Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Dung Thùy
Xem chi tiết

Tham khảo:

    Tình cảm gia đình là một nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi sĩ, đã có rất nhiều tác phẩm làm xúc động lòng người khi viết về đề tài thiêng liêng này. Bài thơ “Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt cũng viết về đề tài này, thắp sáng tình cảm gia đình bằng hơi ấm thấm đượm tình bà cháu nồng nàn. Bằng những vầng thơ theo dòng hồi tưởng, gợi nhớ về tuổi thơ của đứa cháu xa nhà, bài thơ “Bếp lửa” đã ca ngợi đức hi sinh, sự tần tảo và tình thương bao la của bà, đồng thời thể hiện sự kính yêu và lòng biết tha thiết của cháu đối với bà.

    Bà đã chịu đựng tất cả nhọc nhăn, khôn khổ, mất mát, hi sinh. Bà đã góp gom, ấp ủ, chắt chiu, nhen nhóm. Những gì bị thiêu cháy trong ngọn lửa dã man, kì lạ thay, lại được hồi sinh trong ngọn lửa của bà! Cứ thế cuộc đời bà cháu được chở che, duy trì qua bao năm tháng. Cứ thế sự sống muôn đời được giữ gìn nuôi dưỡng, trường tồn. Chính ngọn lửa của lòng bà đã nhen lên ngọn lửa bền bỉ trong bếp lửa kia! Vừa kể lại, vừa tỏ lòng thương nhớ, biết ơn, vừa suy tư. Đến đây nhà thơ mới đúc kết về sự kì lạ và linh thiêng bếp lửa của bà:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp ỉu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lứa!

   Và đứa cháu hiếu thảo ấy giờ đây đã lớn, đã đi rất xa nơi bếp lửa của bà, đã biết đến khói trăm miền, đã vui với ngọn lửa trăm nhà. Cháu đã đi ra với đất rộng trời cao, đến với những chân trời hạnh phúc. Nhưng trong lòng cháu vẫn chỉ nhớ về ngọn khói đã làm nhèm mắt cháu thuở lên bốn, chỉ nhớ về ngọn lửa tảo tần nắng mưa nơi góc bếp của bà. Cháu chẳng bao giờ quên bếp lửa bởi đó là cội nguồn, bởi cuộc đời cháu đã được nhen lên từ trong ngọn lửa ấy

Giờ cháu đã đi xa.

Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chắc lúc nào quên nhắc nhở:

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa'?...

    Lời nhắc ấy là lời nhắc của ngọn lửa mà cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà? Thế là ngọn lửa của bà giờ đây đã cháy trong lòng cháu! Một bếp lửa của cuộc đời mới được nhen lên! Cứ thế, ngọn lửa của sự sống truyền đời bất diệt!
“Bếp lửa” là bài thơ cảm động! Tình cảm dạt dào trong lòng đã tìm đến một giọng điệu, một nhịp điệu thật phù hợp, ấy là nhịp bập bùng của lửa! Giọng kể lể và bộc bạch cứ tràn ra, cứ dâng lên, mỗi ngày một nồng nàn, ấm nóng. Đâu phải ngẫu nhiên bài thơ bắt đầu bằng một đoạn ba câu, rồi càng những đoạn sau, số câu trong từng đoạn nhiều mãi. Khi số lượng không nhiều, thì giọng thơ lại cuộn lên. Lối trùng điệp được sử dụng hết sức biến hóa. Những kiểu câu lặp lại, những vế câu láy lại, những lời nhấn nhá thật nhiều. Tất cả phối hợp với nhau góp phần tạo nên sự dạt dào xáo động của tâm tình, tất cả góp phần tạo nên cái nhịp chờn vờn, bập bùng, dai dẳng của ngọn lửa. Vì lối viết như vậy mà người đọc bị cuốn vào âm điệu thật đặc biệt. Đọc “Bếp lửa” chẳng những thấy được một dòng tâm tư sâu nặng dạt dào của một đứa cháu nghĩa tình hiếu thảo, mà còn như thấy rõ ngọn lửa cứ chờn vờn, bập bùng suốt cả âm điệu nồng hậu của bài thơ.

oki pạn
21 tháng 1 2022 lúc 12:57

khổ thơ nào pạn

Đỗ Tuệ Lâm
21 tháng 1 2022 lúc 13:02

Từ “nhóm” đầu tiên: “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” nhóm là động từ thể hiện một hành động làm cho lửa bén, cháy lên ngọn lửa và một bếp lửa hoàn toàn có thật có thể cảm nhận bằng mắt thường để xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt để nấu chín thức ăn và đó là một bếp lửa rất bình dị có ở mọi gian bếp của làng quê Việt Nam. Thế nhưng từ “nhóm” trong những câu thơ sau : “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi – Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui – Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” thì từ nhóm lại mang ý nghĩa ẩn dụ. Có nghĩa là bà đã “nhóm” lên, đã khơi dậy niềm yêu thương, những ký ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời mỗi con người. Bà đã truyền hơi ấm tình người, khơi dậy trong tâm hồn cháu tình yêu thương ruột thịt, tình cảm sẻ chia tình đoàn kết với hàng xóm láng giềng và rộng ra nữa là tình yêu quê hương đất nước

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 1 2017 lúc 9:39

Từ “nhóm” là động từ được lặp lại bốn lần trong khổ thơ thứ sáu và mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

    + Từ “nhóm” trong “nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” được sử dụng với nghĩa gốc thể hiện hành động làm cho lửa bén tạo ra nhiệt, để đun nấu, đây là bếp lửa thực tế, có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác.

