Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị My
Xem chi tiết
minh nguyet
10 tháng 10 2021 lúc 22:19

Em tham khảo:

Bàn về kết thúc của nhân vật, có ý kiến cho rằng đó là cái kết hợp lý, đồng thời cũng có ý kiến cho rằng tác giả nên để cho nhân vật được hưởng hạnh phúc ở nhân gian thay vì kết thúc như vậy. Theo em, cái kết thúc của tác giả dành cho nhân vật thể hiện được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc cho câu chuyện, nên ta không nên thay thế cái kết này. Đầu tiên, việc tác giả để cho Vũ Nương được xuất hiện rực rỡ và lung linh với kiệu hoa, võng lọng và được chính người chồng đa nghi minh oan đã thể hiện được giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả. Nhân vật Vũ Nương với phẩm chất tốt đẹp cuối cùng cũng được minh oan, cũng được sống hạnh phúc, được minh oan trong rực rỡ và lung linh. Chính nhờ việc sử dụng yếu tố lung linh kỳ ảo đã thể hiện được sự thương xót, an ủi của tác giả đối với người bạc mệnh. Sau tất cả những sóng gió, cuối cùng nàng cũng được hưởng hạnh phúc. Thế nhưng, những sự lung linh, rực rỡ mà Vũ Nương có lại chỉ là những rực rỡ và lung linh kỳ ảo mà thôi. Với nàng, nàng chẳng thể có được hạnh phúc khi ở nhân gian, ở cuộc sống thực. Nàng phải chịu cuộc sống chia cắt chồng con và mang nỗi oan khuất đau đớn tột cùng. Dù cho nàng được minh oan, được ngồi trong kiệu hoa võng lọng rực rỡ nhưng có lẽ đó chỉ là hạnh phúc không có thật. Sự thật là nàng vẫn chết, Trương Sinh vẫn mất vợ, bé Đản vẫn mất mẹ, chỉ có nỗi oan của nàng được hóa giải mà thôi. Đây chính là giá trị hiện thực của tác phẩm. Nếu như, truyện kết thúc có hậu hơn thì giá trị hiện thực sẽ không còn, số phận của nhân vật sẽ không thể hiện được chiều sâu tư tưởng. Tóm lại, theo em kết thúc như vậy với Vũ Nương là kết thúc hợp lí nhất vì nó vừa thể hiện được giá trị nhân đạo vừa thể hiện được giá trị hiện thực của tác phẩm.

nthv_.
10 tháng 10 2021 lúc 22:19

Tham khảo:

Mỗi tác phẩm đều có một cái kết, kết đẹp hay ko là do chúng ta tự cảm nhận và vô hình chung - cái kết luôn là dấu chấm cho một tác phẩm, một câu truyện và mang một giá trị nhân văn. Chuyện Người Con Gái Nam Xương là câu truyện dc dựng lên nhằm tái hiện lại hình ảnh, cuộc đời của những người con gái Hồng nhan bạc phận. Cái kết của nó, theo em nó mang nhiều hàm ý khác nhau. Vũ Nương chết, bé Đản phải mồ côi mẹ, Trương Sinh nuôi con một mình. Đó là màu đen của kết cuộc. Nhưng nàng đc hóa giải mọi oan ức, tiếng thơm lưu lại tiếng xấu bay đi và đc hóa thành tiên sống cuộc sống cao quý ở cuộc đời tiếp theo. Vậy đó là cái kết hồng cho cuộc đời người con gái đẹp, đẹp về nhan sắc lẫn tâm hồn. Và cái chết của Vũ Nương cũng coi như là dấu chấm cho quãng đời đau khổ, để nàng đc đầu thai ở kiếp sau. Tốt hơn rất nhiều, câu truyện kết bởi hình ảnh lung linh huyền ảo nhưng chắc hẳn vẫn còn bi kịch và đau khổ cho Trương Sinh và bé Đản.

