Những câu hỏi liên quan
Chu Phương Thảo
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Khánh
16 tháng 9 2018 lúc 5:36

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền.Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”,câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta,đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ.Đến ngày nay,lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.
Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào?”Uống nước” ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước,thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra,để có được.”Nguồn” chính là nơi xuất phát,nơi khởi đầu của dòng nước,và ở đây “nguồn”chính là những thế hệ trước,những con người mà đã tạo ra “dòng nước” hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay.Cả câu tục ngữ chính là lời răn dạy,nhắc nhở chúng ta,những lớp người đi sau,những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.
Trong vũ trụ,thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào mà không có xuất xứ hay nguồn gốc của mình.Tương tự như thế,thành quả không phải tự nhiên có mà phải do lao động mà nên.Như để có hạt gạo mà chúng ta ăn hàng ngày là cả một quá trình lao động cực khổ của những người nông dân.Họ đã phài sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng,nhổ mạ cấy lúa,gặt lúa,đập lúa…để có được hạt gạo là khó thế đó.Chính vì thế mà chúng ta nên biết quí trọng,biết ơn người đã cho ta những gì ta đang có.Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm,từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta,đó chính là “nhớ nguồn”,là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có.Hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước,hay hằng năm,để mừng sinh nhật Bác,cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua,ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà,đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta,thể hiện một tình cảm đẹp,một đạo lý đẹp của dân tộc ta.Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước,sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân,gần gũi hơn với tập thể…và từ đó sẽ tạo nên một xã hột đoàn kết,thân ái hơn giữa mọi người.Điều đó cho ta thấy truyền thống“Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp.Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ,không hiểu biết,thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội.Ví dụ một con người không có lòng biết ơn,không nhớ đến cội nguồn ,chỉ biết hưởng thụ mà không làm,không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám,ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.
Vậy để thể hiện lòng biết ơn ta phải làm gì?Là một người Việt Nam đặt biệt là một học sinh Việt Nam luôn nhớ đến câu“Uống nước nhớ nguồn”,ghi nhớ và biết ơn thế hệ đi trước đã cho ta có ngày hôm nay ta nên trân trọng và bảo vệ những thành quả của cha ông,phát triển thành những điều tốt đẹp hơn nữa.Cụ thể ta nên tự hào về những truyền thống và nền văn hóa ngàn năm văn hiến.Ví dụ như loại hình “Nhã nhạc cung đình Huế” đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể,hay văn hóa cồng chiên của dân tộc Tây Nguyên,những truyền thống đẹp như “Tôn sư trọng đạo”,”Kính trên nhường dưới” và cả “Uống nước nhớ nguồn”…..đều là những truyền thống,văn hóa lâu đời rất đáng tự hào cần được giữ gìn và phát huy của dân tộc.Ta cũng nên tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại dể làm giàu hơn truyền thống và văn hóa của mình,quan trọng là phải giữ được bản sắc văn hóa của quê hương.Ví dụ cụ thể nhất là tiếp thu nền khoa học-kĩ thuật phát triển của nhân loại để làm giàu,xây dưng đất nước và giới trẻ ngày nay cần tránh ăn theo phong cách ăn mặc của các nước khác vì có những phong cách trái với bản sắc truyền thống của dân tộc.Hơn hết là phải ý thức hưởng thụ thành quả hợp lí,tiết kiệm vì đó không phải công sức của chính bản thân,biết hưởng thụ thì cũng phải biết lao động mới xứng đáng những gì có được.Bản thân em,một người học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì em sẽ học thật nghiêm túc,có kết quả thật tốt để có thể tạo ra thành quả lao động của chính mình,cho xã hội.Đó như là biểu hiện lòng biết ơn của em,sự đền đáp cho gia đình,xã hội,cho thế hệ trước vì cho em được ngày hôm nay.
“Uống nước nhớ nguồn”luôn là lời nhắc nhở quan trọng khi mà thế hệ ngày nay đã có thái độ thờ ơ với cội nguồn,với công lao của người đi trước,thích hưởng thụ hơn lao động.Từ câu tục ngữ em rút ra bài học cho chính bản thân mình là phải luôn nhớ ơn những người đã cho mình ngày hôm nay:sự dưỡng dục của ba me,dạy dỗ của thẩy cô,sự quan tâm của những người sống quanh mình,công dựng nước và giữ nước của bao thế hệđi trước nữa.Và để xứng đáng với công ơn đó,en sẽ sống thật tốt,học tập nghiêm túc,rèn luyện và sống đúng theo đạo lí truyền thống dân tộc để trở thành một công dân tốt của đất nước Việt Nam. 

