qua nhân vật cai lệ em hiểu gì về bản chất của xã hội đương thời
qua tính cách của tên cai lệ trong bài ' tức nước vỡ bờ' em có đánh giá gì về xã hội thực dân phong kiến đương thời
Tham khảo:
Trong bối cảnh của thế kỉ XX nước ta đang bị Pháp đô hộ, người dân sống trong cảnh lầm than, ai oán và đói rét, họ không có đủ miếng ăn đến nỗi phải ăn cháo cám để cầm cự qua ngày, không những vậy, họ còn bị chòng cổ bởi đủ thứ sưu cao thếu nặng, phải chịu bao áp bức của giai cấp thống trị ham lợi và bọn thực dân tà ác. Chịu bao khổ đau, rồi cuối cùng tức nước cũng vỡ bờ, những tên xấu xa như cai lệ và lí trưởng cũng bị một phen hú hồn. Cai lệ là bộ mặt của những hống hách áp bức và bất công trong xã hội ngày xưa. Bản chất Cai lệ là một tên nghiện nặng, đi thu sưu thuế của người nông dân bần cùng khổ sở. Hắn vốn là một tên độc ác chỉ làm những điều dã man tàn bạo, tiêu biểu cho một hạng tay sai, công cụ đắc lực của cái trật tự xã hội ấy.
1.Nhận xét về nghệ thuật xây dựng chân dung bọn tay sai của Ngô Tất Tố? Qua đó, em hiểu gì về chế độ xã hội phong kiến đương thời?
2.Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu.
Tham khảo:
Câu 1:
- Nhận xét: Cai Lệ chỉ là một tên tay sai vô danh, nhưng ở đoạn văn này đã được Ngô Tất Tố khắc họa sắc nét. Từ giọng quát mắng thị oai thô lỗ, trắng trợn, đến những hành động hung hãn, tàn ác, cho đến cả “cái giọng khàn khàn vì hút nhiều xái cũ”, cái thân hình “lèo khoèo” vì nghiện ngập, cả cái tư thế thảm hại rất hài hước: “ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói" đều đã tập trung làm nổi bật cái nhân cách vừa tàn ác, vừa đểu cáng, đê tiện của cái hạng “đầu chày đít thớt” đó.
- Trong bộ máy xã hội đương thời, cai lệ chỉ là gã tay sai mạt hạng nhưng núp dưới bóng quan phủ hắn tha hồ tác oai tác quái. Hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay, cũng không hề bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho "nhà nước" nhân danh "phép nước" để hành động. Có thể nói, tên cai lệ vô danh không chút tình người là hiện thân đầy đủ nhất, rõ nét nhất của xã hội thực dân phong kiến đương thời.
Câu 2:
Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đơn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.
Nêu những nét tương phản của tên cai lệ và chị Dậu.Qua đó em có nhận xét gì về xã hội đương thời?
Mọi người giúp mình vs ạ!
Mình đang cần gấp:(
Trong Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã khác họa được những tính cách gần như những thuộc tính chung cho một giai cấp, một tầng lớp. Tên cai lệ và Chị Dậu là hai hình ảnh trái ngược nhau và làm bật đặc tính của nhau
Chị Dậu là nhân vật chính diện đẹp người, đẹp nết., tiêu biểu cho những người nông dân lao động.Nghị Quế là một viên cai chỉ huy một tốp lính ở nông thôn thời trước Cách Mạng, thường được bọn quan lại cho phép sử dụng bạo lực để dàn áp người dân theo lệnh của chính quyền. Đó là nhân vật phản diện, đại diện ngu dốt, thô lỗ, tham lam, tàn nhẫn… tiêu biểu cho tầng lớp bóc lột. Cai lệ⇒ Nhân vật trong Tắt đèn ít khi có sự xung đột nội tâm và hầu như không biên đổi qua hoàn cảnh (chị Dậu trước sau vẫn là một người vị tha, đảm đang, chung thủy, thông minh…). Nhân vật được khắc hoạ rất chân thực, sinh động, rõ nét, thể hiện sự diễn biến tâm lí của nhân vật rất hợp lí
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc em hiểu gì về tình cảnh người nông dân và xã hội đương thời.
Tham khảo:
Từ đoạn trích Tức nước vờ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, người đọc thấy được tình cảnh túng quẫn, nghèo khổ cùng đường của tầng lớp nông bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến. ... Ở Tức nước vỡ bờ là sự nhẫn nhịn sự hi sinh vì chồng con và cũng là sức mạnh phản kháng của con người khi bị đẩy đến bước đường cùng.
