lập dàn ý cảm nhận về bọn tay sai
Cảm nhận về đoạn trích thơ:" quê hương anh nước mặn đồng chua.......thương nhau tay nắm lấy bàn tay ". Từ đó em có cảm nghĩ gì về tình đồng chí, đồng đội của những người lính trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Lập dàn ý chi tiết.
lập dàn ý chi tiết kể kết hợp tả và biểu cảm về đoạn trích chị dậu đánh nhau với bọn cai lệ
giúp mk với cần gấp ạ:(
lập dàn ý cảm nhận về tình bạn
Cảm nghĩ về tình bạn
a. Mở bài:
- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
b. Thân bài:
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp ?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
c. Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.
a. Mở bài:
- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
b. Thân bài:
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp ?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
c. Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.
Chúc bn hok tốt !
lập dàn ý cảm nhận về vẻ đẹp của Thạch SAnh
1. Phần Mở bài
-Giới thiệu chung về câu chuyện Thạch Sanh
-Em yêu thích câu chuyện này từ khi nào,vì sao ?
2. Phần Thân bài
a). Cảm nghĩ về nội dung tác phẩm
+Em yêu thích truyện trước hết bởi em cảm thương cho hoàn cảnh của Thạch Sanh
+Em yêu thích truyện Thạch Sanh vì câu chuyện lên án những kẻ gian xảo, mưu mô, độc ác.
+Em yêu thích truyện Thạch Sanh vì truyện ca gợi tài năng và lòng vị tha của người lao dộng.
b). Cảm nghĩ về nghệ thuật của tác phẩm
3. Phần Kêt bài
-Y nghĩa của câu chuyện
-Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện
Em hãy lập dàn ý cảm nhận về một tình bạn đẹp.
Tham khảo!
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
Trong cuộc sống, ngoài tình cảm gia đình, thầy trò,… thì tình bạn là một tình cảm đẹp và cần thiết với mỗi chúng ta. Từ xa xưa thì ông bà ta đã có những câu nói rất hay về tình bạn như: “Bạn có nhớ về ta chăng? Ta về nhớ bạn như trăng với trời”. Bên cạnh đó còn có câu như: “Trăng lên khỏi núi mặc trăng, tình ta với bạn khăng khăng một niềm”. những câu thơ hay nói lên một tình bạn đẹp, một tình bạn chung thủy, vậy chúng ta có thể nào định nghĩa về tình bạn. Chắc hẳn rất khó để định nghĩa về tình cảm này. Nhà văn Nicole Osteropski đã có một định nghĩa về tình bạn rất hay “tình bạn trước hết phải phê bình về sai lầm của bạn, của đồng chí, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ bạn, đồng chí sữa chửa sai lầm”. Vậy tình bạn là gì, ta cùng đi tìm hiểu.
II. Thân bài
1. Khẳng định tình bạn trước hết cần phải có sự chân thành
- Mình chân thành với bạn thì bạn mới tin mình
- Khi bạn có lòng tin với mình thì bạn mới bộc lộ những băn khoăn thắc mắc và chia sẻ với mình.
- Sự chân thành là cơ sở của tình bạn chân chính và bền lâu
2. Thể hiện sự chân thành trong tình bạn
- Phải tin bạn, không lừa dối, không vụ lợi
- Thông cảm, chia sẻ khó khăn với bạn
- Đồng cảm với bạn bất cứ chuyện vui buồn, khó khăn
- Rộng lượng tha thứ những lỗi lầm của bạn
- Gắn bó tình bạn thân thiết với tập thể, không chia rẻ khỏi tập thể.
3. Phê bình những sai lầm của bạn
- Phê bình sai lầm giúp bạn sữa sai, tình bạn ngày tốt hơn
- Nể nang, che giấu điều xấu của bạn sẽ làm bạn chậm tiến và tình bạn chậm phát triển
- Nêu dẫn chứng về tình bạn tốt, giúp nhau vượt qua khó khăn
4. Cách phê bình như thế nào mới là đúng
- Phê bình phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn
- Nhưng phải nguyên tắc, không bỏ qua những sai lầm nghiêm trọng của bạn
- Biện pháp giúp đỡ phải khôn khéo, linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh
- Bao dung, vui mừng với sự tiến bộ của bạn
III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa về tình bạn
- Liên hệ bản thân
Em tham khảo:
1. Mở bài
- Cuộc đời ai cũng có bạn, tình bạn rất quý giá
- Tình bạn là mối quan hệ chân chính, tri kỷ có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.