Học tốt

Bình luận (0)
Hoàng Ngọc Khánh
16 tháng 9 2018 lúc 5:37

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền.Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”,câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta,đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ.Đến ngày nay,lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.
Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào?”Uống nước” ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước,thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra,để có được.”Nguồn” chính là nơi xuất phát,nơi khởi đầu của dòng nước,và ở đây “nguồn”chính là những thế hệ trước,những con người mà đã tạo ra “dòng nước” hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay.Cả câu tục ngữ chính là lời răn dạy,nhắc nhở chúng ta,những lớp người đi sau,những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.
Trong vũ trụ,thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào mà không có xuất xứ hay nguồn gốc của mình.Tương tự như thế,thành quả không phải tự nhiên có mà phải do lao động mà nên.Như để có hạt gạo mà chúng ta ăn hàng ngày là cả một quá trình lao động cực khổ của những người nông dân.Họ đã phài sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng,nhổ mạ cấy lúa,gặt lúa,đập lúa…để có được hạt gạo là khó thế đó.Chính vì thế mà chúng ta nên biết quí trọng,biết ơn người đã cho ta những gì ta đang có.Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm,từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta,đó chính là “nhớ nguồn”,là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có.Hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước,hay hằng năm,để mừng sinh nhật Bác,cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua,ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà,đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta,thể hiện một tình cảm đẹp,một đạo lý đẹp của dân tộc ta.Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước,sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân,gần gũi hơn với tập thể…và từ đó sẽ tạo nên một xã hột đoàn kết,thân ái hơn giữa mọi người.Điều đó cho ta thấy truyền thống“Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp.Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ,không hiểu biết,thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội.Ví dụ một con người không có lòng biết ơn,không nhớ đến cội nguồn ,chỉ biết hưởng thụ mà không làm,không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám,ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.
Vậy để thể hiện lòng biết ơn ta phải làm gì?Là một người Việt Nam đặt biệt là một học sinh Việt Nam luôn nhớ đến câu“Uống nước nhớ nguồn”,ghi nhớ và biết ơn thế hệ đi trước đã cho ta có ngày hôm nay ta nên trân trọng và bảo vệ những thành quả của cha ông,phát triển thành những điều tốt đẹp hơn nữa.Cụ thể ta nên tự hào về những truyền thống và nền văn hóa ngàn năm văn hiến.Ví dụ như loại hình “Nhã nhạc cung đình Huế” đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể,hay văn hóa cồng chiên của dân tộc Tây Nguyên,những truyền thống đẹp như “Tôn sư trọng đạo”,”Kính trên nhường dưới” và cả “Uống nước nhớ nguồn”…..đều là những truyền thống,văn hóa lâu đời rất đáng tự hào cần được giữ gìn và phát huy của dân tộc.Ta cũng nên tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại dể làm giàu hơn truyền thống và văn hóa của mình,quan trọng là phải giữ được bản sắc văn hóa của quê hương.Ví dụ cụ thể nhất là tiếp thu nền khoa học-kĩ thuật phát triển của nhân loại để làm giàu,xây dưng đất nước và giới trẻ ngày nay cần tránh ăn theo phong cách ăn mặc của các nước khác vì có những phong cách trái với bản sắc truyền thống của dân tộc.Hơn hết là phải ý thức hưởng thụ thành quả hợp lí,tiết kiệm vì đó không phải công sức của chính bản thân,biết hưởng thụ thì cũng phải biết lao động mới xứng đáng những gì có được.Bản thân em,một người học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì em sẽ học thật nghiêm túc,có kết quả thật tốt để có thể tạo ra thành quả lao động của chính mình,cho xã hội.Đó như là biểu hiện lòng biết ơn của em,sự đền đáp cho gia đình,xã hội,cho thế hệ trước vì cho em được ngày hôm nay.
“Uống nước nhớ nguồn”luôn là lời nhắc nhở quan trọng khi mà thế hệ ngày nay đã có thái độ thờ ơ với cội nguồn,với công lao của người đi trước,thích hưởng thụ hơn lao động.Từ câu tục ngữ em rút ra bài học cho chính bản thân mình là phải luôn nhớ ơn những người đã cho mình ngày hôm nay:sự dưỡng dục của ba me,dạy dỗ của thẩy cô,sự quan tâm của những người sống quanh mình,công dựng nước và giữ nước của bao thế hệđi trước nữa.Và để xứng đáng với công ơn đó,en sẽ sống thật tốt,học tập nghiêm túc,rèn luyện và sống đúng theo đạo lí truyền thống dân tộc để trở thành một công dân tốt của đất nước Việt Nam. 

