Một loài có 2n=14. Một hợp tử nguyên phân liên tiếp 3 đợt môi trường cung cấp nguyên tương đương 112 NST đơn. Thể đột biến thuộc dạng:
A. Thể ko hoặc thể 1 B. Thể 3 kép hoặc thể 4
C. Thể 1 kép hoặc thể 4 D. Thể ko hoặc thể 1 kép
Một loài có 2n= 14. Một hợp tử nguyên phân liên tiếp ba đợt môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 112 NST đơn. Thể đột biến thuộc dạng:
A. Thể không hoặc thể một
B. Thể ba kép hoặc thể bốn
C. Thể một kép hoặc thể bốn.
D. Thể thể không hoặc thể một kép.
Đáp án B
Hợp tử nguyên phân liên tiếp 3 đợt cung cấp 112 NST đơn nên bộ NST của hợp tử:
112 2 3 - 1 = 16
Vậy đây là thể ba kép hoặc thẻ bốn
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Một thể đột biến, khi tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 đợt đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 91 NST đơn. Cơ thể nói trên thuộc:
A. thể dị bội.
B. thể đa bội.
C. thể một.
D. thể dị đa bội.
Đáp án A
Số NST trong mỗi tế bào của thể đột biến là: 91:
(23 – 1) = 13
Thể dị đa bội có bộ NST là bộ NST đơn bội của 2 loài nên sẽ là một số chẵn, thể đột biến này không thể là thể dị đa bội.
Thể đa bội có bộ NST đơn bội tăng lên một số nguyên lần và lớn hơn 2n, 13 chỉ chia hết cho 1 và chính nó, không thể là thể đa bội.
Thể đột biến này là thể dị bội, có bộ NST có thêm hoặc mất đi một vài NST ở một số cặp nào đó. Không thể khẳng định thể đột biến này là thể một, có thể là thể 3,…
Ở một loài thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n = 16. Từ một tế bào sinh dưỡng của thể đột biến thuộc loài này, qua 4 đợt nguyên phân bình thường liên tiếp cần môi trường nội bào cung cấp 255 nhiễm sắc thể đơn. Thể đột biến này có thể là:
A. Thể ba
B. Thể tam bội
C. Thể một
D. Thể tứ bội
Đáp án A
Số lượng NST của thể đột biến là: 255 : ( - 1) = 17 NST
17 NST = 16 + 1 = 2n + 1 → Đây là thể đột biến dạng thể ba
Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n=12. Một hợp tử của loài này sau 4 lần nguyên phân liên tiếp môi trường nội bào đã cung cấp 165 NST đơn. Hợp tử trên có thể phát triển thành:
A. Thể 3 nhiễm B. Thể khuyết nhiễm C. Thể 1 nhiễm D. Thể 4 nhiễm
\(\dfrac{165}{2^4-1}=11\left(NST\right)\)
=> thể một nhiễm
=> C
Ở một loài thực vật. bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n = 20. Một hợp tử đột biến của loài này tiến hành nguyên phân liên tiếp 4 lần đã cần môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 330 nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, hợp tử đột biến này có thể được hình thành do sự kết hợp giữa.
(1) giao tử n+1 với giao tử n+1.
(2) giao tử n+1 với giao tử n.
(3) giao tử n+1 với giao tử n.
(4) giao tử n-1 với giao tử n-1.
A. 4
B. 2.
C. 3.
D. 1
Mười tế bào sinh dục sơ khai của 1 loài nguyên phân liên tiếp 1 số đợt đòi hỏi môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 2480 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con tạo ra đều buớc vào giảm phân, môi trường cung cấp thêm nguyên liệu tương đương 2560 nhiễm sắc thể đơn cho quá trình giảm phân. Bộ nhiễm sắc thể của loài là
A. 32
B. 4
C. 8
D. 16
Số lần nguyên phân là k.
Số NST đơn môi trường cung cấp cho nguyên phân: 10 x 2n x (2k – 1) = 2480
Số NST đơn môi trường cung cấp cho giảm phân: 10 x 2n x 2k = 2560
=> 2n = 8
Chọn C
Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Một hợp tử của loài này sau 4 lần nguyên phân liên tiếp môi trường nội bào đã cung cấp 165 NST đơn. Hợp tử trên có thể phát triển thành:
A. Thể khuyết nhiễm
B. Thể một nhiễm
C. Thể ba nhiễm
D. Thể bốn nhiễm
Số NST đơn có trong mỗi TB là 165 : (24-1)=11
Hợp tử này thuộc dạng thể một nhiễm 2n-1.
Đáp án B
Một hộp tử có một loài sâu 5 đợt nguyên phân liên tiếp. Môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 148 nhiễm sát thể đơn. Tìm ra ? Bộ nhiễm sát thể của loài được kí hiệu như sau , A. Đồng dạng a, B đồng dạng b, C đồng dạng c, D đồng dạng d. A. Bộ NST của loài có bao nhiêu NST. B. Viết kí hiệu bộ NST của loài đó ở các kì sau đây của nguyên phân. Kì trước, kì giữa, kì cuối.
Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 8, có một tế bào sinh dưỡng của một thể đột biến (Thể đột biến này được kí hiệu là A) tiến hành nguyên phân 3 lần đã cần môi trường cung cấp 49 NST. Xét các phát biểu sau đây:
(1) A là đột biến thể một.
(2) A giảm phân cho loại giao tử mang 4 NST với tỉ lệ 50%.
(3) Nếu A giảm phân bình thường, không có HVG thì tối đa sẽ cho 16 loại giao tử.
(4) Cơ chế sinh ra A là do chỉ có 1 cặp NST của đực hoặc cái không phân li, sau đó giao tử đột biến thụ tinh với giao tử bình thường tạo nên hợp tử.
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Đáp án B.
Cả 4 phát biểu đều đúng.
Giải thích:
Gọi bộ NST của thể đột biến A là m.
- Số NST mà môi trường cung cấp cho nguyên phân là:
m.(23 – 1) = 49
→ m = 7
Loài này có 2n = 8, thể đột biến này có 7 NST.
→ Đây là thể một (2n – 1 =7).
- Vì A là thể một (2n – 1) cho nên giảm phân sẽ cho 2 loại giao tử, trong đó có 1 loại có 4 NST, một loại có 5 NST.
- Vì A có 4 cặp NST, nên khi giảm phân không có hoán vị sẽ cho số loại giao tử là 24 = 16 loại.
- A có bộ NST 2n – 1 được sinh ra do sự thụ tinh giữa giao tử n với giao tử n – 1. Giao tử n được sinh ra từ quá trình giảm phân bình thường; giao tử n-1 được sinh ra từ quá trình giảm phân có 1 cặp NST không phân li.