Viết 10 đến 15 câu nêu suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc học
Viết đoạn văn (7\(\rightarrow\)10 dòng) nêu suy nghĩ của em về nạn phá rừng và tầm quan trọng của việc củng cố đê hiện nay
NẠN PHÁ RỪNG
Chưa bao giờ vấn đề bảo vệ thiên nhiên trở nên bức xúc như hiện nay. Trên báo chí, truyền hình… thậm chí trong chương trình học phổ thông, việc bảo vệ thiên nhiên trong đó có bảo vệ rừng được nhắc đến như bảo vệ sự sống còn của trái đất. Quả thực, khi nhìn những cánh rừng tiếp tục bị tàn phá, khôn một con người chân chính nào có thể làm ngơ. Là một hệ sinh thái cân bằng, nhắc đến rừng ta nhắc đến những loại cây cối lâu năm rậm rạp, tầng tầng, lớp lớp chen chúc nhau, nhắc đến những loài động vật phong phú, quí hiếm…Thế giới có những cánh rừng lớn nổi tiếng: Rừng Amazon (châu Mĩ), rừng lá kim (Nga), rừng Nauy (Bắc Mĩ)…Việt Nam trong thời gian dài cũng có những cánh rừng đáng tự hào, tổng diện tích chiếm đến ¾ diện tích lãnh thổ: rừng Việt Bắc, rừng Tây Nguyên…
Chiếm một phần đáng kể trong số diên tích đất liền ít ỏi của trái đất, rừng có vai trò lớn trong việc điều hòa sinh thái, phát triển kinh tế văn hóa xã hội của con người.
Ta thử tưởng tượng nếu màu xanh của rừng biến mất thì ai sẽ thanh lọc không khí, cung cấp oxi cho sự sống? Con người vẫn ca ngợi không khí ở vùng rừng núi trong lành, mát mẻ mà mệt mỏi sợ hãi sự ngột ngạt, yếm khí ở các vùng thành thị…Rừng, lá phổi của trái đất, một yếu tố không thể thiếu trong đời sống con người. Đời sống càng phát triển, càng nhiều nhà máy, càng nhiều các loại động cơ…càng cần có nhiều rừng để cân bằng không khí.
Trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, ngăn lũ lụt rừng cũng có vai trò quan trọng. Rễ của cây rừng lâu năm rậm rạp bền bỉ bám đất, giữ đất chống lại những trận càn quét của lũ lụt. Lá rừng rậm rạp cản lại vận tốc của những cơn mưa rừng dữ dội tránh xói mòn. Còn gì nữa? Thân cây gỗ lớn, những loại cây bụi tầng thấp cản lại vận tốc dòng chảy của lũ, tạo thời gian để ngấm nước, ngăn lại những cơn lũ ào ạt.
Bên cạnh vai trò cân bằng tự nhiên, rừng còn là một tài nguyên quí giá tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Không ai có thể phủ nhận nguồn lợi có được từ những thân gỗ lâu năm, từ những loài thảo dược, từ những động vật rừng, từ các khu du lịch sinh thái…
Có thể nói, rừng là nguồn tài nguyên vô giá, nếu mất đi thì khó có thể khôi phục lại được.
Vậy mà trong những năm gần đây con người với những suy nghĩ ấu trĩ thiển cận đã tàn sát không thương tiếc những cánh rừng trên khắp thế giới. Nạn lâm tặc hoành hành, hàng triệu cây cổ thụ nối nhau sụp đổ. Những vùng núi đồi trơ trọi, nham nhở; gốc cây bị cưa, bị chặt như vết cứa vào lá phỏi của trái đất. Báo chí hàng ngày vẫn đưa tin, đưa hình hàng triệu lượt thú rừng bị săn bắt, buôn bán trái phép…Chưa hết, còn những vạt rừng bị chặt, bị đốt vì thói quen du canh du cư của một số đồng bào dân tộc thiểu số. Thậm chí ở nhiều nơi, do tốc độ đô thi hóa quá nhanh mà diện tích rừng cũng bị thu hẹp…Linh hồn rừng xanh đang bị con người cắt xén, làm cho què quặt, yếu ớt. Thiên nhiên với con người có mối giao hòa từ mấy vạn năm. Thiên nhiên làm nảy mầm sự sống, là cái nôi nuôi dưỡng con người. Nay con người tàn phá thiên nhiên dữ dội, điều đó không khỏi khiến ta lo lắng.
Quả thực, rừng xanh đã đáp trả bằng một tiếng trách móc, ai oán. Song song với việc hàng vạn ha rừng đổ xuống, mất đi là việc tầng ozon bị thủng. Điều đó đồng nghĩa với việc con người sẽ được “hưởng” nhiều loại tia có hại của mặt trời: tia cực tím. Chưa kể đến những thiệt hại về kinh tế, chỉ cần nhắc đến những cơn lũ quét ào ạt, bất ngờ, những vụ sạt lở đất, sự xói mòn, nghèo nàn của đất…điều đó cũng nói đến những mất mát to lớn do việc rừng bị tàn phá gây ra. Thú rừng bị săn bắt bừa bãi, động rừng sẽ diễn ra, mối họa này không ai lường hết được. Thực tế ở Việt Nam, sự kiện những con voi ở Tánh Linh là một lời cảnh báo sinh động cho những ai dám xúc phạm sự uy nghiêm của rừng thẳm.
Nhìn những cánh rừng tiếp tục bị tàn phá, thấy lo lắng vô cùng cho sự sống của con người.
Xuất phát từ mối lo ngại trên, mỗi chúng ta cần có ý thức trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ sự sống của chính mình. Chúng ta có thể bắt đầu làm từ những việc nhỏ nhất: trồng cây xanh ở chính khu vực mình sống. Các cấp ngành tăng cường tuyên truyền về vấn đề bảo vệ rừng; xử lí nghiêm khắc các vi phạm bảo vệ rừng đồng thời cần phải định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số…
Màu xanh đất nước có sạch đẹp mãi được không điều đó phụ thuộc vào tôi, vào bạn, vào tất cả chúng ta. Mỗi người hãy thể hiện tình yêu đất nước, tình yêu cuộc sống bằng việc bảo vệ rừng, bảo vệ màu xanh thiên nhiên.
TẦM QUAN TRỌ̣NG VIỆC CỦNG CỐ ĐÊ(CHỊU)
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu làm giàu của con người ngày càng cao, họ có thể bất chấp tất cả mọi điều để đạt được những gì mà mình mong muốn, chính vì vậy rừng là một nguồn tài nguyên mà đem lại cho họ nhiều lợi lộc nhất, chính vì thế mặc dù rừng là nguồn sống, là tài nguyên vô giá của đất nước ta, nhưng nó cũng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá một cách nghiêm trọng và đáng báo động nhất.
Rừng không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, nó còn là lá phổi xanh của cả đất nước, nhưng lá phổi xanh đó lại dần bị mất đi, đang dần bị con người chúng ta tần phá một cách nghiêm trọng nhất, đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng và xóa sổ rừng. Liệu rằng lá phổi xanh mà bị phá hủy đi thì con người chúng ta sẽ ra sao, cuộc sống sẽ đến bước đường nào, khi không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước ngày càng khan hiếm và nguy cơ nhiễm các nguồn kim loại nặng ngày càng cao. Chính con người đang dần hủy hoại cuộc sống của họ chứ không phải ai khác.
Khi thấy hiện tượng chặt phá rừng ngày càng gia tăng thì bản thân là một người sống trong xã hội đó, tôi luôn cảm thấy cuộc sống của mình ngày càng bị đe dọa, và nguy cơ mất trắng rừng là ngày càng cao. Lợi ích trước mắt đã làm lu mờ đi ý chí và những quyết định đúng đắn của mỗi con người, họ sẽ làm tất cả những gì mà họ cần, đó là lợi ích, chứ không phải một lợi ích lâu dài, đó là gìn giữ được giá trị của dân tộc, gìn giữ được bản sắc, cũng như tinh hoa văn hóa của đất nước Việt Nam, mỗi con người chúng ta đều có thể thấy được điều đó.
Mặc dù báo chí và các phương tiện truyền thông khác cũng phản ánh một cách chân thực hiện tượng hiện nay, nhưng nó cũng chỉ làm giảm thiểu được đi phần nào sự phá rừng của mỗi người. Cách khai thác trái phép rừng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cuộc sống cũng như vận mệnh của đất nước.
Mỗi chúng ta đang dần bị ảnh hưởng bởi những hành động chưa đúng của con người, cuộc sống đang ngày bị đe dọa, khi nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, con người đổ xô chặt phá rừng để xây dựng những khu công nghiệp, hay là để thu lợi từ bán gỗ, tất cả những điều đó hậu quả nghiêm trọng cũng đều là con người phải gánh phải.