Học tốt

Bình luận (0)
Nguyễn Diệu Linh
21 tháng 9 2021 lúc 17:59

Có thật là bạn ko chép trên mạng ko thế

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
lce-cream
Xem chi tiết
张馨予
Xem chi tiết
Linh Nguyễn của Yunki
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
11 tháng 3 2022 lúc 0:21

Em tham khảo nha:

Đoàn kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi giàu có khi nghèo khổ thì tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm mống chia rẽ xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương trợ. Điều đó cho thấy, lòng nhân ái chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hòa bình, ổn định. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái sâu sắc nên trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược, nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay. Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước. Ngày nay, mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập để truyền thống ấy được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.

Bình luận (0)
Gia Linh
11 tháng 3 2022 lúc 0:23

Tham khảo

 

Trong cuộc sống, lòng nhân ái chính là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa người với người, là một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn. Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật… Biểu hiện của lòng nhân ái là thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc, cưu mang của con người. Minh chứng cho điều này, ta có thể kể đến những tấm gương nhân ái như các danh nhân văn hóa: Lê – nin, chủ tịch Hồ Chí Minh,…, những nhà văn của thế giới như: Sê – khốp, Nguyễn Du,… và còn đó những con người của cuộc sống đời thường chan chứa lòng thương người cao cả. Lòng nhân ái sẽ mang đến cho xã hội sự gắn kết chặt chẽ giữa người với người, từ đó tạo nên cơ sở nhân văn vững chắc để phát triển các giá trị sống, phẩm chất đạo đức cao đẹp. Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và biết ơn. Ngược lại, những người giữ cho mình thái độ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ sẽ bị xa lánh và cô lập. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tự rèn luyện đạo đức của bản thân, đề cao tinh thần tương thân tương ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào để xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh.

 

Bình luận (0)
Đoàn Hà Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Thành
19 tháng 9 2023 lúc 17:45

Truyền thống của người dân Việt Nam ta là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và văn hóa của chúng ta. Với hàng ngàn năm lịch sử phát triển, người Việt đã xây dựng lên những giá trị truyền thống độc đáo và đáng trân trọng.
Một trong những truyền thống quan trọng nhất của người Việt Nam là tôn vinh gia đình và tổ tiên. Chúng ta coi gia đình là trung tâm của cuộc sống và luôn tỏ lòng kính trọng, tôn trọng ông bà, cha mẹ, và tổ tiên. Lễ hội Ngày Tết là dịp mà người dân Việt tụ họp bên gia đình, cúng ông bà, và chia sẻ niềm vui trong không gian ấm áp và hạnh phúc.
Ngoài ra, tôn thờ đạo lý và đạo đức cũng rất quan trọng trong văn hóa của chúng ta. Người Việt luôn coi trọng lòng nhân ái, tình thương, và sự giúp đỡ lẫn nhau. Truyền thống này thể hiện qua việc giúp đỡ người khác trong những thời điểm khó khăn và thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện.
Không thể không nhắc đến truyền thống ẩm thực đa dạng và phong phú của người Việt Nam. Với các món ăn ngon, sáng tạo và sử dụng nhiều loại gia vị tự nhiên, ẩm thực Việt đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa thế giới và thường xuyên đưa người dân lại gần nhau trong bữa cơm gia đình hoặc những dịp họp mặt bạn bè.
Những truyền thống này là những giá trị quý báu mà người dân Việt Nam ta luôn tự hào và duy trì qua các thế hệ. Chúng ta tiếp tục vận dụng và phát triển chúng để xây dựng một tương lai tươi sáng và đáng tự hào cho đất nước.

