những bài luận 20-11
lấy dưới mọi hình thức : liên kết hay viết ra cũng được
bài xã luận 20/11
cho mình liên kết ở trên mạng hay cả bài luận ra cũng đc, hình thức nào cũng đc
Bất chợt, bạn vô tình nhớ về thầy cô của mình không? Nhớ về những người đã dìu dắt ta trong suốt quảng đời đi học?
Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự trong sâu thẳm tâm hồn ta một cách tha thiết không nguôi! Làm sao có thể kể xiết những công ơn cùng những nỗi vất vả của thầy cô. Xin kính dâng lên thầy cô ngàn lời kính yêu nhất.
“Muốn sang thì bắt cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, và giáo viên là người âm thầm mà vĩ đại nhất. Công việc của họ thầm lặng mà ý nghĩa biết bao, thầm lặng trên bụt giảng và giản dị giữa đời thường, họ giống như những con ong thầm lặng giữa ngàn hoa để chắt chiu cho đời những giọt mất tinh túy và thơm ngọt nhất.
Từ khi còn là những cô cầu bé còn bỡ ngỡ đến trường tới khi trưởng thành đâu đâu ta cũng thấy có bóng dáng của thầy cô. Thầy cô uốn nắn ta từng bước đi, từng nét chử đầu đời, đến những trang văn, những dòng thơ đầy xúc cảm. Có những đêm thầy thức trắng để:
“Bên trang vở chúng em
Miệt mài ghi chăm chú
Bao khó nhọc dưới đèn”
Ôi! Thật bao la tình thầy! Dưới ngọn đèn leo lét, ánh mắt của con người phải tập trung cao độ lắm mới có thể làm việc tốt được.
Vậy mà thầy đã hy sinh giấc ngủ và sức khỏe của mình để chấm bài cho lũ học trò, để rồi sáng mai lên lớp, trong giấy trả bài kiểm tra của đứa nào cũng có những lời phê bằng mực đỏ của thầy, những lời phê đầy tâm huyết, thầy sửa từng câu chữ, từng lỗi chính tả cho học sinh.
Nhìn những đứa học trò đọc chăm chú từng lời phê và khoe nhau điểm lòng thầy rộn lên một niềm hạnh phúc vô biên. Cũng có những đêm thầy thức để soạn bài, sáng mai lên lớp cho chúng em có bài học mới.
Trên bục giảng với giọng nói ấm áp, trầm bổng, thầy cô mang đến cho chúng em những điều lý thú của cuộc sống, thầy dạy cho chúng em về đạo lý làm người, về lòng yêu thương, lòng bao dung,… Thầy cô hung đúc cho chúng em lòng vị tha đức hy sinh.
Người ta nói “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, làm sao tránh khỏi sự nghịch ngợm của lũ “thứ ba” ấy. Những lúc đó thầy khẽ chau mày, nét mặt khẽ nghiêm nghị.
Nhưng với lòng vị tha và đức hy sinh thầy đã biến buổi trừng phạt thành những buổi dạy dỗ với những lời dạy đầy thuyết phục. Ấy vậy mà sau những lần như thế, mắt đứa nào cũng đỏ hoe, lòng rưng rưng lòng kính yêu thầy vô hạn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vậy!
Gia đình - 3 bài xã luận 20/11 hay cho báo tường chinh phục mọi người đọc (Hình 3).
Đến khi ra trường thầy vẫn âm thầm, lặng lẽ dõi theo từng bước đi của lũ học sinh. Thầy sẳn sàng giúp đỡ khi chúng cần. Trên bước đường đời có đứa theo đuổi sự nghiệp công danh, cũng có đứa rẽ sang hướng khac vì kế mưu sinh, có ai biết rằng thầy vẫn luôn dõi mắt theo ta! Thầy hạnh phúc khi thấy ta vinh hiển và quặn lòng xót xa khi ta gặp trắc trở khó khăn.
Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh, thầy cô vẫn lặng lẽ là người lái đò, chở hết lớp học sinh này tới lớp học sinh khác đến bến bờ tương lai. Mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa? Một sự thật nghiệt ngã! Nhưng những người lái đò ấy vẫn kiên trì làm công việc thầm lặng của mình.
Ôi! Cao quý thay người thầy, người cô! Thật công đức mà vĩ đại biết bao! Rồi mai đây những đàn chim bé nhỏ ngày nào sẽ tung đôi cánh trên bầu trời tri thức với hành trang trên vai là những kiến thưc quý báu và những lời dạy bảo của thầy cô. Những lời dạy bảo ấy mãi theo ta cùng năm tháng, khi khó khăn nó mãi là điểm tựa để ta dựa vào và cố gắng sống tốt.
https://www.nguoiduatin.vn/3-bai-xa-luan-2011-hay-cho-bao-tuong-chinh-phuc-moi-nguoi-doc-a305538.html
Ngày ngày cắp sách đến trường
Cơm cha áo mẹ tình thương cô thầy”
Lời thơ như vang vọng trong tâm hồn mỗi con người. Khi sinh ra, cha mẹ cho ta hình hài, dáng đứng, cho ta dòng sữa mát lành và nuôi ta lớn lên. Rồi cuộc đời lại bước sang một hướng đi mới khi ta cắp sách đến trường, cho ta gặp những người cha, người mẹ thứ hai, nơi đó dòng sữa ngọt chính là nguồn tri thức và lời cha dạy, là lời thúc giục, vẫy gọi ở ngoài kia khơi xa của cuộc đời. Công ơn trời bể đó, chúng em không một phút lãng quên, vì vậy ngày hôm nay – ngày lễ các nhà giáo Việt Nam 20 – 11 cho chúng con được bày tỏ lòng mình, được nói lên những tâm tư, suy nghĩ về các thầy, các cô thân yêu.Thầy cô ơi! Hai tiếng gọi thân thương con mang trong tim suốt cuộc đời. Dẫu có đi hết chiều dài của cuộc sống, con vẫn chưa đi hết lời thầy cô chỉ dạy; dẫu có bước lên muôn đỉnh vinh quang con vẫn biết rằng, người nâng bước cho con trên từng bậc thang là đôi tay không bao giờ mệt mỏi của các thầy, các cô.
“Thời gian qua mùa thu nay có khác Bao chuyến đò qua chốn ấy sông sau Nghĩa thầy cô một đời không trả hết Dẫu đời con qua mấy nhịp cầu” Có ai đó đã từng nói rằng “Tuổi học trò cũng như người thợ đang xây nền móng cho tòa nhà...”, con cũng như bao đứa trẻ kia, vô tư đùa nghịch để đôi khi tự làm vỡ những viên gạch của đời mình. Con đâu biết sau lưng mình là bóng dáng thầy cô hao gầy theo năm tháng, mong mỏi cho con từng bước trưởng thành để đến khi nhận ra con chợt thấy bâng khuâng, nuối tiếc.
Một mùa thi như bao mùa thi trước Nắng hồng lên trong mắt biếc học trò Phấn trắng bảng đen nét mực thầy vẫn đó Sao con tìm mà chẳng thấy ngày xưa...” Cái ngày xưa của một thời kỷ niệm, quá khứ đã qua đi sẽ không bao giờ quay lại nhưng những hồi ức về 1 thưở đến trường dưới vòng tay thầy cô sẽ không bao giờ phai nhòa trong mỗi học sinh. Tình thương yêu trân trọng đó, chúng con muốn gửi đến không chỉ là hôm nay mà lớp lớp thế hệ thầy cô quả ngày hôm qua, của ngày mai ... như truyền thống “Tôn sư trọng đạo” cha mẹ dạy con từ thưở lọt lòng.