Dương Mẫn Mẫn
Xem chi tiết
Minh Nhân
31 tháng 3 2021 lúc 21:49

"Chuyện người con gái Nam Xương" là một câu chuyện được lưu truyền trong dân gian, cái kết nàng được giải oan và sống ở thủy cung của Linh Phi là một cái kết xem như có hậu. Vì cuối cùng oan khuất của nàng được giải, nàng vẫn được sống dù là ở thế giới khác. Từ đây, nàng không còn phải lo toan, vất vả vì chồng con nữa. Người tốt xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Đó là mong ước, là bài học bao đời dân gian truyền dạy con cháu. Cái kết này hoàn toàn thỏa mãn mong ước về sự công bằng, nhân nghĩa ở đời.

datfsss
31 tháng 3 2021 lúc 21:50

"Chuyện người con gái Nam Xương một câu chuyện được lưu truyền trong dân gian, cái kết nàng được giải oan và sống ở thủy cung của Linh Phi  một cái kết xem như có hậu. ... Cái kết này hoàn toàn thỏa mãn mong ước về sự công bằng, nhân nghĩa ở đời. Đằng sau cái kết tưởng như có hậu đó vẫn còn ẩn chứa bi kịch.

minh nguyet
31 tháng 3 2021 lúc 21:50

- Nhận xét về kết thúc có 2 luồng ý kiến trái chiều:

+ Kết thúc có hậu: Vũ Nương được sống sung sướng dưới thủy cung, được giải oan.

+ Kết thúc vẫn còn bi kịch: Lúc sống, Vũ Nương chỉ mong được vui thú vui nghi gia bên chồng con. Lúc chết, Vũ Nương sống dưới thủy cung, mãi mãi không thể hưởng hạnh phúc gia đình, xa chồng, xa con, âm dương cách biệt. Trương Sinh một mình nuôi con, sống những ngày tháng trong hối hận giày vò. Bé Đản mồ côi mẹ, sống thiếu tình thương của mẹ. Gia đình tan nát, hạnh phúc tan vỡ, bi kịch ấy vẫn kéo dài.

- Dẫu có yếu tố kì ảo, Vũ Nương vẫn sống ở một thế giới khác, được minh oan nhưng hạnh phúc không trọn vẹn.

- Kết thúc của truyện tuy thỏa mãn ước mơ về công bằng ở đời: người tốt sẽ gặp được những điều tốt. Nhưng hiện thực thì không phải lúc nào cũng vậy.

→ Bi kịch vẫn còn đó trong cái kết của truyện, gợi cho chúng ta nhiều sự thương cảm, xót xa cho những người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp lại chịu nhiều bi kịch dưới chế độ phong kiến hà khắc.

- Số phận bất hạnh của Vũ Nương cũng là số phận bất hạnh của rất nhiều phụ nữ khác, họ chỉ có thể cam chịu, khuất phục.

 
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 11 2018 lúc 8:08

Chọn đáp án: B.

Giải thích: Cái chết oan ức của Vũ Nương dù được hóa giải (Vũ Nương được chồng lập đàn giải oan) sự tưởng tưởng của tác giả nhưng câu chuyện này vẫn là kết cục không có hậu.

Ánh Ngọc
Xem chi tiết
Trương Võ Thanh Ngân
Xem chi tiết
Lưu Mỹ Hạnh
26 tháng 9 2018 lúc 21:18

3. Cái kết của truyện là cái kết có hậu vì :

- Vũ Nương đước giải oan và sống một cuộc đời tiên nữ dười thủy cung.

Tuy nhiên vẫn có phần bi kịch :

- Nàng sẽ mãi không về dười trần gian, sống dưới thủy cung nhưng vẫn nhớ về quê hương

- Là người mẹ phải sống xa xon, là người vợ phải sống xa chồng, là người con phải sống xa quê cha đất tổ .

nguyễn thanh hà
26 tháng 9 2018 lúc 21:10

1. Tác dụng của yếu tố kì ảo là: +giúp câu chuyện thêm phần lung linh, huyền ảo

+ tạo tính truyền kì

+ để hoàn thiện thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương

2. Điểm giống : cả 2 truyện đều dựa theo 1 cốt truyện chung

Điểm khác: truyện Người con gái Nam Xương có kết thúc có hậu, có nhiều chi tiết kì ảo hoang đường còn truyện cổ tích thì không

3. Truyện kết thúc có hậu

nguyễn thanh hà
26 tháng 9 2018 lúc 21:11

3. Kết thúc có hậu nhưng tính bi kịch vẫn tiềm ẩn qua câu nói của Vũ Nương cuối truyện

Phùng Ngọc Quang
Xem chi tiết
Mỹ Châu
29 tháng 7 2021 lúc 8:37

Câu chuyện kết thúc song tính bi kịch vẫn tiềm ẩn trong cái lung linh kì ảo. Quả không sai, câu chuyện truyền kỳ kết thúc nhưng hiện thực vẫn còn đau đáu những nỗi niềm thân phận, bi kịch của những người phụ nữ như Vũ Nương vẫn còn tái diễn. Đằng sau cái kết tưởng như có hậu đó vẫn còn ẩn chứa bi kịch. Đó chính là còn bao nhiêu người phụ nữ sẽ nối tiếp sau Vũ Nương khi mà xã hội phong kiến luôn đè nặng, chuyên quyền? Chiến tranh phi nghĩa làm Trương Sinh xa nhà, đi lính khiến cho mối hàm oan của Vũ Nương có dịp phát sinh. Chế độ nam quyền làm những người chồng như Trương Sinh trở nên nhỏ nhen, ích kỷ, gia trưởng, độc đoán. Chính những điều đó đã giết chết bao thân phận phụ nữ nhỏ nhoi, đức hạnh. Cái kết thỏa mãn ước mơ về công bằng ở đời: người tốt sẽ gặp được những điều tốt. Dường như hiện thực thì không phải lúc nào cũng vậy, bi kịch vẫn còn đó trong cái kết của truyện, gợi cho chúng ta nhiều sự thương cảm, xót xa cho những người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp lại chịu nhiều bất hạnh dưới chế độ phong kiến hà khắc. Tuy nhân vật Vũ Nương vẫn được miêu tả với kiếp sống ở chốn thuỷ cung và sự trở về lung linh kì ảo để thể hiện ước mơ của con người về sự công bằng trong cuộc đời, nhưng tính bi kịch cũng tiềm ẩn ngay từ cái kết này bởi sự trở về và ước mơ hạnh phúc của Vũ Nương mang màu sắc ảo ảnh, hư vô, con người chỉ biết tìm đến cho mình hạnh phúc ở một thế giới không hiện hữu. Do đó tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo, bởi ý kiến đó xuất phát từ việc nắm bắt giá trị hiện thực của tác phẩm.

Phép thế: "cái kết tưởng như có hậu đo vẫn ẩn chứa bi kịch" thế bằng từ "đó" ở câu sau

Thành thần tình thái: Dường như

Câu văn chứa thành phần tình thái: Dường như hiện thực thì không phải lúc nào cũng vậy, bi kịch vẫn còn đó trong cái kết của truyện, gợi cho chúng ta nhiều sự thương cảm, xót xa cho những người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp lại chịu nhiều bất hạnh dưới chế độ phong kiến hà khắc.

Khách vãng lai đã xóa
ditmecacban
29 tháng 7 2021 lúc 9:07

địt nhau đê

Khách vãng lai đã xóa
ditmecacban
29 tháng 7 2021 lúc 9:16

bằng còn cái nịt

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 2 2018 lúc 4:17

a, Vẻ đẹp của người phụ nữ trong hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Truyện Kiều

- Đẹp về cả nhan sắc và tâm hồn:

    + Kiều: hiếu thảo với cha mẹ, thủy chung với người yêu

    + Vũ Nương: thủy chung với chồng, chăm sóc mẹ già, và con nhỏ chu đáo

    + Luôn nhân hậu, vị tha, có khát vọng về hạnh phúc, công lý, chính nghĩa

b, Bi kịch

- Đau khổ, oan khuất:

    + Vũ Nương bị nghi oan, không minh oan được, phải gieo mình xuống dòng Hoàng Giang

    + Tình yêu tan vỡ: Thúy Kiều không thể trọn vẹn mối tình với Kim Trọng, cuộc đời Kiều lưu lạc 15 năm, trải qua nhiều cay đắng, đau khổ

- Nhân phẩm bị chà đạp: Vũ Nương bị chồng mắng mỏ, phải tự vấn. Thúy Kiều bị coi như món hàng hóa.

