Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Bảo Trâm
Xem chi tiết
Hosimiya Ichigo
1 tháng 5 2019 lúc 20:45

Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ rất hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của bố. Bố mẹ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của bố mẹ trong lòng, Mẹ là người đã sinh ra tôi và nuôi dưỡng tôi thành người. Em luôn biết ơn và kính yêu mẹ rất nhiều!

Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bệnh cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp bạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.

Khi tôi lớn lên mẹ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi rất nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng mạch lạc, viết sao cho thật ngay ngắn thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở ngăn nắp, quần áo gọn gàng để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho lễ phép, đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp nấu ăn, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.

Mỗi khi tôi yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, tôi thường tìm đến mẹ để chia sẻ để tâm sự. Những lúc đó, mẹ lắng nghe tôi nói và khẽ gật đầu. Ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ đáng kính mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.

Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ dành cho con. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của bố mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ dành cho con, con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.

Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ rất hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của bố. Bố mẹ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của bố mẹ trong lòng, Mẹ là người đã sinh ra tôi và nuôi dưỡng tôi thành người. Em luôn biết ơn và kính yêu mẹ rất nhiều!

Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bệnh cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp bạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi 

nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.

Khi tôi lớn lên mẹ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi rất nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng mạch lạc, viết sao cho thật ngay ngắn thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở ngăn nắp, quần áo gọn gàng để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho lễ phép, đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp nấu ăn, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.

Mỗi khi tôi yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, tôi thường tìm đến mẹ để chia sẻ để tâm sự. Những lúc đó, mẹ lắng nghe tôi nói và khẽ gật đầu. Ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ đáng kính mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan 

trọng và tuyệt vời nhất.

Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ dành cho con. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của bố mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ dành cho con, con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.

Nguyễn Thị Bảo Trâm
1 tháng 5 2019 lúc 20:54

Cảm ơn các bn nhiều nhé !

banana
Xem chi tiết
Đức Minh Nguyễn 2k7
4 tháng 12 2018 lúc 14:55

Câu 2:

Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.

Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.

Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.

Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.

banana
4 tháng 12 2018 lúc 20:29

thank you bạn Nguyễn Minh Đức

Xem chi tiết
✿.。.:* ☆:**:.Lê Thùy Lin...
10 tháng 10 2019 lúc 20:39

- Niêu cơm thần của Thạch Sanh có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục.
Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.
- Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
+ Niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình.

- Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
- Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

_No Way_
Xem chi tiết
βetα™
19 tháng 4 2019 lúc 20:49

I-li-a Ê-ren-bua (1891 - 1967) là nhà văn lớn của Liên Xô, đồng thời là một nhà báo xuất sắc trong đại chiến thế giới II. Những sáng tác của ông thấm đượm tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Nga. Cuộc đời nhà văn là tấm gương sáng về tinh thần chiến đấu và lao động không mệt mỏi. Ông đã có nhiều cống hiến lớn lao cho nền văn học Xô- viết hiện đại.

Bài văn Lòng yêu nước trích từ bài báo Thử lửa của I-li-a Ê-ren-bua viết năm 1942, giai đoạn đầu cuộc chiến tranh ái quốc vì đại chống phát xít Đức. Nó được coi là bài ca bất diệt về cội nguồn và sức mạnh lòng yêu nước của nhân dân Nga.

Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dân Xô-viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bài văn đã nêu lên một chân lí: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Ở đoạn văn này, tác giả giải thích về ngọn nguồn của lòng yêu nước. Nhận định của nhà văn được rút ra từ thực tiễn: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Tiếp đó, tác giả nói đến tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khiến cho mỗi công dân Xô-viết nhận ra vẻ đẹp hết sức quen thuộc của quê hương mình. Điều này được minh họa bằng một loạt hình ảnh đặc sắc thể hiện nét đẹp riêng của mỗi vùng trên đất nước Xô-viết. Từ đó dẫn đến nhận định khái quát: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Ngọn nguồn của lòng yêu nước đã được chứng minh, mở rộng và nâng cao thành một chân lí ở cuối đoạn văn.

Để nói về vẻ đẹp riêng biệt của từng vùng trên đất nước Xô-viết rộng lớn, tác giả đã lựa chọn những chi tiết tiêu biểu cho vẻ đẹp ở nhiều vùng khác nhau. Từ cực bắc nước Nga đến vùng núi phía tây nam thuộc nước Cộng hòa Gru-di-a, những làng quê êm đềm xứ Ư-rcù-na, từ thủ đô MátXCơ-va cổ kính đến thành phố Lê-nin-grát đường bệ và mơ mộng,...

Mỗi hình ảnh tuy chỉ là gợi tả qua nỗi nhớ nhưng vẫn làm nổi rõ được vẻ đẹp riêng và tất cả đều thấm đượm tình cảm yêu mến, tự hào của mọi người về quê hương mình.

I-li-a Ê-ren-bua đã diễn tả lòng yêu nước từ chỗ là một khái niệm trừu tượng thành một khái niệm cụ thể và dễ hiểu: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Có nghĩa là lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những sự vật, khung cảnh gần gũi thân quen quanh ta trong cuộc sống hằng ngày. Tình yêu ấy tạo nên sợi dây vô hình mà bền chắc, ràng buộc con người với làng mạc, quê hương, xứ sở.

