Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 4 2018 lúc 13:32

1. Mở bài

Trong cuộc sống con người tồn tại, làm việc và giải trí hàng ngày trong một môi trường sống trong sạch. Một trong những yếu tố tạo nên sự trong sạch đó chính là "rừng".

- Với diện tích lớn là biển, rừng và tầng ôzôn bao quanh, trái đất với điều kiện lý tưởng ấy là nơi bắt nguồn cho sự sống, một điều mà chưa hành tinh nào có. Đặc biệt là rừng - một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.

2. Thân bài

- Rừng là gì?

- Ảnh hưởng của rừng: thành phần chính của rừng là cây xanh nên cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển.

- Rừng còn là môi trường sống của rất nhiều động vật quý hiếm.

- Trong rừng còn có rất nhiều loài gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu, ... rồi các loại thuốc quý. Có những khu rừng được con người trồng lên để phục vụ cho chế biến công nghiệp như rừng cao su, rừng tre, nứa, keo tai tượng, ....

- Rừng còn là môi trường sinh thái trong lành - một địa điểm du lịch lý thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt vời đầy bí ẩn, hoang dã và tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn.

- Lên án những người chặt phá cây bừa bãi nhất là những người dân thiếu hiểu biết "đốt nương làm rẫy" khai phá rừng một cách vô ý thức.

- Hậu quả để lại: hạn hán, lũ lụt, sụt lở đất, ... làm thiệt hại bao tiền của và tính mạng của những người dân vô tội.

- Hiểu rõ tầm quan trọng, thấy rõ những hậu quả của việc tàn phá rừng, chúng ta thêm phần yêu quý và biết bảo vệ rừng hơn.

3. Kết bài

- Đảng và nhà nước ta cần phải có những biện pháp thích hợp và quản lý chặt chẽ trong việc khai thác rừng.

- Là học sinh, sinh viên chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ rừng góp phần làm trong sạch không khí, môi trường sống.

Lê Văn Tâm
Xem chi tiết
Lê Văn Tâm
Xem chi tiết
Khiêm Nguyễn Gia
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
18 tháng 9 2023 lúc 20:18

Tham khảo:

Bút bi là một đồ dùng học tập vô cùng quan trọng đối với học sinh, sinh viên. Vào ngày 30 tháng 10 năm 1888 John J. Loud (Mỹ) - người đã tạo ra một công cụ viết có thể viết “trên bề mặt thô, chẳng hạn như gỗ, giấy gói thô và các sản phẩm khác” là người đã được nhận bằng sáng chế cho chiếc bút bi đầu tiên trên thế giới. Nhưng phát minh này lại không được đưa vào sản xuất phổ biến. Đến năm 1930, khi Lazo Biro (Hungary) được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một nhà hóa học, Biro bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Năm 1944, ông được nhận bằng sáng chế vào ngày 10 tháng 6, với mẫu “Biro Pens of Argentina”. Một chiếc bút bi có cấu tạo với ba phần: vỏ bút, ruột bút và các bộ phận đi kèm. Phần bên ngoài là vỏ bút có hình ống trụ, dài 14 - 15cm, làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường in các thông số sản xuất. Phần bên trong gọi là ruột bút, làm từ chất liệu nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước. Cuối cùng là các bộ phận đi kèm bao gồm lò xo, nút bấm, đai ngoài vỏ. Mực bút bi thường là một loại bột nhão chứa khoảng 25 đến 40 phần trăm thuốc nhuộm. Những chiếc bút bi có thể được phân loại dựa trên rất nhiều cơ sở khác nhau. Dựa vào cấu tạo, ta có thể phân ra hai loại bút chính là bút bấm vào bút nắp. Nhiệm vụ chính của một chiếc bút bi là dùng để ghi chép - những kiến thức hoặc vấn đề quan trọng trong học tập, công việc hay cuộc sống. Nó là đồ vật không thể thiếu trong hộp bút của học sinh. Chiếc bút bi được coi là người bạn thân thiết của biết bao thế hệ học sinh, sinh viên.

