Những câu hỏi liên quan
Laura
Xem chi tiết
tamanh nguyen
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 10 2021 lúc 21:18

Em tham khảo:

Biện pháp tu từ trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

– Sử dụng những hình ảnh thiên nhiên để ẩn dụ cho vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều.

+ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”: sự thẳng thắn trong cốt cách như cành mai, hình dáng yểu điệu như hoa mai, tinh thần trong sáng thánh thiện như tuyết.

+ Bốn câu thơ tiếp theo tả Thúy Vân: “khuôn trăng” – khuôn mặt phúc hậu, xinh tươi như trăng rằm; “hoa cười ngọc thốt” – cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc; “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” – tóc mềm hơn mây, da trắng hơn tuyết.

+ Tả Thúy Kiều: “Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” – dùng hình ảnh làn nước mùa thu, nét núi mùa xuân để nói về vẻ đẹp đôi mắt Kiều. Kiều đẹp đến nỗi hoa, liễu phải ghen tị.

⇒ dùng thiên nhiên để ẩn dụ cho vẻ đẹp con người, đặc biệt là người phụ nữ, tác giả vừa vận dụng nghệ thuật truyền thống vừa thể hiện tinh thần tiến bộ, tôn trọng phái đẹp.

Biện pháp tu từ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

– “Kiều ở lầu Ngưng Bích” sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình đề nói về tâm trạng của Thúy Kiều:

+ Ẩn dụ: “người dưới nguyệt chén đồng” nói về Kim Trọng và mối tình tươi đẹp nhưng dang dở đầy bất hạnh của hai người; “người tựa cửa hôm mai”, “sân lai”, “gốc tử” nói về cha mẹ của Thúy Kiều, thể hiện sự lo lắng hiếu thuận của Kiều. Hình ảnh cửa bể, cánh buồm, ngọn nước, hoa trôi, nội cỏ, chân mây mặt đất, gió, sóng đều ẩn dụ cho hoàn cảnh, số phận cô đơn, trôi nổi, bấp bênh của Kiều.

+ Hoán dụ: “tấm son” – nói về danh dự, nhân phẩm, tiết hạnh của Thúy Kiều, cũng là về bản thân Kiều. Trong nỗi nhớ, sự đau khổ tình yêu, Thúy Kiều luôn day dứt nỗi đau nhân phẩm.

+ Điệp ngữ “buồn trông” lặp lại 4 lần: tả tâm trạng sợ hãi, cô đơn và tuyệt vọng của Thúy Kiều.

Bình luận (1)
Nguyễn Nam
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
15 tháng 4 2021 lúc 14:33

Tham khảo:

Nguyễn Du là bậc thầy về tả cảnh. Nhiều câu thơ tả cảnh của ông có thể coi là chuẩn mực cho vẻ đẹp của thơ ca cổ điển. Nhưng Nguyễn Du không chỉ giỏi về tả cảnh mà còn giỏi về tả tình cảm, tả tâm trạng. Trong quan niệm của ông, hai yếu tố tình và cảnh không tách rời nhau mà luôn đi liền nhau, bổ sung cho nhau.

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã miêu tả tâm trạng nhân vật một cách xuất sắc. Đoạn thơ cho thấy nhiều cung bậc tâm trạng của Kiều. Đó là nỗi cô đơn, buồn tủi, là tấm lòng thủy chung, nhân hậu dành cho Kim Trọng và cha mẹ

Kết cấu của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích rất hợp lí: Phần đầu tác giả giới thiệu cảnh Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích; phần thứ hai: trong nỗi cô đơn buồn tủi, nàng nhớ về Kim Trọng và cha mẹ; phần thứ ba: tâm trạng đau buồn của Kiều và những dự cảm về những bão tô cuộc đời sẽ giáng xuống đời Kiều.

Thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu được miêu tả hoang vắng, bao la đến rợn ngợp. Ngồi trên lầu cao, nhìn phía trước là núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như bụi hồng nhỏ bé như càng tô đậm thêm cuộc sống cô đơn, lẻ loi của nàng lúc này:

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Có thể hình dung rất rõ một không gian mênh mông đang trải rộng ra trước mắt Kiều. Không gian ấy càng khiến Kiều xót xa, đau đớn:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Một chữ bẽ bàng mà lột tả thật sâu sắc tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ: vừa chán ngán, buồn tủi cho thân phận mình, vừa xấu hổ, sượng sùng trước mây sớm, đèn khuya. Và cảnh vật như cũng chia sẻ, đồng cảm với nàng: nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. Bức tranh thiên nhiên không khách quan, mà có hồn, đó chính là bức tranh tâm cảnh của Kiều những ngày cô đơn ở lầu Ngưng Bích.

Trong tâm trạng cô đơn, buồn tủi nơi đất khách quê người, Kiều tìm về với những người thân của mình. Nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ được Nguvễn Du miêu tả rất xúc động trong những lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Nỗi nhớ thương được chia đều: bốn câu đầu dành cho người yêu, bốn câu sau dành cho cha mẹ. Nhưng nỗi nhớ với chàng Kim được nói đến trước vì đây là nồi nhớ nồng nàn và sâu thẳm nhất. Nồi nhớ đó được xoáy sâu và đêm thề nguyền dưới ánh trăng và nỗi đau cũng trào lên từ đó:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm thân gột rửa bao giờ cho phai.

Lời thơ như chứa đựng nhịp thổn thức của một trái tim yêu đương đang chảy máu! Nỗi nhớ của Kiều thật tha thiết, mãnh liệt! Kiều tưởng tượng ra cảnh chàng Kim đang ngày đêm chờ mong tin mình một cách đau khổ và tuyệt vọng. Mới ngày nào nàng cùng với chàng Kim nặng lời ước hẹn trăm năm mà bỗng dưng, nay trở thành kẻ phụ bạc, lỗi hẹn với chàng. Chén rượu thề nguyền vẫn còn chưa ráo, vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề nguyền vẫn còn kia, vậy mà bây giờ mỗi người mỗi ngả. Rồi bất chợt Kiều liên tưởng đên thân phận Bên trời góc bể bơ vơ của mình và tự dằn vặt: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Kiều nuối tiếc mối tình đầu trong trắng của mình, nàng thấm thía tình cảnh cô đơn của mình, và cũng hơn ai hết, nàng hiểu rằng sẽ không bao giờ có thể gột rửa được tấm lòng son sắt, thủy chung của mình với chàng Kim. Và thực sự, bóng chàng Kim cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí Kiều trong suốt mười lăm năm lưu lạc.

Nhớ người yêu, Kiều càng xót xa nghĩ đến cha mẹ. Mặc dầu nàng đã liều đem tấc có, quyết đền ba xuân, cứu được cha và em thoát khỏi vòng tù tội, nhưng nghĩ về cha mẹ, bao trùm trong nàng là một nỗi xót xa lo lắng. Kiều đau lòng khi nghĩ đến cảnh cha mẹ già tựa cửa trông con. Nàng lo lắng không biết khi thời tiết thay đổi ai là người chăm sóc cha mẹ. Nguyễn Du đã rất thành công khi sử dụng thành ngữ, điển cố (tựa cửa hôm mai, quạt nồng ấp lạnh, gốc tử) để thể hiện tình cảm nhớ nhung sâu nặng cũng như những băn khoăn, trăn trở của Kiều khi nghĩ đến cha mẹ, nghĩ đến bổn phận làm con của mình. Trong hoàn cảnh của Kiều, những suy nghĩ, tâm trạng đó càng chứng tỏ Kiều là một người con rất mực hiếu thảo.

Nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, nhưng rồi cuổì cùng nàng Kiều lại quay về với cảnh ngộ của mình, sống với tâm trạng và thân phận hiện tại của chính mình. Mỗi cảnh vật qua con mắt, cái nhìn của Kiều lại gợi lên trong tâm trí nàng một nét buồn. Và nàng Kiều mỗi lúc lại càng chìm sâu vào nỗi buồn của mình. Nỗi buồn sâu sắc của Kiều được ngòi bút bậc thầy Nguyễn Du mỗi lúc càng tô đậm thêm bằng cách dùng điệp ngữ liên hoàn rất độc đáo trong tám câu thơ tả cảnh ngụ tình:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Nguyễn Du quan niệm: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu... Mỗi cảnh vật hiện ra qua con mắt của Kiều ở lầu Ngưng Bích đều nhuốm nỗi buồn sâu sắc. Mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn. Buồn trông là buồn mà nhìn ra xa, nhưng cũng là buồn mà trông ngóng một cái gì đó mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại. Hình như Kiều mong cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng,xa xa không rõ, như một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc mỗi xa. Kiều lại trông ngọn nước mới từ cửa sông chảy ra biển, ngọn sóng xô đẩy cánh hoa phiêu bạt, không biết về đâu như thân phận của mình. Rồi màu xanh xanh bất tận của nội cỏ rầu rầu càng khiến cho nỗi buồn thêm mênh mang trong không gian; để rồi cuối cùng, nỗi buồn đó bỗng dội lên thành một nỗi kinh hoàng khi ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Đây là một hình ảnh vừa thực, vừa ảo, cảm thấy như sóng vỗ dưới chân, đầy hiểm họa, như muốn nhấn chìm Kiều xuống vực.

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Nguyễn Du quan niệm: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu... Mỗi cảnh vật hiện ra qua con mắt của Kiều ở lầu Ngưng Bích đều nhuốm nỗi buồn sâu sắc. Mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn. Buồn trông là buồn mà nhìn ra xa, nhưng cũng là buồn mà trông ngóng một cái gì đó mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại. Hình như Kiều mong cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng,xa xa không rõ, như một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc mỗi xa. Kiều lại trông ngọn nước mới từ cửa sông chảy ra biển, ngọn sóng xô đẩy cánh hoa phiêu bạt, không biết về đâu như thân phận của mình. Rồi màu xanh xanh bất tận của nội cỏ rầu rầu càng khiến cho nỗi buồn thêm mênh mang trong không gian; để rồi cuối cùng, nỗi buồn đó bỗng dội lên thành một nỗi kinh hoàng khi ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Đây là một hình ảnh vừa thực, vừa ảo, cảm thấy như sóng vỗ dưới chân, đầy hiểm họa, như muốn nhấn chìm Kiều xuống vực.

Bình luận (0)
dương mai hoàng lan
Xem chi tiết
Phương Thảo
27 tháng 11 2016 lúc 10:13

1. - Tiếng suối chảy trong đêm yên tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và ấm áp.

- BPNT : So sánh
+ Động tả tĩnh.
+ Tả cảnh khuya núi rừng chiến khu Việt Bắc.
+ Tiếng suối trong trẻo rì rầm vọng đến như tiếng hát xa.
+ gợi tả núi rừng đêm chiến khu mang sức sống hơi ấm con người.

_ NT: Tiểu đối,
Điệp từ, nhân hoá.
Hiện lên cảnh trăng chiến khu với cảnh vật hoà quyện, ấm áp, quấn quýt.

- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên? vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm với đất nước, lo cho vận mệnh của đất nước , lòng yêu nước sâu sắc.
=> Tình yêu thiên nhiên + đất nước = chất thi sĩ + chất chiến sĩ; truyền thống - hiện đại, .

2. 2 câu thơ cuối:

- 2 câu thơ này cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào ? Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến "người chưa ngủ" ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ.

- Tại sao nói điệp ngữ " chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?Bác "chưa ngủ" không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cụm từ "chưa ngủ" được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

3. Từ hoàn cảnh sáng tác bài cảnh khuya, em hiểu thêm gì về con người Hồ Chí Minh?

Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan của Bác, cụ thể là: >

Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.

Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung.

4. Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, tả tình?

_ Sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ so sánh, điệp từ.
Ngôn từ bình dị, gợi cảm.
Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

Bình luận (0)
Linh Phương
27 tháng 11 2016 lúc 14:23

+) Cách so sánh của nhà thơ khiến ta cảm thấy thật tài tình xiết bao. Âm thanh của tiến người hát cũng không rõ là từ đâu vọng lại hay đó chính là một tưởng tượng của tác giả để làm tô đậm cho cái trong trẻo của tiến suối.

+)Cách so sánh tài tình ấy làm tiếng suối không còn trở nên lắng đọng vô hồn mà bỗng trở nên sôi động trẻ trung và khiến cảnh rừng im ắng trở nên có âm thanh có hồn người ở trong đó.

+)Câu thơ làm ta thấy được tính nhân văn thường thấy trong thơ Bác, cảnh vật luôn được gắn liền với con người không thể tách rời khỏi con người. Trong đêm khuya thanh vắng đang mải mê với công việc thì một phút lơ là bác cảm nhận được âm thanh trong trẻo của tiếng suối để rồi cảnh rừng Việt Bắc lại tiếp tục làm cho Bác đắm.

2 câu thơ cuối

+) Từ “lồng” được tác giả đặt trong cùng một câu thơ gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ. Nhắc đên từ “lồng” ta nghĩ đến hai vật nào đó lồng vào nhau đan vào nhau để tao thành một vật thể thống nhất.

+) Ở đây ánh trăng soi rọi vào bóng cây cổ thụ ngay trước cửa phòng Bác rồi bóng cây cổ thụ ấy lại tiếp tục phủ mình lên những bông hoa. Dường như đối với Bác hình ảnh ấy đã tạo thành một chỉnh thể thống nhất tự nhiên . Cảnh vật lúc này như được hòa quyện hòa nhập vào nhau khiến cho con người xốn xang dao động

+) Trăng – cây cổ thụ – hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ “lồng” được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Cảnh này có hình vật có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ tiếng suối trong xanh như nhạc điệu êm hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác thật giàu giá trị tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp có tầng lớp

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc
9 tháng 11 2017 lúc 19:50

cũng nhìn văn mẫu thôi

Bình luận (0)
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Lê Thế Hoàng
18 tháng 5 2021 lúc 0:10

1) Tả cảnh ngụ tình là miêu tả cảnh vật để miêu tả tâm trạng. Bức tranh thiên nhiên không chỉ là bức tranh tả cảnh mà còn là bức tranh tả tâm trạng.

2)                                                Buồn trông cửa bể chiều hôm,

                                          Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

                                                 Buồn trông ngọn nước mới xa,

                                          Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

                                               Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

                                        Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

                                              Buồn trông gió cuốn mặt dềnh, 

                                       Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

                                       

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Anh
18 tháng 5 2021 lúc 10:20

1. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh chỉ là phương tiện, còn mục đích chủ yếu là miêu tả, biểu đạt tâm trạng.

2. Chép thuộc những câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích (tám câu cuối).

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới xa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

 