Bình luận (0)
Pythagoras
Xem chi tiết
Tốt danh hơn lành áo.Miếng ăn quá khẩu thành tàn.Áo rách cốt cách người thương.Ăn có mời, làm có khiến.Quân tử nhất ngôn.Vô công bất hưởng lợi.Ác giả ác báoKhông ai giàu ba họ,
Không ai khó ba đờiAn phận thủ thườngAnh em như thể tay chânÁo rách khéo vá, hơn lành vụng maySông có khúc người có lúc.Sống chết có nhauTắt lửa tối đèn.Tham công tiếc việc.Tham sống sợ chếtTham thì thâm.Thật thà như đếm.Thắng không kiêu, bại không nản.Thẳng như ruột ngựa.Thuốc đắng giã tật, nói thật mất lòng.Trọn tình trọn nghĩa

Mỗi nền văn học từ mỗi quốc gia khác nhau lại có những đặc điểm, đặc trưng riêng. Là một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, văn học Việt Nam cũng có nhiều nét đặc trưng không thể trộn lẫn. Nếu như Trung Quốc nổi tiếng với những tác phẩm tiểu thuyết, Nhật Bản nổi tiếng với những bộ truyện tranh thì Việt Nam ta cũng vô cùng tự hào với những bài ca dao đã đi cùng bao thế hệ.

Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam, được kết hợp giữa lời thơ và âm nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người Việt Nam. Ca dao còn là một thể loại văn học đơn giản - thể thơ dân gian. Ca dao Việt Nam ra đời từ rất sớm, được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo nhịp điệu nhất định. Trải qua nhiều cải biến và phát triển, cho đến ngày nay, ca dao vẫn là một thể loại văn học đặc trưng của dân tộc.

Ca dao có tên gọi khác là thơ trữ tình, do đó nó cũng có những đặc điểm về nội dung và hình thức của một thể loại văn học. Về nội dung, đề tài, ca dao bao quát và phản ánh phạm vi rất rộng của cuộc sống con người bao gồm cả nghi lễ, phong tục tập quán, đời sống gia đình, cộng đồng, những nét đẹp đạo đức lối sống và cả kinh nghiệm sống quý báu. Đối tượng của ca dao đa dạng và phổ biến ở tất cả lứa tuổi, nhưng trong mỗi đề tài khác nhau thì nhân vật trữ tình lại khác nhau. Ca dao viết về gia đình, nhân vật trữ tình là người mẹ, người vợ... Ca dao viết về tình yêu trai gái, nhân vật trữ tình là chàng trai và cô gái. Ở phạm vi rộng lớn hơn như xã hội, thời đại nhân vật trữ tình mà ca dao lựa chọn lại là người đại diện cho cả tầng lớp hoặc một đối tượng trong xã hội như người phụ nữ, người nông dân.

Về hình thức, ca dao có những đặc điểm nghệ thuật truyền thống. Thể thơ được sử dụng chủ yếu trong ca dao là thể thơ của dân tộc - lục bát và lục bát biến thể. Ngoài ra, ca dao đôi khi còn dùng các thể thơ như song thất lục bát, thơ bốn tiếng, năm tiếng. Ca dao Việt Nam thường ngắn gọn, súc tích nhưng giàu cảm xúc, sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp tu từ và các hình ảnh mang tính biểu tượng. Trong ca dao thường xuất hiện hình thức lặp lại: lặp kết cấu, lặp từ, cụm từ, hình ảnh, đôi khi lặp cả dòng thơ. Điều đó yêu cầu chúng ta khi phân tích ca dao phải xuất phát từ yếu tố đó. Cho nên, khi phân tích ca dao, chúng ta phải xuất phát từ những hình thức lặp đó. Ngôn từ sử dụng trong ca dao thường trong sáng, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, đậm đà màu sắc dân tộc và địa phương.

