Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trang Hoang
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Thảo Vy
24 tháng 10 2016 lúc 19:01

 

Cho biết vì sao cần phải bảo vệ môi trường biển và đại dương

+Biển - đảo nói chung mang lại rất nhiều thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế (đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch biển, dịch vụ, thương mại đường biển, các ngành khai thác khoáng sản,...), do đó, để đảm bảo các lợi ích lâu dài và bền vững, cần phải bảo vệ môi trường biển-đảo.

+Môi trường biển-đảo là một thể thống nhất, ô nhiễm ở khu vực này có thể gây ra những hệ quả cho khu vực khác.

+Biển-đảo là một phần chủ quyền thiêng liêng, cần phải bảo vệ và phát triển nó.

+Biển đảo là nơi cư trú của rất nhiều loài sinh vật, bao gồm cả con người, nên bảo vệ môi trường biển-đảo là vấn đề cấp bách và sống còn

VinZoi Couple
2 tháng 11 2016 lúc 14:33

Diện tích của biển và đại dương gấp 3 lần diện tích các lục đia.

Vai trò của biển và đại dương:

+ Cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển.

+ Có nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên,...)

+ Cung cấp muối, tạo nguồn điện (điện thủy triều),... phát triển giao thông vận tải, du lịch,...

VinZoi Couple
3 tháng 11 2016 lúc 14:29

Cần phải bảo vệ mt biển và đại dương vì biển và đại dương là nơi cung cấp lợi nhuận cho ngành kinh tế, vì nếu mt biển và đại dương bị ô nhiễm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho các vùng lân cận. Ngoài ra, biển và đại dương còn là nơi cư trú của sinh vật biển, còn là nơi cung cấp thực phẩm cho con người. Biển và đại dương là lá phổi xanh cho nên mọi người hãy bảo vệ mt biển và đại dương

Khoi My Tran
Xem chi tiết
Đặng Quế Lâm
26 tháng 10 2016 lúc 14:36
tầng thực vậtbắcnam
rùng lá rộng0m đến 200m800m đến 1800m
rừng lá kim200m đến 1500m1800m đến 2200m
đồng cỏ1500m đến 2200m2200m đến 2400m
tuyết2200m đến 3500m2400m đến 3500m

vai trò của biển và đại dương là:

-nguồn cung cấp hơi nc vô tận cho khí quyển và đại dương

-là kho tài nguyên lớn:

Nguyễn Hoàng Phúc
Xem chi tiết
Phương Dung
15 tháng 12 2020 lúc 18:51

Châu Phi giáp:

- Châu lục: Châu Á.

- Đại dương: Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

- Biển: Địa Trung Hải.

ひまわり(In my personal...
15 tháng 12 2020 lúc 18:54

Châu Phi giáp:

- Châu lục: Châu Á.

- Đại dương: Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

- Biển: Địa Trung Hải.

Vị trí địa lý : + . Ấn Độ Dương mở tại hướng Nam và giáp Nam Băng Dương.

+Đại Tây Dương được nối liền với Thái bình dương bởi Bắc Băng Dương về phía Bắc và hành lang Drake về phía Nam. ... Đại Tây Dương có hình chữ S kéo dài từ Bắc xuống Nam và được chia ra làm hai phần: Bắc và Nam Đại Tây Dương bởi dòng nước ngược vùng xích đạo vào khoảng 8 vĩ độ Bắc.

+ biển Địa Trung Hải là một phần của Đại Tây Dương được vây quanh bởi đất liền – phía bắc bởi châu Âu, phía nam bởi châu Phi và phía đông bởi châu Á. ... Một sóng ngầm đáy biển khác, từ Tây Ban Nha tới Maroc, nằm tại lối thoát ra của Đại Tây Dương.