Sinh ra trong cuộc đời, không ai có biết được tương lai của đời mình nhưng mỗi chúng con nhận thức được rằng: tri thức chính là hạt giống mà thầy cô ươm mầm trong tim mỗi học trò. Cây có đơm hoa kết quả, quả có chín ngọt lành hay không chính là sự vun đắp của chúng con dưới sự chỉ dạy của thầy cô.
Qua bao lứa tuổi học trò – bao mùa cây đơm hoa kết trái, thầy cô vẫn âm thầm, lặng lẽ. có mấy ai quay về trường cũ, cũng như cây cây kia chỉ mãi vươn lên trời xanh nhưng thầy cô vẫn luôn giữ vững niềm tin và biết rằng ở trên cao kia là ánh sáng của chân lý, là những đứa con càng khắc ghi thêm những cống hiến âm thầm, lặng lẽ.
Chúng con muốn được cảm ơn thật nhiều vì tình yêu thương, che chở của các thầy, các cô nhưng lời con nói làm sao kể hết ân tình. Tự khắc ghi trong tâm trí mình, chúng con nguyện là những đứa con ngoan, trò giỏi, xứng đáng với biết bao công sức, ân tình của thầy cô.
Khi bạn mở cánh cửa bước vào cuộc sống, nghĩa là bạn đang bắt đầu cuộc hành trình tự khẳng định mình để khám phá ý nghĩa của cuộc sống và thực hiện mọi mục tiêu mong muốn của bản thân. Để chinh phục hành trình đầy khó khăn này thì tri thức chính là hành trang của chúng ta và Thầy cô chính là những người ngày đêm gom góp, truyền đạt cho chúng ta.
Từ ngày đầu tiên đi học bập bẹ làm quen với những con số 1,2,..rồi đến những chữ cái A, Ư…cho đến hôm nay mặc dù chúng ta đã khôn lớn đã phần nào tự mình tìm tòi học hỏi và đã sở hữu một vốn kiến thức nào đó.
Thế nhưng, không phài lúc nào cuộc sống cũng bắng phảng suôn sẽ như bạn nghĩ- mà có cả những trở ngại khó khăn. Có những sự cố thất bại làm bạn mất niềm tin, tổn thương hay gục ngã tưởng chừng không thể đứng lên được nữa, mọi ước mơ tốt đẹp dường như sụp đổ. Bạn trở nên hụt hẫng, tuyệt vọng và mất niềm tin vào bản thân, vào cuộc sống.
Những lúc như thế bạn hãy nhớ đến hình ảnh cây trúc- chúng đã biết tự vươn lên sau những lúc oằn mình chịu đựng giông bão, và sau những lần như thế, mầm non vẫn tiếp tục đâm chồi lá xanh mướt và thân trúc trở nên vững vàng cứng cáp hơn …
“ Tre già măng mọc có gì lạ đâu”
Đúng như câu nói trên Tre già thì măng mọc là chuyện bình thường nhưng bạn có biết chăng để cho những búp măng non vươn mình ra khỏi đất thì đó chính là kết quả của cả một quá trình rễ trúc làm việc cặm cụi trong mọi điều kiện gom góp tích lũy dinh dưỡng cho thế hệ sau. Thầy cô cũng giống như vậy đó các bạn, sở hữu một trái tim yêu nghề, tấm lòng nhân hậu luôn hướng về học sinh cùng với bầu nhiệt huyết luôn nóng cháy, Thầy cô luôn luôn không ngừng trao dồi kiến thức, bôn ba tìm tòi học hỏi, gom góp kiến thức và khao khát truyền đạt, mong mõi học trò tiếp thu để sau này vững trãi bước vào hành trình của cuộc sống.
