Trong 7 câu đầu của bài đồng Chí về ý nghĩa về cách dùng của tri kỉ có gì khác và giống
''Quê hương anh nước mặn,đông chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi hai người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!''
a) Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Viếc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào?
b) Câu thơ thứ sau trong đoạn thơ trên có từ ''tri kỉ''. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có câu thơ có từ ''tri kỉ''. Đó là câu thơ nào? Thuộc bài thơ nào?
Về ý nghĩa và cách dùng từ ''tri kỉ'' trong hai câu thơ có điểm gì giống nhau và khác nhau?
c) Câu thơ thức bảy trong đoạn thơ trên là một câu đặc biệt. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu để phân tích nét đặc sắc của câu thơ đó.
Mình xin cảm ơn!
a) Từ sai"hai" phải đổi thành"đôi"
=> Anh với tôi đôi người xa lạ
-Từ "hai"không thể hiện sắc thái biểu cảm của bài thơ.
b) Câu thơ có từ "tri kỉ":"Vầng trăng thành tri kỉ
-của bài thơ:"Ánh trăng"
-Giông nhau:Từ tri kỉ trong 2 bài thơ đều thể hiện người bạn thân thiết gắn bó
-Khác nhau:+ Ánh trăng: Tri kỉ thể hiện sự gắn bó giữa người và trăng
+ Đồng chí: Là tình bạn gắn bó giữa người với người. Tình cảm ấy làm nên tình đồng đội,tình đồng chí vô cùng thiêng liêng của những người có cùng chung lí tưởng với nhau.
c)Hai từ “Đồng chí" mới mẻ đó đã như là sự kết tinh, sự tụ hội những gì tốt đẹp và tinh hoa trong tình cảm xã hội của con người. Đồng chí là tri kỷ, nhưng cao hơn tri kỷ, mới hơn tri kỷ vì nó là tình cảm của một đội quân đông đảo những người chân đất áo nâu, nó là tình bạn chiến đấu của những người cách mạng.
Câu c mình đưa ra gợi ý rồi đấy, nếu bạn chưa biết cách làm thì kết bạn và nhắn tin với mình nhé! mình chỉ cho:)))Chúc bạn học tốt
Câu 1 :
- "Đồng chí" : tình tri kỉ giữa những con người, từ tri kỉ chuyển thành tình "đồng chí".- "Ánh trăng": tình tri kỉ giữa con người và ánh trăng - được xem như có tư duy và tư tưởng.
Câu 2 :
- Kiểu câu: câu đặc biệt
- Tác dụng: Hai tiếng “đồng chí” đứng tách riêng thành một dòng thơ đặc biệt như một kết luận, một phát hiện, một điểm nhấn về một thứ tình cảm mới mẻ, thiêng liêng, vô cùng cao đẹp – tình đồng chí. Đến đây, ta hiểu rằng đồng cảnh, đồng ngũ, đồng nhiệm, đồng cảm sẽ trở thành đồng chí. Đồng chí – chính là sự kết tinh giữa tình bạn và tình người.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
Từ “tri kỉ” trong bài có ý nghĩa gì? Em hãy chép chính xác một câu thơ trong bài em đã học cũng sử dụng từ tri kỉ, ghi rõ tên tác giả tác phẩm. So sánh hai từ tri kỉ đó.
Từ “tri kỉ” có nghĩa: thấu hiểu mình, hiểu bạn như hiểu bản thân mình.
Câu thơ trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy có chứa từ tri kỉ:
“Vầng trăng thành tri kỉ”
Từ tri kỉ trong bài đồng chí diễn tả sự thấu hiểu giữa 2 người lính cùng chiến tuyến, cùng lý tưởng chiến đấu, cùng hoàn cảnh chiến đấu.
Từ tri kỉ trong bài Ánh trăng diễn tả sự đồng điệu thấu hiểu của trăng với con người, của con người với chính quá khứ của mình.
Tri kỉ trong bài "Đồng chí" tuy hai nhưng một.
Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.
Câu 2: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh.
Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).
a. Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông có nhiều nhiệm vụ nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau chiến dịch, vì là rất vất vả, nên ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị. Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ“Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.
- Đôi tri kỉ : đôi bạn thân thiết ( hiểu bạn như hiểu mk )
b.“Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc. ( mk chỉ bt tác dụng thôi)
Cho câu thơ:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi”
Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật và bài thơ Đồng chí – Chính Hữu có điểm gì giống và khác nhau gì khi viết về người lính?
- Giống nhau:
Bài thơ về tiểu đội xe không kính và bài Đồng chí cùng viết về những người lính kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn hiểm nguy. Họ cùng phải trải qua những hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất, những điều kiện vô vùng khó khăn, nguy hiểm.