 

Thư Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Huỳnh
12 tháng 10 2016 lúc 10:09

- Càng lên cao khí hậu và thực vật thay đổi:

 + Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, lên cao 1000m nhiệt độ giảm 6\(^0\)C

 + Càng lên cao thực vật sẽ phân tầng: 

-Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Sườn đón gió thường mưa nhiều, cây cối tươi tốt hơn sườn khuất gió

sườn núi / tầng thực vậtsườn bắcsườn nam

rừng lá rộng

trên 0mdưới 1000m

rừng cây lá kim

dưới 1000m2000m

đồng cỏ

trên 2000mgần 3000m

tuyết

trên 200m3000m

 

dương mai hoàng lan
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
30 tháng 10 2016 lúc 11:09

Câu 1:

Thái Bình Dương có diện tích lớn nhất.

Bắc Băng Dương có diện tích nhỏ nhất.

Câu 2:

Biển và đại dương cung cấp thủy sản cũng như tạo hệ sinh thái vô cùng đẹp.

Câu 3:

Cần phải giữ gìn vệ sinh biển.

Nguyễn Thị Anh Thư
8 tháng 10 2017 lúc 19:16

Câu 1: Biển và đại dương có diện tích gấp 3 lần diện tích các lục địa.

Câu 2:Vai trò : + cung cấp hơi nước cho khí quyển, là kho tài nguyên lớn.

+ Cung cấp nhiều loại khoáng sản : dầu mỏ, khí tự nhiên,..., muối. Tạo nguồn điện thủy triều, phát triển giao thông vận tải, du lịch,...

+ cung cấp thuỷ hải sản thơm ngon, thức ăn cho con người => góp phần tạo công ăn việc làm cho con người ( đánh bắt thủy hải sản, ...)

+ Tạo cảnh quan đẹp đẽ.

Câu 3 : Vì biển - đại dương có ys nghĩa rất lớn vs đời sống con người ( đc nói ở phần lợi ích). Là chủ quyền thiêng liêng của dân tộc. Vì thế chúng ta cần phải gắn bó và yêu biển.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
22 tháng 2 2018 lúc 11:27

Để học tốt Địa Lý 6 | Giải bài tập Địa Lý 6

Để học tốt Địa Lý 6 | Giải bài tập Địa Lý 6

le tuan duong
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Liên
9 tháng 5 2021 lúc 15:23

Trong 28 lít nước biển có chứa khoảng 1kg muối, trong đó 85% là muối ăn (NaCl - natri clorua). Vì vậy nước biển có vị mặn.

Môi trường biển và đại dương có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Biển và đại dương là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển. Hơi nước sinh ra mây  mưa để duy trì cuộc sống của con người  tất cả các loài sinh vật. ... Biển và đại dương còn là nơi nghỉ dưỡng  du lịch hấp dẫn.

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Diệu Đinh
Xem chi tiết
animepham
15 tháng 5 2022 lúc 18:19

tham khảo 1---- Vị trí: nằm giữa các vĩ tuyến 36°B và 71°B.

- Là 1 bộ phận của lục địa Á-Âu.

- Chủ yếu nằm trong đới ôn hoà, có 3 mặt giáp biển:

+ Bắc giáp Bắc Băng Dương.

+ Nam giáp Địa Trung Hải.

+ Tây giáp Đại Tây Dương.

- Địa hình: có 3 khu vực:

+ Miền núi già: ở phía bắc và vùng trung tâm (dãy Xcan-đi-na-vi, U-ran,...).

+ Miền núi trẻ: ở phía nam (dãy An-pơ, Cac-pat,...).

+ Đồng bằng: chiếm 2/3 diện tích châu lục, đồng bằng Đông Âu lớn nhất.

- Khí hậu: phần lớn có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

 

Môi trường ôn đới hải dương 

- Phân bố ở vùng ven biển Tây ÂU như : Anh, Pháp, Ai-len

-Khí hậu :

    + Mùa hạ mát mẻ

    + Mùa đông ko lạnh lắm

    + Mưa quanh năm , lượng mưa TB : 800 mm đến 1000mm / 1 năm

- Sông ngòi nhiều nc quanh năm và không đóng băng 

- Thực vật phát triển rừng lá rộng ( sồi, dẻ)

2, Môi trường ôn đới lục địa

- Phân bố ở khu vực Đông Âu

- Khí hậu :

    + Ở phía Bắc Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết bao phủ

     + Càng đi về phái Nam mùa đông càng ngắn đi, mùa hạ nóng hơn.