Thầy cô là như vậy đó, còn chúng ta thì sao? Có phải đợi đến ngày 20/11 hay dịp lễ tết gì đó chúng ta mua một món quà kèm theo một lời chúc gởi đến thầy cô là đủ rồi không. Hay là bạn nghĩ rằng đợi đến khi nào cuộc sống tốt đẹp hơn, sau khi việc học hành hoàn tất hay có công việc ổn định kiếm nhiều tiền lúc đó mới có thể trả ơn Thầy cô..
Bài 1: Vì sao các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu văn trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức ?
Bài 2: Về nội dung, hình thức có những phép liên kết nào ?
Bài 3:
Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn trích sau ?
Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề.
Bài 4. Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích dưới đây:
a. Với bộ răng khỏe cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống lâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn.
b. Tại văn phòng, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường một đông.
Bài 1 : Các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu văn trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức vì như vậy sẽ khiến cho các câu văn trong đoạn văn mạch lạc, không rời rạc và liền mạch hơn về cấu trục.
Bài 2: * Liên kết về nội dung có 2 phép liên kết là :
`-` Liên kết chủ đề : các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn, các đoạn văn phải thể hiện được chủ đề chung của toàn văn bản.
`-` Liên kết lô - gic : các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
* Liên kết hình thức có 4 phép liên kết là :
`-` Phép lặp
`-` Phép nối
`-` Phép thế
`-` Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.
Bài 3 :
`-` Phép thế : "Bản chất trời phú ấy" thay thế cho "thông minh, nhạy bén với cái mới".
`-` Phép nối : Nhưng
Bài 4 :
a, `-` Lỗi thay thế : nó (từ nó này không thể thay thế cho loài nhện)
`-` Sửa : nó `->` chúng
b,
`-` Lỗi : dùng từ không thống nhất, mạch lạc, hội trường và văn phòng là hai danh từ có nghĩa khác nhau hoàn toàn, không thể thay thế cho nhau.
`-` Sửa : hội trường `->` văn phòng.
1. Các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu văn trong đoạn văn phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức để đảm bảo sự thống nhất trong toàn văn bản, làm văn bản có ý nghĩa, dễ hiểu.
2. Về nội dung có các phép liên kết: liên kết chủ đề, liên kết lô-gic. Về hình thức có các phép liên kết: phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng.
3. Phép thế: sử dụng các từ: "ấy, đó"
Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích dưới đây:
a) Với bộ răng khỏe cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất. Hiện nay người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn.
(Báo)
a, Lỗi thay thế, từ nó trong câu 2 không thể thay thế cho loài nhện. Chữa: thay nó bằng chúng
Hãy đọc bài viết Tôi tài giỏi và bạn cũng thế ( chương 1 ) và viết cảm nghĩ của các bạn.
3 bạn nào có bài viết hay nhất và nhanh nhất sẽ được trưng bày tên ở phần giới thiệu nhóm . Đường link câu chuyện ở đây nha.
https://gacsach.com/doc-online/93361/toi-tai-gioi-ban-cung-the-chuong-01.html
Nếu thích hãy cho 1 like và chia sẻ bài viết dưới phần bình luận nhé.
Kết quả sẽ có vào thứ 5 tuần sau. Chúc các bạn có những bài văn hay.
Phần II. Tự luận
Viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng các phương thức liên kết câu. Chỉ ra phương thức liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó và hiệu quả của phương tiện liên kết đó đối với đoạn văn em vừa tạo lập.
- Đoạn văn đảm bảo nội dung trọn vẹn, đúng hình thức lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu câu.
- Đoạn văn có sử dụng phương thức liên kết.
- HS chỉ ra được phương thức liên kết
- HS phân tích được hiệu quả của phương thức liên kết có trong đoạn văn
mik lỡ đang nhập rồi giờ đăng suất ra làm sao?
Bài toán về sự nhầm lẫn khi viết ngày tháng
Cô Lan làm việc ở một công ty liên doanh nên thường xuyên nhận được thư điện tử từ cả khách hàng trong nước và ngoài nước. Có những người gửi thư ngày mùng 2 tháng 6, cũng có những người gửi ngày mùng 6 tháng 2.
