghễ của người phụ nữ không theo khuôn phép trong xã hội phong kiến.

Trong tác phẩm Tự tình II thuộc chương trình trung học phổ thông, cũng cho bạn đọc thấy được hình ảnh thiên nhiên đẹp, nhưng vẻ đẹp đó là vẻ đẹp của nỗi sầu lẻ bóng: “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh/ Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Tâm trạng của nữ thi sĩ hòa trong cảnh trăng, nhưng là trăng “khuyết chưa tròn”, tuổi xuân của người con gái sắp qua đi nhưng tình duyên vẫn chưa vẹn tròn.

Tiếp tục hướng đến ngoại cảnh, đặc biệt là thiên nhiên, bởi nơi đây là nơi con người sống thật nhất với lòng mình: “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”, hình ảnh thiên nhiên được Xuân Hương lựa chọn miêu tả không phải là những hình ảnh cao quý, thanh cao mà lại là những sự vật nhỏ bé, yếu đuổi, mỏng manh: “rêu”, “đá”. Tuy là những sự vật yếu mềm nhưng nó không chấp nhận sự thấp bé, vươn lên bằng mọi cách, vượt qua mọi rào cản để chứng tỏ mình. Cách Xuân Hương miêu tả sức sống tiềm tàng mãnh liệt của những vật nhỏ bé khiến ta liên tưởng đến một nàng Xuân Hương dám mang tấm thân mỏng manh của mình ra chống trọi với toàn bộ lễ giáo phong kiến đương thời.

Qua những vần thơ của Xuân Hương ta nhận ra càng về sau, những vần thơ viết về thiên nhiên càng mới mẻ, nó dần mất đi tính chất ước lệ tượng trưng của văn học trung đại mà thay vào đó là một hình ảnh thiên nhiên bình dị, gần gũi hơn với cuộc sống của con người.

Nhắc đến thiên nhiên dung dị, ấm áp, gần gũi, quen thuộc ta không thể không nhắc đến Nguyễn Khuyến – nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Văn chương trong thơ ông gần như xóa đi sự mực thước, thay vào đó là hình tượng thơ gợi cảm, hiền hậu và đậm đà bản sắc Việt: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” (Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến). Những vần thơ vang ra, vẽ một bức tranh vè mùa thu của Bắc Bộ, người thi sĩ dường như đắm mình trong cảnh vật, lặng lẽ, mơ màng thưởng thức vẻ đẹp bao la của bầu trời, áng mây nhè nhẹ trôi: “Tầng mây lơ lửng trời xanh mát/ Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” (Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến). Cảnh đẹp trong thơ Nguyễn Khuyến êm đềm tĩnh lặng nhưng cũng có chút gì đó man mác buồn.

Như vậy, thông qua những tác phẩm thuộc chương trình phổ thông, chúng ta phần nào có cái nhìn khái quát về hình tượng hiên nhiên trong văn học trung đại. Tuy cùng là vẻ đẹp mực thước, khuôn mẫu nhưng ở mỗi giai đoạn, mỗi nhà thơ hình tượng thiên nhiên lại mang một dấu ấn riêng biệt. Có lẽ vậy, hình tượng thiên nhiên luôn là đề tài vô tận của các nhà thơ trong mọi thời đại, vẻ đẹp thiên nhiên ấy được các nhà văn hiện đại vẽ một tài hoa trong các sáng tác của mình.

… đến vẻ đẹp nhiều sắc màu trong tác phẩm văn học hiện đại

Bước sang đầu thế kỉ XX việc miêu tả thiên nhiên không còn những hình ảnh ước lệ tượng trưng, miêu tả cảnh vật theo quy ước mà thiên nhiên được các tác giả dựa vào hiện thực đời sống thật để miêu tả.Ở phong trào thơ Mới, đã có những thay đổi rất cơ bản trong việc miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên được miêu tả rất chân thật, đó có thể là bức tranh thôn Vĩ với không gian đẹp, ngập tràn trong nắng sớm, có hàng cau, có khóm trúc, có cả vườn cây trái “xanh như ngọc” và còn có người con gái yêu kiều nào đó: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?/ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên/ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền” (Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử). Đây là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, là nơi tác giả yêu thương tha thiết, là sự yêu mến của thi nhân với cuộc sống, với mảnh đất kinh kì hằn in cả một thời hoa mộng.

