Cho mình hỏi 2 câu vs:
1.Trật tự thế giới mới là gì ?
2.Xu thế hòa bình ,ổn định và hợp tác phát triển kinh tế có những thời cơ và khó khăn gì đối với nước ta?
Cho mình hỏi 2 câu vs:
1.Trật tự thế giới mới là gì ?
2.Xu thế hòa bình ,ổn định và hợp tác phát triển kinh tế có những thời cơ và khó khăn gì đối với nước ta?
1,
Khái niệm “trật tự thế giới mới” đã xuất hiện khá lâu trong ngôn ngữ chính trị phương Tây. Vào tháng 1-1918, Tổng thống Hoa Kỳ khi đó là Woodrow Wilson đã tuyên bố 14 nguyên tắc nổi tiếng của Hoa Kỳ khi tham chiến vào Chiến tranh thế giới thứ nhất và thiết chế của thế giới sau chiến tranh tại châu Âu, trong đó đã sử dụng cụm từ “trật tự thế giới mới”.
Trên thực tế, chỉ sau chiến tranh lạnh, khái niệm “trật tự thế giới mới” mới trở nên thông dụng và có ý nghĩa, với vai trò là một học thuyết chính trị. Cụm từ này được vị Tổng thống đầu tiên và cũng là Tổng thống cuối cùng của Liên Xô là Mikhain Goócbachốp tích cực sử dụng để đánh giá hệ thống quốc tế được hình thành sau chiến tranh lạnh. Và trong giai đoạn chiến tranh ở vùng Vịnh Ba tư, Bush cha, đã tích cực sử dụng thuật ngữ “trật tự thế giới mới” để mô tả tình hình thế giới. Chính Tổng thống Hoa Kỳ là người khiến công luận chú ý đến ý tưởng về trật tự thế giới mới.
Thập niên 1990 đánh dấu sự tan rã của Đông Âu mà pháo lũy cuối cùng là Liên bang Nam Tư cũng đã tan tành sau một chuỗi nội chiến. Thật nhanh chóng, các nước Đông Âu cũ gia nhập EU, quay lưng, thậm chí một số nước còn quay mũi súng lại nước Nga “cố cựu” khi gia nhập NATO.
Thế nhưng, cũng trong thập niên đó, một thế lực mới nổi lên ở Iran từ sau 1979 theo luật Hồi giáo “Sharia” và chủ trương chống “phương Tây tội lỗi”. Pakixtan, Ápganixtan cũng ngả theo xu hướng này. Vụ đánh bom tòa nhà Trung tâm Thương mại thế giới tháng 2-1993 với 1.550 cân Anh thuốc nổ là cảnh cáo đầu tiên của thế lực này.
Vụ tấn công Trung tâm Thương mại thế giới lần thứ hai, ngày 11-9-2001 là cuộc biểu dương lực lượng “đỉnh cao” của thế lực này, mà từ nay Hoa Kỳ gọi chung là Al-Qaeda tức “mạng lưới”. Cũng từ đó, Hoa Kỳ điểm mặt “trục ác ôn” là Iran, Irắc và CHDCND Triều Tiên với hai tội danh là nhà nước khủng bố và nguy cơ vũ khí hủy diệt hàng loạt
Không một quan hệ đối tác chiến lược nào giữa hai cường quốc hạt nhân - Nga và Hoa Kỳ được thiết lập, hơn thế nữa, trong những thập kỷ gần đây họ trở nên bất đồng hơn trên diễn đàn chính trị thế giới, rời xa những lợi ích dân tộc mà không có thể cũng chẳng gần nha. Thế giới đơn cực, với một siêu cường duy nhất là Hoa Kỳ cũng đã không trở thành hiện thực, còn khủng hoảng toàn cầu thì buộc chúng ta phải suy nghĩ lại một cách căn bản về toàn bộ hệ thống quản lý kinh tế thế giới. Thế giới đa cực, có nghĩa là thế giới dựa trên sự đồng tồn tại của một số trung tâm quyền lực ngang nhau và sự cân bằng giữa chúng, đã không thể đạt được. Các siêu cường truyền thống đã mất dần sự kiểm soát đối với các vấn đề nghị sự toàn cầu, chính sách của họ chủ yếu mang tính ngẫu hứng, tức thời; chiến thuật đối ngoại đã hoàn toàn thay thế cho chiến lược; hệ thống quốc tế bắt đầu phát triển một cách khó dự đoán và không thể kiểm soát. Thế giới sau chiến tranh lạnh không trở nên an toàn và ổn định hơn, ngược lại, nó trở nên nguy hiểm hơn.