BÀI LÀM
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay, tình trạng phá rừng đang ở mức độ báo động đỏ. Hiện nay vẫn còn những kẻ phá rừng một cách vô thức, mặc dù rằng họ biết phá rừng là ai, nhưng cái sai đó ở mức độ như thế nào thì có lẽ họ chưa rõ.
Thật ra cái sai ấy rất nghiêm trọng. Họ có biết đầu rằng tàn phá rừng là tự thắt cổ mình vì sự tàn phá ấy chính là sự tàn phá môi trường sinh thái.
Rừng từ xưa đến nay luôn luôn là người bạn tốt, trung thành, tận tụy phục vụ cho con người và không có gì nguy hiểm hơn khi mất rừng.
Rừng luôn luôn gắn liền với sinh hoạt con người. Vì xung quanh ta, bao giờ cũng tồn tại sự có mặt của rừng. Vì xung quanh ta, từ một căn biệt thự nguy nga cho đến một cây thước, đôi đũa bạn cầm trên tay đều là của rừng. Rừng còn là kho thuốc vô tận mà thiên nhiên ban phát cho con người.
Không những thế, rừng còn là một nhà máy lọc không khí vô tận nhất mà không một nhà máy nào trên thế giới sánh kịp. Rừng trao đổi dưỡng khí cho con người, cho chúng ta kho thuốc quý. Rừng chống sa mạc hóa, cản sự xói mòn đất Rừng còn là nơi giải trí lí tưởng cho con người.
Thật không thể nào kể hết ích lợi của rừng với con người. Thế nhưng, con người đã trả công cho rừng bằng hành động tàn phá rừng một cách thô bạo. Tại sao chúng ta không thể nghĩ đến những nguy hiểm, tác hại khi mất rừng?
Khi rừng không còn tồn tại trên trái đất, trái đất sẽ khô cứng và lạnh lẽo biết nhường nào! Khi ấy, con người sẽ chết dần chết mòn khi đối diện với những ngôi nhà đồ sộ nhưng không có sự sống. Dẫu cho lúc đó có vàng bạc chất đống, con người cũng sẽ tiếc nuối những ngày tháng tươi đẹp đã qua, những ngày tháng mà cuộc sống gắn liền với màu xanh tươi, môi trường trong lành. Đến lúc ấy, sa mạc hóa sẽ diễn ra khắp nơi. Những tác hại mà trước kia ta không để ý tới, giờ đây trở thành thảm nạn, hạn hán khắp nơi, lũ lụt xảy ra liên tiếp. Thêm nữa là thú rừng không còn nơi sinh sống sẽ tràn xuống đồng bằng gây biết bao nhiêu tai họa. Nhân loại sẽ kiệt quệ với bầu không khí ô nhiễm nghiêm trọng. Con người sẽ chỉ còn chia nhau từng hớp không khí trong lành mà tiếc nuối, xót xa... Rõ ràng việc đốt rừng kéo theo nhiều hậu quả không lường được: nhiệt độ trái đất thêm nóng, bụi khói phủ nhiều nước. Từ đó những chứng bệnh trầm trọng phát sinh. Đúng là con người - có thể vô tình hoặc vì lợi ích cục bộ, trước mắt mà tàn phá rừng, đốt rừng - sẽ tự thắt cổ mình. Sai lầm ấy phải trả giá rất đắt, cho chính bản thân người phá rừng và cho cả cộng đồng. Ấy thế mà tốc độ tiêu diệt rừng càng nhanh trên phạm vi thế giới. Cảnh cháy rừng khủng khiếp ở Inđônêxia, ở Cà Mau... vừa qua là một bằng chứng hiển nhiên, tác động xấu đến nhiều nước trong vùng Đông Nam Á. Chẳng mấy chốc, rừng xanh biến mất! Biết bao cây quý, thú hiếm sẽ tuyệt chủng! Lẽ nào ta tự thắt cổ mình? Lẽ nào vì lợi nhỏ mà bỏ ích lớn. Hãy dừng cưa, dừng rìu hạ những cây cổ thụ phải hàng trăm năm mđi có được. Hãy thận trọng khi cầm mồi lửa giữa rừng. Hãy trổng thêm cây, gây thêm rừng thay vì diệt cây rừng bừa bãi. Giữ lấy rừng, không phải cho hiện tại, mà cho các thế hệ tương lai nữa. Thực tế đã chứng minh ràng muốn có một cánh rừng, phải cần nhiều năm. Trong khi đó, phá hoại một khu rừng chỉ cần một thời gian ngắn. Điều đó buộc lương tri mọi người phải thức tỉnh và hành động. Hội nghị thượng đỉnh quốc tế tại Braxin chỉ để bàn về một vấn đề duy nhất cấp bách: nạn phá rừng và việc bảo vệ rừng. Liên Hiệp Quốc cũng đã phát động, tuyên truyền việc giữ những cánh rừng. Ở một số nước, hàng ngàn người xuống đường biểu tình đòi bảo vệ rừng như bảo vệ sự sống còn của hành tinh này. Ở nước ta, rừng nguyên sinh Cúc Phương, rừng Nam Cát Tiên, rừng Tràm Chim.... là những khu rừng rất quý. Nhà nước đã có pháp lệnh bảo vệ rừng nhưng đó đây cây xanh vẫn bị hạ, rừng vẫn bị cháy vì một số kẻ muốn mau giàu bằng cách bất chính. Phải chăng những cơn lũ lụt ở Lai Châu, ở đồng bằng sông Cửu Long, và gần đây nhất là ở các tỉnh miền Trung... cũng do phần quan trọng là rừng đã và đang bị phá, bị mất dạng, cần kiên quyết hơn với những hành động tàn phá rừng.