Khi phải sống xa quê hương, tình yêu ấy càng trỗi dậy mãnh liệt trong lòng mỗi người. Giữa những khoảnh khắc im tiếng súng trong một cuộc chiến đấu gay go, ác liệt, mỗi chiến sĩ Xô-viết đều nhớ tới hình ảnh đẹp đẽ, thanh tú của quê hương mình: Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng cô nàng đùa gọi người yêu. Hay: Người xứ Uy-cơ-ren nhớ bóng dáng thùy dương tư lự bên đường, cái bàng lặng của trưa hè vàng ánh... Người ở thành Lê-nin-grát... nhớ tới dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga... Người Mạc-tư-khoa nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa là điện Cơ-rem-lanh, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của nước Nga... Như vậy là trong lòng người dân của bất kì miền quê nào, dù là miền núi hay đồng bằng, dù nông thôn hay thành thị... đều ẩn chứa những hình ảnh, kỉ niệm sâu sắc về nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Nhà văn Ê-ren-bua đưa ra một khái niệm thật giản dị, cụ thể về lòng yêu nước: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc. Giản dị và dễ hiểu bởi nó là một chân lí, một quy luật, chẳng khác nào dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu gia đình, yêu quê hương mở rộng, nâng cao lên sẽ trở thành lòng yêu nước.

Lòng yêu nước được bắt nguồn từ tình yêu với những vật bình thường, gần gũi, từ lòng yêu gia đình, quê hương. Nhưng lòng yêu nước chỉ có thể bộc lộ đầy đủ sức mạnh lớn lao của nó trong những hoàn cảnh thử thách gay go, mà lúc này là cuộc chiến tranh Vệ quốc ác liệt một mất một còn với quân thù. Chính trong hoàn cảnh ấy, cuộc sống và số phận của mỗi người gắn liền làm một với vận mệnh của Tổ quốc và lòng yêu nước của nhà văn đã được thể hiện với tất cả sức mãnh liệt của nó.

Không thể chấp nhận một lòng yêu nước mơ hồ, chung chung. Lòng yêu nước phải đi đôi với những suy nghĩ, hành động thiết thực và được bộc lộ rõ ràng nhất trong lửa đạn chiến tranh. Trước sự tồn vong của Tổ quốc, mỗi người dân Nga đều hiểu lòng yêu nước của mình lớn đến dường nào. Họ yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô-viết. Ai cũng cảm thấy mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa, bởi nước Nga thiêng liêng đã trở thành máu thịt, thành linh hồn của mỗi người.

Trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống phát xít Đức xâm lược, nhân dân Nga càng yêu đất nước bao nhiêu thì càng căm thù bọn cướp nước bấy nhiêu. Họ đã biến lòng căm thù ấy thành hành động cụ thể. Mỗi làng quê, thành phố của nước Nga là một pháo đài, mỗi người dân Nga là một chiến sĩ kiên cường, dũng cảm.

Lòng yêu nước chân chính là cơ sở để phân biệt rạch ròi sự khác biệt giữa người lính Hồng quân - người anh hùng cầm súng bảo vệ Tổ quốc và tên lính Đức - đứa hung phạm, kẻ sát nhân nhà nghề. Lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các chiến sĩ Hồng quân đã khiến cho binh lính Đức khiếp sợ và khâm phục.

Gương hi sinh oanh liệt của năm chiến sĩ hải quân trong trận giao chiến ác liệt bảo vệ Xê-bát-xtô-pôn là bằng chứng hùng hồn cho lòng yêu nước: Họ đã ôm lấy nhau, gửi nhau lời chào vĩnh biệt và quấn lựu đạn vào người, lăn ra cản xe tăng địch. Hơn ai hết, họ là những người say sưa yêu mến cuộc sống nhưng cũng dám xông vào cái chết, hiến dâng sự sống của cá nhân để gìn giữ sự sống cho đất nước và dân tộc. Họ đã chiến thắng cái chết và trở thành bất tử bởi tinh thần hi sinh cao cả của họ đã thổi một nguồn sống mới vào lòng triệu con người; nó đã mở rộng và luyện chắc linh hồn nước Nga; nó sống mãi giữa trận chiến đấu ác liệt nhất trong năm nay; nó còn sống cả sau ngày thắng lợi giữa muôn hoa rực rờ tung nở trên khắp các đồng quê và trong những giọng hát trong trẻo nhất của một bầy thiếu nữ đồng ca. Tổ quốc Liên bang Xô-viết và nhân dân ngàn đời ghi nhớ công ơn của những người anh hùng cứu nước. Vinh quang bất diệt thuộc về họ.

Lòng yêu nước là một tình cảm vô cùng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh của mọi suy nghĩ, hành động, sáng tạo ở mỗi con người chân chính. Đoạn văn trên đây của I-li-a Ê-ren-bua không chỉ ngợi ca lòng yêu nước và cổ vũ toàn dân xông lên chiến đấu chông phát xít Đức bảo vệ Tổ quốc, mà còn xứng đáng được coi là bài ca bất hủ về lòng yêu nước không chỉ của riêng nhân dân Nga mà còn là của chung nhân loại trên trái đất này.

Uzumaki Naruto
Xem chi tiết
Edogawa Conan
21 tháng 11 2016 lúc 8:12

Tình cha con luôn là thứ tình cảm âm thầm, lặng lẽ nhưng mạnh mẽ và da diết. Chưa bao giờ em viết bất cứ một điều gì dành cho cha, bởi rằng có lẽ ngôn từ không đủ sức để diễn tả hết tình cảm đó. Và có lẽ em không đủ can đảm để viết ra những lời tự sâu trong trái tim dành cho cha. Đó là một người đàn ông đặc biệt trong cuộc đời em hôm nay và cả mai sau nữa.

Cha là người mang đến cho em một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc và nhiều yêu thương như thế này. Cha gánh trên đôi vai gầy cả một gia đình lớn, gánh hết ước mơ của những đứa con đang tuổi ăn tuổi học. Những điều cha làm cho chúng em chưa bao giờ là thừa, bởi với cha, tình yêu chưa bao giờ là đủ dành cho gia đình.