2. Thân bài
- Nguồn gốc của tình bạn là sự đồng điệu tâm hồn, chung sở thích, không nên nhầm tưởng với việc lấy bí mật, chuyện xấu của người khác ra làm thân.
- Tình bạn phải xuất phát từ sự chân thành, thật tâm, không hai lòng, có thế bạn mới dám mở lòng chia sẻ.
- Bạn thân là những người sẵn sàng bên ta lúc ta khó khăn tựa như những người thân ruột thịt. Ở bên những người bạn, ta sẵn sàng chia sẻ nỗi lòng, bởi sự dễ cảm thông và thấu hiểu của bạn.
- Bạn chính là người thầy của chúng ta
- Phải đặt niềm tin hàng đầu trong mối quan hệ bạn bè, không nên nghi kỵ, ích kỷ tính toán với bạn.
- Không được dung túng, bao che khi bạn làm việc xấu, phải biết lựa lời khuyên ngăn.
- Tình bạn vì mục đích trong sáng cùng nhau tiến bộ, chứ không phải là lợi dụng lẫn nhau hay vụ lợi về mình.
- Phải biết giúp đỡ san sẻ khi bạn gặp khó khăn, biết khích lệ, cổ vũ bạn khi bạn thành công
3. Kết bài
- Tình bạn là thứ tình cảm tuyệt vời
- Mỗi người nên có cho mình một người bạn thân, một người bạn tri kỷ
1.Lập dản ý cho đề bài sau
Biểu cảm về những cuộc chia tay trong văn bản cuộc chia tay của những con búp bê
2.Lập dàn ý cho đề bài sau
Cảm nghĩ về tình cảm anh em được thể hiện trong văn bản cuộc chia tay của những con búp bê
1.Mở bài:
– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.
– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ. 2. Thân bài:
* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:
+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.
– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc – Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.
– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.
– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái. + Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.
– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.
– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.
– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.
* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:
– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.
– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.
3. Kết bài:
– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.
– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.
– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.
1.Mở bài:
– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.
– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ.
2. Thân bài:
* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:
+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.
– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc – Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.
– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.
– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái.
+ Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.
– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.
– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.
– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.
* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:
– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.
– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.
3. Kết bài:
– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.
– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.
– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.
Câu 1:
1. Mở bài:
– Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.
– Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ.
2. Thân bài:
* Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn:
+ Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý.
– Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
– Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.
– Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.
– Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.
– Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái.
+ Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình.
– Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm.
– Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt… buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
– Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh…
– Lúc chia đồ chơi, thay anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng: Sao anh ác thế? Bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.
– Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.
* Ao ước của hai anh em Thành và Thủy:
– Mãi mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.
– Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải xa nhau.
3. Kết bài:
– Truyện mang tính xã hội rất cao. Tác giả khẳng định li hôn là một vấn đề nhức nhôi, gây ra những hậu quả đau lòng mà con cái phải gánh chịu.
– Cuộc chia tay đầy đau đớn giữa hai đứa trẻ trong truyện có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo vệ nó.
– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.