Đâu đó là bắt gặp bức tranh thiên nhiên căng tràn nhựa sống: “Của ong bướm này đây tuần tháng mật/Này đây hoa của đồng nội xanh rì/ Này đây lá của cành tơ phơ phất/ Của yến anh này đây khúc tình si/ Và này đây ánh sáng chớp hàng mi/ Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa/ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” (Vội vàng – Xuân Diệu). Tác giả Xuân Diệu tỉ mỉ, cảm nhận bằng nhiều giác quan để cảm nhận bức tranh non tơ, tươi mới và đầy sức sống. Những vần thơ về thiên nhiên của Xuân Diệu rất mới, rất lạ, khác hẳn với lối miêu tả cũ trước kia.

Nếu đọc thơ Thế Lữ ta bị cuốn theo hình ảnh suối đào, hạc trắng, kim đồng, ngọc nữ, chốn bồng lai… thì đến với Xuân Diệu ông đã “đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới” (Hoài Thanh – Hoài Chân, 1988). Đúng vậy, cảnh bồng lai của tiên giới được ngòi bút tài năng của Xuân Diệu đưa về trần gian, phải có một tình yêu mãnh liệt với mới có thể thốt lên “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Tác giả yêu mến, thiết tha với cuộc sống, tâm hồn nhà thơ luôn mở rộng giao cảm với đời với mọi người, thiên nhiên chính là phương tiện để nhà thơ bày tỏ quan điểm, tình cảm của mình.

Cảnh vật nông thôn cũng được miêu tả rất đẹp trong thơ của Nguyễn Bính, Anh Thơ. Giữa những cách tân mạnh mẽ của thơ Mới từ nội dung đến hình thức, giữa những xô bồ hỗn tạp của văn hóa Đông – Tây, người ta vẫn hướng đến một không gian mang bản sắc của người Việt trong thơ Nguyễn Bính: “Nhà em có một giàn trầu/ Nhà anh có một hàng cau liên phòng” (Tương tư – Nguyễn Bính). Chính những vần thơ về cảnh vật nông thôn của Nguyễn Bính minh chứng cho chúng ta một điều: con đường mang tính bền vững và sâu sắc nhất là biết thừa kế những giá trị truyền thống của cha ông tự ngàn xưa.

Riêng trong thơ của nữ thi sĩ Anh Thơ, ta bắt gặp những hình ảnh về miền quê quen thuộc, thơ bà luôn đầy ắp những sự vật. Chỉ riêng bài Chiều xuân, với 12 câu thơ là 11 hình ảnh thiên nhiên và 1 hình ảnh con người: “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng/ Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi/ Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng/ Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời/ Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ/ Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ/ Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió/ Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa/ Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặn/ Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra/ Làm giật mình một cô nàng yếm thắm/ Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa” (Chiều xuân – Anh Thơ). Bức tranh thiên nhiên hữu tình mà Anh Thơ tạo ra được liệt kê, nối tiếp nhau. Toàn bộ tác phẩm là sự liên ứng hài hòa giữa ba mảng không gian: mặt đất, bầu trời và dòng sông. Cách xử lí không gian của nữ thi sĩ Anh Thơ cho lạ đi bằng cách đặt thêm các hình ảnh không gian khác vào không gian đó. Chính sự kết hợp này tạo nên sự mới mẻ, tạo được lực hấp dẫn cho cảnh vật cũ.

Thiên nhiên trong thơ Mới là sản phẩm của trí tưởng tượng, thấm tâm trạng của tác giả. Chỉ riêng với hình ảnh vầng trăng, ánh trăng trong thơ Hàn Mặc Tử cũng khiến bạn đọc thấy cảm xúc trào dâng. Hình ảnh ánh trăng được miêu tả rất gợi cảm, từ ánh trăng xanh trong vườn khuya của tình yêu đôi lứa, đến một không gian huyền ảo ngập tràn ánh trăng: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay” (Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử). Qua những vần thơ huyền ảo, Hàn Mặc Tử đưa bạn đọc cập vào một bến mộng ảo chứng kiến thuyền trăng lướt đi vào miền lo âu, mơ hồ vừa được đánh thức.