Cả cuộc đời cha nhọc nhằn, vất vả, tần tảo sớm hôm vì miếng cơm manh áo của gia đình, của những đứa con thơ đang trông ngóng trông từng ngày.

Nếu như mẹ âm thầm tần tảo sớm hôm thì cha là người đàn ông đầy nghị lực, gánh vác hết mọi chuyện lớn trong gia đình. Cha như cây đại thụ chống những cơn bão nổi dậy trong gia đình. Nếu không có ý chí, nghị lực và tình yêu phi thường thì cha không thể gánh vác được trách nhiệm lớn lao như thế.

Em vẫn thường bắt gặp hình ảnh người mẹ dịu hiền, đảm đang, tần tảo trong những câu thơ, áng văn của nhiều nghệ sĩ; nhưng hình ảnh người cha thật hiếm hoi. Có lẽ tình cảm giành cho mẹ rất dễ bày tỏ nhưng đối với cha thì rất khó khăn. Tuy nhiên không phải thế mà vai trò người cha trở nên giảm đi. Ngược lại vai trò và trách nhiệm ngày càng to lớn và được khẳng định mãnh liệt hơn.

Cha em là một người rất hiền lành, mọi việc trong nhà cha đều lo toan, những việc nhà cha cũng hay đỡ đần giúp mẹ. Có rất nhiều lúc mẹ cười bảo với mấy chị em rằng “Cha mấy đứa ai cũng khen giỏi giang, không ngại giúp việc nhà cho vợ”. Em rất tự hào vì có người cha tuyệt vời như vậy.

Em còn nhớ có một lần mẹ ốm, phải đi viện. Những ngày này cha vừa làm tròn vai trò người cha, vừa gánh thêm vai trò làm mẹ. Sáng sáng cha dậy nấu cơm cho con ăn, rồi đưa con đi học, rồi quét dọn, chăm sóc đàn heo vừa mới sinh. Cha lo lắng cho mẹ đến nỗi hốc hác cả gương mặt, đôi mắt cha trở nên nặng nề nhưng vẫn ánh lên niềm tin yêu trong cuộc sống.

Cha là con út trong gia đình của ông nội, các cô và bác đều đi xa. Cha gánh vác chuyện gia đình mình và gia đình lớn của ông nội. Cha vẫn đều đặn chăm sóc ông bà, thường xuyên dẫn ông bà đi khám sức khỏe định kì. Có nhiều lúc em thấy cha loay hoay bên bếp lò, nấu bát canh chua cho ông bà nội. Bởi đây là món mà ông bà rất thích ăn. Cha đã tự tay vào bếp làm cho ông bà mà không cho các con nấu. Một cử chỉ bình dị nhưng đã nói lên được tấm lòng hiếu thảo, đáng trân trọng mà cha dành cho ông bà.

Cha là một người giàu đức hi sinh, vẫn luôn dành cho gia đình những điều tốt đẹp nhất. Có nhiều lúc đi làm về, em nhìn thấy sự mệt nhọc trên gương mặt cha nhưng cha vẫn nở nụ cười tươi, vẫn luôn mang đến cho gia đình không khí vui tươi nhất. Chưa bao giờ cha kêu ca, than vãn mệt mỏi hay cuộc sống có quá nhiều thứ phải lo toan. Đây là điều mà em học được ở cha, một đức tính là một người đàn ông cần có được.

Cha luôn là một người đàn ông tuyệt vời và vĩ đại nhất đối với gia đình em. Là tấm gương sáng về cách làm người mà em đã học tập được rất nhiều. Em mong sao cha luôn khỏe mạnh, vui vẻ để cả nhà em luôn được hạnh phúc sum vầy như thế này.

 

 

 
bê trần
6 tháng 12 2016 lúc 19:59

Đối với bản thân mỗi người, mẹ luôn là người vô cùng quan trọng. Mẹ mang nặng đẻ đau sinh ra chúng ta, mẹ chăm lo cho ta từng bữa ăn, giấc ngủ và dạy ta nhiều điều để ta vững bước trên đường đời. Những lời hát ru và dòng sữa mát lành của mẹ luôn in đậm trong ký ức và tiềm thức của mỗi chúng ta.

Đối với riêng tôi, đứa trẻ không còn mẹ khi lên 3 tuổi thì ký ức của tôi về mẹ không nhiều. Đó chỉ là những cảm giác thân thuộc và gần gũi khi ai đó nhắc đến mẹ. Người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi là người cha thân yêu của tôi. Bởi cha vừa là cha, vừa thay mẹ chăm sóc tôi, nuôi dạy tôi nên người. Sáng nào cha cũng dạy rất sớm chuẩn bị bữa sáng cho tôi. Biết con gái thích ăn cơm rang nên buổi tối hôm trước cha thường nấu nhiều cơm để sáng hôm sau có cơm nguội rang cho tôi. Cơm rang cha làm, tôi lúc nào cũng ăn được hai bát. Không những vậy, cha tôi thường chuẩn bị quần áo cho tôi mặc đi học. Cha luôn dạy tôi rằng, là con gái luôn phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, vậy nên quần áo của tôi dù không nhiều những bộ nào cũng được cha tôi giặt và là phẳng rồi treo sẵn trong tủ cho tôi. Ăn sáng và mặc quần áo xong cha trở tôi đi học trên chiếc xe máy mà ông nội đã để lại cho cha khi ông qua đời. Chiếc xe đó dù đã cũ những đó là tất cả tài sản của hai cha con tôi. Nhà tôi ở xa trường, đường thì khó đi nên ngày nào cha cũng trở tôi đi học rồi lại đón tôi về. Dù trời nắng hay trời mưa, có lần khi trở đi tôi đi học về do đường trơn nên cha bị ngã xe nặng lắm, vậy nhưng chưa bao giờ cha cảm thấy vất vả và cáu gắt lên với tôi. Đã có lần tôi trách cha vì đến đón tôi muộn để tôi phải chờ và bị đói nhưng cha cũng chỉ mỉm cười và nói xin lỗi tôi. Tôi thực sự cảm thấy thương cha tôi vô cùng.