Ca dao Việt Nam có rất nhiều nội dung, mỗi nội dung được phản ánh trong một mảng với đối tượng phản ánh và chủ đề khác biệt. Loại đầu tiên là ca dao với tình cảm yêu thương, tình nghĩa bao gồm tình cảm gia đình cha mẹ, con cái, vợ chồng; tình yêu đôi lứa, yêu quê hương, đất nước, ca ngợi vẻ đẹp dân tộc. Đó là những lời ca về mọi miền của Tổ quốc thân yêu:

"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh."

Hay thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến:

"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?!"

Ca dao yêu thương, tình nghĩa dễ khơi gợi nên niềm đồng cảm, niềm tự hào, yêu nước và lòng biết ơn thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng chiến đấu hi sinh hay gần gũi nhất là yêu thương, biết ơn những người đã có công sinh thành dưỡng dục. Có một bài ca dao mà ngày nay bao người vẫn thuộc:

"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."

Loại ca dao quen thuộc tiếp theo là ca dao than thân, ra đời từ vất vả, bất công của cuộc sống. Đó là người nông dân trong xã hội cũ và là người phụ nữ với những đè nén, áp bức bất công.

"Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"

Trong xã hội phong kiến xưa kia, chế độ nam quyền gia trưởng đã đẩy bao người phụ nữ vào hoàn cảnh bi kịch bất hạnh. Ca dao giống như những lời than thân trách phận, vang lên từ tận đáy lòng họ. Để rồi mãi mãi về sau, người ta vẫn ghi nhớ mãi.

Ngoài những mảng trên, kho tàng ca dao Việt Nam còn có rất nhiều bài ca dao hài hước, trào phúng, châm biếm. Ca dao mảng này chủ yếu làm nổi bật những nét đặc sắc trong nghệ thuật trào lộng đặc trưng của dân gian Việt Nam. Nó tạo ra tiếng cười mua vui, giải trí, phê phán những thói hư tật xấu, những con người đáng cười trong xã hội. Ví như một bài ca dao châm biếm thói mê tín dị đoan:

"Số cô chẳng giàu thì nghèo,
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.
Số cô có mẹ có cha,
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai"

Không biết tự bao giờ, ca dao đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn con người Việt Nam. Ca dao là giá trị văn hóa tình thần phi vật thể được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ca dao không chỉ ngân vang giai điệu ngọt ngào của yêu thương mà còn là nơi lưu giữ bao kinh nghiệm quý giá mà cha ông ta đúc kết từ cuộc sống thực tế như "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối." Đồng thời, ca dao cũng gửi gắm những bài học đạo lý làm người như lòng hiếu thảo với cha mẹ, sức mạnh của tình yêu. Trong văn học, ca dao cũng tạo nên động lực cho văn học phát triển. Đó là nguồn tư liệu quý giá, phong phú cho các nhà văn, nhà thơ sáng tạo các tác phẩm của mình. Ca dao chính là nét đẹp tâm hồn Việt Nam.