Một thế giới vô cực bắt đầu được thiết lập – thế giới không có các trung tâm quyền lực và ảnh hưởng chủ đạo, không có thủ lĩnh và các mô hình nhà nước hấp dẫn. Trật tự thế giới mới thứ hai trong lịch sử chính trị hiện đại của nhân loại bắt đầu được thiết lập – cũng với những thành viên chủ chốt, nhưng đối lập với trật tự thế giới mà hai thập kỷ trước các chính trị gia và chuyên gia của nhiều nước đã từng nói đến với sự lạc quan lớn. Đó chính là trật tự thế giới một lần nữa mở ra trước mắt chúng ta những cơ hội mới. Nhưng đó cũng là trật tự thế giới đặt chúng ta trước những hạn chế khắt khe, những hiểm nguy, thách thức và những vấn đề địa - chính trị nan giải mới.
Chúc bạn học tốt nha!
Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế tạo ra thời cơ, thách thức gì đối với câc dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI.
* Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay:
Tháng 12/1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, mở ra một thời kì mới trong quan hệ quốc tế:
+ Xuất hiện xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
+ Đang xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.
+ Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
+ Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.
*Về thời cơ:
Từ sau “chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
- Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực.
- Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật thế giới và khai thác các nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
* Về thách thức:
- Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu, và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình.
- Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn nhiều hạn chế…
- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới…
- Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài…
- Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cần được lưu ý…
- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, đường lối phù hợp, nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hòa nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới
Thời cơ:
- Các nước có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
2. Thách thức:
- Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu.
- Hội nhập với thế giới nhưng các nước cần giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
⟹ Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp đưa đất nước từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.
nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay tại sao nói xu thế chung hòa bình ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc nhiệm vụ to lớ của nhân dân ta hiện nay là gì liên hệ trách nhiệm của bản than
Những xu thế phát triển của thế giới ngày nay bao gồm:
- Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
- Xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm.
- Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.
⟹ Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
* Thời cơ và thách thức đối với các dân tộc:
- Thời cơ:
+ Từ sau “Chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
+ Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực.
+ Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học – kĩ thuật và nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
- Thách thức:
+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình.
+ Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn hạn chế.
+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới.
+ Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài….
+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
⟹ Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp đưa đất nước từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.
* Trước xu thế phát triển của thế giới, theo em, nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay là:
- Tập trung phát triển nền kinh tế mạnh, bền vững để đưa đất nước đi lên hội nhập với quốc tế. Bởi kinh tế là nội dung quan trọng nhất, nó quyết định vị trí chính trị quốc gia trên trường quốc tế, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
- Nâng cao trình độ dân trí, hòa nhập với xu hướng phát triển chung của toàn nhân loại.
- Phát triển và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
- Xóa đói, giảm nghèo, lạc hậu, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong xu thế hòa bình ổn định và hợp tác phát triển, Việt Nam có những thời cơ thuận lợi gì
A. Ứng dụng các thành tựu Khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
C. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa.
D. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học kĩ thuật.
Đáp án D
Trong xu thế hòa bình và hợp tác phát triển, Việt Nam có những thời cơ thuận lợi sau:
- Hợp tác kinh tế: trên nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp đến ngoại thương với các dự án từ nhỏ đến lớn, hợp tác về kinh tế là động lực quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
- Thu hút vốn đấu tư nước ngoài: vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nếu sử dụng hợp lí sẽ làn nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế. Thực tế Việt Nam hiện nay, vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm vị trí qua trọng, trong đó có vốn đầu tư không hoàn lại.
- Ứng dụng khoa học – kĩ thuật: Khoa học – kĩ thuật có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, thay đối các nhân tố sản xuất (tư liệu sản xuất, người lao động).
Xu thế chung của thế giới ngày nay là “Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển” Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI. Theo em, xu thế đó đặt ra cho Việt Nam thời cơ và thách thức gì? Hãy liên hệ với bản thân cần phải làm gì ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và dự tính trong tương lai để góp phần hạn chế những thách thức đó?
Trong xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, Việt Nam có được những thời cơ và thuận lợi gì?
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất
B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động
C. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa
D. Hợp tác, phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học – kĩ thuật
Trong xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, Việt Nam có được những thời cơ và thuận lợi gì?
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
C. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa.
D. Hợp tác, phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học – kĩ thuật.
Em hãy nêu các xu hướng chuyển biến của thế giới thời kì sau “chiến tranh lạnh”?Tại sao nói: Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc.
Em hãy nêu các xu hướng chuyển biến của thế giới thời kì sau “chiến tranh lạnh”?Tại sao nói: Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc.