Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
giúp mik với
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
9 tháng 7 2017 lúc 4:25

* Hoàn cảnh ra đời:

   - Giữa tế kỉ XIX, đội ngũ công nhân phát triển thêm đông đảo và mức độ tập trung cao. Giai cấp tư sản tăng cường áp bức bóc lột vô sản.

   - Đầu thập niên 60 của thế kỉ XIX phong trào đấu tranh của công nhân phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán, chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng.

  - Trong thực tế đấu tranh, công nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước làm cho kết quả còn hạn chế. Tình hình đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế các nước.

   - Ngày 28 – 9 – 1864, Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân – Đôn với sự tham gia của Mác.

* Hoạt động của Quốc tế thứ nhất:

   - Hoạt động của Quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kì đại hội, nhằm truyền bá học thuyết của Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ, thông qua những nghị quyết quan trọng.

   - Dưới ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất, công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào cuộc đấu tranh chính trị. Các tổ chức của công nhân như công đoàn ra đời, hội tương tế được thành lập ở nhiều nơi. Quốc tế có nhiều đóng góp cụ thể giúp đỡ phong trào công nhân, đặc biệt là kêu gọi ủng hộ cuộc đấu tranh của những người lao động Pa-ri (1871).

* Vai trò:

   - Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế.

   - Đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác.

   - Đấu tranh kiên quyết chống tư tưởng lệch lạc trong nội bộ Quốc tế.

KuDo
Xem chi tiết
KuDo
Xem chi tiết
KuDo
Xem chi tiết
Nguyễn Khôi
Xem chi tiết
Dương Thanh Hằng
3 tháng 5 2021 lúc 8:21

Quá trình ra đời của nước Chăm Pa:

Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ và cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.

Quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn trở vào) gồm năm huyện. Huyện xa nhất là Tượng Lâm (nay thuộc đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), là địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa - tức người Chăm cổ, thuộc nền văn hoá đồng thau Sa Huỳnh khá phát triển.

Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa. Năm 192 - 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (đạo quân thường trực gồm 4-5 vạn người). Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía nam, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ - về phía bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển), phía nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước là Cham-pa (sử sách Trung Quốc gọi là nước Hoàn Vương), đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam).

Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:

- Nông nghiệp:

+ Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.

+ Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

+ Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.

- Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.

- Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

Văn hóa:

- Chữ viết: người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

- Tôn giáo: Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

- Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

- Nghệ thuật: người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…

tik nếu đúng nha

Dương Trọng Trung
3 tháng 5 2021 lúc 8:41

Quá trình ra đời của nước Chăm Pa:

Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ và cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.

Quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn trở vào) gồm năm huyện. Huyện xa nhất là Tượng Lâm (nay thuộc đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), là địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa - tức người Chăm cổ, thuộc nền văn hoá đồng thau Sa Huỳnh khá phát triển.

Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa. Năm 192 - 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (đạo quân thường trực gồm 4-5 vạn người). Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía nam, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ - về phía bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển), phía nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước là Cham-pa (sử sách Trung Quốc gọi là nước Hoàn Vương), đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam).

Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:

- Nông nghiệp:

+ Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.

+ Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

+ Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.

- Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.

- Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

Văn hóa:

- Chữ viết: người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

- Tôn giáo: Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

- Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

- Nghệ thuật: người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…

Đỗ Minh Châu
3 tháng 5 2021 lúc 15:36

- Nước cham-pa độc lập ra đời năm 192-  193 Nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của khu liên nổi dậy giành độc lập
- khu liên tự xưng là vua đặt tên nước là Lâm ấp
 - Các vua Lâm ấp có quân đội khá Mạnh tấn công các nước láng  giềng mở rộng lãnh thổ về phía Bắc đến hòn Sơn Hoàng Sang phía Nam đến Phan Rang đổi tên nước và Chăm Pa

Hi Hi
Xem chi tiết
Nguyễn Khôi
Xem chi tiết
YẾN  NGUYỄN
2 tháng 5 2021 lúc 10:09

Câu 1

Hai Bà Trưng :

 +Diễn Biến :

 - từ tháng 4/42->11/43

 - những trận đánh chính :

 +Hợp Phố , Lãng Bạc , Mê Linh , Cẩm Khê , Giao Chỉ.

 + Kết quả:

-quân Nam Hán bị đánh tan , tô Định trốn về Nam Hải (43) nhà Hán tiếp tục tấn công , Hai Bà Trưng chống trả quyết liệt nhưng không thành công 2 Bà đã hy sinh trên đất Cẩm Khê.

 +Ý nghĩa :

 - cuộc khởi nghĩa đã thể hiện ý chí quân cường , bất khuất của dân tộc ta.

