Qua đèo ngang có những quan hệ từ nào??
nêu tác dụng
giúp mk với thks trước nha
Nêu tác dụng của quan hệ từ "với" trong bài thơ Qua Đèo Ngang.
Từ với trong bài Qua Đèo Ngang diễn tả sự cô đơn của tác giả khi chỉ có một mình ở Đèo Ngang hoang vắng
Nêu tác dụng của quan hệ từ "với" trong bài thơ Qua Đèo Ngang.
tìm quan hệ từ và nêu tác dụng của quan hệ từ trong bài qua đèo ngang
- QHT: với
tác dụng thì mình ko bt
1. Cách xưng hô của tác giả trong bài bạn đến chơi nhà và nêu tác dụng
2. Nhận xét giọng điệu của bài thơ bạn đến chơi nhà và nêu tác dụng
3. Tác giả tiếp bạn trong hoàn cảnh như thế nào?
4. So sánh cụm từ ta với ta ở bài Bạn đến chơi nhà và bài Qua Đèo Ngang
5. Nêu cảm nhận về tình bạn chân thành.
Trong bài bạn đến chơi nhà có bao nhiêu quan hệ từ
giúp mk với mai mk kt rồi
Trong cuộc sống ai cũng có bạn và có cho mình một tình bạn chân thành . Vậy tình bạn chân thành là gì ? Theo tôi tình bạn chân thành là một tình bạn vô tư , đậm đà thắm thiết vượt qua những điều kiện vật chất . Ai có nhiều bạn nhưng trong số đó cũng có một số người chơi với nhau chỉ vì điều kiện vật chất , hào nhoáng nhưng khi gặp khó khăn thì không giúp đỡ lẫn nhau , đó không phải là một tình bạn chân thành. Bên cạnh đó cũng có một số người chơi với nhau rất chân thành , không vì vật chất cũng như những hào nhoáng bên ngoài , khi gặp khó khăn thì họ luôn bên cạnh ta , sẵn sàng giúp đỡ , chia ngọt sẻ bùi đó mới là một tình bạn chân thành . Khi có một tình bạn như vậy thì ta phải biết giữ gìn đừng vì bất kì lí do nào khác mà làm sứt mẻ tình bạn đẹp ấy
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bức tranh cảnh vật Đèo Ngang được thể hiện câu thơ đầu bài thơ “Qua Đèo Ngang”. trong đoạn văn có sử dụng một từ láy và một quan hệ từ (gạch chân và chú thích dưới từ láy và quan hệ từ).
Tham Khảo
“Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen đá lá chen hoa". Câu thơ đã nhắc tới toàn bộ hoàn cảnh, không gian và thời gian tại Đèo Ngang, nhân vật trữ tình khi đặt chân đến đây đã tức cảnh sinh tình trước khung cảnh Đèo Ngang khi buổi chiều tà. Khung cảnh ấy gợi lên một nỗi buồn man mác, mênh man và xa xăm (Từ láy) tiếc nuối về một ngày sắp hết. Việc nhân hóa các loài cây cỏ với động từ “chen” đã tạo nên nét vẽ sống động cho bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, hơn thế còn là sức sống mãnh liệt. Tiếp theo ở hay câu thơ thực, tác giả đang ở tư thế đứng trên đèo cao mà phóng tầm mắt nhìn về xung quanh, ra xa để tìm kiếm bóng dáng con người: “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Sự xuất hiện của con người lại càng làm tăng thêm vẻ hiu hắt mênh mang của cảnh vật. Biện pháp đảo ngữ kết hợp với (QHT) những từ láy đã góp phần diễn tả không khí vắng vẻ của cuộc sống nơi đây, vẻ hiu quạnh bao trùm lên toàn bộ cảnh vật. “Tiều vài chú” đang “lom khom” dưới núi, đó là hình ảnh của con người lao động vất vả, thưa thớt. “Lác đác” bên sông “chợ mấy nhà” ấy là chỉ sự nghèo đói và kém phát triển của vùng đất này. Hai câu luận đã khắc họa rõ nét nỗi buồn của tác giả qua những âm thanh thê lương, não lòng: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm buồn mà còn mang nặng những nỗi niềm nuối tiếc của một tấm lòng yêu nước thương dân như Bà Huyện Thanh Quan.
1. Cách xưng hô của tác giả trong bài bạn đến chơi nhà và nêu tác dụng
2. Nhận xét giọng điệu của bài thơ và nêu tác dụng
3. Tác giả tiếp bạn trong hoàn cảnh như thế nào
4. So sanh cụm từ ta với ta ở bài Bạn đến chơi nhà và bài Qua Đèo Ngang
5. Nêu cảm nhận về tình bạn chân thành
giúp mk với nha
Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong bài thơ Qua Đèo Ngang và Ca Côn Sơn?
Các bạn giúp mk nhanh nhé!!!
*Qua Đèo Ngang:
Muốn nhấn mạnh cái nỗi cô đơn thấm lặng của tác giả qua nhiều từ láy.một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ “lom khom”khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ “vài” nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác,chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiến kêu của loài chim quốc quốc,chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống.
*Ca Côn Sơn(tương tự nhé)
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bức tranh cảnh vật Đèo Ngang được thể hiện câu thơ đầu bài thơ “Qua Đèo Ngang”. Trong đoạn văn có sử dụng một từ láy và một quan hệ từ (Gạch chân và chú thích dưới từ láy và quan hệ từ).
“Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen đá lá chen hoa". Câu thơ đã nhắc tới toàn bộ hoàn cảnh, không gian và thời gian tại Đèo Ngang, nhân vật trữ tình khi đặt chân đến đây đã tức cảnh sinh tình trước khung cảnh Đèo Ngang khi buổi chiều tà. Khung cảnh ấy gợi lên một nỗi buồn man mác, mênh mang và xa xăm, tiếc nuối về một ngày sắp hết. Việc nhân hóa các loài cây cỏ với động từ “chen” đã tạo nên nét vẽ sống động cho bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, hơn thế còn là sức sống mãnh liệt. Tiếp theo ở hay câu thơ thực, tác giả đang ở tư thế đứng trên đèo cao mà phóng tầm mắt nhìn về xung quanh, ra xa để tìm kiếm bóng dáng con người: “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Sự xuất hiện của con người lại càng làm tăng thêm vẻ hiu hắt mênh mang của cảnh vật. Biện pháp đảo ngữ kết hợp với những từ láy đã góp phần diễn tả không khí vắng vẻ của cuộc sống nơi đây, vẻ hiu quạnh bao trùm lên toàn bộ cảnh vật. “Tiều vài chú” đang “lom khom” dưới núi, đó là hình ảnh của con người lao động vất vả, thưa thớt. “Lác đác” bên sông “chợ mấy nhà” ấy là chỉ sự nghèo đói và kém phát triển của vùng đất này. Hai câu luận đã khắc họa rõ nét nỗi buồn của tác giả qua những âm thanh thê lương, não lòng: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm buồn mà còn mang nặng những nỗi niềm nuối tiếc của một tấm lòng yêu nước thương dân như Bà Huyện Thanh Quan.
- Từ láy : man mác ( còn nhiều từ khác nx nhé mik chỉ lấy 1 từ theo đề thôi ạ )
- Quan hệ từ : và ( còn nhiều quan hệ từ hác nx nhé mik chỉ lấy 1 quan hệ từ theo đề thôi ạ )
Em hãy nêu cảm nghĩ của tác giả đứng trước cảnh Đèo Ngang. (Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)
Trong nền văn học hiện đại nếu như chúng ta bắt gặp sự sắc sảo, mạnh mẽ, bứt phá trong thơ của Hồ Xuân Hương thì chắc hẳn rằng sẽ thấy được sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, trầm buồn của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ “Qua đèo Ngang” tiêu biểu cho phong cách ấy.Bài thơ “Qua đèo Ngang” được sáng tác khi tác giả vào Phú Xuân (Huế) nhận chức và đi qua đèo này. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn man mác, nhớ nhà, nhớ quê hương và thương cho thân gái nơi đường xa.
Nỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của lòng người với nhà, với nước, với thân phận cô đơn của mình lại được cộng hưởng bởi những âm vang trong tiếng kêu khắc khoải không dứt của chim cuốc giữa đỉnh cao chon von, nhìn lên chỉ thấy trời cao, nhìn xa chỉ thấy mây nước vời vợi…Nhà thơ đã lắng nghe âm thanh của cảnh Đèo Ngang . Nhưng đó không phải là tiếng kêu của loài chim cuốc, chim đa đa . Mà nói cho đúng đó chính là tiếng lòng của nhà thơ . Nhà thơ mượn hình ảnh loài chim cuốc muốn gợi sự tiếc nuối về quá khứ, triều đại nhà Lê thời kì vàng son, hưng thịnh nay không còn nữa. Gia tộc của nhà thơ vốn trung thành với nhà Lê nhưng không thể nào theo một chế độ đã thối nát. Vả lại đây là lần đầu tiên có lẽ nhà thơ xa nhà nên “cái gia gia” gợi nỗi thủy chung, thương nhớ quê nhà. Cảnh vật vắng lặng, đơn chiếc, xót xa , buồn bã . Càng làm cho nhà thơ mỗi lúc nỗi buồn hoài cảm càng tăng .Cả thân xác lẫn tâm linh của nhà thơ hoàn toàn tĩnh lặng . Nhà thơ cảm nhận thế giới thiên nhiên nơi đây thật rộng khoáng, bao la . Trong khi đó, con người chỉ là “một mảnh tình riêng”. Con người mang tâm trạng cô đơn, trống vắng hoàn toàn. Thiên nhiên với con người hoàn toàn đối lập với nhau càng làm nổi bật tâm trạng cô đơn, phủ nhận thực tại của nhà thơ .“Qua Đèo Ngang” là một bài thơ trữ tình đặc sắc . Với cách sữ dụng ngôn từ trang nhã nhưng rất điêu luyện đã giúp người đọc thấy được bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu kín . Cảnh Đèo Ngang thật buồn vắng phù hợp với tâm trạng con người cô đơn hoài cảm . Từ bài thơ, cảm thụ tâm cảm của nhà thơ , ta càng cảm thông nỗi lòng của tác giả và kính phục tài năng thi ca của bà Huyện Thanh Quan .
Tác giả cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Nỗi cô đơn đc thể hiện qua cụm từ ta vs ta. diễn tả nỗi buồn khi ko có ng nào bên cạnh tâm sự. nỗi nhớ tộ cùng chỉ mk tác giả.việc điệp lại từ ta cho ta thấy tác giả rất buồn khi đứng ại nhìn trời, non, nc.chỉ mk tác giả đứng giữa muôn trùng núi,đèo, sự lạc lõng đc thể hiện ngay trong chính câu thơ.
Cảnh thiên nhiên đèo Ngang lúc về chiều qua cảm nhận của Bà Huyện Thanh Quan có cỏ , cây , hoa , lá , có cả tiếng chim .... nhưng hoang vắng , cuộc sống của con người chị thể hiện lên thấp thoáng : vài chú tiều , lác đác mấy nhà chợ ....
- Mượn cảnh đèo Ngang để nhà thơ ngụ tình . Đó là tâm trạng hoài cổ , man mác buồn và tâm trạng cô đơn của nhà thơ