Lập dàn ý cảm nhận của em về khổ 2 bài thơ nhớ rừng
I. Mở bài
Giới thiệu tác giả và tác phẩm cần cảm nhậnThế Lữ (1907-1989) là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới buổi đầu. Hồn thơ ông dồi dào, lãng mạn đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng bạn đọc trong đó có bài thơ "Nhớ rừng" đã góp phần làm nên tên tuổi của nhà thơ.II. Thân bài
a. Câu chú thích ở đầu
Ở đầu tác phẩm tác giả đã chú thích "Lời con hổ ở vườn bách thú". Đây phải chăng là cách tránh gây hiểu lầm? giai đoạn đầu thế kỉ hai mươi nước ta đang là thuộc địa của thực dân Pháp. Đời sống nhân dân khổ cực, lầm than, các văn nghệ sĩ cũng không thế tránh được sự kìm kẹp của thực dân Pháp. Nền văn học bấy giờ bị chia thành hai loại là văn học hợp pháp và văn học bất hợp pháp( của những người làm cách mạng). Vì vậy tác giả đã mượn lời con hổ để nói hộ nỗi lòng mình. Đi suốt tác phẩm là những lời bộc bạch như thế.b. Cảm nhận khổ đầu: Hoàn cảnh bị ngục tù giam hãm
"Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia, ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Đề làm trò lạ mắt thú đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Và cặp báo chuồng bên vô tư lự"
Hai câu thơ đầu nhà thơ đã giới thiệu hoàn cảnh của con hổ. Đó là cuộc sống đang bị giam cầm, tù túng. Nó luôn ý thức mình là một bậc đế vương ngự trị trên ngai vàng, nên lòng nào tránh khỏi niềm u uất, cả một " Khối căm hờn". Nỗi đau ấy khó diễn tả bằng lời, nó cứ nhân lên từng chút một. Một vị chúa tể giờ đây lại phải chịu kiếp sống "nhục nhằn tù hãm", để trở thành "một trò lạ mắt thứ đồ chơi", phải chịu ngang bầy với những loại tầm thường, dở hơi, vô tư lự. Đó chính là những bi kịch được đan xen trong tình uống với những đối lậpViết bằng thể thơ tám chữ, được xem như là những cách tân mới trong thơ ca. Thơ ca đương thời không gò bó, mà linh hoạt bằng trắc, lời tâm sự càng dễ thấm dễ cảm.c. Phân tích khổ 2 và khổ 3: Thơi quá khức oanh liệt
Thất vọng trước thực tại, con hổ nhỡ về thời quá khứ r đầy huy hoàng đẹp đẽĐó là thuở tung hoành với khí thế lẫy lừngThuở tự do nó sánh cùng thiên nhiên với tiếng thét của một loài chúa tểThuở tự do nó bước chân đầy dõng dạc đường hoàng. Khí thế của loài mãnh hổ đầy uy phong, muôn loài không khỏi khiếp sợ mà nể phụcBằng việc sử dụng biện pháp liệt kê tác giả đã khắc họa sinh động bức chân dung của loai chúa tểLà chúa tể của muôn loài, thiên nhiên của cuộc sống tự do thật đẹp đẽ lôi cuốnĐó là cảnh đêm vàng bên bờ suối, những bình minh của những cây xanh và tiếng chim và những buổi chiều " Lên láng máu sau rừng". Nhà thơ sử dụng liên tiếp các động từ tinh vi " Say mồi đứng uống" ," lặng ngắm", "Chiếm lấy". Đại từ " Ta" thế hiện một tư thế đường hoàng, oanh liêt. Nhưng hãy lặng lại xem. Ta là " Uống ánh trăng tan" , ta đợi chết " Mảnh mặt trời", những kết hợp từ đầy mới mẻ không chỉ vẽ lên thiên nhiên vơi những mảng màu lãng mạn và còn thấy tài năng của Thế Lữ trong biệt tài sử dụng tiếng việt mà nhà phê bình Hoài Thanh đã không khỏi ngạc nhiên khi đọc:" Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng mệnh lệnh không thể cưỡng được"Nhưng những câu thơ lại được đặt liên tiếp những dấu hỏi. Từ " Đâu" gieo lên trong mỗi câu hỏi như thêm phần nhức nhỗi cho nỗi đau ấy. Đẹp đẽ thế nào đó cũng chỉ là một quá khứ xa xôi, trôi về cõi mơ trở về cõi thật niềm phẫn uất buộc phải cất nên lời than " Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"d. Hai khổ cuối
Quá khứ đã dần tan, còn thực tại thì ngày càng rõ nét, tình cảnh éo le buộc nó phải cất nên nỗi niềm đầy phẫn uất. Nhưng rốt cuộc sự từ túng chẳng thể giam nổi niềm thiết tha với tự do. Rõ ràng hình ảnh con hổ là sự hóa thân của thi sĩ. Thông qua đó ta thấy được khát khao giải phóng cái tôi cá nhân, cũng là niềm tâm sự nỗi đau trước cảnh dân tộc đang bị xiềng xích. Vỉ thế đằng sau đó ta còn thấy đậm đà tình yêu nước.e. Đánh giá
Mượn lời con hổ bị nhốt trong rừng bách thú, Thế Lữ muốn diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng đồng thời thể hiện niềm khát khao tự do mạnh liệt và lòng yêu nước thâm kín.Hình thức thơ mới mẻ, từ ngữ hình ảnh thơ sáng tạo, vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạnIII. Kết bài
Bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một bài thơ hay không chỉ thành công ở mặt nội dung mà còn nghệ thuật, cho thấy cái tâm và cái tài của nhà thơ. Với bài thơ, Thế Lữ xứng đáng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới cũng như văn học nước nhà.