Hình ảnh thiên nhiên trong thơ Mới được các nhà thơ khắc họa một cách tinh tế. Mỗi một cảnh vật đều là tâm huyết của các nhà thơ, nó là lòng yêu quê hương, đất nước thầm kín, thiết tha và tinh thần dân tộc sâu sắc. Mỗi hình ảnh thiên nhiên là một nét đẹp của quê hương bình dị, nồng hậu và quen thuộc.

Nếu trong thơ Mới đem đến cảm hứng lãng mạn thoát li thì thơ cách mạng hướng đến lãng mạn cách mạng. Xuất phát từ đặc điểm tính cách phẩm chất người Việt luôn lạc quan, tin tưởng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cùng với tâm hồn thơ mộng giàu cảm xúc “Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”, “Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc/ Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn” đã tạo nên sự lãng mạn trong đời sống tinh thần của người Việt.

Giai đoạn lịch sử 1945 – 1975 có thể coi là giai đoạn khốc liệt, máu lửa, đau thương của dân tộc Việt Nam. Con người trong hoàn cảnh này tuy đứng ở hiện tại đầy gian khổ nhưng tâm hồn luôn hướng đến tương lai. Vì thế, những vần thơ trong giai đoạn thường thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng nên bức tranh thiên nhiên của các tác giả giai đoạn này cũng được nhìn một cách lãng mạn hóa. Đó cũng là biểu hiện của đặc điểm văn học giai đoạn này: Mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Bởi giai đoạn văn học này gắn liền với hai cuộc kháng chiến với những chiến công lẫy lừng của dân tộc ta nên cảm hứng lãng mạn khác với văn học giai đoạn trước đó, là cái tôi tràn đầy cảm xúc hướng tới lí tưởng cách mạng, là ước mơ khát vọng về tương lai tươi sáng của dân tộc. Thiên nhiên trong thơ giai đoạn này gắn liền với cuộc hành quân gian khổ của các chiến sĩ, vừa là cảnh đẹp hút hồn người chiến sĩ, vừa là kẻ thù nguy hiểm đe dọa đến tính mạng con người: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây, súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống/ Nhà ai Pha Luông mưa xã khơi” (Tây Tiến – Quang Dũng). Những nét vẽ gân guốc, khỏe khoắn, cách phối hợp thanh bằng trắc đầy sáng tạo đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên kì vĩ, lớn lao mà cũng đầy nguy hiểm, khẳng định được tầm vóc ngang tầm đất trời, vũ trụ của người lính Tây Tiến. Thiên nhiên hùng vĩ cũng là con đường gian khổ mà người lính phải vượt qua trên bước đường hành quân.

Bên cạnh đó ta cũng bắt gặp những nét vẽ thơ mộng, hiền hòa, đậm chất lãng mạn của núi rừng sông nước Tây Bắc. Đó là hình ảnh thấp thoáng bóng nhà, bóng người, bóng “ai” sau màn “mưa xa khơi” (“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”). Hoặc hình ảnh ấn tượng và giàu chất “lính” “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” khi đoàn quân Tây Tiến hành quân trong đêm. Và tâm hồn người lính, những người hầu hết xuất thân từ lớp thanh niên trai trẻ của Hà Thành có lúc lại xao xuyến trước vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc hoa mộng: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy/ Có nhớ hồn lau nẻo bến bờ/ Có nhớ dáng người trên độc mộc/Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.

Thiên nhiên trong văn học kháng chiến còn “phát huy sức mạnh, truyền thống” theo dòng lịch sử, sát cánh với con người khi đánh đuổi kẻ thù: “Nhớ khi giặc đến giặc lùng/ Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây / Núi giăng thành luỹ sắt dày/ Rừng che bộ đội rừng vây quân thù. Nếu dòng Bạch Đằng năm xưa trong Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu) là thế trận để bao lần ta thắng địch, trong cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng, núi rừng là điểm tựa vững chắc để quân và dân ta đánh giặc, là nơi chở che, bao bọc khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Thiên nhiên đồng sức đồng lòng cùng con người để đánh tan giặc ngoại xâm.

