Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 2 2017 lúc 11:08

- Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua góc nhìn của Thúy Kiều

+ Hoàn cảnh: bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cô đơn tội nghiệp

- Cảnh vật trước lầu Ngưng Bích mênh mông, rộng lớn, tô đậm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều: non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát xa trông, non xa, trăng gần…

- Bao quanh Kiều là không gian, thời gian tuần hoàn đến nhàm chán càng nhấn đậm tình cảnh cô đơn, buồn tủi của Kiều

- Hoàn cảnh, kết hợp với cảnh vật khiến tâm trạng của Kiều chứa đầy uất ức, hờn tủi trước sự bế tắc không cách nào thoát ra được.

Laura
Xem chi tiết
Bossquyềnlực
Xem chi tiết
Cao Viết Cường
Xem chi tiết
Thời Sênh
14 tháng 11 2018 lúc 21:08

- Kiều trước khi gia biến, lưu lạc: là người con gái sinh ra trong gia đình "bậc trung", sống kín đáo, được tôn trọng, vừa thông minh, xinh đẹp vừa tài năng, sống trong cảnh "êm đềm chướng rủ màn che" chưa vướng bụi trần.

- Kiều sau khi gia biến, lưu lạc: bị trao qua bán lại, bị hắt hủi, chà đạp về nhân phẩm, tâm hồn đa sầu đa cảm ấy càng ý thức và tủi hờn cho thân phận nhỏ bé bị chà đạp của mình.

Anh Thư Hoàng
Xem chi tiết
minh nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 10 2021 lúc 19:34

Em tham khảo:

Trong cảnh ngộ cô đơn, bẽ bàng, Thúy Kiều nhớ về người yêu và cha mẹ. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau vì những lý do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Nếu như khi nhớ Kim Trọng, Kiều hồi tưởng lại những kỉ niệm trong tình yêu, thì khi nhớ tới cha mẹ lòng nàng lại đầy xót xa và lo lắng. Những từ ngữ hình ảnh thể hiện điều đó:

-  Khi nhớ về Kim Trọng, Kiều nhớ tới lời thề đôi lứa: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.” Chữ “tưởng” vừa là nhớ vừa là hình dung, tưởng tượng ra hình ảnh của người yêu. “Dưới nguyệt chén đồng” là đang nhớ về kỷ niệm mình cùng Kim Trọng uống rượu thề nguyền dưới ánh trăng. Kiều còn tưởng tượng ra cảnh Kim Trọng ở quê nhà đang hướng về mình, tin tưởng và chờ mong uổng công vô ích: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”

“Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”: Câu thơ có hai cách hiểu

Tấm lòng Kiều nhớ thương Kim Trọng không bao giờ phai mờ, nguôi quên.

Tấm lòng của Kiều đã bị Mã Giám Sinh làm cho hoen ố, phải gột rửa đến bao giờ cho sạch.

- Khi nhớ về cha mẹ, tác giả dùng từ “xót” để thể hiện tấm lòng xót xa, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều. Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng tin con trong vô vọng. Nàng xót xa khi nghĩ đến cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình không thể ở bên chăm sóc. Không biết giờ đây ai là người chăm lo “quạt nồng ấp lạnh”. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, điểm cố Xuân Lai, gốc Tử đều để nói về tâm trạng nhớ thương và tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều.

=> Trong cảnh ngộ bơ vơ nơi góc bể chân trời, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng quên đi cảnh ngộ bản thân để nghĩ đến Kim Trọng và cha mẹ. Điều đó cho thấy Kiều là người có tấm lòng thủy chung, người con hiếu thảo,  người có lòng vị tha đã trân trọng.

Thư2302
Xem chi tiết
tamanh nguyen
Xem chi tiết
tamanh nguyen
Xem chi tiết