Cuộc sống của hai cha con cũng vất vả, ngoài lo việc gia đình cha tôi làm công việc chính là thợ xây. Những ngôi nhà gần nhà tôi cũng có một phần tay cha tôi xây nên. Tôi luôn tự hào về người cha đáng kính của tôi. Mặc dù mẹ tôi không còn nữa, dù đôi khi tôi cảm thấy tủi thân và thiệt thòi nhưng suy nghĩ đó của tôi chỉ là thoáng qua bởi bên cạnh tôi luôn có một người mẹ thứ hai là cha tôi. Dù là con gái nhưng chuyện gì tôi cũng tâm sự với cha, có những lúc cha ủng hộ suy nghĩ của tôi nhưng cũng có những lúc cha cho tôi những lời khuyên bổ ích để tôi biết tôi làm thế đúng hay sai? Cha thay mẹ chăm sóc cho tôi mọi thứ từ bữa ăn đến giấc ngủ. Cha tôi khéo tay lắm, món gì cha cũng nấu rất ngon nhất là món thịt kho tàu, khi nào cha nấu món này thì tôi ăn được rất nhiều cơm. Buổi tối, trước khi đi ngủ cha luôn dặn tôi rằng phải sắp xếp sách vở trước để chuẩn bị cho ngày hôm sau, nếu mai có dạy muộn thì cũng không bị quên sách vở. Những lời dạy của cha đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều. Là con gái nên có những lúc tôi nhớ mẹ da diết, nhưng rồi nhanh chóng tôi lại nghĩ đến cha tôi và vui lên. Có cha ở bên cạnh, tôi thấy mình có đủ sức mạnh để vượt qua và làm được mọi thứ.

Trong suy nghĩ của tôi, cha là một người tuyệt vời nhất trên thế gian. Dù cuộc sống có vất vả thế nào thì tôi luôn tự dặn lòng mình phải cố gắng học tập thật tốt để cha luôn cảm thấy hãnh diện về tôi. Tôi sẽ luôn nghe lời cha và không bao giờ làm cha buồn lòng để cha luôn mạnh khỏe và sống hạnh phúc bên tôi.

Trần Thị Thu Hường
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Uyên
9 tháng 12 2017 lúc 20:51

câu 2:

   Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người  đã quên.

Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.

Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng  chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.

“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời  mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.

Lê Văn Quân
9 tháng 12 2017 lúc 20:57

bánh trôi nước :Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.

Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu thơ tiếp theo:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.

tiếng gà trưa:

 Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người  đã quên.

Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:

 !-->

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.

Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng  chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.

“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời  mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.

k nhế

Nguyễn Phương Uyên
9 tháng 12 2017 lúc 20:50

câu 1:   

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.

Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu thơ tiếp theo:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.

Cảm nghĩ về bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

Ở câu thơ thứ ba:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

Nguyễn Thanh Vân
Xem chi tiết
Thảo Phương
18 tháng 10 2016 lúc 20:19

  Trong cuộc sống của mỗi người, chắc ai cũng từng đến trường, để tiếp thu những kiến thức, những điều mới mẻ mà thầy cô và bạn bè mang lại. Ngôi trường, nơi ươm những ước mơ, nơi để lại biết bao nhiêu kỷ niệm vui lẫn những kỷ niệm buồn của một thời áo trắng, một thời để nhớ một thời để thương.Mái trường đem lại niềm vui cho nhiều học sinh. Nhiều bạn đã thể hiện tài năng từ mái trường tiểu học, và họ ít nhiều đều giữ được những kỷ niệm đẹp về mái trường xưa.Dưới một mái trường, những người dạy học mới thực sự có những suy nghĩ chín chắn về công việc, về học sinh và về các đồng nghiệp của mình.Trong suốt quãng đường dài giữa hai mùa hạ, người giáo viên có đủ thì giờ để đưa học sinh của mình đến bờ bên kia. Cô giáo được xem là người mẹ hiền và tập thể giáo viên cũng là gia đình của mỗi thầy giáo, cô giáo.Gia đình này giúp cho mỗi người làm công tác giáo dục thêm gắn bó với nơi mình đang làm việc. Và một cách tự nhiên từ đáy lòng mình, mỗi giáo viên đã gọi ngôi trường mình đang giảng dạy là "mái trường của tôi "."Mái trường của tôi" là tình cảm, là tấm lòng, là niềm tin của mỗi giáo viên gửi vào nơi mà mình gắn bó bao năm tháng! "Mái trường của tôi"cũng là tiếng nói tự hào về những công việc đã làm được của nhà trường để góp phần làm cho quê hương thêm tươi đẹp.

Nguyễn Thanh Vân
18 tháng 10 2016 lúc 20:04

Làm ơn hãy giúp mình với, mọi người ơi!!!!!!!!!

Mình đang cần gấp lắm! 

Ai giúp mình thì mình thanks nhiều lắm nhé!