Nhiều năm tháng đã qua đi nhưng ca dao vẫn luôn sống mãi với trái tim triệu triệu con người Việt. Để rồi mỗi lần giai điệu quen thuộc của ca dao vang lên, chúng ta lại bồi hồi nghĩ về quá khứ vàng son của Tổ quốc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Fudo
Xem chi tiết
NTP-Hoa(#cđln)
8 tháng 7 2018 lúc 12:15

Em luôn tự hào vì mình là một con dân nước Việt.Bởi lẽ những phẩm chất tốt đẹp cao quý là một phần rất quan trọng tạo nên con người Việt Nam.Dân ta từ xưa đến nay đã có nhiều truyền thống tốt đẹp vẫn còn được phát huy đến nay đó là truyền thống tôn sư trọng đạo và hiếu thảo cha mẹ.Người Việt Nam hiền lành,chất phác siêng năng cần cù.Những phẩm chất đạo đức con người Việt đã được ca tụng qua rất nhiều bài thơ như cây tre Việt Nam,....Nước ta được phát triển đến ngày nay cũng nhờ vào phần lớn công lao của ông ta thời xưa,dân tộc Việt Nam có một trái tim quả cảm và lòng yêu nước vô bờ bến.Tất cả những phẩm chất tốt đẹp ấy đã tô điểm thêm cho con người Việt Nam từ đó thúc đẩy chúng ta luôn cần phải học hỏi và phát huy những phẩm chất tốt đẹp ấy.

Bình luận (0)
Vũ Trọng Phú
8 tháng 7 2018 lúc 12:22

Tuỳ bút Cây tre Việt Nam được nhà báo, nhà văn Thép Mới viết vào năm 1956, để thuyết minh cho bộ phim Cây tre Việt Nam của một số nhà điện ảnh Ba Lan. Cảm hứng tự hào dạt dào, bút pháp tài hoa đã tạo nên chất thơ trữ tình của áng văn xuôi này.

Mở bài là một câu văn 18 chữ, Thép Mới giới thiệu cây tre trong tâm hồn nhân dân ta, nó là người bạn thân gần gũi thân thiết yêu thương. Câu văn đầy ấn tượng: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.

Phần thứ hai, tác giả nói đến cây tre trong đời sống vật chất và tinh thần, trong sản xuất, trong tâm hồn, trong chiến đấu của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam qua trường kỳ lịch sử. ý tưởng đẹp, giàu có, cách diễn đạt và giọng văn biến hoá, hấp dẫn, đã tạo cho tre có một vị trí đặc biệt trong mỗi chúng ta.

Nước ta thuộc vùng nhiệt đới, chan hoà ánh nắng, cây cỏ tốt tươi xanh muôn ngàn cây lả khác nhau. Tác giả so sánh để ca ngợi vị thế cây tre trong lòng người: Cây nào củng đẹp, cây nào củng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre có mặt khắp mọi miền đất nước: Đồng Nai, Việt Bắc, Điện Biên Phủ, là luỹ tre thân mật làng tôi. Tre được nhân hoá, trở nên gần gũi yêu thương: đâu đâu ta củng có nứa tre làm bạn.

Họ hàng nhà tre thật đông đúc: tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng lại có một điểm tương đồng, đó là cùng một mầm non măng mọc thẳng. Một phát hiện tinh tế, ý vị. Tre có một sức sống vô cùng mạnh mẽ vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. 15 năm sau, nhà thơ Nguyễn Duy cũng có những vần thơ xúc động về sức sống của cây tre:

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu.

(Tre Việt Nam)

Nhìn dáng tre, màu tre, sự sinh sôi nảy nở của tre, nhà văn phát hiện ra bao vẻ đẹp riêng của tre như mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre được nhân hoá trở thành một biểu tượng sáng giá: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. Phẩm chất của tre cũng là phẩm chất của con người Việt Nam xưa nay.

Thép Mới trích dẫn câu thơ của Tố Hữu: Bóng tre trùm mát rượi để từ đó nói lên vẻ đẹp của luỹ tre làng quê, một vẻ đẹp êm đềm của xứ sở: Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Tre là vẻ đẹp của cảnh sắc làng quê, là vẻ đẹp của nền văn hoá lâu đời của dân tộc, là nếp sống lao động cần cù và cuộc sống yên vui êm đềm của nhân dân ta qua hàng nghìn năm lịch sử. Các từ ngữ, hình ảnh: bóng tre, dưới bóng tre của ngàn xưa, dưới bóng tre xanh,... được điệp lại, láy lại đã tạo nên giọng văn nhẹ nhàng mênh mang biểu cảm:

Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoảng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu dời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Màu xanh của tre cũng là màu tâm hồn, màu thời gian, màu sắc của nền văn hoá, màu chung thuỷ.