3

Tám câu thơ cuối tác phẩm " Kiều ở lầu Ngưng Bích " là tám câu thơ hay thể hiện tâm trạng đau buồn của Kiều và dự cảm của nàng trước tương lai đầy sóng gió. Tám câu thơ thực chất là bức tranh tứ bình , một bức tranh đẹp nhưng ảm đạm u sầu bởi cảnh vật dường như đã nhuốm màu tâm trạng . Hai câu đầu tiên là bức tranh cửa bể lúc hoàng hôn. Giữa không gian bao la mênh mông vào một chiều hoàng hôn, Kiều hướng ánh nhìn của mình ra xa và cảm thấy nhớ quê hương, một nỗi buồn trào dâng da diết .Hình ảnh “con thuyền” gợi cho nàng một sự cô đơn. Kiều đang nhớ gia đình, nàng không biết bao giờ mới được trở về đoàn tụ cùng gia đình của mình nữa đây . Nhìn cánh buồm lẻ loi trôi nỗi giữa sóng nước , Kiều nghĩ đến thân phận mình cũng đang bị dòng đời đưa đẩy. Đến hai câu tiếp theo là cảnh hoa trôi mặt nước . Điệp từ “Buồn trông” đã gợi âm điệu buồn mênh mang, nỗi buồn ấy càng nhân lên khi nàng nhìn thấy cánh hoa trôi lênh đênh vô định.Từ “trôi” chỉ sự vận động nhưng ở thế bị động, những cánh hoa trôi mặc sóng nước vùi dập như chính số phận Kiều. Hai câu tiếp là cảnh nội cỏ rầu rầu . Từ “rầu rầu” được nhân hóa chỉ màu sắc của cỏ , một màu u buồn, ảm đạm . Màu xanh nhợt nhạt héo hắt của cảnh vật chính là ẩn dụ cho tương lai mờ mịt vô vọng của Kiều . Kiều tuyệt vọng, mất phương hướng, đây vừa là tâm trạng vừa là cảnh ngộ của Thúy Kiều hiện tại mà dù muốn hay không nàng cũng không thể thay đổi được . Kết lại đoạn thơ là hai câu cuối : cảnh giông bão sóng gió và niềm dự cảm tương lai . Hình ảnh dữ dội xuất hiện: “gió cuốn mặt duyềnh” là ước lệ cho sóng gió cuộc đời đang bủa vây, cuốn lấy Kiều, những tai ương sắp ập đến đời nàng. Cùng với đó , nghệ thuật nhân hóa “sóng kêu” gợi cho người đọc hình dung Kiều chới với giữa cái bất tận sục sôi trong lòng Kiều . Câu thơ cuối : “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” là ẩn dụ cho tiếng sóng lòng của nhân vật. Đó là tiếng sóng của buồn đau sợ hãi, dự cảm sóng gió dường như đang tiến đến rất gần Kiều. Có thể thấy, tám câu thơ là bức tranh tứ bình đầy tâm trạng của nhân vật, qua đó cho thấy tâm trạng buồn chán , bất lực của nhân vật, đồng thời là  minh chứng cho câu nói bất hủ của Nguyễn Du : " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" .

  Chú thích : Hai câu được gạch chân lần lượt là câu ghép và câu có lời dẫn trực tiếp

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Dũng
9 tháng 10 2021 lúc 17:49

1)- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là nghệ thuật mượn khung cảnh để gửi gắm tâm trạng. Cảnh không chỉ đơn thuần là bức tranh thiên nhiên  mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả.

2)

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới xa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

 