Tham khảo nha em:
1. Mở bài
Giới thiệu bài thơ: "Nhớ rừng" là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Thế Lữ. Đặc biệt, khổ hai của bài thơ như nốt nhạc ngân nga về những năm tháng của quá khứ vàng son, là một đoạn thơ hay và đặc sắc nhất.
2. Thân bài
- Con hổ hồi tưởng, sống lại với những năm tháng hào hùng của ngày xưa:
+ Thuở hống hách với cảnh núi rừng bao la hùng vĩ
+ Tung hoành giữa thiên nhiên, nguồn cội mình
+ Tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, ầm vang cả một khung trời
→ Vẻ đẹp dữ dội, mạnh mẽ, hào hùng
+ Bước đi dõng dạc, hiên ngang, táo bạo, không nao núng, lo sợ điều gì
+ Vươn mình kiêu hãnh, mang vẻ đẹp và dáng dấp khiến muôn loài phải nể phục, khiếp sợ
+ Tấm thân dẻo dai, uyển chuyển vô cùng như những làn sóng cuộn ấy thật đẹp đẽ biết bao giữa màu xanh của rừng già.
+ Lấy núi rừng cỏ cây làm bạn
- Tạo sự đối lập giữa quá khứ vàng son ở khổ 2, huy hoàng với thực tại nhục nhằn tù túng ở khổ 1
- Thông qua dòng hồi tưởng của hổ→ Giá trị sống của con người → Khát khao tự do
3. Kết bài
Khái quát giá trị khổ thơ: Tiếng lòng xót xa luyến tiếc về những quá khứ đẹp đẽ đây hy vọng, đồng thời là niềm khát khao tự do mãnh liệt của bao thế hệ xưa được thể hiện qua đoạn thơ
1. Mở bài
Giới thiệu bài thơ: "Nhớ rừng" là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Thế Lữ. Đặc biệt, khổ hai của bài thơ như nốt nhạc ngân nga về những năm tháng của quá khứ vàng son, là một đoạn thơ hay và đặc sắc nhất.
2. Thân bài
- Con hổ hồi tưởng, sống lại với những năm tháng hào hùng của ngày xưa:
+ Thuở hống hách với cảnh núi rừng bao la hùng vĩ
+ Tung hoành giữa thiên nhiên, nguồn cội mình
+ Tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, ầm vang cả một khung trời
→ Vẻ đẹp dữ dội, mạnh mẽ, hào hùng
+ Bước đi dõng dạc, hiên ngang, táo bạo, không nao núng, lo sợ điều gì
+ Vươn mình kiêu hãnh, mang vẻ đẹp và dáng dấp khiến muôn loài phải nể phục, khiếp sợ
+ Tấm thân dẻo dai, uyển chuyển vô cùng như những làn sóng cuộn ấy thật đẹp đẽ biết bao giữa màu xanh của rừng già.
