Phân tích ý nghĩa của từ lồng lộng trong bài "Rằm tháng giêng"
Giúp mik với. Mik chuẩn bị ktra rr
các bạn ơi cho mik hỏi từ rằm xuân trong bài thơ rằm tháng giêng có ý nghĩa gì và phân tích
mik cần gấp nha
cảm ơn các bạn
viết bài văn phân tích bài thơ "rằm tháng giêng" (nguyên tiêu) của Hồ Chí Minh ?
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"
Nội dung hai câu thơ đầu của bài Rằm tháng giêng là gì?
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
A.
Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc trong trẻo, tràn đầy sức sống với tiếng suối, cây cổ thụ
B.
Hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh đang bàn việc nước
C.
Bầu trời cao rộng, trong trẻo, trăng tròn tỏa sáng khắp nơi. Không gian mênh mông, tràn đầy sức sống của mùa xuân.
D.
Bầu trời cao rộng, trong trẻo, trăng sáng khắp nơi.
điểm nào chung nhất của 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng. Câu thơ ''trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa'' có mấy từ ghép
Ai giúp mk vs huhu......
C1: nêu ptbđ của bài thơ rằm tháng giêng và nội dung của khổ 1 trong bài thơ.
C2 : nhân vật chữ tình đc nhắc đến trong bài thơ là ai? chỉ rõ 1 từ ghép làm dấu hiệu cho bt điều đó?
giúp mik với:(
Nhận xét về bài Rằm Tháng Giêng có ý kiến cho rằng
" Bài thơ Rằm Tháng Giêng là cả một sự hài hoà tuyệt đẹp ". Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua việc phân tích bài thơ
# 3 tick #
*Mở bài:
- Rằm tháng giêng là 1 trong những bài thơ chữ Hán của Bác Hồ được viết trong thời gian kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc Thu đông 1947 sang Xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số 4. Niềm vui tràn đầy trên khắp đất nước Việt Nam. Niềm vui tràn vào trong lòng mỗi con người, tràn cả vào hương vị mùa xuân, lại dâng thêm vào trong thơ Bác, hài hòa tuyệt đẹp cả về cảnh và tình.
Thân Bài:
- Trong ko khí mùa xuân trên dòng sông êm đềm, con thuyền chở những người chiến sĩ cứ thế trôi, hòa cùng ánh trăng lung linh dát vàng tạo nên 1 phong cảnh tuyệt đẹp.
- Ánh trăng hiền dịu cứ tỏa xuống như muốn tràn đầy con thuyền, càng nghĩ càng thấy đẹp. Nhưng vẻ đẹp của đêm trăng, của bài thơ đâu chỉ dừng lại ở đấy. Tác giả đã nắm bắt cái thời điểm đẹp nhất của đêm trăng để biểu thị cho niềm vui, sức sống dân tộc... tất cả đều tươi mới, y như mùa xuân.
- Bên trong con thuyền chở đầy ánh trăng là hình ảnh những người chiến sĩ đang họp bàn việc quân, việc nước, gợi lên cho người đọc tình yêu quê hương sâu sắc, nỗi thán phục đối với những người cả đời tận tụy vì nước, vì dân.
- Tình yêu quê hương hòa cùng sự tươi mới của đất trời đã tạo nên 1 bức tranh thật đẹp, tạo nên 1 tác phẩm "nguyên tiêu" thật ấm áp, ngọt ngào.
Kết bài:
Bằng sự kết hợp tài hoa điêu luyện, thi sĩ Hồ Chí Minh đã mang đến cho ta thật nhiều cảm xúc khó quên, đã cho ta cảm nhận được tận tường vẻ đẹp của mùa xuân, sự ngọt ngào ko thể tả của tình yêu đất nước, con người. Qua đó cũng bồi đắp thêm cho ta 1 kho tàng tình cảm mà ít ai có thể mang lại.
1- Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm.
- Nêu vấn đề: Bài thơ là cả một sự hài hòa tuyệt đẹp.
2- Thân bài.