Không chỉ sát cánh với con người trong những cuộc hành quân gian khổ, thiên nhiên còn cùng con người lao động sản xuất trong những ngày kháng chiến gian lao: “Ta về mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ những hoa cùng người/ Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi/ Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng/ Ngày xuân mơ nở trắng rừng/ Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang/ Ve kêu rừng phách đổ vàng/ Nhớ cô em gái hái măng một mình/ Rừng thu trăng rọi hoà bình/ Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung” (Việt Bắc – Tố Hữu), cùng đau đớn xót xa khi quê hương bị giày xéo: “Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều” (Đất nước – Nguyễn Đình Thi), căm hờn khi nhân dân lầm than: “từ gốc lúa bờ tre hồn hậu/ Đã bật lên những tiếng căm hờn”.

Rồi thiên nhiên lại hòa với niềm vui chiến thắng, độc lập của dân tộc: “Tin vui chiến thắng trăm miền/ Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về/ Vui từ Đồng Tháp, An Khê/ Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng” (Việt Bắc – Tố Hữu), hân hoan khi ta được làm chủ: “Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta/ Những cánh đồng thơm ngát/ những ngả đường bát ngát/ Những dòng song đỏ nặng phù xa” (Đất nước – Nguyễn Đình Thi). Thiên nhiên trong giai đoạn này là sự lấp lánh giao thoa của nguồn cảm hứng hiện thực và lãng mạn, lãng mạn và bi tráng, nó là những vần thơ gieo vào lòng bạn đọc một sự tin tưởng cần thiết trong một hoàn cảnh nghiệt ngã.

Đến với những vần thơ Xuân Quỳnh, ta nhận thấy tác giả dựa vào hình ảnh thiên nhiên để nói lên nỗi lòng của người phụ nữ trong tình yêu, đó là cảm giác băn khoăn, loay hoay lí giải tình yêu: “Sóng bắt đầu từ gió/ gió bắt đầu từ đâu/ Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”, đôi lúc lại bày tỏ những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tình yêu: “Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ”, như nỗi nhớ luôn thường trực: “Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước/ Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được” (Sóng – Xuân Quỳnh). Cái kết của bài thơ thật đẹp, là hình ảnh con sóng – hiện thân của “em”, muốn được tan ra, hòa nhập giữa đại dương muôn trùng: “Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ”. Đặt bài thơ trong hoàn cảnh sáng tác là những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi những lớp người con gái con trai “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” mới thấy được nỗi khát khao cháy bỏng về tình yêu. “Em” hòa trong hình tượng “sóng”, mong ước hòa chung cái “tôi” trong cái “ta” chung của dân tộc, cá nhân với cộng đồng để tình yêu mãi trường tồn vĩnh cửu.

Có thể nói hình tượng thiên nhiên xuất hiện trong thơ ca kháng chiến đã thoát khỏi những điển cố, thoát khỏi những ước lệ mang tính khuôn sáo. Hình tượng thiên nhiên trong giai đoạn này mang hơi thở của cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chưa lúc nào ta cảm thấy thiên nhiên kì vĩ, lớn lao mà cũng rất đỗi gần gũi, thân thương như trong giai đoạn này.

Song song với cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân miền Bắc còn tiến lên xây dựng một cuộc sống mới, con người mới. Họ sẵn sàng theo lời vẫy gọi của tổ quốc yêu thương để đến những vùng đất khác, để tiếp tục lao động, chiến đấu. Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ tài hoa đã bắt gặp chân lí đó để đến với vùng Tây Bắc yêu thương, với con sông Đà dữ dội, hung bạo và cũng thơ mộng, trữ tình. Con sông là biểu tượng cho sức mạnh thiên nhiên mà con người cần phải chinh phục. Vì lẽ đó, thiên nhiên vừa là người bạn ân tình, là kẻ thù ngang sức, để từ đó nhà văn Nguyễn Tuân ca ngợi “chất vàng mười” Tây Bắc: Là bản lĩnh, ý chí, khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người – những người lái đò tài hoa.