Dù sống ở thành thị, xa rừng, nhưng chúng ta vẫn phải quan tâm tới rừng. Rừng vô cùng cần thiết đối với đời sống con người mà phá rừng tức là tự chui đầu vào thòng lọng và siết cổ mình.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 3 năm triển khai chương trình đê biển thuộc các tỉnh ĐBSCL với sự hỗ trợ của Trung ương, các tỉnh ven biển Tây Nam Bộ gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đã có nhiều cố gắng, sáng tạo, vượt qua những khó khăn về điều kiện tự nhiên không thuận lợi, hòan thành nhiều công trình kiên cố vững chãi. Đến nay, các tỉnh đã hoàn thành 6 dự án đắp đê, làm kè, xây cống; đang thi công 7 dự án và chuẩn bị khởi công 13 dự án. Việc triển khai dự án bước đầu đã mang lại hiệu quả trong việc ngăn chặn tác động từ biển, từng bước bảo đảm an toàn dân sinh, ổn định sản xuất, trong đó điển hình là đê biển Gò Công (Tiền Giang) Giồng Bàng (Trà Vinh); đê biển các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang... Tuy nhiên, do kinh phí hạn chế, hoạt động đầu tư còn mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ, chủ yếu tập trung tôn cao áp trúc thân đê. Những hạng mục, công đoạn trồng cây chắn sóng, bảo vệ mái đê, chống xói lở và cứng hóa mặt đê chưa đươc quan tâm đúng mức, thiếu kết hợp với mở rộng hệ thống giao thông ven biển.
Sau khi cùng với lãnh đạo các bộ ngành và 7 tỉnh ven biển Tây Nam Bộ khảo sát từ trên cao bằng phương tiện trực thăng và đi thực địa tuyến đê biển, Chủ tịch nước đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh tại thành phố Cà Mau. Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các tỉnh đều khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống đê biển; nhất là đối với khu vực ĐBSCL. Các đại biểu kiến nghị các bộ ngành của trung ương cần tăng mức vốn đầu tư hàng năm để hoàn thành chương trình vào năm 2020, trong đó chú trọng ưu tiên xử lý các trọng điểm xung yếu đang bị xói lở. Hiện nay nhiều tuyến đê biển chưa được khép kín và thường xuyên chịu tác động của mưa bão nên dễ bị xuống cấp. Do vậy, Trung ương cần đầu tư kinh phí để củng cố nâng cấp hệ thống đê biển đảm bảo đồng bộ, phát huy hiệu quả.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam là một trong năm nước chịu tác động mạnh của nước biển dâng. Cho rằng việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp phù hợp thực tế địa phương nhằm hạn chế sự tác động từ biển, bảo vệ dân sinh và môi trường là công việc quan trọng, Chủ tịch nước nhấn mạnh, hoàn thiện các tuyến đê biển cần kết hợp bổ khuyết những hạn chế trong thi công kè và cống, nhằm tránh hiện tượng sạt lở, tạo nên hệ thống giao thông liên mạch. Các tỉnh cũng cần quan tâm đến việc phát triển vành đai rừng phòng hộ, giữ rừng, bảo đảm an toàn cho đời sống của chính người dân ven biển.
