Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Vũ Thị Quỳnh
Xem chi tiết
phương linh
8 tháng 10 2021 lúc 8:49

1.nguyên nhân dẫn đén bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên là :         1. Ảnh hưởng của di truyền 

- Dậy thì sớm

- Thiếu Vitamin D

-Mắc vấn đề về bệnh lý nguy hiểm

- Ảnh hưởng của thuốc chống động kinh và thuốc kháng virus 

- Chế độ dinh dưỡng thiếu hoặc không cân đối

- Không bổ sung Canxi cùng Vitamin D và MK7 (Vitamin K2)

- Chế độ sinh hoạt không khoa học

-Ăn kiêng giữ dáng quá đà

 2.Tuổi thiếu niên là giai đoạn trẻ phát triển về cả chiều cao và cân nặng. Vì thế, cần hết sức chú ý về chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt để mình phát triển khỏe mạnh, phòng tránh bệnh còi xương.

 

Xem chi tiết
Thuy Bui
Xem chi tiết
OH-YEAH^^
15 tháng 11 2021 lúc 19:52

Tham khảo

- Để hệ cơ phát triển cân đối, xương chắc khoẻ cần:

   + Có một chế độ dinh dưỡng hợp Ư (sẽ học ở chương Trao đổi chất và nâng lượng)

   + Tắm nắng (Sẽ nghiên cứu ở chương: Da) để cơ thể chuyển hoá tiền vitamin D thành vitamin D. Nhờ có vitamin D cơ thể mới chuyên hoá được canxi để tạo xương.

+ Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức. 

 

Ái Kiều
Xem chi tiết
Nguyễn Ý Nhi
7 tháng 10 2019 lúc 19:43
Đa dạng hóa bữa ăn cho trẻ: Từ 5-6 tháng tuổi, trẻ cần được ăn bổ sung. Bữa ăn của trẻ cần có đủ thành phần theo “ô vuông dinh dưỡng”, chế biến thực phẩm phù hợp với lứa tuổi. Vitamin D có nhiều trong dầu cá, cá hồi, cá thu, lươn, lòng đỏ trứng, sữa. Calci có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Trong rau, các loại hạt đậu đỗ, thủy hải sản cũng chứa nhiều calci nhưng sự hấp thu calci từ thực vật kém hơn calci có trong sữa. Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng rất tốt cho trẻ nhỏ, nhưng sữa mẹ lại có ít vitamin D. Do vậy, để đề phòng còi xương ở trẻ bú mẹ hoàn toàn cần phải thường xuyên cho trẻ tắm nắng và bổ sung vitamin D vào chế độ ăn.Tắm nắng: Hằng ngày cần cho trẻ tắm nắng 15-30 phút trước 9 giờ sáng, tốt nhất là vào buổi sáng sớm, để lộ từng phần cơ thể và cho tiếp xúc dưới ánh nắng trực tiếp. Tăng thời gian tắm nắng nếu trời nhiều mây. Một lượng lớn vitamin D được tổng hợp trong quá trình tắm nắng có tác dụng dự phòng bệnh còi xương rất hữu hiệu.Điều trị dự phòng: Hằng ngày cho trẻ uống vitamin D 400UI/ ngày trong suốt năm đầu tiên nhất là về mùa đông dưới dạng thuốc nhỏ giọt hoặc viên nang dầu cá. Sử dụng quá liều vitamin D và calci đều có hại, vì vậy, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi để có lời khuyên điều trị hợp lý nhất.

Để dự phòng trẻ còi xương, ngay từ thời kỳ mang thai, người mẹ nên dành thời gian tắm nắng, đi dạo ngoài trời, chọn thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Khi thai được 7 tháng, bà mẹ có thể uống 1 ống vitamin D 200.000 IU để phòng còi xương cho con. Trẻ sinh ra cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi đã ăn bổ sung, cần cho dầu mỡ vào bát bột để tăng hấp thu vitamin D (có nhiều trong cá, thịt, trứng, nấm…) vì chất này thuộc loại vitamin tan trong dầu. Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá và uống sữa nếu mẹ thiếu sữa hoặc khi đã cai sữa mẹ. Hằng ngày, cần cho trẻ tắm nắng, để lộ chân, tay, lưng, bụng. Chỉ cần 15-30 phút tắm nắng vào buổi sáng trước 9 giờ, tiền tố vitamin D trên da trẻ sẽ được chuyển thành vitamin D. Cho trẻ uống vitamin D 400 IU mỗi ngày trong suốt năm đầu tiên, nhất là về mùa đông, đặc biệt cần với trẻ sinh non, nhẹ cân.

Đối với những trẻ đã bị còi xương thì việc bổ sung vitamin D qua đường ăn uống là rất hạn chế, vì trong thức ăn có rất ít vitamin D. Với những trẻ này thì cần tích cực tắm nắng hoặc bổ sung vitamin D bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ mới điều trị được bệnh còi xương.