Đây là Hai Bà Trưng nhé

 

- Bà Triệu:

 +Diễn biến :

-từ năm 248

-căn cứ Phú Điền ->nơi quân địch ở -> Khắp Giao Châu

 + Kết quả :

- cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Bà Triệu hy sinh ở núi Tùng

 + Ý nghĩa :

-cuộc khởi nghĩa đã thể hiện ý chí quân cường , bất khuất của dân tộc ta

Còn đây là Bà Triệu nhé

 - Lý Bí:

 +Diễn biến:

-năm 542 khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ

- chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện tướng của nhà Lương là Tiêu Tư bỏ chạy về nước

- tháng tư năm 542 đầu năm 543 nhà Lương hai lần đem quân sang đàn áp nhưng quân ta chủ động tiến đánh nên đá giành thắng lợi 

 -mùa xuân năm 544 Lý Bí lên ngôi hoàng đế hiệu là Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân

 +Kết quả và ý nghĩa:

 -cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã giành lại độc lập của nước ta thể hiện được nước ta lòng yêu nước tinh thần chiến đấu của nhân dân ta 

Đây là Lý Bí nhé

- còn K.H Mai Phúc Loan và K.N Phùng Hưng mình không biết . Bạn tự đi tra nhé . 

*•.¸♡ρυи๛
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Linh
11 tháng 10 2020 lúc 16:33

1. Hoàn cảnh ra đời

- Giữa thế kỷ XIX, đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao.

- Giai cấp tư sản tăng cường áp bức, bóc lột đối với công nhân.

- Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra song trong tình trạng phân tán, chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng phi vô sản, thiếu thống nhất về mặt tư tưởng, mặt khác đặt ra yêu cầu cần phải có một tổ chức cách mạng quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.

=> Thực tế đấu tranh, công nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước kết quả còn hạn chế, mặt khác đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo đoàn kết phong trào công nhân quốc tế các nước.

- Ngày 28 - 9 - 1864, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Luân Đôn, 2000 người tham dự gồm đại biểu của các nước Anh, Pháp, Đức và nhiều nước khác trên thế giới. Nhiều nhà hoạt động cách mạng ở nước ngoài đang sống ở Luân Đôn cũng tham dự. C.Mác được mời dự buổi mít tinh và tham gia đoàn chủ tịch. Với niềm vui phấn khởi vô cùng song những người tham dự mít tinh thông qua nghị quyết thành lập Hội liên hiệp lao động quốc tế, tức Quốc tế thứ nhất.

- Hội nghị bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 32 người. Việc soạn thảo tuyên ngôn và điều lệ được giao cho một tiểu ban trong đó có C. Mác.

- Ngày 28 - 9 - 1864, Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C. Mác.

Quang cảnh buổi lễ thành lập Quốc tế thứ nhất

2. Hoạt động của Quốc tế thứ nhất

- Hoạt động của quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ đại hội (từ 9 - 1864 đến 7 - 1876 tiến hành 5 đại hội)

+ Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ.

+ Thông qua những nghị quyết quan trọng: tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh có tổ chức, đòi ngày làm 8 giờ và cải thiện đời sống công nhân.

Tan rã vì:

- Diễn ra tình trạng mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội.

- Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế thứ hai xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản dẫn đến việc tan rã của Quốc tế thứ nhất

a) Hoàn cảnh ra đời

- Chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn cao, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột nhân dân lao động.

- Chính sách chạy đua vũ trang chuẩn bị phân chia lại thế giới dẫn đến đời sống nhân dân cực khổ.

- Nhiều Đảng và tổ chức công nhân tiến bộ ra đời, ngày 14 - 7 - 1889 Quốc tế thứ hai thành lập ở Pari.

Mục b

b) Hoạt động Quốc tế thứ hai

- Thông qua các Đại hội và nghị quyết; sự cần thiết thành lập chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao đấu tranh chính trị.

- Tăng cường phong trào quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ, lấy ngày 1 - 5 làm ngày Quốc tế lao động.

Quốc tế thứ hai bị tan rã do:

- Diễn ra tình trạng mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội.

- Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế thứ hai xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản dẫn đến việc tan rã của Quốc tế thứ hai.







Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
11 tháng 10 2020 lúc 21:41
Quốc tế thứ nhất Quốc tế thứ hai
Hoàn cảnh ra đời

- Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao. Giai cấp tư sản ngày càng tăng cường áp bức bóc lột công nhân làm thuê.

- Đầu thập niên 60 của thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của công nhân được phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng. Thực tế đấu tranh đòi hỏi cần một tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.

- Ngày 28-9-1864, Quốc tê thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.

- Sự phát triển mạnh của phong trào công nhân, đặc biệt là sự ra đời của tổ chức công nhân ở các nước, đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

- Ngày 14-7-1889, nhân kỉ niệm 100 năm phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa-ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.

Những hoạt động chủ yếu

- Hoạt động của quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ đại hội (từ 9 - 1864 đến 7 - 1876 tiến hành 5 đại hội)

+ Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ.

+ Thông qua những nghị quyết quan trọng: tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh có tổ chức, đòi ngày làm 8 giờ và cải thiện đời sống công nhân.

Hoạt động Quốc tế thứ hai

- Thông qua các Đại hội và nghị quyết; sự cần thiết thành lập chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao đấu tranh chính trị.

- Tăng cường phong trào quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ, lấy ngày 1 - 5 làm ngày Quốc tế lao động.

Vì sao tan rã?

- Diễn ra tình trạng mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội.

- Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế thứ hai xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản dẫn đến việc tan rã của Quốc tế thứ hai.

Khách vãng lai đã xóa