+ Những người lính trong hai bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính là những người lính trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ chống Pháp, chống Mỹ có những điểm chung: lòng yêu nước, tinh thần quật cường, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc bất chấp mọi gian khổ, nguy hiểm, gian khổ.
- Khác nhau:
+ Bài thơ Đồng chí nhấn mạnh vào tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất. Vẻ đẹp nhất ở những người lính đó là tinh thần đồng đội, đồng chí sâu sắc, thắm thiết xuất phát từ sự chia sẻ, thấu hiểu và tinh thần yêu nước, luôn sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính lại nhấn mạnh tới tinh thần quả cảm, hiên ngang của những người lính lái xe trẻ trung, vui tươi trước thách thức vô vàn nguy hiểm phía trước.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính: khắc họa hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, bất chấp hiểm nguy, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam sục sôi, quyết liệt. Đó là thế hệ anh hùng, bất khuất, mạnh mẽ.
từ ''tri kỉ'' ở bài đồng trí.một bài thơ em đã học trong trương trình lớp 9 tập 1 cũng có câu thơ dùng từ tri kỉ.em hãy chép lại câu thơ đó và nêu tên bài thơ.cách sử dụng tri kỉ ở bài thơ có gì khác nhau
đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
bài: đồng chí
Từ “tri kỉ” trong thơ cùng có nghĩa chỉ đôi bạn thân thiết, hiểu nhau. Ở câu thơ của Chính Hữu, “tri kỉ” chỉ tình bạn giữa người với người.
''Vầng trăng thành tri kỷ'' trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy
Tham khảo nha em:
+ Trong mỗi trường hợp cụ thể có nét nghĩa khác nhau : ở câu thơ của Chính Hữu : tri kỉ chỉ tình cảm giữa người với người . Còn câu thơ của Nguyễn Duy : tri kỉ lại chỉ tình bạn giữa vầng trăng với người .
chú ý về phép đối cách thể hiện tình quê hương trong bài thơ ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê có gì độc lạ?
so sánh cách thể hiện tình cảm với quê hương của Lý Bạch và Hạ Tri Chương?
GIÚP MÌNH VỚI NHÉ PHẦN SO SÁNH CHỈ RÕ SỰ KHÁC NHAU VÀ GIỐNG NHAU
Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì? Trong hai sự việc sau là gì? Ở hai sự việc về sau, về ý nghĩa có gì khác với ba sự việc đầu? Hãy nêu lên tác dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử.
- Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu: vấn đề về môi trường sống thuận lợi, phù hợp sẽ hình thành tính cách cho trẻ
- Ý nghĩa về cách dạy trong 2 sự việc sau: giáo dục lời hứa, sự trung thực là vô cùng quan trọng, đồng thời kiên quyết với việc hướng trẻ vào sự chăm chỉ, chuyên cần
→ Tất cả những điều này nhằm hình thành nhân cách cho trẻ
→ Tác dụng từ cách dạy của mẹ Mạnh Tử: có nhu có cương, dùng tình yêu thương và sự cứng rắn trong suy nghĩ để giúp con trở thành người có đạo đức, hiểu biết rộng.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật và bài thơ Đồng chí – Chính Hữu có điểm gì giống và khác nhau gì khi viết về người lính?
- Giống nhau:
● Bài thơ về tiểu đội xe không kính và bài Đồng chí cùng viết về những người lính kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn hiểm nguy. Họ cùng phải trải qua những hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất, những điều kiện vô vùng khó khăn, nguy hiểm.
● Những người lính trong hai bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính là những người lính trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ chống Pháp, chống Mỹ có những điểm chung: lòng yêu nước, tinh thần quật cường, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc bất chấp mọi gian khổ, nguy hiểm, gian khổ.
- Khác nhau:
● Bài thơ Đồng chí nhấn mạnh vào tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất. Vẻ đẹp nhất ở những người lính đó là tinh thần đồng đội, đồng chí sâu sắc, thắm thiết xuất phát từ sự chia sẻ, thấu hiểu và tinh thần yêu nước, luôn sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
● Bài thơ về tiểu đội xe không kính lại nhấn mạnh tới tinh thần quả cảm, hiên ngang của những người lính lái xe trẻ trung, vui tươi trước thách thức vô vàn nguy hiểm phía trước.
● Bài thơ về tiểu đội xe không kính: khắc họa hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, bất chấp hiểm nguy, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam sục sôi, quyết liệt. Đó là thế hệ anh hùng, bất khuất, mạnh mẽ.