2 Phân tích nhân vật cai lệ . Em có nhận xét gì về bản chất , tính cách của nhân vật này và về sự miêu tả của tác giả ?
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật quan phụ mẫu ? qua đó em hiểu thêm gì về cuộc sống của người nông dân xã hội phong kiến xưa ??
Em tham khảo nhé !
Quan phụ mẫu là người quản lí, chăm lo cho cuộc sống của những người nông dân, ngay chính cái tên "phụ mẫu" đã nói lên được vai trò, trách nhiệm to lớn ấy. Tuy nhiên, trong "Sống chết mặc bay", thái độ và hành động của những viên quan phụ mẫu lại mang đến cho độc giả những cảm nhận vô cùng khác biệt. Đó không phải những vị quan biết chăm lo cho nhân dân mà là những kẻ máu lạnh, tàn nhẫn đến đáng sợ. Trước nguy cơ vỡ đê, khi nhân dân đang phải cong mình chống lũ thì những kẻ tự xưng là cha mẹ của nhân dân lại chìm đắm trong thú vui bài bạc. Thậm chí, khi có người bẩm báo về tình trạng đê điều khẩn cấp, chúng không những không quan tâm mà còn lớn tiếng chửi bới, đe dọa "Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù .....! Có biết không?". Có thể nói Sống chết mặc bay đã mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực về nỗi khổ cực của người dân nghèo cũng như bộ mặt tàn nhẫn, vô lương tâm của giai cấp thống trị.
#TK
Sống chết mặc bay là tác phẩm đi đầu trong phong trào truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Để đạt được thành công đó không thể thiếu đi linh hồn của truyện ngắn - nhân vật. Và trong tác phẩm này, nhân vật được tác giả khắc họa rõ nét nhất chính là quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu - kẻ ăn bổng lộc triều đình để phụ trách việc đê điều, vậy mà khi nước dâng cuồn cuộn, mưa tầm mưa tã lại bỏ mặc con dân mà tận hưởng cuộc sống xa hoa, an nhàn. Đối lập với hình ảnh đó, là cảnh tượng người dân cơ cực, khốn đốn vật lộn với cơn lũ. Mà đâu phải các vị "phụ mẫu" ấy không biết, mà rõ rằng đình vững chãi vậy, đê có sập cũng chẳng hề gì nên mới mải mê cờ bạc từ khi đê "thẩm lậu" tới khi nước cuốn thành vực sâu. Qua nghệ thuật tăng cấp và tương phản, Phạm Duy Tốn đã khắc họa rõ nét bản chất xấu xa; không chỉ hách dịch mà còn vô trách nhiệm, vô nhân tính của tên quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu chính là nhân vật đại diện cho tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến đương thời.
Tham khảo:
Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàng quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan"lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu - người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất.
Theo em, vì sao cai lệ chỉ là một tên tay sai nhưng hắn lại có quyền đánh trói người vô tội vạ như vậy ? Qua đó, em hiểu như thế nào về chế độ xã hội đương thời ? Nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả .
Cai lệ là cai cầm đầu coi đám lính lệ ở huyện đường, là tay sai chuyên nghiệp, cai lệ được phái về làng Đông Xá nhằm giúp lí dịch làng này troc thuế. Với những roi song, tay thước và dây thừng, cai lệ và tên người nha lí trưởng đã hùng hồ xông vào nhà chị Dậu. Hắn ra oai hách dịch ngay phút đầu. Hắn đập roi xuống, quát thét hông hách và đểu cáng:
- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiên sưu mau!
Mặc dầu anh Dậu vừa chết đi sông lại, nhưng hắn cũng chẳng để ý. Trước lời van xin nhũn nhặn lễ phép của chị Dậu, hắn trợn ngược mắt, quát, thét: Mày đinh nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu nhà nước mà dám mở mồm xin khất. Khi chị Dậu quá hoảng sợ van xin thống thiết Cháu van ông, nhà cháu vừa tính được một lúc, ông tha cho! thì hắn đã đáp lại bằng cách đấm vào ngực, tát vào mặt chị, rồi lại nhảy tới cạnh anh Dậu đế trói anh lại không kể gì đến mạng sông của anh.
Hành động của tên cai lệ thật tàn nhẫn không một chút tình người. Tuy chỉ là một nhân vật "chạy cờ”, một tên tay sai hạng bét chẳng tên tuổi gì, một thứ “thiên lôi” của bọn thống trị nhưng hắn thật dữ tợn, gây tội ác không hề biết chùn tay.
