Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết
lương thanh tâm
13 tháng 11 2018 lúc 20:22

*Vềđối ngoại của Mĩ với một tiềm lực kinh tế - quân sự to lớn. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên tòan thế giới. Mĩ đã tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược... Tuy đã thực hiện được một số mưu đồ, nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong 10 năm (1991 - 2000) và vượt trội về các mặt kinh tế, khoa học - kĩ thuật, quân sự, các giới cầm quyền Mĩ rao riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có khoảng cách không nhỏ.

* Về Chính sách đối ngoại của Nhật Bản:

- Kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (9-1951), chấp nhận đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để Mĩ đóng quân, xây dựng nhiều căn cứ quân sự trên đất Nhật.

- Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được gia hạn thêm vào các năm 1960, 1970 và được nâng cấp vào năm 1996, 1997 làm cho chi phí quân sự của Nhật giảm (chỉ chiếm 1% GDP).

- Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế, nổi bật là mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á và ASEAN.



Nguyễn Hoàng Khánh Linh
13 tháng 11 2018 lúc 20:23

*Nhật Bản:

-Với "hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật" (1951), NB lệ thuộc vào Mĩ, được che chở và bảo vệ dưới"cái ô hạt nhân" của Mỹ, nhất là trong thời kì "chiến Tranh lạnh"

-Tìm mọi cách xâm nhập và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình bằng việc thi hành một số chính sách đối ngoại mêm mỏng vè chính trị và tập trung vào sự phát triển các quan hệ KT đối ngoại như trao đổi buôn bán, tiến hành đầu tư và iện trợ cho các nước, đặc biệt là với các nước ĐNÁ

- Sau "chiến tranh lạnh" từ đầu những năm 1990 NB đã dành nhiều nỗ lực để vươn lên trở thành 1 cường quốc chính trị, nhằm xóa bỏ hình ảnh mà TG thường nói về NB " một người khổng lồ về KT nhưng lại là chú lùn về chính trị" trong những năm gần đây NB đang vận động để trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ, dành quyền đăng cai tổ chức các hội nghị quốc tế, các kì thế vận hội hoặc đón góp tài chính vào những HĐ quốc tế của LHQ

*Mĩ:

-Đề ra " Chiến lược toàn cầu " với ý đồ thống trị TG

-CÁc hành động bành trướng xâm lược của Mỹ, thi hành "chính sách thực lực" thành lập các khối quân sự, viện trợ KT, quân ự cho các nước đồng minh, . ..

-Những thất bại nặng nề mà Mĩ đã vấp phải như can thiệp vào Trung Quốc (1945-1946), Cu BA(1959-1960), nhất là trong chiến ttranh xâm lược VN(1954-1975). Tham vọng của Mỹ là to lớn, nhưng khả năng thực hiện của Mĩ lại bị hạn chế(do nhân tố chủ quan và khách quan)

Nguyễn Minh Huyền
13 tháng 11 2018 lúc 20:17

đăng 1 câu thôi bạn ạ

Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết
lương thanh tâm
13 tháng 11 2018 lúc 20:26

* Về Nhật Bản :

- Kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (9-1951), chấp nhận đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để Mĩ đóng quân, xây dựng nhiều căn cứ quân sự trên đất Nhật.

- Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được gia hạn thêm vào các năm 1960, 1970 và được nâng cấp vào năm 1996, 1997 làm cho chi phí quân sự của Nhật giảm (chỉ chiếm 1% GDP).

- Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế, nổi bật là mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á và ASEAN.

* Về Mĩ:

- Từ năm 1945 đến năm 1973: Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng trở thành bá chủ thế giới. Trong năm 1972, Mĩ phát triển mối quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô.

- Từ năm 1973 đến năm 1991: Mĩ tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu”, với học thuyết Rigân, Mĩ vẫn tăng cường chạy đua vũ trang. Đến tháng 12/1989: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.

- Từ năm 1991 đến nay: Chính quyền B. Clintơn theo đuổi ba mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng”, Mĩ tìm cách vươn lên và chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.



Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết
lương thanh tâm
13 tháng 11 2018 lúc 20:28

- Từ năm 1945 đến năm 1973: Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng trở thành bá chủ thế giới. Trong năm 1972, Mĩ phát triển mối quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô.

- Từ năm 1973 đến năm 1991: Mĩ tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu”, với học thuyết Rigân, Mĩ vẫn tăng cường chạy đua vũ trang. Đến tháng 12/1989: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.