Cánh tay là hình ảnh hoán dụ ca ngợi cây tre là người bạn cần cù trong lao động của nhà nông, từng chia ngọt sẻ bùi, từng một nắng hai sương với bà con dân cày Việu Nam:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ

Tre với người vất vả quanh răm.

Nói về cối xay tre thủ công Thép Mới gợi nhớ một thời gian khổ. Câu văn xuôi được cắt thành những vế ngắn 3, 4 chữ, có vần, nhằm tạo ra một trường liên tưởng về nền kinh tế lạc hậu, đời sống thiếu thốn của nhân dân ta sau một thế kỷ bị thực dân thống trị: Cối xay tre / nặng nề quay từ, nghìn đời nay / xay nắm thóc.

Tre được nhân hoá: Tre ăn ở với người, tre ... giúp người..., tre vẫn phải còn vất vả mãi với người, tre là người nhà,... Từ một vật thể, cây tre trở nên có tâm hồn, có linh hồn gắn bó với cuộc đời vất vả, ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta trong dòng chảy thời gian. Tre gắn bó với tâm tình của nhân dân. Lạt giang mềm để gói bánh chưng; sự hiện hữu của nó trong sính lễ như "khít chặt" những mối tình quê thắm thiết; thuỷ chung. Cách viết của Thép Mới rất tài hoa, cách dẫn thơ đạm đà, lí thú.

Giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình què cái thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa:

Lạt này gói bánh chưng xanh

 Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng.

Chiếc điếu cày tre làm niềm vui tuổi già, chiếc nôi tre là sự ấm êm hạnh phúc của tuổi thơ, cái giường tre bình dị gắn bó với mọi người mọi nhà sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ. Qua cây tre, tác giả ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung là đạo lí cao đẹp của dân tộc.

Tre là bạn thân, là người nhà là cánh tay của người nông dân, tre là bạn tâm tình của mọi lứa tuổi. Tre còn là "đồng chí chiến đấu của ta" trong kháng chiến. Tre mọc thẳng, trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng là dáng đứng không chịu khuất của con người Việt Nam. Gậy tầm vông, cái chông tre là vũ khí đánh giặc rất lợi hại của ta, làm nên chiến công và truyền thống anh hùng của dân tộc. Thép Mới đã vận dụng phép nối trong văn xuôi cổ rất sáng tạo:

Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chồng tre. Trong đoạn văn sau, tre được nhân hoá mang chí khí người nông dân mặc áo lính, người dũng sĩ anh hùng lẫm liệt hiên ngang. Chữ "tre" được điệp lại 7 lần, câu văn ngắn dồn dập diễn tả không khí chiến đấu và chiến thắng giòn giã của quân và dân ta trong 9 năm kháng chiến chống Pháp.

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre, anh hùng clúển đấu!.

Đây là một trong những đoạn văn tráng lệ nhất, mang âm điệu anh hùng ca trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Không khí, lịch sử thời đại, chiến thắng Điện Biên Phủ thần kỳ đã đem đến sức tung hoành của ngòi bút của Thép Mới.

Nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê. Nhạc của khóm tre làng rung lên man mác trong nồm nam con gió thổi, là diều lá tre là sáo tre sáo trúc giữa lồng lộng trời cao. Đoạn văn xuôi giàu tính nhạc và chất thơ cho ta bao cảm xúc và ấn tượng:

Diều bay, diều lá tre bay lưng trời...

Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời..

Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều

Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre...

Phần thứ ba của bài tuỳ bút nói về cây tre trong tương lai. Như một quy luật của sự sống vĩnh hằng: Tre già măng mọc. Búp măng non sẽ còn mãi trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam. Tre, nứa sẽ còn mãi... còn mãi... còn mãi... với dân tộc ta, "chia bùi sẻ ngọt" với nhân dân ta trong hạnh phúc, hoà bình.