+ Lấy núi rừng cỏ cây làm bạn
- Tạo sự đối lập giữa quá khứ vàng son ở khổ 2, huy hoàng với thực tại nhục nhằn tù túng ở khổ 1
- Thông qua dòng hồi tưởng của hổ→ Giá trị sống của con người → Khát khao tự do
3. Kết bài
Khái quát giá trị khổ thơ: Tiếng lòng xót xa luyến tiếc về những quá khứ đẹp đẽ đây hy vọng, đồng thời là niềm khát khao tự do mãnh liệt của bao thế hệ xưa được thể hiện qua đoạn thơ.
Lập dàn ý chi tiết
Đề 1: Cảm nhận về nhân vật cô bé bán diêm
Đề 2: Cảm nhận về cái chết của cô bé bán diêm
Em tham khảo:
Đề 1:
1. Mở Bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Andersen, nhà văn của thiếu nhi, nổi tiếng với những câu chuyện cổ tích thần kì, huyền bí.
+ Truyện "Cô bé bán diêm" là một trong những tác phẩm nổi bật nhất, kể về một cô bé mồ côi nghèo khổ, bất hạnh phải đi bán diêm giữa mùa đông giá rét.
+ Nhân vật cô bé bán diêm được xây dựng với cuộc sống vất vả, tội nghiệp, luôn khao khát được yêu thương, hạnh phúc trong vòng tay gia đình.
2. Thân Bài
- Tóm tắt câu chuyện
+ Cô bé bán diêm là một bé gái có hoàn cảnh đáng thương: Mẹ mất sớm, bà qua đời.
+ Người cha nghiện rượu luôn bắt em phải làm việc, sống trong căn gác tối tăm, bẩn thỉu.
+ Trong đêm Giáng sinh, khi những đứa trẻ khác được quây quần bên gia đình, em phải đi bán diêm kiếm tiền, nếu không sẽ bị cha mắng chửi.
- Tính cách tốt đẹp của cô bé:
+ Thiện lương, trong sáng
+ Cô bé bán diêm là một đứa trẻ có niềm tin vào cuộc sống, luôn khát khao được yêu thương, được hạnh phúc.
- Phân tích từng lần em quẹt diêm sưởi ấm và những ảo ảnh em bé nhìn thấy để làm nổi bật luận điểm trên
3. Kết Bài
Khẳng định giá trị nhân đạo của tác phẩm
Đề 2:
1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
Giới thiệu đoạn kết về kết cục thương tâm của em bé bán diêm.
2. Thân bài
a. Giới thiệu hoàn cảnh cô bé bán diêm
Nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà mất khiến gia đình phá sản, sa sút
Phải đi bán diêm kiếm tiền
Thường xuyên bị bố đánh đập, hành hung nếu không bán được diêm.
b. Về kết thúc truyệnEm đã đón nhận một cái chết thương tâm - chết vì giá rét nhưng đôi má vẫn hồng hào và đôi môi đang mỉm cười khiến người đọc không khỏi bàng hoàng, xúc động và lặng người trước số phận đáng thương của con người.
c. Thông qua kết thúc truyện, tác giả lên án sự thờ ơ, vô cảm của xã hội.
Người đáng lên án đầu tiên đó chính là cha của cô bé, một người cha tàn ác, nhẫn tâm, không thể lo nổi cho con mình còn bóc lột, hành hung cô bé một cách tàn nhẫn. Đó chính là sự tha hóa, băng hoại về đạo đức con người.
Không chỉ vậy, chính xã hội cũng thờ ơ, vô cảm với em. Họ không thể mua cho cô bé lấy nổi 1 bao diêm hay cho cô bé bất cứ một thứ gì mà chỉ quan tâm đến bản thân mình. Khi thấy xác cô bé bên đường, sự vô tâm lại càng khiến ta tức giận khi họ chỉ buông một câu xanh rờn “Chắc nó muốn sưởi ấm!”.
d. Tấm lòng nhân đạo của tác giả
Đồng cảm, thương xót trước số phận bất hạnh của cô bé bán diêm
Đồng cảm với những ước mơ, khát khao giản dị, chân thành của con người nhỏ bé.