Đôi khi nhầm lẫn xảy ra khi người ta cùng viết tắt là 6/2 hoặc 2/6, khiến cô Lan không biết là mùng 6 tháng 2 hay mùng 2 tháng 6. Còn có những ngày viết tắt là 20/5 hay 5/20 thì cô ấy biết chắc là ngày 20 tháng 5 vì không có tháng 20.
Hỏi có bao nhiêu ngày tháng trong một năm có thể gây ra sự nhẫm lẫn như trên?
Ngày 20-11 là một ngày thật là trọng đại, là một ngày mà các em, các bạn học sinh có thể thể hiện sự biết ơn của mình với các thầy, các cô.
Thầy cô là một người lái đò, còn chúng em là những người khách đi trên chuyến đò ngang sông đó. Chuyến đò cũng có khởi đầu và kết thúc của nó vậy, khi kết thúc chuyến đò này, sẽ có 1 chuyến đò khác. Giống như một năm học mới vậy. Cũng được quen biết nhiều bạn bè, nhiều thầy cô giáo. Rồi cũng sẽ đến lúc chia ly, tạm biệt mọi người. Khi em viết bài này, em đã dành hết tình cảm, sự quý mến của mình cho các thầy cô giáo trên hoc24.vn, olm.vn và cả doc24.vn
Nhân dịp 20-11, em cũng xin cảm ơn hoc24.vn rất nhiều! Em chúc mọi người khỏe mạnh, các thầy cô sẽ có thể khắc phục được những bài viết gây nhiễu diễn đàn ( spam như bài này ), các bạn học sinh trên hoc24.vn học thật giỏi nhé!
Thân ái và quyết thắng!
Ngày 20/11/2016.
Cho hỏi Teacher là một cô giáo đúng không
Hình như thêm chữ s vào sau chữ teacher thì nghĩa là nhiều cô giáo
Nhân dịp 20-11 ngày nhà giáo việt nam em xin chúc các thầy cô trong Hoc24.vn mạnh khẻo tràn đầy sức sống và luôn yêu nghề dạy học trên online
Đề bài: Ngày 20-11 - Ngày tôn vinh quý thầy cô giáo, em hãy viết bài văn nghị luận (biểu cảm cũng được) về lòng biết ơn thầy cô giáo.
Cho mình xin dàn ý luôn nha!
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
– Là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa.
– Ngày nay vẫn được xã hội đề cập, quan tâm.
b. Thân bài
· Giải thích
– Biết ơn là luôn nhớ ơn, tìm cách đền đáp những người từng giúp đỡ mình.
– Không có ai trong cuộc đời mà không cần đến sự dạy dỗ của thầy cô.
– Biết ơn thầy cô giáo bằng những hành động cụ thể thể hiện lòng kính yêu và đền đáp công ơn thầy cô.
Nguồn gốc
– Một đạo lý đẹp của dân tộc hiểu học.
– Có nhiều tấm gương tiêu biểu về lòng biết ơn thầy cô từ lịch sử xa xưa.
Biểu hiện cụ thể:
– Học tập tốt, nghe lời thầy cô dạy bảo.
– Biết quan tâm bạn bè, thầy cô đúng mực.
Ý thức của mỗi học sinh chúng ta hiện nay.
– Đa số các bạn đã nhận thức đúng và có việc làm cụ thể: học tập và rèn luyện tốt, chia sẻ tâm sự.
– Một số bạn coi thường điều này, không biết thậm chí coi thường, vô lễ.
Định hướng
– Phải biết ơn thầy cô vì đó là những người giúp ta trưởng thành về mọi mặt.
– Ngày nay vẫn phải đề cao bài học, đạo lý cao đẹp đó.
