Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 10 2018 lúc 1:55

a) Thuận lợi

Quan hệ với các nước ASEAN, chúng ta có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, cụ thể như:

- Về quan hệ mậu dịch:

+ Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng 26,8%/năm (gần 30%).

+ Tỉ trọng hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.

+ Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.

+ Mặt hàng nhập khẩu chính là: nguyên liệu sản xuất như: xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.

- Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông - Tây tại lưu vực sông Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói nghèo.

b) Khó khăn

- Do chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế nên năng suất lao động của nước ta còn thấp, chất lượng hàng hóa sản xuất chưa cao, giá bán hàng cao khó cạnh tranh với hàng các nước khác sản xuất.

- Các nước Đông Nam Á có nhiều mặt hàng giống nhau càng dễ xảy ra cạnh tranh trong xuất khẩu.

- Sự khác biệt trong thể chế chính trị dẫn đến cách giải quyết các mối quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau nhiều khi gây khó khăn không cần thiết như: chúng ta có nhiều thủ tục hành chính khi giải quyết các hợp đồng, các giấy cấp phép hoạt động.

- Việc không cùng chung ngôn ngữ cũng gây những khó khăn lớn khi Việt Nam mở rộng giao lưu với các nước,...

Bình luận (0)
Thành Dương
Xem chi tiết
Kẹo Pông Gòn
Xem chi tiết
ღŇεʋεɾ_ɮε_Ąℓøŋεღ
31 tháng 1 2021 lúc 14:08

Iss:

+Thuận lợi

Quan hệ mậu dịch:Từ năm 1990 đến nay, tốc độ quan hệ mậu dịch với các nước ASEAN tăng 26, 8%Giá trị buôn bán với ASEAN chiếm 32,4% tổng giá trị buôn bán với quốc tế.Mặt hàng xuất khẩu chính là gạoMặt hàng nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử.Hợp tác để phát triển kinh tế: dự án phát triển hành lang đông – tây tạo điều kiện khai thác tài nguyên, nhân công ở vùng khó khăn, giúp xoá đói giảm nghèo.

 +Khó khăn

Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hộiKhác biệt về thể chế chính trị, bất đồng về ngôn ngữNhiều mặt hàng giống nhau, dễ xảy ra cạnh tranh trong xuất khẩu.
Bình luận (1)
Trịnh Long
31 tháng 1 2021 lúc 14:20

Thuận lợi:

 

Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.

Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, ytế và đào tạo nguồn nhân lực.

Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.

Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư; xóa đói giảm nghèo,...

- Khó khăn:

 

Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia.

Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,...

Bình luận (0)
Hachiko
2 tháng 2 2021 lúc 9:57

 

Thuận lợi:Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, ytế và đào tạo nguồn nhân lực.Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư; xóa đói giảm nghèo,...- Khó khăn:Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia.Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,..

Bình luận (0)
Tnguyeen:))
Xem chi tiết
Anh Thư Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 1 2018 lúc 6:55

Đáp án: D. Cả 3 ý trên.

Giải thích: (trang 60 SGK Địa lí 8).

Bình luận (0)
Taru kun
Xem chi tiết
Thành Danh Trần
Xem chi tiết
Trần Anh Tài
Xem chi tiết
Đoàn Minh Trang
5 tháng 2 2016 lúc 14:34

* Hoàn cảnh ra đời :

- Sau khi giành độc lập, bước vào thời kỳ phát triển kinh tế, các nước Đông Nam Á thấy cần có sự hợp tác để cùng phát triển và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

- Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều và những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập gồm 5 nước Indonesia, Malaixia, Philippin, Xingapo và Thái Lan

* Mục tiêu :

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

*Quá trình phát triển :

- Giai đoạn đầu ( 1967-1975), ASEAN là một tổ chức còn non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lèo, chưa có vị thế trên trường quốc tế.

- Tháng 2/1976, Hiệp ước Bali được kí kết, mở ra bước phát triển mới của các quốc gia Đông Nam Á.

- Từ năm 1984-1999, các nước Brunay, Việt Nam, Lào, Mianma, Campuchia gia nhập ASEAN.

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã phát triển thành 10 nước, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, xây dựng thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển nâng cao vị thế của khu vực và tổ chức trên trường quốc tế.

* Với Việt Nam

- Tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Khi gia nhập ASEAN, Việt Nam có cơ hội để hợp tác , phát triển kinh tế và văn hóa  nhưng cũng đặt ra những thách thức như giữ gìn bản sắc văn hóa, cạnh tranh kinh tế.

Bình luận (0)