Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 5 2019 lúc 5:36

Sau nhiều lần mang quân xâm lược Âu Lạc thất bại, Triệu Đà lập mưu sai con là Trọng Thủy sang hỏi cưới Mị Châu. Khi được vua An Dương Vương đồng ý gả Mị Châu, Trọng Thủy xin ở rể và dụ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần. Trọng Thủy đánh cắp nỏ thần, trước ngày về nước còn hứa hẹn sẽ theo dấu lông ngỗng của Mị Châu để tìm nàng.

Trọng Thủy về nước rồi cùng Triệu Đà kéo quân xâm lược Âu Lạc, lần này, vua An Dương Vương chủ quan nên mất thành. Trọng Thủy tìm Mị Châu, lần theo dấu lông ngỗng của nàng tới bên bờ biển thì thấy xác của Mị Châu, bèn mang xác về Loa Thành an táng. Từ đó Trọng Thủy thương nhớ Mị Châu, khi nhìn xuống giếng thấy bóng của Mị Châu thì lao đầu xuống giếng chết. Người đời sau lấy ngọc trai ở biển Đông đem rửa bằng nước giếng thì thấy ngọc thêm sáng.

ABCXYZ
Xem chi tiết
emma
Xem chi tiết
nthv_.
18 tháng 9 2021 lúc 16:28

Tham khảo:

   Ở Hà Nội có lưu giữ một quần thể di tích lịch sử văn hóa gồm đền thờ An Dương Vương, am thờ công chúa Mị Châu và giếng Ngọc. Gây dựng nên từ lịch sử là truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy kể về quá trình An Dương Vương xây thành và chế tạo nỏ thần thành công nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, hai là kể về nguyên nhân khiến cơ đồ nhà nước Âu Lạc “đắm biển sâu” liên quan đến mối tình Mị Châu- Trọng Thủy. Trước tấn bi kịch đó là do sự lơ là cảnh giác của An Dương Vương và sự nhẹ dạ cả tin của Mị Châu trong việc giải quyết mối quan hệ quyền lợi dân tộc, đất nước với hạnh phúc cá nhân riêng tư. Hình ảnh nhân vật Mị Châu vừa cảm thấy đáng thương vừa đáng trách.

         Bằng việc lấy chi tiết, nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử kết hợp với yếu tố hư cấu làm nên thể loại truyền thuyết. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy đã khắc họa lại việc xây thành Cổ Loa của An Dương Vương, chế tạo nỏ thần và đánh thắng quân xâm lược. Vì sự chủ quan của An Dương Vương cũng như âm mưu gả con trai cho công chúa Mị Châu làm gián điệp âm mưu cướp nỏ thần đã dẫn đến việc nước Âu Lạc bị sụp đổ. Hình ảnh “ngọc trai- giếng nước” tượng trưng cho tấm lòng trong sạch của nàng Mị Châu.

         Xét về việc Mị Châu là một người vợ, nàng đã hoàn thành bổn phận, nàng đã trao cả tình yêu, cả giang sơn đất nước cho người chồng của mình. Nàng đã dâng hiến hết mình cho Trọng Thủy dù cho chàng lừa dối nàng. Người xưa có câu: “Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, đó là đúng đạo nghĩa của một người phụ nữ thời phong kiến. Cũng chính vì như thế, mà Mị Châu đáng thương hơn bao giờ hết, việc hôn nhân của nàng không thể tự mình quyết định, việc lấy Trọng Thủy đã được vua cha sắp đặt. Nàng theo chồng nàng đó là đạo nghĩa vợ chồng. Và với sự ngây thơ, trong sáng của mình, nàng hết lòng yêu chồng, tin tưởng chồng mới cho Trọng Thủy xem nỏ thần và tạo cơ hội cho hắn lấy cắp nỏ thần. Cuối cùng, trong tình yêu và đạo nghĩa làm vợ, nàng đã làm tròn bổn phận của mình.

         Xét về đạo nghĩa với đất nước thì nàng sai hoàn toàn, khi nàng đã tiếp tay cho kẻ thủ thực hiện âm mưu cướp nỏ thần, là người tiếp tay cho giặc đầy cha mình vào đường cùng, đẩy đất nước Âu Lạc xuống biển sâu. Nàng mang trong mình trọng tội với đất nước. Nàng yêu người đàn ông ấy một cách mù quáng, cho hắn xem nỏ thần và tạo cơ hội cho Trọng Thủy lấy cắp nó, không những vậy còn rắc lông ngỗng chỉ đường làm dấu cho kẻ thù tìm thấy mình và cha, đẩy cha mình vào đường cùng không lối thoát. Cuối cùng, trước sự mê muội, mù quáng của Mị Châu, An Dương Vương đã tuốt kiếm chém chết Mị Châu. Hành động đó như chính là sự trừng phạt nghiêm khắc lên kẻ mù quáng tiếp tay cho giặc, đó là sự răn đe, một bài học lịch sử cho con cháu sau này.