Lưu ý khi cho trẻ tắm nắng:

Nên để hở chân, tay của trẻ dưới ánh nắng non(trước 9h sáng).
Tránh để ánh nắng chiếu thẳng vào mặt và đầu trẻ, nên cho trẻ đội mũ.
Không nên phơi nắng qua của kính vì như thế sẽ không có tác dụng.
Không nên cho trẻ tắm nắng quá lâu.
Sau khi tắm nắng phải kịp thời lau khô mồ hôi, cho trẻ uống một chút nước bổ sung. Nếu là mùa hè, tốt nhất là tắm ngay sau khi tắm nắng.

Điều trị trẻ còi xương như thế nào

Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: Để lộ chân, tay, lưng, bụng trẻ để cho da các vùng này tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng lúc trước 9 giờ sáng. Thời gian tắm nắng tăng dần, những ngày đầu lúc đầu khoảng 10-15 phút, sau đó tăng dần tới 30 phút. Ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì rất ít tác dụng.Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Khi tắm nắng hoặc tắm điện tiền thân vitamin D sẽ được chuyển thành vitamin D giúp điều hòa chuyển hóa và hấp thu calci, phospho.Cho trẻ uống vitamin D 4000 đơn vị/ngày trong 4 – 8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000 – 10.000 đơn vị/ngày trong 1 tháng.Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có calci kết hợp với một số vitamin như: Calci B1 – B2 – B6: 1 – 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm calci 1 – 2 thìa cà phê/ngày.Cho trẻ bú mẹ; ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều calci: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày. Vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương. Do vậy, nên cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ.tham khảo trên gg nhé#Châu's ngốc
phạm thanh thu
5 tháng 2 2020 lúc 17:45

mỗi ngày chỉ ăn ngủ và nghỉ thôi là béo liền

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thị Thanh Trúc
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
12 tháng 11 2016 lúc 11:13

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết thì tra Google

Hoàng Quốc Huy
12 tháng 11 2016 lúc 15:25

Cái này bạn lên luôn mạng tra cho khoẻ, đỡ phải đợi người khác trả lời lôi thôi

Hoàng Quốc Huy
12 tháng 11 2016 lúc 15:25


Vì sao trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng

Sở dĩ trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng phần lớn là do cơ thể bị thiếu vitamin D, khiến cho việc canxi đưa vào cơ thể nhưng lại không được vận chuyển tới nơi cần thiết là hệ xương để phát triển. Ngoài ra còn do sự thiếu hụt các vi chất cần thiết khác như vitamin A, kẽm.

Việc cơ thể thiếu vitamin D thường gặp ở trẻ ít được cha mẹ cho tắm nắng, trẻ sinh non hoặc trẻ quá bụ bẫm. Ngoài ra còn do vitamin D bị mất khi đi qua thận và những trẻ kháng vitamin D.

Một nguyên nhân quan trọng nữa khiến trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng chính là chế độ dinh dưỡng không đảm bảo. Đối với trẻ sơ sinh thì không được bú mẹ sớm và thường xuyên, trẻ nhỏ thì bị tiêu chảy kéo dài khiến cho việc hấp thu vitamin D và các dưỡng chất quan trọng khác bị cản trở.

Nếu bị còi xương, suy dinh dưỡng, nhẹ thì trẻ ngủ không ngon, quấy khóc, thường xuyên giật mình, đặc biệt là ra nhiều mồ hôi trộm, chậm phát triển các kỹ năng vận động như bò, đi, đứng… Bên cạnh đó, bệnh còi xương suy dinh dưỡng còn để lại di chứng nặng như chuỗi hạt sườn, cổ chân, cổ tay, chân cong vòng kiềng...

Cách phòng và trị bệnh còi xương suy dinh dưỡng
tre coi xuong suy dinh duong

Từ những nguyên nhân khiến trẻ còi xương suy dinh dưỡng, các bậc cha mẹ cần lưu ý tránh để trẻ thiếu hụt vitamin D bằng cách thường xuyên cho trẻ tắm nắng, cùng với đó là bổ sung các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá…Tuy nhiên, thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của trẻ em Việt lại không đảm bảo các vi chất cần thiết cho sự phát triển của xương.
Chẳng hạn như những trẻ ăn quá nhiều tinh bột, quá nhiều đạm sẽ gây tình trạng tăng đào thải canxi qua đường nước tiểu. Nhưng cũng có trường hợp lo sợ con béo phì, hoặc cho rằng việc sử dụng quá nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu ở trẻ, các bậc cha mẹ lại giảm lượng dầu mỡ trong quá trình chế biến bữa ăn cho trẻ, nhất là trẻ ở độ ăn dặm. Việc bữa ăn quá ít dầu mỡ khiến cho dung môi hòa tan các vi chất dinh dưỡng thiết hụt, khiến cho vitamin D không được hấp thu.