Trong đoạn văn trích trên, Ngô Tất Tô đă rất thành công trong việc khắc họa bộ mặt tàn ác đểu cáng, không chút tính người của cai lệ. Dưới ngòi bút của tác giả, cai lệ tiêu biểu cho chức năng đàn áp của chế độ thực dân nửa phong kiến thời đó. Có người đã nhận định, hắn chính là hiện hình đầy đủ, chân thực nhất cùa các trật tự tàn bạo dã man đương thời.
Cai lệ : viên cai chỉ huy một tốp lính , là chức quan thấp nhất trong quân đội thực dân phong kiến .
ở làng Đông Xá , cai lệ được coi là tên tay sai đắc lực của quan phủ , giúp quan tróc nã những người nghèo chưa nộp đủ tiền sưu thuế . Có thể nói đánh trói người là nghề của hắn , được hắn làm với một kĩ thuật thành thạo và sự say mê.
- Cử chỉ , hành động của cai lệ : sầm sập tiến vào với roi song , tay thước và dây thừng trợn ngược hai mắt quát , giật phắt cái dây thừng và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu , bịch luôn vào ngực chị Dậu , tát vào mặt chị một cái đánh bốp ....
- Lời nói : hắn chỉ biết quát , thét , hầm hè , nham nhảm giống như tiếng sủa , rít , gầm của thú dữ .
Bản chất cai lệ được bộc lộ : đó là kẻ tàn bạo , không chút tình người . Hắn cứ nhằm vào anh Dậu mà không bận tâm đến việc hôm qua anh ốm nặng tưởng chết
Hắn bỏ ngoài tai mọi lời van xin , trình bày lễ phép có lí có tình của chị Dậu . Trái lại , hắn đã đáp lại chị Dậu bằng những lời lẽ thô tục , hành động đểu cáng , hung hãn , táng tận lương tâm .
- Trong bộ máy XH đương thời , cai lệ chỉ là gã tay sai mạt hạng nhưng núp dưới bóng quan phủ hắn tha hồ tác oai tác quái . Hắn hung dữ , sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay , cũng không hề bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho `` nhà nước `` nhân danh
`` phép nước `` để hành động .
Có thể nói , tên cai lệ vô danh không chút tình người là hiện thân đầy đủ nhất , rõ nét nhất của xã hội thực dân phong kiến đương thời .
theo em, vì sao cai lệ chỉ là một tên tay sai nhưng hắn lại có quyền đánh trói người vô tội vạ như vậy? qua đó, em hiểu như thế nào về chế độ xã hội đương thời ?nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhan vật của tác giả.
lm ơn giúp mk vs ạ
Cai lệ là một tên tay sai chuyên nghiệp rất thạo nghề làm tay sai:
+ Là cai, cầm đầu đám lính lệ ở huyện đường (loại lính chuyên làm tay sai hầu hạ chống quan nha chứ không phải lính chiến đấu).
+ Hắn là tiêu biểu nhất của hạng tay sai, công cụ đắc lực của cái trật tự xã hội ấy.
- Tên cai lệ được phái về làng Đông Xá để giúp lí trưởng làng này đốc thuế. Hắn rất mẫn cán, thường lăm lăm cầm roi song theo gã người nhà lí trưởng vào những nhà có người thiếu thuế để quát nạt, chửi bới, đánh trói.
+ Đánh trời là “nghề” của hắn, hắm làm có kĩ thuật, thành thạo.
+ Hắn là sản phẩm được đào tạo đúng quy cách của cái chế độ tàn bạo đó. Chế độ ấy rất cần những hạng người, những tư cách ấy.
- Trong cái đám đông tay sai của quan phủ, lí trưởng, cai lệ chỉ là một nhân vật “chạy cờ”, một gã tay sai mạt hạng, vô danh. Nhưng bộ mặt hung dữ, đểu cáng của hắn vẫn có một giá trị tiêu biểu riêng; hắn là một thứ “Thiên lôi”, một cái búa sắt trong tay bọn thống trị, tức là tiêu biểu cho chức năng đàn áp của cái chế độ tàn bạo ăn thịt người. Hắn dữ tợn, gây tội ác không hề chùn tay nhưng tất cả đều nhân danh “nhà nước”, “phép nước”. Vì vậy, có thể nói, cái tên cai lệ không chút tình người đó chính là hiện tượng đầy đủ, “thật thà” nhất của cái trật tự tàn bạo dã man đương thời.