Nguyễn Thị Ngọc Bảo
15 tháng 7 2017 lúc 17:34

Mở bài:

-Giới thiệu đôi chút về trường(chiều dài lịch sử),trường gắn bó với mình như thế nào và trong thời gian gắn bó với trường cảm thấy đó là ngôi trường như thế nào(thân thiện,...)(chú ý khái quát chung)
Thân bài:

- Vài nét về trường(nổi bật thui nhé,tránh nhầm sang miêu tả trường)
-Thầy cô giáo ở đây như thế nào,tình cảm thầy trò....
-Từ khi vào trường đã có những kỉ niệm đẹp ntn(với trường,với bạn bè thầy cô)
-Trường là nơi giúp ta tiếp cận với những tri thức của nhân loại,biết được những kĩ năng sống để hoàn thiện bản thân và cho tôi biết thế nào là tình bạn,tình thầy trò với những kỉ niệm không bao giờ quên...

Kết bài:

Cảm nhận(tình cảm)chung về ngôi trường:sau này dù bước vào những ngôi trường mới ep hơn,tốt hơn nhưng sẽ nhớ mãi về ngôi trường này...(chủ yếu bạn nêu cảm nghĩ từ chính bản thân bạn nó mới thật,t nghĩ bài văn hay là bài văn xuất phát từ trái tim bạn,mỗi ngôn từ trong đó đều là những tình cảm của bạn dành cho trường

Minh Thư (BKTT)
Xem chi tiết
Ngô Châu Bảo Oanh
30 tháng 10 2016 lúc 19:47

tuổi học trò, ai cũng gắn bó với mái trường thân yêu và cây bóng mát. đối vs tôi, cây nào tôi cũng thương, cũng quý. nhưng tôi vẫn thích nhất là cây phượng. 1 cây bóng mát đã gắn bó vs tuổi học trò rất nh`.

vào mùa thu, cây phượng thật giản dị, tươi mới làm sao. ngày khai giảng của năm hok ms. cây phượng đã lớn lên rất nh`. nó cũng đã tỏa ra rất nh` tán lá rộng để che nắng cho chúng tôi. ôi!nhìn cây phượng đáng yêu làm sao. trên cành lá, đã có thêm những chiếc lá xah non trông thật đẹp. lấp ló sau sau những tán lá rộng là những chú chim cùng nhau hội tụ về đây, cùng đón niềm vui vs chúng tôi. mặc dù, nhìn cây phượng rất đáng yêu. nhưng trong những ngày trọng đại của trường tôi thì nhìn nó thật nghiêm túc, uy nghiêm.

khi mùa đông về, nhìn cây phượng trông thật đáng thương. những cành cây đã pải trút hết lá, chỉ cn` trơ trọi những cành cây khẳng khiu đứng giữa thời tiet761 mùa đông lạnh lẽo. lâu lâu, lại có những luồn gió hẹ bay thoảng wa. khi mùa mưa năm trc, vì 1 cơn bão lớn mà đã làm cho những cành lớn của cây phượng bị gãy. ai đi ngang wa cũng pải xót xa.

mùa đông kết thúc thì đến mùa xuân. những tia nắng nhè nhẹ của mùa xuân đã tiếp thêm cho cây 1 năng lượng tràn trề, những cành lá đâm chồi nảy lộc. chi sau vài ngày, cây phượng đã dk phủ 1 màu lá cây xah non trông đẹp vô cùng. vào ngay lúc này, cây phượng thật sum suê, tươi tốt

mùa hè, 1 mùa nóng trong năm. nhưng cây phượng lại đẹp nhất vào thời gian này. mà vào ngay lúc này cũng là mùa thi. những bông hoa phượng đỏ chói nở rộ, những tiếng ve lêu râm ran giữa buổi trưa hè. ôi! tôi thấy nó rất giản dị mà còn mang đâm chất của mùa hè nóng oi ả. những chùm hoa rung rinh trong nắng. mùa hè, khi kết thúc mùa thi. chúng tôi lại pải xa nhau, để lại những kỉ niệm đẹp mà chỉ có tuổi hok trò ms có dk. ôi chao! đúng là cái tuổi hok trò thật đẹp mà

tôi rất quý cây phượng. tôi thật sự ko mún xa nó chút nào. nhưng điều j ko pải là ko thề. vào ngay lúc này, tôi dag hok cuối cấp. pải xa cây phượng thật rồi, pải xa bn bè thật rồi. khi tôi lên THCS, 1 điều ms mẻ đã mở ra trước mắt tôi. lúc ấy, cái j cũng khác trường TH. nhưng dù tôi có xa cây phượng thì hình ảnh của nó và những kỉ niệm sẽ mãi khắc sâu tong tim tôi, ko bao giờ phai nhạt

Ngô Châu Bảo Oanh
30 tháng 10 2016 lúc 19:28

mk ko bik làm cây dừa nên làm cây phượng cho bn tham khảo nha

Trần Đăng Nhất
30 tháng 10 2016 lúc 19:28

Mỗi vùng đất đều có một màu xanh cây cối riêng, có vùng trồng nhiều cây bưởi, cây na, cây nhãn… còn riêng quê tôi ông cha từ đời xưa đã chọn cây dừa và cho đến ngày hôm nay những hàng dừa ấy vẫn xỏa bóng mát xuống bãi cát trên vùng biển tuổi thơ ấy. Tôi cảm thấy thêm yêu những bóng dừa quê tôi, nó không chỉ mát mà nó là một loài cây đặc trưng cho quê hương. Và đương nhiên những gì của quê hương dù xấu hay đẹp ( về hình thức) tôi đều yêu quý hết. Cây dừa quê tôi cũng như thế mà tự hào đi vào biết bao trang thơ khúc nhạc như bài cây dừa của nhà thơ Trần Đăng Khoa:

“Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao”