    + Ba từ “nhóm” còn lại mang ý nghĩa ẩn dụ.

Người bà khơi dậy trong lòng đứa cháu những yêu thương, kí ức đẹp có giá trị trong lòng bà đã nhóm lên, đã khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời mỗi người.

    + Bà là người truyền hơi ấm, tình yêu thương, khơi dậy trong lòng đứa cháu những điều tốt đẹp về tình cảm gia đình, niềm lạc quan với cuộc sống.

    + Hình ảnh bếp lửa cũng từ đó in đậm, làm sống dậy những kỉ niệm tuổi thơ trong lòng đứa cháu, nhắc nhở đứa cháu nhớ về nguồn cội, về quê hương.

Quân
13 tháng 11 2021 lúc 17:33

Từ “nhóm” là động từ được lặp lại bốn lần trong khổ thơ thứ sáu và mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

    + Từ “nhóm” trong “nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” được sử dụng với nghĩa gốc thể hiện hành động làm cho lửa bén tạo ra nhiệt, để đun nấu, đây là bếp lửa thực tế, có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác.

    + Ba từ “nhóm” còn lại mang ý nghĩa ẩn dụ.

Người bà khơi dậy trong lòng đứa cháu những yêu thương, kí ức đẹp có giá trị trong lòng bà đã nhóm lên, đã khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời mỗi người.

    + Bà là người truyền hơi ấm, tình yêu thương, khơi dậy trong lòng đứa cháu những điều tốt đẹp về tình cảm gia đình, niềm lạc quan với cuộc sống.

    + Hình ảnh bếp lửa cũng từ đó in đậm, làm sống dậy những kỉ niệm tuổi thơ trong lòng đứa cháu, nhắc nhở đứa cháu nhớ về nguồn cội, về quê hương.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 7 2018 lúc 15:56

Điệp từ “nhóm” mang hai ý nghĩa:

- Nghĩa đen: Làm cho lửa bén vào củi, làm cho củi cháy.

- Nghĩa chuyển: Khơi lên, gợi lên những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn con người.

Qua từ “nhóm”, bà không chỉ là người nhóm lên một bếp lửa để nuôi cháu lớn lên mà bà con khơi lên, gợi lên những tình cảm trong cháu, giúp cháu hiểu thêm về quê hương, đất nước mình, hiểu thêm về những phụ nữ việt Nam, những người bà, người mẹ muôn đời tần tảo. Từ đó bồi dưỡng cho cháu niềm tin, nghị lực, tình yêu quê hương, lòng kính trọng, biết ơn đối với bà. Từ “nhóm”được lặp đi lặp lại như khắc sâu tình cảm thiêng liêng ấy.

_Yui
Xem chi tiết
uyen nguyen
Xem chi tiết
Vũ Thanh Lương
Xem chi tiết
_Yui
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 6 2018 lúc 15:12

Từ “nhóm” là động từ được lặp lại bốn lần trong khổ thơ thứ sáu và mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

    + Từ “nhóm” trong “nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” được sử dụng với nghĩa gốc thể hiện hành động làm cho lửa bén tạo ra nhiệt, để đun nấu, đây là bếp lửa thực tế, có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác.

    + Ba từ “nhóm” còn lại mang ý nghĩa ẩn dụ.

Người bà khơi dậy trong lòng đứa cháu những yêu thương, kí ức đẹp có giá trị trong lòng bà đã nhóm lên, đã khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời mỗi người.

    + Bà là người truyền hơi ấm, tình yêu thương, khơi dậy trong lòng đứa cháu những điều tốt đẹp về tình cảm gia đình, niềm lạc quan với cuộc sống.

    + Hình ảnh bếp lửa cũng từ đó in đậm, làm sống dậy những kỉ niệm tuổi thơ trong lòng đứa cháu, nhắc nhở đứa cháu nhớ về nguồn cội, về quê hương.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 5 2018 lúc 2:02

Hình ảnh con chim và hình ảnh bông hoa được lặp lại trong hai khổ thơ: khổ đầu và khổ thơ thứ tư.

   + Ở khổ thơ đầu, hình ảnh được miêu tả cụ thể gợi cảm mang ý nghĩa diễn tả sự tươi đẹp của cuộc sống.

   + Sự lặp lại chi tiết bông hoa và con chim hót làm cho hai chi tiết này trở thành biểu tượng của mùa xuân và từ đó xuất hiện hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở khổ thơ thứ năm rất tự nhiên.

- Ở đầu đoạn thơ xưng hô đại từ “tôi” nhưng đến khổ thứ tư chuyển thành đại từ “Ta” diễn tả điều tâm niệm của tác giả là khát vọng chung của nhiều người, nhiều lứa tuổi.

   + Tiếng lòng của nhà thơ gặp và giao hòa với tiếng lòng của nhiều người vì vậy tác giả sử dụng tiếng nói chung “ta”.