         Nhân dân ta vẫn bày tỏ một tấm lòng nhân từ trước sự trong sáng của nàng mà thêm chi tiết ngọc trai- giếng nước. Hình ảnh đó như chứng minh cho lời khấn trước khi chết của nàng “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Đó chính là niềm tiếc thương cho thân phận Mị Châu, một nàng công chúa với số phận bi đát, tội nghiệp.

         Suy cho cùng, nhân vật Mị Châu đã để lại trong lòng người đọc nhiều trăn trở. Nàng thật đáng thương khi tình yêu trong sáng bị lừa dối, phản bội nhưng cũng thật đáng trách khi quá mù quáng trao hết lòng tin cho kẻ thù. Như có người đã khẳng định: "Phút sai lầm của một người, dân tộc phải trả giá bằng ngàn năm nô lệ. Tội đó của Mị Châu không thể dung tha." Cuộc đời của Mị Châu như một bài học quý báu của chúng ta về việc xem nhẹ lợi ích của quốc gia mà tin vào tình yêu một cách mù quáng.

Khuất Thanh Nhàn
Xem chi tiết
Uyên Phạm
Xem chi tiết
Ngô Gia Bảo
Xem chi tiết
Trâm Bảo
Xem chi tiết
Leonor
7 tháng 11 2021 lúc 15:37

Tham khảo!

Trọng Thủy là một kẻ gián điệp,nghe lệnh của cha (TRIỆU ĐÀ),dụ MC cho hắn xem trộm nỏ thần.Sau khi xem xong hắn đã lam một cái nỏ thần giả để tráo nỏ thần thật,nhiệm vụ hoàn thành hắn tìm cách xin về phương nam để thăm cha.Lúc chia tay với MC,hắn hỏi MC <nếu mai này hai nước thất hòa ,ta biết tìm nang ở đâu...>Cuối cùng hắn mang nỏ thần về nước.Nhưng TT cũng là 1 nhân vật đầy bi kịch.Bi kịch ấy xuất phát từ nghĩa vụ và tình yêu.Hắn cưới MC không xuất phát từ tình yêu mà là nghĩa vụ của con đối với cha,cái bề tôi đối với chủ.Khi sống với MC ,TT mới nảy sinh tình cảm nhưng nghĩa vụ vẫn quan trọng hơn.Hắn đã lợi dụng tình yêu của MC để thực hiện mưu đồ đó.Lời từ biệt của TT với MC đã thể hiện sự xung đột mâu thuẫn giữa tham vọng xâm lược và khát vọng tình yêu.Khi thực hiện hành động xâm lược ,trong lòng TT chỉ còn nỗi đau tình yêu,hắn đem xác vợ mình về chôn cất.Tiếc thương MC,khi tắm thấy bóng dáng MC ,TT lao đầu xuống giếng chết.Vì vậy TT vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của âm mưu xâm lược.Cái chết bi kịch của TT là một bài học thấm thía,mâu thuẫn không thể dung hòa giữa âm mưu xâm lược và khát vọng tình yêu

 

Mạc Hy
Xem chi tiết
10-1-10- La Thiên Hạo
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 11 2021 lúc 16:44

Em tham khảo:

Ta là An Dương Vương, vua của nước Âu Lạc. Bây giờ ta đang ở dưới biển nhờ sự giúp đỡ của rùa vàng. Đến bây giờ ta vẫn nhớ như in việc ta đã làm mất nước ta vào tay kẻ thù như thế nào. Bây giờ ta sẽ kể lại cho mọi người chuyện đau lòng ấy mà có thể ta không bao giờ quên được.

Sau khi ta nổ lực xây thành nhưng hễ đắp đến đâu lại lỡ đến đấy. Một ngày nọ, ta gặp được Rùa Vàng và được ngài ấy giúp đỡ. Cuối cùng ta cũng xây được một ngôi thành kiên cố lấy tên là Loa Thành hay Cổ Loa.

Rùa Vàng ở lại ba năm rồi cũng trở về. Trước khi về ngài đã lấy vuốt của mình và trao cho ta rồi bào: "Người hãy đem vuốt này làm lẫy nỏ để chế tạo ra nỏ thần và chống lại quân giặc". Ta cảm tạ Rùa Vàng và tiễn ngài ấy trở về. Sau đó, ta làm theo và giao việc làm lẫy nỏ cho Cao Lỗ. Thế là ta đã có được một chiếc nỏ thần và khi bắn ra thì có một trăm mũi tên bay ra và giết chết hàng trăm quân giặc.

Khi Triệu Đà tiến quân sang xâm lược nước Âu Lạc, may nhờ có nỏ thần mà ta chiến thắng được Triệu Đà. Sau đó không lầu, Triệu Đà sang cầu thân xin cho con trai của mình là Trọng Thủy được kết thân cùng với con gái của ta là Mị Châu - đứa con gái mà ta hết mực yêu thương. Nhưng vì tình giao hảo giữa hai nước, ta đã đồng ý với hắn. Vã lại, ta nghĩ mình đã có nỏ thần trong ta nên kẻ thù không làm gì được.

Mà nhìn lại Trọng Thủy, ta thấy hắn cũng là một người anh tuấn. Nhìn bề ngoài trông hắn cũng không đến nỗi là người xấu nên ta mới đồng ý gã con gái ta cho hắn, chỉ mong Mị Châu được hạnh phúc. Nhưng vì quá thương con, không nỡ rời xa đứa con thân yêu và sợ khi về nước chồng sẽ không được coi trọng và hạnh phúc nên ta liền nghị với Triệu Đà cho Trọng Thủy sang ở rễ. Nào ngờ, Triệu đà đồng ý ngay mà ta nào biết âm mưu của hắn. Mãi đến sau này, ta mới biết ta đã vô tình tiếp tay cho kế hoạch của hắn.

Trong thời gian ở rễ, Trọng Thủy luôn tỏ ra là một con người tốt nên ta cũng chẳng mảy may nghi ngờ mà nới lỏng phòng bị. Ta nào ngờ hắn lại lợi dụng đứa con gái ngây thơ của ta. Hắn dụ dỗ Mị Châu dẫn đến nơi cất dấu nỏ thần và đánh tráo. Sau khi đạt được mục đích, hắn xin về nước thăm cha. Mị Châu nghe vậy lòng buồn rười rượi nhưng cũng đồng ý.

Không lâu sau, quả thật Triệu Đà đã mang quân sang đánh. Ta ỷ lại có nỏ thần nên vẫn ung dung ngồi đánh cờ. Đến khi giặc tiến quân đến sát cửa thành, ta mới sai người đem nỏ thần ra bắn. Lúc này, ta mới phát hiện nỏ thần không còn và biết rằng nỏ thần đã bị lấy trộm và thủ phạm là Trọng Thủy - chồng của con gái mình. Thấy thế quân khó chống, ta leo lên lưng ngựa và để Mị Châu phía sau, phi ngựa về hướng Nam. Chạy ra đến biển mà giặc vẫn còn đuổi theo. Ta liền kêu lớn: "Rùa vàng ơi mau đến cứu nguy". Rùa Vàng hiện ra và nói: "Giặc ở ngay sau lưng ngươi". Câu nói ấy làm ta bất ngờ vì phía sau ta chỉ có đứa con gái yêu quý. Nhưng khi nhìn thấy tấm áo lông ngỗng của con gái trở nên xơ xác thì ta liền tỉnh ngộ và nhận ra mọi chuyện.

Dù không muốn nhưng khi nghỉ đến việc nước mất nhà tan, làm hại bao nhiêu người dân vô tội thì ta đã tuốt kiếm xuống tay giết đi đứa con gái ruột của mình. Sau đó nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng mà ta xuống được biển và ở lại đến ngày hôm nay. Sau này, ta biết Mị Châu đã nhận ra lỗi lầm mà mình đã gây nên. Mị Châu nói rằng: "Nếu tấm lòng trung hiếu bị người đời lừa dối ta xin nguyện biến thành châu ngọc". Sau khi chết, xác Mị Châu biến thành ngọc thạch, còn máu được trai ăn vào hóa thành ngọc trai. Điều đó nói lên sự trung hiếu của Mị Châu với đất nước. Sau đó Trọng Thủy cũng đau lòng mà chết.

 

Qua bài học đắt giá này, ta muốn khuyên mọi người không nên chủ quan, khinh địch, dễ tin người, phải biết đặt lợi ích của mọi người lên trên lợi ích của cá nhân để không phải hối hận như ta.