     + Vào sâu trong đất liền. mùa đông lạnh vs tuyết rơi nhìu, mùa hạ nóng, mùa đông có mưa,

- Sông ngòi nhiều nc trong mùa Xuân - hạ, có thời kì đóng băng vào mùa đông

- Rừng và thảo nguyên chiếm S lớn.

- Thực vật thay đổi từ Bắc sang Nam : rừng là kim -> rừng hỗn giao -> rừng lá rộng -> thảo nguyên

3. Môi trường địa trung hải :

- Phân bố ở các nước Nam Âu, ven Địa trung hải

- Khí hậu :     

       + Mùa đông- thu : ko lạnh lắm, có mưa  :))

        + Mùa hạ : nóng và khô

       + Mùa thu- đông : có những trận mưa rào.

- Sông ngòi :  ngắn và dốc

- Thực vật thích nghi với đk kí hậu khô hạn trong mùa hạ

Huỳnh Kim Ngân
15 tháng 5 2022 lúc 18:22

Tham khảo

Câu 1:

 a.Trình bày vị trí, giới hạn  của châu Âu ?

-Vị trí của Châu Âu là: Nằm ở phía Tây châu Á.

Giới hạn: Từ 36°B – 71°BBắc giáp Bắc Băng DươngNam giáp biển Địa Trung HảiTây giáp Đại Tây DươngĐông giáp châu Á.Vị trí các dãy núi: Tập trung ở phía NamVị trí các đồng bằng: Kéo dài từ Tây sang Đông.

 b. Nêu tên các kiểu khí hậu ở châu Âu? kiểu khí hậu nào chiếm vị trí lớn nhất?

Châu Âu gồm bốn kiểu khí hậu ;

-Khí hậu ôn đới hải dương

-Khí hậu ôn đới lục địa

-Khí hậu địa trung hải

-Khí hậu hàn đới

*Khí hậu ôn đới lục địa chiếm diện tích lớn nhất

Câu 2:

Trình bày những đặc điểm chính của môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa của Châu Âu, Giải thích tại sao có đặc điểm như vậy?

* Ôn đớ hải dương​​

+ Khí hậu: Mùa đông không lạnh lắm, mùa hè mát mẻ, nhiệt độ thường trên 00C00C .Lượng mưa trung bình là 820mm

+ Sông ngòi:Nhiều nước quanh năm và không bị đóng băng.

+Cảnh quan : Rừng sồi, dẻ xưa kia có diện tích rất lớn, nay chỉ còn lại trên các sườn núi.

Câu 4:  Khu vực Nam Âu nổi tiếng về những nông sản gì? Vì sao các nước Nam Âu phát triển mạnh ngành du lịch?

* lúa mì ,nho ,ngô ,cam,chanh, cử cải đường 

*Ngành du lịch của các nước nam Âu phát triển tốt vì :

– Có nhiều thắng cảnh đẹp.

– Các di tích lịch sử, văn hoá đa dạng.

– Có nhiều hoạt động thể thao lớn.

– Nền kinh tế phát triển , mức sống cao, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch tốt .

Câu 5: Trình bày đặc điểm kinh tế của khu vực Tây và Trung Âu?

Kinh tế

a. Công nghiệp

- Có nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới.

- Nhiều ngành công nghiệp hiện đại và truyền thống.

- Nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới, nhiều hải cảng lớn. Rôt-téc-đam là một hải cảng lớn của thế giới nằm ở Phần Lan.

- Nền nông nghiệp phát triển đa dạng, năng suất cao nhất châu Âu.

b. Nông nghiệp

- Đạt trình độ cao.

- Chăn nuôi chiếm ưu thế hơn trồng trọt. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị xuất khẩu cao.

- Các sản phẩm chủ yếu:

+ Lúa mạch và khoai tây ở đồng bằng Tây và Trung Áu.