Cơ bản đồng ý với thuyết trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch nước lưu ý, đê biển là một công trình phức tạp, đòi hỏi sự nghiên cứu thấu đáo, tham khảo ý kiến những quốc gia có kinh nghiệm để có một phương án tốt nhất đảm bảo được 2 yếu tố phát triển và hệ sinh thái. Chủ tịch nước đề nghị giai đoạn hiện nay cần khẩn trương tranh thủ nguồn vốn ODA nằm trong các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu của quốc tế, vì trong tương lai Việt Nam sẽ khó tiếp cận nguồn vốn rẻ. Bên cạnh đó, trong phân kỳ đầu tư cũng cần xác định rõ các chương trình cấp thiết để dồn sức đầu tư, tránh để càng lâu thiệt hại càng lớn và khó khắc phục:
Chủ tịch nước cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các Bộ nghiên cứu và nhanh chóng đề xuất chính sách mới đối với việc bảo vệ rừng phòng hộ, rừng cấm. Đối với các vùng mất đất do sạt lở, địa phương có trách nhiệm phối hợp với Trung ương để có biện pháp giải quyết dứt điểm.
Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và nói chuyện với bà con xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, tặng quà và động viên các hộ gia đình chính sách.. Chủ tịch nước biểu dương những nỗ lực cố gắng của người dân đất Mũi đã nỗ lực sáng tạo, có nhiều sáng kiến trong việc kết hợp trồng rừng chắn sóng, tạo bãi với việc kiên cố hóa các tuyến đê biển. Thăm hỏi bà con về tình hình lao động sản xuất, phòng chống thiên tai, Chủ tịch nước cho rằng những năm tới, ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu là vấn đề hệ trọng với mỗi quốc gia. Cùng với khai thác hiệu qủa tuyến đê biển, người dân cần cố gắng khai hoang, phục hóa, biến tiềm năng đất đai, thiên nhiên thành nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Chủ tịch nước cho biết căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế chung, Trung ương sẽ tiếp tục đầu tư phù hợp đối với các chương trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống nhân dân như đánh bắt xa bờ, nâng cấp hạ tầng giao thông. Chủ tịch nước nhấn mạnh: trong tổ chức cuộc sống cần hài hòa giữa phát triển kinh tế với đảm bảo môi trường hệ sinh thái rừng ngập mặn, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của biến đổi môi trường, nước biển dâng đến vựa lúa lớn nhất của quốc gia. Chủ tịch nước chúc bà con có một mùa vụ bội thu, đời sống khởi sắc, đạt nhiều thành tựu thiết thực chào mừng 37 năm giải phóng Đất Mũi, thống nhất đất nước.
Tại Cà Mau, Chủ tịch nước cũng đã đến thăm trạm Rađa cảnh giới điểm tận cùng của Tổ quốc, có nhiệm vụ quản lý các phương tiện bay thuộc khu vực Tây Nam Bộ, vùng lãnh hải quốc gia, các đường bay quốc tế Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trạm rada được trang bị hiện đại, nhiều năm liền không để lọt, chậm, sai sót nhất là ở các vị trí quan trọng trong chiến lược bảo vệ biển, đảo. Chủ tịch nước căn dặn cán bộ chiến sĩ tiếp tục phát huy kết quả đạt được và làm tốt hơn nữa công tác giữ gìn, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
* Trong chuyến công tác, tại Tp.Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước đã đến thăm và kiểm tra tại Công ty hàng không lưỡng dụng Sao Việt, thuộc Quân chủng Phòng không –Không quân. Đây là đơn vị kinh tế quốc phòng phục vụ ngành hàng không, được trang bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sửa chữa, khắc phục nhiều lỗi thuộc máy bay A320 thế hệ mới nhất.
Từ nội dung văn bản BÀN VỀ ĐỌC SÁCH . hãy viết đoạn văn nghị luận (7-10 câu) nêu suy nghĩ của em về tầm quan trọng của sách trong đời sống con người.
tham khảo
Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: “Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó”.
Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.
Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.
Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.
Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.
Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!
Em viết theo các ý này nhé:
Nêu lên câu chủ đề (Ví dụ: Sách là một trong những người bạn lớn của mỗi con người...)
Nêu khái niệm sách là gì?
Vai trò của sách?
Đọc sách giúp gì cho em trong các lĩnh vực?
Dẫn chứng?
Trái với việc coi trọng sách?
Liên hệ bản thân em?
Kết luận
viết đoạn văn 8 đến 10 câu nêu suy nghĩ của em về việc học online (những khó khăn, thuận lợi, những suy nghĩ mong muốn của em )
Đã đến giờ chúng em học online rồi, nhưng dịch quá!Chúng em không thể đi học được vì dịch covid, chúng em đành phải học online. Ngoài chúng em ra tất cả người khác đều vì dịch mà không thể đi làm, nuôi sống gia đình và bản thân. khi học online chúng em có khả năng không thể theo kịp được bài học, các cô giáo, thầy giáo cũng không thể dạy học chúng em sát xao được. Vì dịch nên luật pháp cũng ra quy định nghiêm ngặt hơn, các chú công an đứng ở chốt và quản mọi người cho ra đường. Khiến mọi người thường trốn ra ngoài đi làm kiếm tiền. Vì dịch nên trong cuộc sống xã hội cũng trở nên khó khăn hơn.
Tham khảo:
Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta nhớ lại Ebola, SARS bởi hậu quả mà nó để lại thật sự rất khó lường. Nó khiến hàng quán phải đóng cửa, giao thông bị phong tỏa, kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn định,... và cùng với đó là việc học sinh, sinh viên không được tới trường - một trong những điều đáng lo ngại nhất. Có người cho rằng, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu sẽ gây ra tình trạng hổng kiến thức nhưng cũng có những ý kiến đồng tình vì sức khỏe chung của cộng đồng. Thực chất, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học là điều tất yếu phải làm trong tình hình dịch bệnh căng thẳng và mỗi cá nhân cần có ý thức tự học. Việc chúng ta có bảo đảm kiến thức hay không hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự học bởi cho dù có đến trường nhưng lại lơ đễnh, lười nhác thì hoàn toàn không đem lại hiệu quả, thậm chí dịch bệnh còn lây lan, khó kiểm soát. Chúng ta hãy coi đây là "thời cơ" để bản thân tự tổng hợp, ôn luyện lại những kiến thức trong suốt quá trình học vừa qua, hiện nay, sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức chương trình học trên truyền hình, chúng ta hoàn toàn có thể tự trang bị kiến thức cho mình ngay tại nhà. Tự học cũng chính là biện pháp tốt để chúng ta đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiểu, hạn chế nguy cơ lây lan của vi-rút. "Người lạc quan sẽ thấy cơ hội trong thách thức, sẽ thấy thuận lợi trong cả khó khăn. Vậy nên hãy tranh thủ thời gian để ta tự học và rèn luyện, đồng thời cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò và tầm quan trọng của người thấy trong cuộc đời mỗi người.
Em tham khảo:
“Nhất tự vi sư – bán tự vi sư” không chỉ là câu nói có ý nghĩa trong xã hội xưa, mà cho đến ngày nay câu nói vẫn còn để lại ý nghĩa sâu sắc. Trong hành trình dài và rộng của mình, mỗi chúng ta đều được gặp gỡ, gắn bó với nhiều người thầy, người thầy nào cũng đều để lại một dấu ấn riêng chiếu rọi vào đời ta những thứ ánh sáng riêng biệt. Thầy là người đã dạy dỗ, truyền tải cho ta biết bao tri thức, văn hóa, lẽ sống, không chỉ vậy, thầy còn là người chắp cánh những ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp cho chúng ta. Mỗi một lời giảng của thầy là cả tâm huyết với nghề, chứa đựng niềm khát khao được chia sẻ kinh nghiệm, vốn sống của mình cho trò, những lời giảng ấy không đơn thuần chỉ là kiến thức học vấn mà còn đem đến niềm tin, tình yêu, nghị lực, lí trí và có những thứ đã trở thành kim chỉ nam để ta theo đuổi trong cuộc đời này. Thật vậy, công lao của thầy to lớn vô ngần, thầy đã hi sinh cả cuộc đời mình cho ta những bài học hay. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng, yêu mến thầy cô, sự trân trọng, biết ơn không phải chỉ những hành động lớn, những lời đao to búa lớn mới thể hiện tấm lòng của ta. Đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ như ta luôn chăm học, nghiêm túc nghe giảng cũng là lời tri ân chân thành, sâu sắc nhất của ta. Nhưng đáng buồn thay, lẽ sống đẹp này đang bị mai một dần trong xã hội hiện đại, chúng ta cần phê phán nhiều bạn trẻ có những hành vi thiếu lễ độ, thiếu tôn trọng và có những phát ngôn không tốt đối với thầy cô. Qua đó, mỗi chúng ta cần rút ra bài học cho mình, cần biết yêu mến quý trọng thầy cô và luôn dưỡng nuôi truyền thống “tôn sư trọng đạo”.