Chiến tranh đã đi qua, sau niềm vui chiến thắng con người lại trở về với cuộc sống đời thường, phải đối diện với khó khăn gian khổ, thiếu thốn về vật chất, bộn bề với những ngang trái bất công của cuộc sống hằng ngày. Sau năm 1975, người ta từ giã cái tháp vinh quang trở về với cái dung dị vốn có. Từ chỗ thiên về cái cao cả, phi thường, kì vĩ, đất nước, dân tộc, giờ đây nghệ thuật trở về với cuộc sống, với đời tư của mỗi cá nhân trong xã hội. Điểm tựa của giai đoạn này không còn là biến cố lịch sử mà là những chuyện hằng ngày, những quan hệ nhân sinh muôn thuở.

Với cảm hứng đời tư, thế sự sau năm 1975, thiên nhiên trong các tác phẩm này cũng gắn với cảm xúc cá nhân, thấm chất thế sự. Sau những năm tháng chiến tranh, con người dùng hết tình yêu cho quê hương đất nước, đến hôm nay họ về sống với bản ngã của mình, trải lòng để rồi khát khao mãnh liệt tới hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc đời thường.

Đến với những sáng tác của tác giả Nguyễn Minh Châu, nhà văn dù trước hay sau mốc thời gian lịch sử 1975 đều bỏ công kiếm tìm những “hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người, ta nhận thấy thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Thiên nhiên trong sáng tác của ông đôi lúc chỉ là bức nền cho những số phận nhỏ bé bất hạnh, tất cả ẩn nấp sau cái vẻ đẹp tuyệt mĩ của tạo hóa. Đằng sau bức tranh “đắt giá”, “trời cho”, “bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ”, bức tranh với “mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào” trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa là một câu chuyện nhức nhối của một gia đình làng chài, cảnh tượng đánh đập dã man của người đàn ông đối với vợ mình khiến bất cứ ai cũng phải giật mình. Bức tranh thiên nhiên thứ nhất là buổi bình minh trên biển, khi con thuyền ẩn hiện trong màn sương sớm trên biển bao la, khiến người nghệ sĩ thăng hoa trước cái đẹp của ngoại cảnh. Nhưng khi con thuyền cập vào bờ, đằng sau cảnh đẹp ảo huyền đó là cả một nỗi bất hạnh của những con người khốn khó bởi cuộc sống sau chiến tranh.

Thiên nhiên bao giờ cũng đẹp, bức tranh thiên nhiên luôn gắn liền với tâm hồn của người nghệ sĩ. Thiên nhiên là đối tượng của văn học nghệ thuật, để nhà văn gửi gắm tâm tư, tình cảm, quan điểm của mình. Từ ngàn xưa đến nay, thiên nhiên đến với thơ ca như một người bạn của thi sĩ, dẫu nó có mang nét đẹp của thời đại, mang dấu ấn riêng của tác giả thì thiên nhiên vẫn hồn nhiên, trong sáng, giản dị như nó vốn có. Thiên nhiên có đẹp thì thơ mới sáng, cảnh có tình thì vần thơ mới thực, điều này đã được các nhà thơ từ xưa đến nay chứng minh qua vô vàn những thi phẩm, nên hình tượng thiên nhiên trong văn học luôn mang một vẻ đẹp ước lệ, thuần khiết, thanh cao trong văn học trung đại, đồng thời mang vẻ đẹp tươi mới, kì vĩ mà cũng rất đời thường trong văn học hiện đại.

Bùi Quốc Bình
Xem chi tiết
Bùi Quốc Bình
22 tháng 12 2021 lúc 22:40

ai giúp mink vs

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đăng Dư
22 tháng 12 2021 lúc 23:02

1.. MỞ BÀI :

- giới thiệu về tác phẩm: đề tài, thể loại, tác giả,...

- hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm

- nêu cảm nhận chung về tác phẩm

2. THÂN BÀI:

- nêu những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi nên

3. KẾT BÀI:

- khẳng định lại ấn tượng chung về tác phẩm

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đăng Dư
22 tháng 12 2021 lúc 23:03

k cho mik nhé

Khách vãng lai đã xóa
bikiptrollban
Xem chi tiết
Mạc Thị Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Thiện
Xem chi tiết
Ngô Huy Khiết
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
21 tháng 12 2021 lúc 10:24

Tham khảo!

Các Tác Phẩm Văn Học Trung đại Lớp 7

Các Tác Phẩm Văn Học Trung đại Lớp 7

STELA
Xem chi tiết