Để trị bệnh còi xương suy dinh dưỡng cho trẻ, bên cạnh chế độ sinh hoạt khoa học, luyện tập phù hợp, cha mẹ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cho trẻ. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm bột đường, đạm, béo, rau củ. Đặc biệt để trị còi xương cho bé, nhất thiết phải bổ sung đầy đủ nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của hệ xương là Canxi, cùng 2 dẫn chất không thể thiếu là vitamin D và MK7 (vitamin K2 tự nhiên có nhiều nhất trong đậu tương lên men). Bên cạnh đó trẻ cần được bổ sung đầy đủ vi chất cần thiết cho sự phát triển xương là Kẽm, Magie, Boron, Mangan, Đồng…

Còi xương ở trẻ vốn không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng để lại biến chứng khôn lường trong đó có suy dinh dưỡng. Còi xương suy dinh dưỡng hoàn toàn có thể khắc phục được bằng những giải pháp đơn giản, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể làm được đó là cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tổng hợp vitamin D, bổ sung canxi với lượng phù hợp, nhất thiết phải có kèm theo dẫn chất là vitamin D và MK7.

Huyền Khánh
Xem chi tiết
Minh Hiếu
2 tháng 11 2021 lúc 18:24
Nhu cầu canxi hàng ngày. ...Chế độ ăn phòng ngừa sớm bệnh loãng xương. ...Cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D. ...Bổ sung canxi đúng cách từ những viên uống bổ sung canxi. ...Chế độ sinh hoạt phòng ngừa sớm bệnh loãng xương.
Thi Hồng
Xem chi tiết
Chanh Xanh
18 tháng 11 2021 lúc 14:03

A. Do thiếu vitamin D, dẫn đến cơ thể không cung cấp đủ lượng chất canxi và phốt pho

Chanh Xanh
18 tháng 11 2021 lúc 14:03

A. Do thiếu vitamin D, dẫn đến cơ thể không cung cấp đủ lượng chất canxi và phốt pho

Chanh Xanh
18 tháng 11 2021 lúc 14:03

A. Do thiếu vitamin D, dẫn đến cơ thể không cung cấp đủ lượng chất canxi và phốt pho

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
13 tháng 1 2017 lúc 16:02

Đáp án : D.

nguyễn bảo anh
Xem chi tiết
Thảo Phương
29 tháng 9 2018 lúc 15:56

Các yếu tố nguy cơ còi xương

- Thiếu ánh sáng mặt trời: Nhiều trẻ bị còi xương chỉ vì cha mẹ giữ gìn quá kỹ hoặc không có điều kiện cho tắm nắng (do yếu tố địa lý khí hậu, mùa đông, vùng núi sương mù, nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường...).

- Tình trạng thiếu hụt nặng vitamin D của người mẹ trong thời gian mang thai: Điều này có thể phá vỡ cân bằng canxi nội mô ở bào thai và gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương, dẫn đến còi xương từ trong bào thai. Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ thấp, nên trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào lượng vitamin D dự trữ thu được qua rau thai để đáp úng nhu cầu cơ thể. Vì vậy, việc người mẹ thiếu vitamin D trong thời gian mang thai là yếu tố nguy cơ cao gây còi xương sớm ở trẻ sơ sinh.

- Chế độ ăn của trẻ thiếu cả vitamin D và canxi, tỷ lệ canxi/photpho thấp. Chế độ ăn nhiều phytat (có nhiều trong tinh bột), oxalat (có nhiều trong rau) và chất xơ cũng làm giảm hấp thu canxi.

- Trẻ suy dinh dưỡng: Một số công trình nghiên cứu cho thấy, còi xương không xảy ra riêng lẻ mà đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu máu. Trẻ suy dinh dưỡng thường hay rối loạn hấp thu các chất, kể cả vitamin D và muối khoáng; đồng thời thiếu hụt enzym chuyển hóa vitamin D. Ngược lại, tình trạng thiếu vitamin D cũng sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng cảm nhiễm với vi khuẩn, do đó tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ còi xương cao hơn so với trẻ bình thường.

- Trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp (dưới 2.500g) có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ có cân nặng lúc đẻ bình thường. Nguyên nhân là cơ thể không dự trữ đủ muối khoáng và vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia vào chuyển hóa vitamin D còn yếu.

- Có hội chứng kém hấp thu: Tình trạng thiếu vitamin D dễ xảy ra ở những trẻ có hội chứng này. Các bệnh tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật đều có ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D và tăng nguy cơ còi xương.