Tham khảo
Mỗi người chúng ta đều trải qua quá trình học tập và quá trình đó sẽ thật khó khăn, truân chuyên biết bao nếu chúng ta không có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo - những người giúp ta chập chững làm quen với kiến thức về thế giới xung quanh. Vì thế ta có thể thấy vai trò của người thầy cô trong nhà trường và việc giáo dục, truyền đạt kiến thức cho học sinh là vô cùng quan trọng.
Thầy cô - những bậc đàn anh đi trước, những người có trình độ hiểu biết cao, là người dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản phong phú, bao điều hay lẽ phải, hướng dẫn cho học sinh từng bước đi lên vững chắc. Dân gian ngày xưa có câu “Không thầy đố mày làm nên” đã cho thấy vai trò và trách nhiệm của người thầy cô là rất to lớn: Không chỉ cung cấp kiến thức, thầy cô còn dạy bảo ta nên người toàn diện, định hướng hình thành nhân cách mỗi con người chúng ta, góp phần xây dựng những nhân tài của tương lai mai sau.
Và ngày nay, xã hội ngày càng phát triển đưa vai trò của người thầy ngày càng lên cao. Kiến thức là một biển trời rộng lớn bao la, một học sinh không thể nào tự nắm bắt chọn lọc. Thì lúc đó vai trò của người thầy càng thể hiện rõ hơn, họ sẽ là người chỉ đường dẫn lối đưa học sinh đến gần hơn với kiến thức. Một người thầy có trách nhiệm là không chỉ dạy chữ mà còn biết quan tâm, chăm sóc tìm hiểu về học sinh bằng cả trái tim và lòng bao dung. Biết đánh thức tiềm năng trong mỗi học sinh, khơi dậy và phát triển cái nội lực của học sinh. Qua đó đã cho thấy vai trò của người thầy trong nhà trường ngày nay đó là người mở đường để người học tự thân vận động nhiều hơn. Gieo hạt nhưng hạt muốn vươn thành cây thì phải dựa vào chính bản thân mình. Dạy cho học sinh biết tự học, tự đọc sách, tìm tòi, tra cứu phát hiện ra những điều mới mẻ, sáng tạo ra nhiều phương pháp học hiệu quả. Nghĩa là giúp học sinh phát triển trí tuệ tư duy, tiếp thu kiến thức một cách chủ động chứ không phải thụ động dù là tri thức tiên tiến. Chính vì nhờ thầy cô, những đam mê, năng khiếu tiềm ẩn đâu đó trong ta mới được khơi dậy. Bên cạnh đó, một người thầy tốt là người có tấm lòng nhiệt huyết hết mình với nghề, truyền đạt cho học sinh bằng tất cả kiến thức mình có. Am hiểu học sinh, tìm ra những phương pháp hay giúp học sinh hiểu bài sâu và nhanh, khắc phục những khuyết điểm và tạo ra nhiều ưu điểm. Ân cần khuyên bảo khi học sinh mắc lỗi, không gây quá nhiều áp lực cho học sinh hay áp đặt học sinh một cách máy móc. Chính vì thế người thầy, người cô được ví như người cha người mẹ thứ hai của chúng ta. Họ cũng dành cho ta tình yêu thương nồng nhiệt, tốn nhiều công sức để truyền đạt kiến thức cho ta bằng cả tấm lòng.
Ngoài vai trò truyền đạt kiến thức của thầy cô thì vai trò của học sinh cũng quan trọng không kém. Là vì dù thầy cô tâm huyết tới đâu mà học sinh không có ý thức tiếp thu thì công sức của thầy cô cũng bằng thừa. Ta có thể thấy sự tác động qua lại giữa học sinh và thầy cô, thầy cô dạy hay học sinh càng có tinh thần học tập, và ngược lại học sinh học tốt học giỏi giáo viên sẽ có thêm động lực trong việc giảng dạy.
Qua đó ta có thể thấy vai trò của người thầy người cô trong nhà trường là rất rất quan trọng và cần thiết cho mỗi chúng ta. Vì thế để nhớ đến công ơn dạy dỗ của người thầy nước ta đã lấy ngày 20-11 để mọi người cùng nhau nhớ về những công lao dưỡng dạy của các thầy cô giáo năm xưa. Chúng ta phải biết nhớ ơn thầy cô: học thật tốt và thành công trong cuộc sống đó là cách thể hiện lòng biết ơn thiết thực nhất. Một lời nói lễ phép, một câu chào hỏi lễ phép cũng làm thầy cô thấy ấm lòng mà không cần phải quá cầu kỳ hay phức tạp, tốn kém, đối với thầy cô như thế là đủ.