– Phê phán những hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn, hỗn láo với thầy cô.
c. Kết bài:
– Cảm xúc, suy nghĩ của mình về vấn đề lòng biết ơn đối với thầy cô.
– Liên hệ bản thân, định hướng hành động.
BÀI VĂN MẪU SỐ 1
Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy các cô. Chúng ta cần phải biết ơn họ.
thời xưa cụ chu văn an đã mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học tròcua3 cụ đã làm đến những chức quan quan trọng trong triều đình. Phạm Sự Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đẩu triều nhưng ông vẫn tõ thái độ vô cũng kính tr5ong người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng ko dám ngồi cũng sập với cụ, chỉ xin ngời bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường. Tấm lòng thật đáng quý biết bao!
Thời nay học sunh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20-11; thi đua giành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm, chúc sức khỏe các thầy cô.
Biết ơn nhữnng người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp rất nên làm. Đó là việc làm của một người học sinh ngoan , biết phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Nếu không có các thầy các cô dạy dỗ chúng ta, truyền cho chúng ta những kiến thức bổ ích thì chắc gì chúng ta đã đạt được thành công như ngày hôn nay; chắc gì chúng ta đã thành đạt, kiếm nhiều tiền để nuôi sống gia đình và làm lợi cho đất nước. Do vậy ai ai cũng cần phải có lòng biết ơn thầy cô giáo.
Ấy thế mà lại có những học sinh vô ý thức, vô văn hóa, chắng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó học thì kém lại hay nghịch dại, làm thầy cô và bố mẹ phiền lòng. Thậm chí còn mắng, chửi thầy cô khi bị điểm kém hay hạ hạnh kiểm. Đánh trách thay!
Chúng ta có rất nhiều cách để tỏ lòng biết ơn những người đã có công dạy dỗ mình: ngồi trong lớp chỉ cẩn các bạn chú ý nghe giảng tức là đã tỏ lòng biết ơn rồi đấy. Học thật giỏi, giành được nhiều điểm chín. mười chính là cách đền ơn các thầy các cô tốt nhất của chúng ta. Ngoài ra vào ngày 20-11. 8-3, tết cổ truyền, học sinh có thể họp nhau lại cùng đến nhà thầy cô, thầy cô vui mà chúng ta cũng được coi là học sinh ngoan, có nghĩa biết đền ơn
Người ta nói:
Qua sông thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Thật vậy! Cứ giả sữ xã hội này mà không có nghề dạy học thì không biết nó sẽ trì trệ và kém phát triển đến thế nào! Vậy thì ngay từ bậy giờ, chúng ta hãy tỏ ra là những người học trò ngoan bằng cách tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô của nình. Họ xứng đáng được chúng ta đời đời nhớ ơn và kính trọng!
Bài văn là những kỉ niệm rất sống động của cậu học trò đã từng nghịch ngợm, quậy phá làm phiền lòng thầy cô. Nhưng bằng tất cả yêu thương, ân cần; thầy cô đã khiến cậu tâm phục, khẩu phục. Những tình cảm của cậu với thầy cô trong ngày 20-11 mỗi năm mỗi khác, nhưng càng trưởng thành, cậu càng hiểu rằng dù thế nào đi chăng nữa, tất cả thầy cô luôn mong muốn dành cho học trò của mình những điều tốt đẹp nhất. Không có thầy cô, cậu không thể thành công như ngày hôm nay. Vì vậy, thay vì gửi những tin nhắn chúc mừng ngắn ngủi, hãy thể hiện tình cảm với thầy cô thật chân thành và thiết thực nhất.
Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.
Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.
Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.
Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.
Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.
Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.
Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.
Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.
Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.
Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.
viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo mô hình diễn dịch; theo mô hình quy nạp; theo mô hình tổng phân hợp . trong đó có sử dụng ít nhất 3 phép liên kết câu đã được học . gạch chân dưới những từ ngữ có tác dụng liên kết và nói rõ tên của phép liên kết