Về nguồn gốc cây dưa, thì theo các nhà khoa học dừa thuộc họ nhà cau, là một loại cây lớn và có thân đơn trục. chiều cao của nó lên đến 30 mét. Nguồn gốc của loài cây này được nhiều học giả quan tâm và tranh cãi. Người thì cho rằng nó ở khu vực Đông Nam Á, người lại nói nguồn gốc của nó ở miền tây bắc cảu khu vực Nam Mỹ. chẳng biết rõ như thế nào nhưng chỉ biết rằng ở nước ta đặc biệt là quê hương tôi cây dừa đã có từ rất lâu rồi. Cây dừa cao cao đã bao đời đứng chịu mưa chịu gió trên miền cát trắng tinh ấy. Thân dừa cao có những đốt như hổ vằn, thường có màu nâu sậm, đường kính khoảng 45 cm, cây dừa khỏe cao đến 25m. Còn thân dừa lùn (dừa kiểng) có màu xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra. Nhìn cây dừa thì không thể nào không nhìn thấy chúng mọc lên thành từng khóm một chứ không mọc đơn lẻ một mình. Những tán lá dài như những cánh tay phấp phới trong đên trăng như khẽ với tay gọi chào. Những cánh tay ấy thỉnh thoảng lại đung đưa như múa, khi héo đi thì chúng chuyển sang màu nâu. Những tàu dừa như cái lược, nó hiện lên hiền hòa với cảnh đẹp của quê hương. Thêm nữa là hình ảnh những chùm hoa trắng muốt tinh khôi trong trắng của dừa. Không thể quên kể đến những “đàn lợn con” trên cao. Hình ảnh những quả dừa giống như những chú lợn con nằm trụm vào nhau vậy. Chúng đung đưa theo thân cây mỗi khi gió về. Khi dừa già đi và những quả dừa rụng xuống chúng cứ theo sóng biển mà kéo nhau ra đến ngoài bờ biển kia. Những quả tròn màu nâu đứng cạnh nhau giống như những núi Vọng Phu tí hon vậy. Nhìn cảnh vật thật nên thơ nên tình, khiến ai một lần nhìn thấy thì khó có thể quên được.

 

Dừa có nhiều loại nhưng được chia thành hai nhóm chính là dừa lùn và dừa cao, dừa lùn hay còn gọi là dừa kiểng thường được trồng làm cảnh trong gia đình hoặc khu vui chơi công cộng. còn dừa cao lại gồm rất nhiều loại nữa. Đó là dừa xiêm trái thường nhỏ, màu xanh, nước ngọt, thường dùng để uống; dừa bị trái to, màu xanh đậm, thường được dùng trong chế biến thực phẩm. Dừa nếp: trái vàng xanh mơn mởn; dừa lửa lá đỏ, quả vàng hồng. Tiếp đến là dừa dâu trái rất nhỏ, màu hơi đỏ; dừa dứa trái nhỏ, màu xanh, nước ngọt, thơm mùi dứa. Và cuối cùng là dừa sáp cơm dừa vừa xốp, vừa mềm mại lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu vàng đục như sáp, chỉ có ở vùng Cầu Kè (Trà Vinh). Tất cả những loại dừa ấy đã thể hiện được sự phong phú của cây dừa.

Dừa không những mang lại cái đẹp cho vùng biển, đó là vẻ đẹp lãng mạn nên thơ mà còn mang đến những công dụng tuyệt vời cho đời sống con người. Chẳng có bài hát nào từng cất lên rằng “ cầu dừa trơn trượt lắm em ơi bây giờ không khéo té như chơi”. Lời hát đó đã nói lên công dụng đầu tiên của cây dừa. với đặc điểm thân hình cao đến 30 mét cây dừa được chọn làm thành những chiếc cầu bắc qua sông thay cho những cây cầu bằng gỗ. Thế mới biết được hết sự cứng cáp rắn chắc của cây dừa. không những thế những bông dừa trắng muốt được cắt xuống trang trí trong rất đẹp mắt. Những bông dừa già được mang xuống để làm thành giỏ hoa trông thật lạ. Ngoài ra dừa còn là một loại tốt cho ra vì thế đã không biết bao nhiêu các sản phẩm chăm sóc tóc chăm sóc da được tinh chế tư dừa. Tuy nhiên công dụng lớn nhất của dừa phải kể đến những quả dừa kia. Những quả dừa ấy trở thành một thứ nước giải khát trong những ngày nắng nóng oi ả, vị nước ngọt thanh mát chứ không ngọt lịm khiến cho người ta nhẹ nhàng phấn chấn hẳn lên, rồi khi quả dừa già đi người ta cạo hết phận vỏ khô cứng nâu bên ngoài để lấy phần cùi trắng bên trong ăn với cơm. Thịt kho tàu mà kho với dừa thì hết nói, những tiếng giòn tan khi cắn một miếng dừa, vị ngọt ấy quyện với vị mặn mà của thịt khiến cho chúng ăn ngon miệng hơn. Cùi dừa còn có thể ăn sống nữa, nó vẫn không thể nào mất đi vị ngọt thanh mát ấy. thêm nữa nếu khéo léo người ta còn cạo hết cùi dừa mà không làm vỡ phần vỏ cứng bên ngoài. Những vỏ nâu ấy được các bà các mẹ của chúng ta ngày xưa khoét hai lỗ trên gần miệng vỏ dừa sâu que vào làm thành một chiếc gáo dừa để múc nước tắm. Hẳn là chúng ta đã bắt gặp hình ảnh những người con gái yếm rũ lòa xòa trong cánh đồng hoa sen thơm ngát cầm chiếc gáo dừa tưới nước vào làn da trắng muốt của mình. Không những thế dừa còn có thể nấu lên để lấy dầu có chức năng làm ẩm mi tránh rụng mi, làm đẹp ra và mượt tóc. Về phần lá dừa thì những người dân Nam Bộ thường lấy là để lợp nhà. Có thể nói mọi bộ phận của cây dừa đều mang lại những lợi ích tốt đẹp cho cuộc sống của con người chính vì thế nên nó rất được ưa chuộng.