- Giới thiệu chung về bài thơ: Là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt độc đáo. Tác phẩm viết về khung cảnh một đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc.
- Phân tích làm rõ sự hài hòa được thể hiện trong bài thơ: Sự hài hòa trong bài thơ được thể hiện ở các phương diện sau:
* Hài hòa giữa màu sắc cổ điển và dáng vẻ hiện đại của con người . Cụ thể:
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên: Ánh trăng tràn ngập , tỏa sáng một vùng sông nước; tất cả cảnh vật tràn ngập sắc xuân phơi phới.
+ Hình ảnh con người: Thi nhân không ẩn mình, tan biến vào thiên nhiên mà xuất hiện với một tư thế ung dung, tự chủ của một con người đang làm chủ thiên nhiên, đang dựa vào thiên nhiên để xoay chuyển lịch sử. Đó là một việc làm vĩ đại.
* Sự hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách chiến sĩ. Cụ Thể :
+ Tâm hồn nghệ sĩ : tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm luôn mở rộng lòng mình để đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên
+ Cốt cách chiến sĩ: Người thưởng trăng không phải như các tao nhân mặc khách xưa , mà là một con người hành động, một vị lãnh tụ đang “ bàn việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiếớ. Con người mang trong mình một ước mơ, hoài bão lớn lao: Lãnh đạo nhân dân đánh giặc cứu nước.
- Đánh giá về bài thơ:
+ Là một tác phẩm trữ tình đặc sắc. Bài thơ là sự thể hiện một cách sinh động chất cổ điển và tính hiện đại trong thơ Bác.
+ Tác phẩm đã cho thấy một tâm hồn thanh cao và một lẽ sống đẹp của Người.
3- Kết bài
- Đánh giá về tác phẩm: Là một bài thơ trăng tuyệt bút của Bác.
- Những ảnh hưởng của tác phẩm với bản thân: Kính yêu Bác . Đọc thơ Bác ta càng thêm yêu vẻ đẹp của thiên nhiên…
Câu thơ cuối của bài rằm tháng giêng giúp em hiểu khung cảnh thiên nhiên như thế nào ? (bài rằm tháng giêng)
Vì sao ánh trăng luôn xuất hiên trong thơ của Bác Hồ ? (bài rằm tháng giêng)
Con người luôn hướng về trăng giúp em cảm nhận được phong thái nào của bác ? (bài rằm tháng giêng)
Bức tranh thiên nhiên của 2 câu đầu có gì khác với bức tranh của 2 câu cuối ? (bài rằm tháng giêng)
Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau của bài cảnh khuyu và rằm tháng giêng ?
RẰM THÁNG GIÊNG
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Từ phần đọc hiểu trên em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 10 - 12 dòng ) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh con người Bác. Qua đó em học tập được gì ở Bác
Em tham khảo:
Phần em học tập được gì từ Bác chị nghĩ em nên tự viết:
Bài thơ “Rằm tháng giêng” Bác đã vẽ ra bức tranh ngày xuân tuyệt đẹp và có nhiều điều trăn trở về vận mệnh ẩn sâu trong từng câu thơ. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác. Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lùng của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng. Câu thơ cuối thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng. Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.
So sánh những nét đặc sắc chung và riêng của hai bài “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng”.
Giúp mik nha!
Tham khảo
Giống nhau:
Đều được sáng tác ở Việt Bắc những năm đầu chống Pháp.Đều làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.Đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.Đều bộc lộ tâm hồn yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, phong thái ung dung, tự tại, sự kết hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ của Bác.Khác nhau:
Bài Cảnh khuya viết bằng tiếng Việt, Là ảnh trăng rừng lồng vào vòm cây hoa lá nhiều tầng, nhiều đường nét. Nhà thơ một mình ngắm trăng và cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong đêm khuyaBài Rằm tháng giêng viết bằng tiếng Hán. Bài Rằm tháng giêng là trăng trên sông nước, không gian bát ngát, tràn đầy sắc xuân. Nhà thơ cùng đồng chí của mình bàn việc quân.