Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Yuu _sayhii
Xem chi tiết
Phong Y
17 tháng 10 2021 lúc 14:38

Tham khảo

Lão phải chọn cái chết bởi đó là giải pháp duy nhất để giữ được bản chất lương thiện của mình. Lão chết để bảo toàn căn nhà bảo toàn mảnh vườn mà bao năm qua hai vợ chồng lão đã vất vả kiếm được. Hơn thế nữa lão không muốn ăn lạm vảo số tiền bòn vườn mà lão đã dành dụm để cho con cưới vợ. Đồng thời lão Hạc không muốn làm phiền đến bà con hàng xóm. Cái chết của lão thể hiện lòng thương con âm thầm nhưng lớn lao lòng tự trọng đáng quý của lão. Cái chết đó là sự giải thoát của lão Hạc là sự tự giải thoát trước cuộc sống ngột ngạt của xã hội phong kiến.

Đào La Tôn Tử
Xem chi tiết
Việt Anh Vũ
28 tháng 10 2021 lúc 18:23

Tham khảo:

Càng suy ngẫm, ta càng hiểu rõ quả thực lão Hạc không còn giải pháp nào khác ngoài việc phải lựa chọn cái chết. Cái chết ấy làm ngời lên bao phẩm chất của một con người đáng kính. Tưởng như không còn cần bàn thêm gì cái chết của lão Hạc. Nhưng chúng ta cũng nên đặt thêm một câu hỏi nhỏ: Tại sao lão Hạc không chọn cái chết nhẹ nhàng hơn, lặng lẽ hơn? Phải chăng lão muốn chọn một cái chết đau đớn và dữ dội để tự trừng phạt mình vì đã trót lừa một con chó? Rất có thể như vậy. Thêm một lần nữa ta hiểu thêm về tấm lòng nhân hậu của lão Hạc. Lão Hạc đã chết! Một cuộc đời đã kết thúc, khép lại bao lo buồn, đau khổ! Nhưng trang văn của Nam Cao chẳng bao giờ khép lại, mà cứ mở ra trong tâm hồn bạn đọc bao trăn trở, suy ngẫm về con người, về cuộc đời.

Gojou Satoru
28 tháng 10 2021 lúc 18:23

tham khảo hoặc dựa vào thôi nhé :)

Cái chết của Lão Hạc không phải là một điều manh động của lão. Lão cũng đã cố gắng rất nhiều để sống: "Luôn mấy hôm, tôi thấy Lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc" mà không được. Nếu lão đã muốn chết thì cũng không bấu víu sự sống như vậy. Bi kịch là thế đấy. Lão hoàn toàn có thể tự sát ngay sau khi ủy thác cho ông Giáo mảnh vườn và tiền làm tang. Nhưng thật sự, lão cố đợi chờ trong mòn mỏi, lão chờ có thể thấy đứa con trai trở về. Tận đến cuối cùng, lão phải chấp nhận một sự thật của chính mình, để lão không vi phạm lẽ sống của lão: muốn sống mà vẫn tự chết. Tại sao lão tự trọng đến "hách dịch" như thế cơ chứ? Lão có thể cậy nhờ để sống qua ngày cơ mà. Đến ngay tiền làm ma cho mình lão còn không động đến nữa là cậy nhờ! Thế mới là Lão Hạc. Lão bán cậu Vàng đi để có thêm 5 đồng vào thành 30 đồng gửi ông Giáo làm tang nếu lão có mệnh hệ nào. "Đâu vào đấy" là cay đắng thế ư? Khi con chó phải chết, Lão Hạc mong hóa kiếp cho nó; đến khi lão chết, con chó còn là 5 đồng để tiễn đưa hương hồn lão. Cơ cực đến thế là cùng. Chẳng gì khác, xã hội thực dân nửa phong kiến đen tối đã đẩy cuộc sống người nông dân đến đường cùng; cái nghèo khó, cùng cực đã đẩy Lão Hạc đến một lựa chọn đau đớn, nghiệt ngã đến thế.
 

Lmao Lmao
Xem chi tiết
•υⓨển☎иhί£
Xem chi tiết
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
Ú Bé Heo (ARMY BLINK)
27 tháng 12 2020 lúc 21:50

Cái chết của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao đã để lại cho người đọc một niềm thương cảm sâu sắc.(1) Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt chó nhà khác – một lý do làm Binh Tư nghĩ lão giả bộ hiền lành như thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”. Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tự tử.(2) Lão đã chọn cái chết trong còn hơn sống khổ, sống nhục khi bị dồn vào đường cùng.

Chúc bạn học tốt. Nhớ tick cho mình nha

Ri xênh đẹp, dethun
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 11 2021 lúc 14:38

Em tham khảo:

Bài 1:

Lão Hạc chết là vì lão muốn dành dụm tiền cho con. Một tình thương con cao cả, cũng chính tình yêu con đó đã tạo sức hút cho tử thần, muốn lôi kéo lão hạc đi. Vì đó mà lão quyết không ăn vào tiền dành dụm cho con mình cưới vợ, mà ông kiếm được gì ăn nấy, rồi khi không còn gì ăn, có lẽ cũng là lúc cánh cửa của tử thần đã rộng mở để đón lão, lão đến nhờ ông giáo để gửi tiền gửi lại cho con lão. Xong xuôi mọi việc lão quyết định đi qua cánh cửa tử thần bằng cách xin bả cho của binh tư để tự kết liễu mình. Qua đó ta có thể thấy lòng yêu còn cực kì đáng quý trọng của Lão Hạc, vì yêu con có thể bỏ cả tính mạng để cho con mình được sông hạnh phúc.

Bài 2:

Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác nghệ thuật. Chiếc lá ấy được vẽ bởi người họa sĩ trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Cụ Bơ men đã dùng tính mạng mình bất chấp mưa bão để hồi sinh chiếc lá. Chiếc lá ấy đẹp và sống động đến mức chính Giôn xi và Xiu cũng không nhận ra được đó là sản phẩm được vẽ. Bên cạnh đó, chiếc lá còn đặc biệt hơn cả vì là sản phẩm cuối cùng của người họa sĩ chân chính trước khi rời xa cõi đời này. Cụ Bơ men dùng chiếc lá ấy cứu sống Giôn xi trên bờ của sự tuyệt vọng. Chiếc lá là kiệt tác nghệ thuật, là kết tinh của tình yêu thương, đức hi sinh và hơn cả là biểu hiện cao đẹp của quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh. 

Lê Ngọc Như Ý
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
18 tháng 11 2021 lúc 16:21

D

Phương Trần Lê
Xem chi tiết
Thu Thuỷ Nguyễn Thị
12 tháng 8 2021 lúc 15:53

Nhan đề " tức nước vỡ bờ" ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó, khi mà sức chịu đựng đó đã vượt qua giới hạn cho phép và sức ép đó không còn kìm nén được nữa thì lúc đó bờ sẽ vỡ. Và chị dậu trong tác phẩm " Tức nước vỡ bờ" cũng như vậy, chị vốn là người phụ nữ vốn giỏi chịu đựng nhưng sức chịu đựng đó cũng có 1 giới hạn nhất định của nó và hành động của tên cai lệ và người nhà lý trưởng đã phá vỡ giới hạn chịu đựng của chị bằng việc hành hung a Dậu khi mà anh vừa đc thả về sau khi chị đóng thuế cho anh Dậu.

Thu Thuỷ Nguyễn Thị
12 tháng 8 2021 lúc 15:54

lão hạc và chị dậu kh cùng nằm trong 1 tác phẩm nhé bn

 

Khánh Linh Nguyễn Thị
Xem chi tiết