Như vậy có thể thấy hết được những vẻ đẹp và công dụng của cây dừa. Một loại cây rất đỗi thân quên và mến thương với những người dân Nam Bộ quê tôi. Mỗi khi nhìn thấy bất cứ hình ảnh nào về cây dừa mỗi chúng ta những ai có tuổi thơ gắn với nó thì làm sao không khỏi bâng khuâng chạnh lòng nhớ về quê hương yêu dấu, dưới bóng dừa ấy có những hoạt động vui chơi cũng như lao động của con người. Và để rồi nó đi vào nhạc họa thơ ca, một khúc ca quê hương đã khác họa vẻ đẹp của cây dừa để rồi cả cây dừa và bài hát đó đều là những thứ đi qua năm tháng mà người ta vẫn nhớ mãi “ Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi những hàng dừa xanh xa tít chân trời”.

Dương Duy Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Mạnh Linh
27 tháng 2 2022 lúc 7:36

Sách là một kho tàng tri thức vô cùng bao la rộng lớn mà có khi đi hết cuộc đời ta cũng không khám phá được hết giá trị của những cuốn sách. Trong mỗi cuốn sách đều chứa đựng tri thức của loài người, được chọn lọc tích lũy từ ngàn xưa. Sách mang đến cho những người đọc nó niềm vui trong cuộc sống, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, cung cấp cho ta mọi tri thức về cuộc sống xung quanh. Chính vì vậy, một tác giả đã đưa ra nhận định: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.

Đầu tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một quyển sách tốt, sách được chia thành hai loại: sách tốt và sách xấu. Sách tốt là những cuốn sách với tri thức đúng đắn và tiến bộ, nhận thức đúng về các sự vật sự việc và con người, mà khi đọc những quyển sách này giúp ta nâng cao phẩm chất đạo đức, có tác dụng làm phong phú đời sống tinh thần. Ngược lại, sách được xếp vào loại sách xấu là những quyển sách có nội dung dung tục, tầm thường, không chính xác, xuyên tạc các sự việc không đúng với bản chất của nó, hoặc những nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục của đời sống con người, khi đọc những quyển sách này không những tầm hiểu biết của ta không được mở rộng mà còn khiến ta có xu hướng thiên về những hành động sai trái, thiếu đạo đức, những suy nghĩ tư tưởng hành động mà có thể bị xã hội lên án.

Vì vậy ta cần chọn cho mình những quyển sách tốt để nâng cao tầm hiểu biết về mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Đọc những quyển sách tốt có rất nhiều tác dụng, khi ta đọc sách về các kiến thức lịch sử , quyển sách tái hiện lại trong tâm trí ta những chặng đường lịch sử hào hùng của dân tộc, những mốc son chói lọi đánh dấu bước phát triển trong công cuộc giành được độc lập chủ quyền. Hay khi đọc những quyển sách về các kiến thức trong lĩnh vực đời sống, ta có thể học được phương pháp để làm một việc gì đó như học được cách nấu ăn, các phương pháp để học tập có hiệu quả, hoặc những mẹo vặt trong cuộc sống. Những tác phẩm văn học mang đến cho ta những giá trị nhân đạo và nhân văn sâu sắc, gơi dậy trong ta tình yêu thương bao la giữa người với người, sự đồng cảm với những cảnh ngộ éo le, cực khổ. Đọc “Truyện Kiều”, một trong những thi phẩm tuyệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, ta dành sự đồng cảm của mình cho nàng Kiều, người con có sắc đẹp “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, đa tài, cầm kì thi họa đủ cả mà bạc mệnh chịu nhiều gian truân không được hưởng hạnh phúc. Hay khi đọc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao ta cảm thương cho Chí Phèo, một người khát khao sự lương thiện nhưng bi kịch là không thể quay trở về cuộc sống vốn rất bình thường đó, kết cục là hắn ta đã giết Bá Kiến, người mà hắn cho là ngọn nguồn của mọi chuyện và rồi tự kết liễu đời mình. Đồng thời tỏ thái độ căm phẫn cái xã hội phong kiến thối nát đã tước đoạt đi quyền làm người lương thiện của con người mà cụ thể trong tác phẩm là Chí Phèo. Đó là tình thương, sự cảm thông nhưng cũng có khi là niềm vui nho nhỏ, là nụ cười nở trên môi cùng nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân, niềm vui khi ông biết làng mà ông ở không phải là ngôi làng theo Việt gian, đó là niềm tự hào dân tộc với những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta qua tác phẩm “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm hay sôi sục lòng căm thù thực dân Pháp qua bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Đó là những tình cảm lớn lao nhưng có khi đó là giọt nước mắt nóng hổi rơi trên trang sách khi đọc “Cô bé bán diêm” hay “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Có một ai đó đã từng nói: “Cuốn sách tốt nhất cho bạn là cuốn sách cho bạn nhiều cảm xúc khi đọc nó”, đúng như vậy, chỉ có những cảm xúc thật nhất, xuất phát từ trái tim mới có thể khiến cho ta khóc cùng các nhân vật trong tác phẩm hay chung niềm vui với họ.

 

Nhưng cũng có một số người không biết phân biệt đâu là sách tốt và đâu là sách xấu dẫn đến tình trạng hiểu sai về giá trị của những quyển sách, cho rằng tất cả các quyển sách đều như nhau, họ đâu biết rằng một quyển sách tốt cũng như một người bạn thân, cần có một số lượng vừa đủ và nên được chọn lựa kỹ càng.