- Từ năm 1991 đến nay: Chính quyền B. Clintơn theo đuổi ba mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng”, Mĩ tìm cách vươn lên và chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.

* Về Nhật Bản :

- Kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (9-1951), chấp nhận đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để Mĩ đóng quân, xây dựng nhiều căn cứ quân sự trên đất Nhật.

- Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được gia hạn thêm vào các năm 1960, 1970 và được nâng cấp vào năm 1996, 1997 làm cho chi phí quân sự của Nhật giảm (chỉ chiếm 1% GDP).

- Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế, nổi bật là mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á và ASEAN.



Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết
Lý Diệu Hằng
13 tháng 11 2018 lúc 21:54

Chính sách đối ngoại của Mĩ:

Với một tiềm lực kinh tế-quân sự to lớn ,sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

-Giới cầm quyền Mĩ đã đề ra "chiến lược toàn cầu" nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa,đẫy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

-Mĩ đã tiến hành "viện trợ" để lôi kéo,khống chế các nước nhận viện trợ ,lập các khối quân sự,gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược...

->Tuy đã thực hiện được một số mưu đồ ,nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề,tiêu biểu là thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong 10 năm(1991-2000) và vượt trội về các mặt kinh tế,khoa học-kĩ thuật,quân sự,các giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách,biện pháp để xác lập trật tự TG"đơn cực"do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế.Nhưng giữa tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có khoảng cách không nhỏ.

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản:

-Sau chiến tranh Nhật Bản là nước bại trận->hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh.

-8/9/1951,NB kí vs Mĩ"Hiệp ước an ninh Mĩ Nhật"->NB chấp nhận đặt dưới "ô bảo hộ hạt nhân"của Mĩ và để Mĩ đóng quân,xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ NB.Hiệp ước Mĩ-Nhật đã được gia hạn vào các năm 1960,1970 và được nâng cấp vào những năm 1996,1997.Nhờ đó,trong thời kì Chiến tranh lạnh,NB chỉ dành 1% tổng sp quốc dân cho những chi phí quân sự ,còn tập trung sức vào phát triển kinh tế(trong khi chi phí quân sự của các nước khác là 4 -5%,thậm chí có nước lê tới 20%)

-Nhiều thập niên qua ,các giới cầm quyền NB thi hành một chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và tập trung vào phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại.

-Đầu những năm 90 của TK XX,NB nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình.

Lê Ánh
Xem chi tiết
Mai Thanh Thái Hưng
14 tháng 4 2022 lúc 20:40

REFER

- Ngày 8 - 9 - 1951, Nhật Bản kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”, chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ”, để Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

- Nhật Bản chi tiêu rất ít cho quân sự, thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng và tập chung phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại.

- Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình.

 

Từ sự phát triển Kinh tế của Nhật bản -VN rút ra đc bài học:Khai thác triệt để và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

 

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
19 tháng 11 2018 lúc 7:31

Chọn đáp án B.

- Đáp án A: Đặc điểm chính sách đối ngoại của Tây Âu.

- Đáp án B:

+ Từ năm 1945 đến năm 1950, Nhật Bản và các nước Tây Âu đều liên minh chặt chẽ với Mĩ.

+ Từ những năm 50 trở đi:

/ Nhật Bản vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước khác, đặc biệt là các nước Đông Nam Á và ASEAN.

/ Các nước Tây Âu đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Anh liên minh với Mĩ, Pháp và Đức trở thành đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế.

- Đáp án C, D: đặc trưng chính sách đối ngoại của Nhật từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
26 tháng 7 2019 lúc 5:47

Đáp án B

- Đáp án A: Đặc điểm chính sách đối ngoại của Tây Âu.

- Đáp án B:

+ Từ năm 1945 đến năm 1950, Nhật Bản và các nước Tây Âu đều liên minh chặt chẽ với Mĩ.

+ Từ những năm 50 trở đi:

/ Nhật Bản vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước khác, đặc biệt là các nước Đông Nam Á và ASEAN.

/ Các nước Tây Âu đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Anh liên minh với Mĩ, Pháp và Đức trở thành đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế.

- Đáp án C, D: đặc trưng chính sách đối ngoại của Nhật từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
12 tháng 12 2017 lúc 2:47

Đáp án B

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Tây Âu trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là liên minh chặt chẽ với Mĩ:

- Tây Âu: các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, đồng thời nhiều nước như Anh, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha, … tham gia NATO.

- Nhật Bản: Ngày 8-9-1951, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quan và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.