Đất nước sẽ được công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sẽ có nhiều sắt thép, nhưng cây tre vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bóng mát của tre xanh, khúc nhạc tâm tình của tre, cổng chào thắng lợi, những chiếc đu tre, tiếng sáo diều tre vẫn trường tồn cùng đất nước và nhân dân ta trên dặm đường trường của những ngày mai tươi hát...

Cây tre Việt Nam, cây tre xanh với bao phẩm chất nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm là biểu trưng cao quý của dân tộc Việt Nam". Thép Mới đã dành những lời tốt đẹp nhất ca ngợi cây tre với tất cả tình yêu và niềm tự hào về quê hương xứ sở, về đất nước và con người Việt Nam.

Bình luận (0)
NgườiBíẨn2008
15 tháng 7 2018 lúc 11:00

Theo quan điểm của Bác, vị trí gia đình rất quan trọng. Bác rất quan tâm đến gia đình vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Xã hội tốt thì gia đình cũng tốt; gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình.Thế nhưng, một gia đình có tốt hay xấu, chính người phụ nữ đã giữ một vai trò quan trọng trong đó. Trước hết, nên kể đến địa vị của người đàn bà trong một nước giáo dục đồng nghĩa với đạo đức, quá khứ cùng hàng với hiện tại và tương lai. Từ bé đến già, đến chết , đời người đàn bà chỉ là hy sinh, chỉ là bổn phận . Còn ở nhà ngày nào, đạo đức với cha mẹ đã dẫn luyện cô con gái, để kịp khi về nhà chồng có thể làm nổi người vợ đảm, người mẹ hiền, người dâu thảo, trước báo đáp mẹ cha, sau là giữ tiếng thơm trong họ, ngoài làng. Mà điều kiện để trọn bổn phận với chồng, với nhà chồng nào phải ít. Đi lấy chồng tức là bỏ một cảnh sống thân mật để giam mình vào một cảnh sống khắc nghiệt giữa những người ngoài huyết tộc. Làm luôn chân luôn tay từ gà gáy cho đến hết canh hai, canh ba , có khi để trả nợ cho nhà chồng. Hoặc người chồng không hề quan tâm tới gia đình. Nếu chẳng “dùi mài kinh sử” , thì cũng “ thơ túi rượu bầu” hay loanh quanh chỗ việc dân làng.. Rốt lại, người đàn bà chỉ sống có một mình trong sự phấn đấu nhọc nhằn. Cái đảm đang của người đàn bà theo quan niệm cổ nhân bấy giờ thì : địa vị của người đàn bà là ở trong gia đình, làm dâu thảo, làm vợ đảm, làm mẹ hiền. Đó là thiên chức của họ.Nhưng ngày nay, quyền bình đẳng đòi hỏi người phụ nữ ngang hàng với nam giới, được bình quyền về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Qúa trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã kéo theo quá trình chuyển đổi về hệ thống tư duy, suy nghĩ, lối sống, văn hoá ... Qúa trình này vẫn duy trì được truyền thống tốt đẹp của cha ông như : Sự cần cù lao động, thông minh sáng tạo, tinh thần yêu nước, yêu dân tộc, yêu cha mẹ, thương yêu đồng đội. Đại bộ phận phụ nữ Việt Nam đã phát huy tốt truyền thống đó để tự vươn lên khẳng định mình. Phụ nữ ngày nay còn được giáo dục về ý thức chính trị , được củng cố thêm lòng tin và lí tưởng xây dựng một XHCN công bằng, văn minh hơn ...

Bình luận (0)
Trần Phương Anh
Xem chi tiết
Vy Nguyen
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 3 2021 lúc 21:32

Tham khảo:

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũng bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước.

Bình luận (0)
Bảo Trâm
21 tháng 3 2021 lúc 21:33

THAM KHẢO:

Tôn sư trọng đạo không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn tả một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nên nền tàng đạo đức của xã hội văn minh. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những trang thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là thể hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng miềm tin cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, là những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn để đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết coi trọng tinh thần ham học hỏi, để cao truyền thông ham họcTôn sư trọng đạo là một truyền thông đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.

Bình luận (0)