Đúng như nhận định được đưa ra: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”, “người bạn hiền” đó nên được chọn lựa kĩ càng thì mới có thể đem lại cho bạn những giá trị đích thực trong cuộc sống. Bạn nên nhớ rằng, bạn sở hữu một cuốn sách hay trên giá sách của minh là bạn đã tìm được cho mình một người bạn tốt. Đây chính là nội dung mà lời nhận định muốn gửi gắm.

Siêu Xe
27 tháng 2 2022 lúc 8:35

Tham khảo

“Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới”. Lời nhận định ấy quả không sai. Nếu thiếu sách báo thì cuộc sống ta sẽ buồn tẻ, hụt hẫng biết bao. Sách giúp ta rất nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp ta giải đáp mọi thắc mắc, ưu phiền… Sách chẳng khác nào là người bạn của chúng ta. Cho nên khi bàn về ích lợi của sách, La Rochefoucauld có nhận định: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.

Trong cuộc sống, bất cứ thời đại nào, bạn thì có bạn tốt, bạn xấu. Sách cũng vậy, có sách tốt và sách xấu. Nếu ta đã từng được khuyên nên chọn bạn mà chơi thì câu nói trên cũng có giá trị tương tự như thế: Phải chọn sách tốt mà đọc. Thế nào là sách tốt? Đó là loại sách giúp ta mở mang kiến thức hiểu biết về cuộc sống, về con người, về đất nước, về thế giới… không chỉ hôm nay mà cả quá khứ xa xưa cũng như hướng tương lai sắp tới. Còn bạn hiền là sao? Là người giúp đỡ, xây dựng hướng dẫn ta học tập điều hay lẽ phải… Như vậy một quyển sách tốt và người bạn hiền có vai trò tương tự nhau, như nhà tư tưởng phương Tây đã ví von “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.

Sách không chỉ giúp ta biết được cuộc sống, số phận của người Việt Nam mà còn giúp ta thông cảm với những cuộc đời của những con người ở những vùng đất xa xôi trên thế giới. Đọc Cố hương của Lỗ Tấn ta thấy được cái nghèo khó, sự áp bức của xã hội đã biến một cậu bé thông minh hoạt bát trở thành một Nhuận Thổ nhút nhát, sợ sệt chấp nhận cái thân phận thấp hèn đáng thương hại. Cũng như bên trời Tây kia có những định kiến khắc nghiệt đối với những đứa trẻ không cha như Ximông bị người đời khinh khi luôn nghĩ đến cái chết. Rồi ở Mỹ, nơi nổi tiếng giàu có văn minh nhất thế giới vậy mà không ít người nghèo khó phải sống trong khu phố nhỏ hẹp bị bạc đãi không còn niềm tin – cô họa sĩ trẻ Jonxi bệnh hoạn luôn bi quan trước cuộc sống để số phận mình lụi tàn theo những chiếc lá rơi. Và cũng từ nơi ấy ta tìm được những tấm lòng nhân ái, biết chia sẻ nỗi bất hạnh với những người cùng khổ như mình. Chẳng hạn tấm chân tình của chú Phillip, sự hi sinh của bác Bơ Men luôn để lại trong lòng ta niềm xúc động dạt dào về tình yêu thương của con người. Thông qua sách, ta hiểu rõ được những bất công của xã hội và càng thấm thía hơn giá trị của cuộc sống tự do, công bằng, bác ái… Từ đó, giúp ta có ý thức tốt và có hành động đúng.

Những lúc buồn chán, sách lại là người bạn an ủi, giúp ta vui hơn qua “Những cuộc phiêu lưu kì thú”. Ta hồi hộp theo từng bước chân của Rô-bin-xơn Cru-xô với nhiều lo lắng. Ta sung sướng tự hào khi người anh hùng đó chiến thắng thiên nhiên, biển cả, đảo hoang… Và cũng chính những quyển sách như thế giúp ta thỏa mãn ước mơ chinh phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên khuất phục dưới bàn tay và khối óc con người.

Đọc những truyện cổ tích thần thoại, truyền thuyết dân gian ta thấy sách càng gần gũi, thân tình hơn. Những ông Bụt, cô Tiên, phép lạ luôn tạo cho ta niềm vui, sự thích thú. Và hình ảnh của những chàng dũng sĩ, những hoàng tử, công chúa… là dấu ấn tốt đẹp làm rạo rực lòng ta. Truyện xưa có giúp ta hiểu rõ một chân lí sống “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão”. Sách quả đúng là người bạn hiền đáng mến.

Tuy nhiên, trong thực tế không phải sách nào cũng tốt cả. Bởi lẽ bên cạnh những quyển sách có giá trị rất cần thiết cho chúng ta thì cũng co không ít những quyển sách vô bổ có hại đang có mặt rộng rãi khắp trên thị trường. Đó là những quyển sách đầu độc tuổi thơ, kích động bạo lực tuyên truyền văn hóa đồi trụy, mà ta cần phải tránh xa. Vì vậy, ta phải biết chọn sách tốt mà đọc. Nếu ta chọn được sách tốt tức là ta đã chọn được một bạn hiền.

Trong thời đại ngày nay, sách không phải là phương tiện duy nhất để cho con người giải trí, học hỏi, nhưng có thể nói sách mãi mãi là người bạn cần thiết cho chúng ta. Do đó ta phải yêu sách như yêu bạn, biết giữ gìn sách tốt như giữ gìn tình bạn. Vì thế nhận định của nhà tư tưởng La Rochefoucauld là một nhận định có giá trị muôn đời.