tìm từ hán việt đồng nghĩa với " Yết kiến ".
Câu 1:
a, Sánh từ ghép tiếng Việt và từ ghép Hán Việt. Cho ví dụ minh họa
b, Tìm những từ thuần Việt đồng nghĩa với các từ Hán Việt trong các ví dụ dưới đây và cho biết sắc thái của các từ Hán Việt được dùng trong các ví dụ đó
— PHỤ NỮ việt nam anh hùng, bất khuất, trung hậu ,đảm đang
—Yết Kiêu đến KINH ĐÔ thăng long ,YẾT KIẾN vua Trần Nhân Tông
— Bác sĩ đang khám TỬ THI
các từ mk viết hoa hết là từ cần làm ở câu b nhé
Mọi người giúp mk nhé
Câu 1:
a, Sánh từ ghép tiếng Việt và từ ghép Hán Việt. Cho ví dụ minh họa
* Giống nhau: Đều gồm 2 loại chính là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
* Khác nhau: - Từ ghép chính phụ Thuần Việt có tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau
- Từ ghép chính phụ Hán Việt thì có trường hợp tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau; có trường hợp tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau
b, Tìm những từ thuần Việt đồng nghĩa với các từ Hán Việt trong các ví dụ dưới đây và cho biết sắc thái của các từ Hán Việt được dùng trong các ví dụ đó
— PHỤ NỮ việt nam anh hùng, bất khuất, trung hậu ,đảm đang (từ Thuần Việt : ĐÀN BÀ)
-> Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
—Yết Kiêu đến KINH ĐÔ (từ Thuần Việt: THỦ ĐÔ) thăng long ,YẾT KIẾN (từ Thuần Việt:XIN ĐƯỢC GẶP) vua Trần Nhân Tông
-> Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa
— Bác sĩ đang khám TỬ THI (từ Thuần Việt: XÁC CHẾT)
-> Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ
tìm từ thuần việt đồng nghĩa với từ hán việt sau : kinh đô, yết kiến
kinh đô : kinh thành
Yết kiến: xin được gặp
Hãy tìm 10 từ hán việt đồng nghĩa tương đương với 10 từ thuần việt
Mục đích của việc dùng từ Hán Việt ( Kinh đô, yết kiến) trong câu: “Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.” để làm gì? *
Thể hiện thái độ tôn kính
Tạo sắc thái cổ xưa
Tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ .
Tạo sắc thái trang trọng
Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm
a) Tại sao các câu văn dưới đây dùng các từ Hán Việt (in đậm) mà không dùng các từ ngữ thuần Việt có nghĩa tương tự (ghi trong ngoặc đơn)?
– Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.(đàn bà).
– Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ từ trần, nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên một ngọn đồi (chết, chôn).
– Bác sĩ đang khám tử thi (xác chết).
b) Các từ Hán Việt (in đậm) tạo được sắc thái gì cho đoạn văn trích dưới đây?
Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.
Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi một loại binh khí.
Yết Kiêu: Tâu bệ hạ, thần chỉ xin một chiết dùi sắt.
Nhà vua: Để làm gì?
Yết Kiêu: Để dùi thủng chiến thuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
(Theo Chuyện hay sử cũ)
Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm
a, Các từ phụ nữ, từ trần, mai táng, tử thi đều là những từ thể hiện sự trang trọng, tôn kính, tao nhã
Đặc biệt ở câu thứ ba nếu thay thế bằng từ xác chết sẽ tạo cảm giác ghê sợ, thô tục
b, Các từ Hán Việt như: kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần có tác dụng tạo ra không khí cổ xưa, phù hợp với ngữ cảnh.
Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau : loài người; siêng năng; chữa cháy.
loài người:nhân loại
siêng năng:chăm chỉ
chữa cháy:cứu hỏa
học tốt
Loài người >< Nhân loại
Siêng năng >< Chăm chỉ
Chữa cháy >< Cứu hoả
Từ hán việt : tổ quốc
Thuần việt: đất nước
Giải thích từ Hán Việt “tri kỷ” và tìm một từ thuần Việt đồng nghĩa với nó. Theo em, có thể thay từ thuần Việt đó cho từ “tri kỷ” được không? Vì sao?
THAM KHẢO:
Tri kỷ: thấu hiểu mình, hiểu bạn như hiểu bản thân mình.. Từ thuần Việt đồng nghĩa với từ tri kỷ là “bạn thân” .
Không thể thay từ “bạn thân” cho từ “tri kỷ” vì nếu thay sẽ làm mất đi sự trang trọng, thiêng liêng...
Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau đây: gan dạ, nhà thơ, chó biển, năm học, nước ngoài
gan dạ : dũng cảm
nhà thơ : thi sĩ
chó biển : hải cẩu
năm học : niên học
nước ngoài ; ngoại quốc
Các từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ trên gồm:
nhà thơ - thi sĩmổ xẻ - phẫu thuật/phân tíchđòi hỏi - yêu cầuloài người - nhân loạicủa cải - tài sảnnước ngoài - ngoại quốcchó biển - hải cẩunăm học - niên khoáthay mặt - đại diện.# chúc bạn học tốt ạ #