Trong bộ máy XH đương thời , cai lệ chỉ là gã tay sai mạt hạng nhưng núp dưới bóng quan phủ hắn tha hồ tác oai tác quái . Hắn hung dữ , sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay , cũng không hề bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho `` nhà nước `` nhân danh `` phép nước `` để hành động .
* vì có vài bạn đã trả lời 2 câu trước rồi nên mình chỉ trả lời câu sau
- nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả: trong đoạn văn trích trên, Ngô Tất Tố đã rất thành công trong việc khắc họa bộ mặt tàn ác đểu cáng, không chút tính người của cai lê. Dưới ngòi bút của tác giả, cai lệ tiêu biểu cho chức năng đàn áp của chế độ thực dân nữa phong kiến thời đó.
Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ và Lão hạc .em hiểu gì về cuộc sống và phẩm chất của người nông dân trong xã hội xưa
Nếu như chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân trong những vẻ đẹp nhân ái vị tha và tiềm tàng sức sống, sự phản kháng mãnh liệt thì ở nhân vật lão Hạc ta lại cảm nhận được tâm hồn và tình yêu tha thiết, niềm tin cháy bỏng và một nhân cách cao thượng đáng nể trọng của người nông dần già nua nghèo hèn phải tìm đến cõi chết. Nếu nói lão Hạc chết vì đói nghèo quả là hoàn toàn chưa hiểu hết ý đồ của nhà văn. Nam Cao đã khơi vào "luồng chưa ai khơi" trong hiện thực lúc bấy giờ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương nhân ái, đức hy sinh cao cả của người cha trong hoàn cảnh vật lộn với cái đói. Lão Hạc chết là để bảo toàn danh dự và nhân cách, để giữ trọn tình yêu cho con, để thanh thản ra đi sau những gửi gắm về mảnh vườn, tiền cưới vợ cho con, tiền lo ma chay để khi ra về nơi miền cực lạc xa xôi còn có hàng xóm lo cho. Chính sự chất phác lương thiện đã giúp lão có những hành động đầy tự trọng ấy, lão không muôn liên luỵ đến ai mà chỉ âm thầm chịu khổ một mình.
Lão Hạc còn là người rất đôn hậu và cao cả, lão đã khóc hu hu, đã xót xa đến tột cùng khi phải bán con chó, lão ân hận, lão khóc như người có tội, lương tâm lão bị dày vò, cắn dứt chỉ vì không thuỷ chung với một con chó. Lòng nhân ái của lão khiến ta cảm động biết nhường nào.
Những đức tính khiến chúng ta phải cảm phục nhất ở lão Hạc đó là lòng yêu thương con bao la, đức hy sinh cao cả. Chính tình yêu con đã giúp lão ngăn con không bán vườn. Lúc khoẻ lão cố cày thuê cuốc mướn, đồng áng từ lúc bình minh đến khi hoàng hôn buông xuống, tất cả chỉ để dành dụm cho con ít tiền. Nhưng sau trận ốm, lão đã chẳng còn gì, thương con nên lão không muốn tiêu phạm vào một đồng tiền nào dành cho con. Lão nhịn ăn, nhịn mặc, một lòng vì con: để rồi lão đã chọn con đường quyên sinh để giữ trọn mảnh vườn cho con. Cái chết dữ dội và kinh hoàng lắm. Lão thương con ngay đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhưng lòng lão thanh thản đến êm dịu.
Cảm ơn Ngô Tất Tố, cảm ơn Nam Cao! Họ đã cho chúng ta hiểu rõ cái cuộc sống cùng quẫn, bi thảm của người nông dân, làm chúng ta càng cảm phục trước những phẩm chất cảo quý, đẹp đẽ và trong sáng của họ. Giữa bùn đen nhưng tâm hồn họ vẫn toả hương thơm ngát như đoá hoa sen đồng nội. Nhìn vào cuộc sống của người nông dân ngày nay ta càng xót xa cho cha ông thuở trước và thêm tin yêu cuộc sống mới.
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.
Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ ( Ngô Tất Tố) và Lão hạc( Nam Cao) đã nói lên được cuộc sống kham khổ, bần cùng, bị áp bức bóc lột của người nông dân trong xã hội phong kiến và nêu lên phẩm chất cao đẹp, chịu thương chịu khó của người nông dân trong xã hội phong kiến