Con đường đến với tri thức vốn gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy thầy là người dẫn đường chỉ lối, người luôn đồng hành bên ta, giữ một vị trí quan trọng trong tâm thức của mỗi con người. Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý”. Tóm lại, ta có thể thấy vai trò của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức trong trường học là vô cùng thiết yếu.
Từ bài “bài luận về phép học” em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc học và phương pháp học đúng đắn Giúp em với ạ! Em cảm ơn
Cần làm rõ những ý như sau cho phần thân bài :
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.
- Giải thích: Khái niệm về việc học: đó là quá trình rèn luyện, tiếp thu tri thức, học hỏi, tiếp cận với thực tế cuộc sống được thông qua sách vở, bạn bè, thầy cô,...
- Khẳng định sự cần thiết, tầm quan trọng của việc học đối với tất cả mọi người. Đã học thì phải học đều các môn. Luôn có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ thì mới hiểu và nắm vững một cách có hệ thống.
- Dẫn chứng: Gương học tập của Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, gương học tập của cô bé Trần Bình Gấm bán khoai bán vé số đậu ba trường đại học,..
- Bàn luận mở rộng:
+ Học tập là thước đo giá trị phẩm chất con người
+ Giúp ích cho xã hội, góp phần phát triển đất nước
+ Là chìa khóa mở cửa văn minh
- Tác hại của việc không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại đối với đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm: bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo,..trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội → Phê phán cuộc sống không đáng sống, trở nên vô dụng.
- Liên hệ bản thân.
( Mb và kb bạn có thể tự làm)
suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc tự học của học sinh hiện nay
Mọi người giúp em vs ạ!
hiện nay có một số bạn chưa quan tâm dến việc học em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc học
- Gợi ý:
+ Học không chỉ là bổ sung về tầm hiểu biết mà học còn giúp con người phát huy khả năng giao tiếp hằng ngày hay ứng phó với mọi tình huống...Học để làm chủ bản thân, học để đạt được ước mơ....
+ Mục đích của việc học là nhằm phục vụ mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cẩn nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau......
+ Học để tự khẳng định mình là mục đích sau cùng của việc học. Tự khẳng định mình là tạo lập được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống.
+ Từ việc học, mỗi người sẽ có thể khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất…
gười xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: "Nấu còn trẻ mà không chịu học hành đến khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích". Bên cạnh đó còn có những câu: “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ". Hoặc: "Bất học bất tri lí" (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).
Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đưòng duy nhất là học suốt đời.
Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.
Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết thu được chẳng đáng là bao.
Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cẩn nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp.
Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, nên người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.
Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những kiến thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đến những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia?. Như vậy là có biết bao kiến thức mới, kiến thức mới về cuộc đời, vẽ thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng trí mà còn bằng cả tâm hồn.
Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu,
Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên khoa học xã hội. Văn, Sử là những môn học cần thiết, nêu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc. Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế Ngoại ngữ. Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì là thiệt thòi lớn cho mỗi con người. Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là: "Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thi lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích".
Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.
Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.
Tri thức loài người mênh mông như biển cả ("Bể học vô bờ"). Dầu chúng ta có miệt mãi học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ Bác Hồ dạy: "Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lênin cũng từng khuyên thanh niên: "Học! Học nữa! Học mãi!". Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc học chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước ,giai đoạn mới.
a) Viết đoạn văn 7 đến 10 câu nêu suy nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác ,em học tập được gì qua đức tính giản dị ấy Trong đoạn văn có chứa trạng ngữ chỉ rõ b) Viết đoạn văn 7- 10 câu nêu suy nghĩ về trách nghiệm của học sinh trong việc phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ, chỉ rõ
Từ bài "Bàn luận về phép học " em hãy viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu theo nối quy nạp nêu nên tầm quan trọng của phương pháp "Học đi đôi với hành"
Việc học đi đôi với hành luôn là vấn đề thiết thực và quan trọng. Học mà không có hành thì chỉ là lí thuyết xuông, kiến thức không nắm vững, thực hành sẽ lúng túng, thất bại. Chính vì thế, học với hành có mối quan hệ mật thiết trong sự phát triển con người. Những người thực hành tốt sẽ có nhiều cơ hội, đạt đựoc thành công. Học là kim chỉ nam, hướng dẫn cho hành. Hành bổ sung, củng cố kiến thức cho học. Chúng ta cần phải luôn đem những thứ mình học vào trong thực hành thì mới đâp ứng được nhu cầu khắt khe ngày nay khi đất nước đang dần phất triển và hội nhập.