+ Lúa mì và củ cải đường ở phía nam.

c. Dịch vụ

- Rất phát triển, chiếm 2/3 tổng thu nhập quốc dân.

- Du lịch phát triển mạnh ở miền núi trẻ An-pơ nhờ lợi thế về phong cảnh núi non hùng vĩ thu hút nhiều du khách đến nghỉ ngơi, leo núi, trượt tuyết,… đem lại nguồn thu lớn.

- Có nhiều trung tâm tài chính lớn: Luân Đôn, Pa-ri, Duy-rich.

Hoàng Diệu Đinh
15 tháng 5 2022 lúc 18:18

giúp e với mn

 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 1 2020 lúc 3:50

- Nêu tên và xác định vị trí của các kiểu môi trường ở đới ôn hòa.

      + Các kiểu môi trường ở đới ôn hòa : môi trường ôn đới hải dương, môi trường ôn đới lục địa; môi trường địa trung hải; môi trường cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm ; môi trường hoang mạc ôn đới

      + Xác định các kiểu môi trường ở đới ôn hòa: ví dụ như ở lục địa Á – Âu, các nước ven biển Tây Âu có môi trường ôn đới hải dương, vùng ven biển địa trung hải có môi trường địa trung hải, phần lớn lục địa có môi trường ôn đới lục địa, ở phía Nam trong lục địa có môi trường hoang mạc ôn đới, phía nam Trung Quốc , Nhật Bản có môi trường cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm…

- Vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới đối với khí hậu ở đới ôn hòa.:

      + nơi nào có dòng biển nóng chảy qua, nơi đó có khí hậu ôn đới hải dương.

      + Gió Tây ôn đới mang theo không khí ẩm và ấm vào đất liền, làm nên khí hậu ôn đới hải dương.

Nguyễn anh Tuấn
27 tháng 10 2021 lúc 21:30

Bờ tây lục địa ở đới ôn hòa có kiểu môi trường ôn đới hải dương do ảnh hưởng của dòng biển

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
_silverlining
1 tháng 6 2017 lúc 9:58

Các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Bắc trong Đại Tây Dương:

+ Dòng biển Bắc xích đạo Đại Tây Dương xuất phát từ vùng phía nam của chí tuyến thuộc bờ Đông Đại Tây Dương chảy sang hướng tây rồi chảy theo bờ biển phía Đông Bắc nước Mĩ sang bờ Đông Đại Tây Dương tạo nên dòng Gơn-xtrim. Đây là dòng biển nóng.

+ Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương được hình thành khi dòng Gơn-xtrim tới gần bờ, tách thành một nhánh chảy ven bờ biển Bắc Âu rồi chảy lên Bắc Băng Dương.

+ Dòng biển lạnh La-bra-đo chảy từ phía bắc xuống, chạy ở bờ phía đông lục địa Bắc Mĩ.

+ Dòng biển lạnh Ca-na-ri chảy từ vĩ tuyến 40°B xuống phía Tây Bắc châu Phi, hợp với dòng Bẳc xích đạo.

- Có dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Nam trong Đại Tây Dương:

+ Dòng biển Nam xích đạo Đại Tây Dương từ bờ Đông Đại Tây Dương sang phía bờ Tây gặp bờ biển Bra-xin rồi chảy về phía nam thành hải lưu nóng Bra-xin.

+ Dòng lạnh Ben-ghê-la chảy từ các vĩ tuyến 50 - 55°N lên phía tây nam châu Phi.

- Các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Bắc trong Thái Bình Dương:

+ Dòng nóng Bắc xích đạo Thái Bình Dương chảy từ phía đông sang phía tây, tới gần bờ biển châu Á quặt về phía đông bắc thành dòng nóng Cư-rô-si-ô, chảy ven bờ đông quần đảo Nhật Bản sang phía bờ biển miền tây lục địa Bắc Mĩ.

+ Dòng biển lạnh Ca-li-foóc-ni-a chảy từ các vĩ tuyến khoảng 40°B về phía Xích đạo.