Lên án, tố cáo sự thơ ơ, vô tâm, vô cảm của một lớp người trong xã hội.
Hướng đến sự giải thoát cho cô bé bằng cách cho cô đoàn tụ với bà của mình trên Thiên đường, dưới sự bảo vệ của Chúa.
e. Nghệ thuật
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen hài hòa giữa hiện thực và mộng tưởng.
Diễn biến tâm lí nhân vật hợp lí.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị tác phẩm: “Cô bé bán diêm” là tác phẩm gây xúc động mạnh cho người đọc với hoàn cảnh đáng thương của con người nhỏ bé trước xã hội vô cảm.
Liên hệ đến chủ nghĩa nhân đạo trong văn học: Tác phẩm thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn.
hãy lập một dàn ý chung cho bài văn cảm nhận về một bài thơ
Tham khảo!
Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần có bố cục mạch lạc theo các phần:
– Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ cần nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.)
Đang xem: Nêu dàn ý chung của bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ
– Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
– Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
Em tham khảo:
Mở bài:
– Giới thiệu sơ lược về tác giả: tên tuổi, bút danh, vị trí trong nền văn học, chủ đề sáng tác, phong cách sáng tác, những đóng góp của tác giả đối với phong trào văn học, giai đoạn văn học và nền văn học dân tộc.
– Giới thiệu tổng quát về bài thơ: hoàn cảnh xuất xứ, đại ý, nội dung chính của đoạn thơ/bài thơ. Dẫn vào đoạn thơ, bài thơ cần phân tích: trích lại bài thơ (nếu ngắn) còn khổ thơ thì phải ghi lại tất cả.
Thân bài:
– Khái quát về vị trí trích đoạn hoặc bố cục, mạch cảm xúc chủ đạo của khổ thơ, bài thơ.
– Giới thiệu vấn đề nghị luận và phương hướng nghị luận.– Phân tích bài thơ/đoạn thơ: trích thơ rồi lần lượt phân tích những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, v.v…. trong từng câu thơ, giải mã đúng từ ngữ, hình ảnh đó để giúp người đọc cảm thấy được những cái hay, cái đặc sắc về nội dung, nghệ thuật cảu bài thơ.
Lưu ý: Nên phân tích từ nghệ thuật đến nội dung, khi phân tích phải dựa vào từ ngữ có trong bài thơ, hoàn cảnh ra đời, phong cách sáng tác của tác giả để tránh suy diễn miên man, không chính xác, cụ thể:
* Phân tích khổ thơ thứ nhất:
+ Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất:(Trích thơ…)
+ Áp dụng các thủ pháp phân tích thơ để phân tích những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật tu từ, nhịp điệu, v.v. trong từng câu thơ; giải mã những từ ngữ, hình ảnh đó có ý nghĩa gì, nó hay, đặc sắc ở chỗ nào.
+ Liên hệ, so sánh với những bài thơ cùng chủ dề.
+ Chuyển sang khổ thứ hai.* Phân tích khổ thơ thứ hai:
+ Cách làm bốn bước tương tự khổ thứ nhất.
+ Rồi cứ tiếp tục như thế đến hết bài.
(Lưu ý: đôi khi có thể phân tích hai khổ thơ cùng một lúc nếu hai khổ thơ cùng một ý nghĩa)
– Nhận xét đánh giá bài thơ:
+ Đánh giá về nội dung, tư tưởng của bài thơ. (Nét đặc sắc về nội dung của bài thơ là gì? Thành công/hạn chế?)
+ Đánh giá về nghệ thuật. (Thành công/hạn chế?)
+ Đánh giá về phong cách tác giả. (Qua bài thơ em thấy tác giả là người như thế nào; có thể nói thêm những đặc điểm về phong cách nghệ thuật và đóng góp của nhà thơ trên văn đàn lúc bấy giờ).
Kết bài:
+ Khẳng định lại toàn bộ gia trị về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
+ Liên hệ bản thân và cuộc sống (nếu có).
mình cần gấp mong mọi người hộ mình với nha