3

Tám câu thơ cuối tác phẩm " Kiều ở lầu Ngưng Bích " là tám câu thơ hay thể hiện tâm trạng đau buồn của Kiều và dự cảm của nàng trước tương lai đầy sóng gió. Tám câu thơ thực chất là bức tranh tứ bình , một bức tranh đẹp nhưng ảm đạm u sầu bởi cảnh vật dường như đã nhuốm màu tâm trạng . Hai câu đầu tiên là bức tranh cửa bể lúc hoàng hôn. Giữa không gian bao la mênh mông vào một chiều hoàng hôn, Kiều hướng ánh nhìn của mình ra xa và cảm thấy nhớ quê hương, một nỗi buồn trào dâng da diết .Hình ảnh “con thuyền” gợi cho nàng một sự cô đơn. Kiều đang nhớ gia đình, nàng không biết bao giờ mới được trở về đoàn tụ cùng gia đình của mình nữa đây . Nhìn cánh buồm lẻ loi trôi nỗi giữa sóng nước , Kiều nghĩ đến thân phận mình cũng đang bị dòng đời đưa đẩy. Đến hai câu tiếp theo là cảnh hoa trôi mặt nước . Điệp từ “Buồn trông” đã gợi âm điệu buồn mênh mang, nỗi buồn ấy càng nhân lên khi nàng nhìn thấy cánh hoa trôi lênh đênh vô định.Từ “trôi” chỉ sự vận động nhưng ở thế bị động, những cánh hoa trôi mặc sóng nước vùi dập như chính số phận Kiều. Hai câu tiếp là cảnh nội cỏ rầu rầu . Từ “rầu rầu” được nhân hóa chỉ màu sắc của cỏ , một màu u buồn, ảm đạm . Màu xanh nhợt nhạt héo hắt của cảnh vật chính là ẩn dụ cho tương lai mờ mịt vô vọng của Kiều . Kiều tuyệt vọng, mất phương hướng, đây vừa là tâm trạng vừa là cảnh ngộ của Thúy Kiều hiện tại mà dù muốn hay không nàng cũng không thể thay đổi được . Kết lại đoạn thơ là hai câu cuối : cảnh giông bão sóng gió và niềm dự cảm tương lai . Hình ảnh dữ dội xuất hiện: “gió cuốn mặt duyềnh” là ước lệ cho sóng gió cuộc đời đang bủa vây, cuốn lấy Kiều, những tai ương sắp ập đến đời nàng. Cùng với đó , nghệ thuật nhân hóa “sóng kêu” gợi cho người đọc hình dung Kiều chới với giữa cái bất tận sục sôi trong lòng Kiều . Câu thơ cuối : “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” là ẩn dụ cho tiếng sóng lòng của nhân vật. Đó là tiếng sóng của buồn đau sợ hãi, dự cảm sóng gió dường như đang tiến đến rất gần Kiều. Có thể thấy, tám câu thơ là bức tranh tứ bình đầy tâm trạng của nhân vật, qua đó cho thấy tâm trạng buồn chán , bất lực của nhân vật, đồng thời là  minh chứng cho câu nói bất hủ của Nguyễn Du : " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" .

  Chú thích : Hai câu được gạch chân lần lượt là câu ghép và câu có lời dẫn trực tiếp

 

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 9 2019 lúc 4:45

- Thời tiết Sài Gòn đa dạng, dễ thay đổi:

     + Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt

     + Sự thay đổi đột ngột của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh

→ Những nét đặc trưng, riêng biệt độc đáo, hấp dẫn của Sài Gòn

- Nhịp sống của thành phố trẻ Sài Gòn đa dạng, nhộn nhịp

     + Ban ngày thành phố náo động, dập dìu xe cộ

 

     + Buổi sáng tĩnh lặng với không khí mát dịu, thanh sạch, đêm khuya thưa thớt tiếng ồn

- Tác giả bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố Sài Gòn:

 + Tình yêu sâu sắc, nồng nhiệt, tác giả khẳng định “tôi yêu Sài Gòn da diết” mọi không gian, thời điểm, từ thiên nhiên tới con người.

     + Thể hiện tình yêu trực tiếp và gián tiếp, điệp từ yêu được lặp 6 lần mở ra không gian, cảnh vật, nét riêng của phố phường.

     + Niềm yêu thương dành cho thành phố trẻ đang trên đà phát triển.

Bình luận (0)
nguyen thuy an
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 6 2017 lúc 16:30

a, Cảnh vật ở đây là cảnh tưởng tượng của Kiều vì qua mỗi cảnh vật. Mỗi bức tranh thiên nhiên là một kiểu tâm trạng của Thúy Kiều.

- Nỗi nhớ cha mẹ, quê hương, Kiều trông ngóng theo “cánh buồm xa xa” buổi chiều hôm

- Kiều nhớ người yêu, xót xa cho tình duyên lỡ dở “hoa trôi man mác biết là về đâu”

- Kiều đau đớn buồn tủi cho thân phận mình, khi rơi vào cuộc sống bế tắc “ ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

→ Từng cảnh vật, chi tiết chứa đựng tâm trạng, tình cảm của Kiều. Cảnh vật cùng một màu bi thương, buồn tủi.

Bình luận (0)
Trịnh Thị Ngọc Yến
Xem chi tiết