Khiêm Nguyễn Gia
21 tháng 9 2023 lúc 6:03

Lạc đề

Trần Thị Thu An
Xem chi tiết
Mai Thị Quỳnh Nga
12 tháng 9 2016 lúc 15:11

ai mà làm dc bài này muốn tui cho bao nhiêu like cx dc

Trần Thị Thu An
9 tháng 9 2016 lúc 9:18

Các bạn viết một đoạn văn tầm khoảng 50 từ thôi nha

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
15 tháng 5 2017 lúc 20:28
Đề bài: Em hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện với một cây xanh trong sân trường.

Mục đích, yêu cẩu

– Qua cuộc trò chuyện với cây xanh trong sân trường, em có thể kể về những kỉ niệm với cây, vai trò của cây xanh với khung cảnh trường và môi trường.

– Để kể được câu chuyên này, các em cần dùng nhân hoá một cách tự nhiên.

Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh gặp và trò chuyện với cây, ví dụ:

– Ngồi dưới gốc cây chờ mẹ đón và bỗng nghe tiếng cây hỏi chuyện.

cay-xanh

Tôi đã có một cuộc trò chuyện rất thú vị với cây xanh ở trường

– Hoặc làm gãy cành cây và có cuộc trò chuyện.

Thân bài:

1. Cây kể những điều biết về bạn học sinh (nhân vật "tôi").

2. “Tôi" hỏi chuyện cây:

– Cây nói về cuộc đời của nó.

– Cây nói suy nghĩ của về nhà trường, về học sinh của trường…

– Cây nói về ước mơ của nó.

Kết bài:

– Chia tay với cây (ví dụ: Mẹ đến đón.).

– Hiểu mỗi cây có cuộc sống riêng, cần chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

– Tưởng tượng mai sau, khi trở lại thăm trường, thăm cây.

Mình chỉ cho bạn gợi ý thôi còn tùy vào suy nghĩ của bạn mà bạn có thể diễn tả được một ài văn hoàn chỉnh.



nhi tam
Xem chi tiết
minh nguyet
17 tháng 10 2021 lúc 21:07

Em tham khảo:

1. 

    “Con người vốn sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát, mà là để lưu dấu trên mặt đất và sống mãi trong trái tim của người khác”. Tình yêu thương như một thứ ánh sáng sưởi ấm tâm hồn mỗi người. Tình yêu thương còn được hiểu chính là sự quan tâm, chăm sóc, là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ trái tim của con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người. Đó là tình cảm với gia đình, với những người xung quanh và với xã hội. Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người. Nó là động lực mạnh mẽ giúp con người có thể nhanh chóng thay đổi cảm xúc, giúp con người hạnh phúc hơn vì cảm nhận được sự quan tâm đến từ phía người trao đi yêu thương. Nó sưởi ấm những con người cô đơn, bất hạnh, truyền cho họ ngọn lửa để vươn lên trong cuộc sống. Nó tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu với những con người "lầm đường lạc lối", mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin trong cuộc sống. Ngoài ra tình yêu thương chính là cơ sở để con người hoàn thiện nhân cách, tạo dựng một xã hội có văn hóa. Trong văn học ta có thể thấy qua Thị Nở, Thị Nở với tình yêu thương của một người đàn bà đã kéo Chí Phèo từ vực sâu của tội lỗi trở lại làm người với khát vọng lương thiện cháy bỏng. Hay như như các bạn mọi miền Tổ Quốc quyên góp chút sức lực để ủng hộ miền trung gặp phải bã lũ.  Tuy nhiên ngoài xã hội vẫn có những người sống thiếu tình thương, lạnh lùng vô cảm trước cuộc sống. Đó là những con người càn đáng lên án. Các bạn à! Hãy trao đi khi có thể vì hạnh phúc thật sự là khi ta biết cho đi, đem tình yêu của mình đến muôn nơi.

2. 

Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.

Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120 cm, rộng 60 cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70 cm, rộng độ 50 cm, chiều dài 60 cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.

Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.

Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện... trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò - chủ nhân của cái bàn ấy.

Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau, càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.

Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.

Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.

Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách. Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.

Khiêm Nguyễn Gia
Xem chi tiết
Hoàng Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Hoàng Minh Nguyệt
Xem chi tiết