+ Dòng biển nóng A-la-xca chảy từ khoảng vĩ tuyến 40°B lên phía bắc.

+ Dòng biển lạnh Ôi-a-si-vô chảy từ phía Bắc Băng Dương theo hướng đông bắc - tây nam xuống vùng ôn đới.

- Các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Nam trong Thái Binh:

+ Dòng biển Nam xích đạo Thái Bình Dương chảy từ đông sang tây về phía quần đảo In-đô-nê-xi-a thành dòng nóng Đông úc.

+ Dòng biển lạnh Pêru chảy từ phía nam lên phía Xích đạo.

- Nhận xét chung:

+ Hầu hết các dòng biển nóng đều xuất phát từ các vùng vĩ độ thấp (vùng nhiệt đới) chảy lên các vùng vĩ độ cao (ôn đới và hàn đới).

+ Một số dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực chảy về vùng ôn đới, một sổ khác từ vùng ôn đới chảy về phía Xích đạo.



Ngọc Lan
1 tháng 6 2017 lúc 9:59

Các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Bắc trong Đại Tây Dương:

+ Dòng biển Bắc xích đạo Đại Tây Dương xuất phát từ vùng phía nam của chí tuyến thuộc bờ Đông Đại Tây Dương chảy sang hướng tây rồi chảy theo bờ biển phía Đông Bắc nước Mĩ sang bờ Đông Đại Tây Dương tạo nên dòng Gơn-xtrim. Đây là dòng biển nóng.

+ Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương được hình thành khi dòng Gơn-xtrim tới gần bờ, tách thành một nhánh chảy ven bờ biển Bắc Âu rồi chảy lên Bắc Băng Dương.

+ Dòng biển lạnh La-bra-đo chảy từ phía bắc xuống, chạy ở bờ phía đông lục địa Bắc Mĩ.

+ Dòng biển lạnh Ca-na-ri chảy từ vĩ tuyến 40°B xuống phía Tây Bắc châu Phi, hợp với dòng Bẳc xích đạo.

- Có dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Nam trong Đại Tây Dương:

+ Dòng biển Nam xích đạo Đại Tây Dương từ bờ Đông Đại Tây Dương sang phía bờ Tây gặp bờ biển Bra-xin rồi chảy về phía nam thành hải lưu nóng Bra-xin.

+ Dòng lạnh Ben-ghê-la chảy từ các vĩ tuyến 50 - 55°N lên phía tây nam châu Phi.

- Các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Bắc trong Thái Bình Dương:

+ Dòng nóng Bắc xích đạo Thái Bình Dương chảy từ phía đông sang phía tây, tới gần bờ biển châu Á quặt về phía đông bắc thành dòng nóng Cư-rô-si-ô, chảy ven bờ đông quần đảo Nhật Bản sang phía bờ biển miền tây lục địa Bắc Mĩ.

+ Dòng biển lạnh Ca-li-foóc-ni-a chảy từ các vĩ tuyến khoảng 40°B về phía Xích đạo.

+ Dòng biển nóng A-la-xca chảy từ khoảng vĩ tuyến 40°B lên phía bắc.

+ Dòng biển lạnh Ôi-a-si-vô chảy từ phía Bắc Băng Dương theo hướng đông bắc - tây nam xuống vùng ôn đới.

- Các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Nam trong Thái Binh:

+ Dòng biển Nam xích đạo Thái Bình Dương chảy từ đông sang tây về phía quần đảo In-đô-nê-xi-a thành dòng nóng Đông úc.

+ Dòng biển lạnh Pêru chảy từ phía nam lên phía Xích đạo.

- Nhận xét chung:

+ Hầu hết các dòng biển nóng đều xuất phát từ các vùng vĩ độ thấp (vùng nhiệt đới) chảy lên các vùng vĩ độ cao (ôn đới và hàn đới).

+ Một số dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực chảy về vùng ôn đới, một sổ khác từ vùng ôn đới chảy về phía Xích đạo.