Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lư Thụy Ân
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Anh
24 tháng 10 2021 lúc 22:19

Bạn tham khảo nha:

- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và có nhiều đồng bằng rộng.

- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: Đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam làm địa hình bị chia cắt phức tạp.

- Các núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm.

- Các dãy núi chính: Himalaya, Côn Luân, Thiên Sơn, Antai.

- Các sơn nguyên chính: Trung Xibia, Tây Tạng, Aráp, Iran, Đêcan,...

- Các đồng bằng lớn: Turan, Lưỡng Hà, Ấn - Hằng, Tây Xibia, ...

- Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn. Các khoáng sản quan trong nhất la dầu mo. khi đốt, than, sát, crôm và một số kim loại màu như đóng, thiếc,...

Như
Xem chi tiết
Phan nguyên huế an
Xem chi tiết
Bich Ngoc
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Thư
4 tháng 1 2017 lúc 12:38

Bình nguyên(đồng bằng): là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m. Bình nguyên bồi tụ ở cửa các con sông lớn gọi là châu thổ. Bình nguyên thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và thực phẩm.

Cao nguyên: là đạng địa hình tương đối bằng phẳng, có sườn dốc và độ cao tuyệt đối thường từ 500m trở lên. Cao nguyên thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.

Đồi: có độ cao tương đối không quá 200m và thường tập trung thành vùng như vùng đồi trung du ở nước ta.

Một vài loại cây trồng, vật nuôi cụ thể:

Cây trồng:

-Chè, cà phê, cao su, điều, tiêu, ngô, lúa nước, lúa mì, sắn, khoai tây,...

Vật nuôi:

-Bò, gà, trâu, bê,...

Quy Ẩn Giang Hồ
29 tháng 11 2017 lúc 20:24

thiếu ý nghĩa bạn ơi

Phú Huỳnh
10 tháng 12 2018 lúc 10:33
Dạng Địa Hình Độ Cao Tuyệt Đối Đặc Điểm Địa Hình Ý Nghĩa Đối Với Sản Xuất Nông Nghiệp
Bình Nguyên Thường dưới 200m Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng Thuận lợi cho việc tưới tiêu, gieo trồng các loại lương thực, thực phẩm
Cao Nguyên Trên 500m - Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng. Thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
- Sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 6 2017 lúc 14:48

a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta

-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước

+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+

+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang

+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)

+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta

-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu

-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...

-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh

-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh

b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm

-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế

-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 22:06

Tham khảo

Địa hình đồng bằng ở nước ta được chia thành hai loại là đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.

* Đồng bằng châu thổ: điển hình nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Diện tích: khoảng 15.000 km2, do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.

+ Đặc điểm địa hình: phía bắc còn nhiều đồi, núi sót; ở phía nam có nhiều ô trũng. Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên chỉ có khu vực ngoài đê được bồi đắp phù sa hằng năm, trong khi khu vực trong đê không được bồi đắp.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Diện tích: khoảng 40.000 km2, do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp.

+ Đặc điểm địa hình: có hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ triều. Ngoài ra, đồng bằng còn có một số vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và đầm lầy như vùng U Minh,…

* Đồng bằng ven biển miền Trung:

- Diện tích: khoảng 15.000 km2, được hình thành từ phù sa sông hoặc kết hợp giữa phù sa sông và biển.

- Đặc điểm: Dải đồng bằng này kéo dài từ Thanh Hoá đến Bình Thuận với nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp. Một số đồng bằng có diện tích lớn như đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hoà.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 6 2018 lúc 14:22

- Các dãy núi lớn: Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a, Tần Lĩnh, Đại Hưng An…

- Sơn nguyên lớn: Tây Tạng.

- Các bồn địa lớn: Ta-rim, Duy Ngô Nhĩ, Tứ Xuyên.

- Các đồng bằng lớn: Tùng hoa, Hoa Bắc, Hoa Trung.

Vũ Khôi
Xem chi tiết
Vũ Khôi
26 tháng 10 2021 lúc 17:23

CÁC BẠN GIÚP MIH VỚI! TỐI NAY MIH PHAI NỘP RỒI!!!!!

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 4 2017 lúc 1:56

    + Phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

    + Đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

    + Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng, dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.