HMinhTD
Xem chi tiết
Đỗ Đức Duy
3 tháng 7 2023 lúc 19:57

Vũ Nương, nhân vật chính trong truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, là một biểu tượng của sự đau khổ và hy sinh trong cuộc sống. Bi kịch của Vũ Nương được phản ánh qua nhiều khía cạnh. Đầu tiên, Vũ Nương là một người phụ nữ bị đánh đổi và bị bóc lột quyền tự do. Cô bị ép buộc vào cuộc hôn nhân không mong muốn với một người đàn ông giàu có nhưng vô tình và lạnh lùng. Thứ hai, Vũ Nương phải chịu đựng sự cô đơn và bất hạnh khi bị chồng bỏ rơi sau khi sinh con. Cô phải sống trong cảnh nghèo khó và bị xã hội coi thường. Cuối cùng, bi kịch của Vũ Nương còn được thể hiện qua tình yêu không đáp lại của người đàn ông mà cô yêu. Mặc dù đã dành cả cuộc đời để chờ đợi, Vũ Nương không bao giờ nhận được tình yêu và sự chấp nhận từ người đó. Tất cả những bi kịch này khiến Vũ Nương trở thành một nhân vật đáng thương và đáng khâm phục, mang lại cho độc giả sự xúc động và suy ngẫm về cuộc sống.

minh nguyet
3 tháng 7 2023 lúc 20:50

Gợi ý cho em đoạn văn:

Vũ Nương không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Người xưa ta hay có câu: ''Hồng nhan bạc phận'', VN cũng không tránh khỏi những bi kịch đau buồn. Sau khi đi lính trở về, Trương Sinh vì nghe lời của bé Đản nói rằng cứ tối đến bố nó lại đến mà không tìm hiểu đầu đuôi ngọn ngành câu chuyện mà sinh lòng ghen tuông, nghi ngờ vợ mình, đuổi vợ mình đi. Tuy VN đã hết lời thanh minh, giải thích, họ hàng làng xóm bênh vực nhưng TS 1 mực không nghe. Để chứng minh cho sự trong sạch của mình, nàng đã gieo mình trên sông để bảo toàn khí tiết. Sau này khi hiểu ra mọi chuyện, TS đã hối hận vì không tin vợ nhưng đã muộn. TS lập đàn giải oan cho VN bên sông nhưng nàng không thể trở về được nữa. Sau cùng, tuy rằng nàng đã được rửa oan nhưng nàng không thể trở về dương gian được, cái kết vừa có hậu vừa không có hậu. VN là đại diện cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ: xinh đẹp, đảm đang nhưng đoản mệnh.

_mingnguyet.hoc24_

Ánh Ngọc
Xem chi tiết
minh nguyet
27 tháng 10 2021 lúc 16:05

Em tham khảo:

Mỗi tác phẩm đều có một cái kết, kết đẹp hay ko là do chúng ta tự cảm nhận và vô hình chung - cái kết luôn là dấu chấm cho một tác phẩm, một câu truyện và mang một giá trị nhân văn. Chuyện Người Con Gái Nam Xương là câu truyện dc dựng lên nhằm tái hiện lại hình ảnh, cuộc đời của những người con gái Hồng nhan bạc phận. Cái kết của nó, theo em nó mang nhiều hàm ý khác nhau. Vũ Nương chết, bé Đản phải mồ côi mẹ, Trương Sinh nuôi con một mình. Đó là màu đen của kết cuộc. Nhưng nàng đc hóa giải mọi oan ức, tiếng thơm lưu lại tiếng xấu bay đi và đc hóa thành tiên sống cuộc sống cao quý ở cuộc đời tiếp theo. Vậy đó là cái kết hồng cho cuộc đời người con gái đẹp, đẹp về nhan sắc lẫn tâm hồn. Và cái chết của Vũ Nương cũng coi như là dấu chấm cho quãng đời đau khổ, để nàng đc đầu thai ở kiếp sau. Tốt hơn rất nhiều, câu truyện kết bởi hình ảnh lung linh huyền ảo nhưng chắc hẳn vẫn còn bi kịch và đau khổ cho Trương Sinh và bé Đản.