Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 7 2019 lúc 14:14

Đáp án là C

Vũ Minh Trang
Xem chi tiết
Dương Thị Mỹ Linh
27 tháng 3 2023 lúc 19:20

3.

4 bài hát ca ngợi Bác Hồ là:

+Bác Hồ - một tình yêu bao la

+Lời Bác dặn trước lúc đi xa

+ Ca ngợi Hồ Chủ tịch

+ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng

4.

Lời kết thúc của bản Tuyên ngôn Độc lập: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

cô nàng Bảo Bình
Xem chi tiết
Thái Hoàng Thiên Nhi
29 tháng 6 2018 lúc 10:29

1.Bác Hồ nói: ''Tôi nói đồng bào nghe rõ không?''

2.- Kết thúc bản “Tuyên ngôn Độc lập", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

- Một lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn, đã kết tinh một cách sáng ngời những nội dung cơ bản của "Tuyên ngôn Độc lập".

3.Tuyên ngôn độc lập đã ra đời vào ngày 02/09/1945, một bước tiến mới cho đất nước Việt Nam, mở ra trang sử mới cho dân tộc Việt Nam đó là kết quả của cả một quá trình trăn trở, suy ngẫm trong hành trình tìm đường cứu nước của Bác, là kết quả của thực tiễn lãnh đạo tài tình đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi của Bác. Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện sự sáng suốt, nhạy bén và tầm nhìn chiến lược sâu rộng, khả năng dự báo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc luôn gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân như Bác đã từng nói "…nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì".

4. Sáng mồng hai tháng chín

Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ chim vẫn nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh

Người đứng trên đài lặng phút giây
Trông đàn con đó vẫy hai tay
Cao cao vầng trán ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây.

Huỳnh Bá Nhật Minh
Xem chi tiết
NTP-Hoa(#cđln)
7 tháng 6 2018 lúc 11:35

Bài:Nam quốc sơn hà

          

   Nam quốc sơn hà nam đế cư 
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư 
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? 
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư! 

❤  Hoa ❤
7 tháng 6 2018 lúc 11:35

mik nghĩ :

Đó là bài Nam Quốc Sơn HÀ 

CỦA LÝ THƯỜNG KIỆT 

chép :

hiên âm Hán-Việt:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phận định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Bản dịch nghĩa của Võ Minh Hải:[11]

Sông núi nước Nam thì vua nước Nam cai quản

Rõ ràng đã được phân chia tại sách trời

Cớ làm sao bọn giặc ngỗ ngược kia đến đây xâm phạm

Rồi đây chúng bay sẽ thấy và nhận lấy sự thất bại hoàn toàn

thu hien
7 tháng 6 2018 lúc 11:37

Hỡi đồng bào cả nước,

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở trung, nam, bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.

Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật đến xâm lăng Đông - dương để mở thêm căn cứ đánh đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng trị đến Bắc kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.

Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng dã man bán nước ta hai lần cho Nhật.

Trước ngày mồng 9 tháng 3, biết bao lần Việt minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn nữa.

Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên bái và Cao bằng.

Tuy vậy, đối với nước Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày mồng 9 tháng 3, Việt minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.

Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.

Chúng tôi tin rằng các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Tê-hê-răng và Cựu-kim-sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! dân tộc đó phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

Người Vô Hình
Xem chi tiết
minhduc
15 tháng 10 2017 lúc 15:22

                

1. Đặc sắc về nội dung .

-    Sông núi nước Nam vẫn được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiển của nước ta viết bằng thơ. Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không ai, không thế lực nào có quyền xâm phạm chủ quyền đó của dân tộc.

-    Ở bài thơ này có hai ý cơ bản được biểu đạt khá rõ ràng:

+ Ý 1 (hai câu đầu): Nước Nam là của người Nam. Điều đó được sách trời định sẵn, rõ ràng.

Thời dó (thế kỉ XI), xưng Nam quốc là có ý nghĩa sâu xa bởi sau một ngàn năm đô hộ nước ta, bọn phong kiến phương Bắc chỉ coi nước ta là một quận của chúng và không thừa nhận nưởc ta là một quốc gia độc lập, có chủ quyền về lãnh thổ. Tiếp đó, xưng Nam đế cũng có nghĩa như vậy. Đế là hoàng đế. Xưng Nam đế có nghĩa đặt vua của nước ta ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa (vua các nước chư hầu chỉ được gọi là Vương). Khẳng định nước Nam là của người Nam là khẳng định chủ quyền độc lập của nước ta. Đó là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Đó còn là sự khẳng định tư thê làm chủ đất nước của dân tộc ta - một tư thế tự hào, hiên ngang.

Sự thật lịch sử trên lại được ghi “tại thiên thư” - điều ấy đã được trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu 2 nhuốm màu thần linh khiến cho sự khẳng định ở câu 1 tăng thêm.

+ Ý 2 (hai câu sau): Kẻ thù không được xâm phạm. Xâm phạm tất sẽ thảm bại.

Sau khi khẳng định chủ quyền của dân tộc, câu 3 bộc lộ thái độ đối với bọn giặc cướp nưởc - đó là thái độ vừa ngạc nhiên, vừa khinh bỉ: Tại sao quân lính của một nước tự xưng là thiên triều lại dám ngang nhiên xâm phạm trái lệnh trời? Đúng là bọn giặc, lũ phản nghịch mới dám hành động như vậy (nghịch lỗ: giặc dữ). Câu 4 như là lời trực tiếp nói với bọn giặc dám xâm phạm tới đạo trời và lòng người, rằng: chúng sẽ thua to và nhất định chuốc lấy thất bại thảm hại. Điều đó chứng tỏ người sáng tác có niềm tin sắt đá là sẽ có đủ sức mạnh để bảo vệ chân lí, bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ đất nước. Hai câu sau khẳng định một lần nữa chân lí về chủ quyền độc lập của dân tộc. Chân lí ấy hợp ý trời và thuận lòng người.

-    Bố cục bài thơ rõ ràng, mạch lạc. Cách lập luận của bài thơ thuyết phục người đọc, người nghe: Nước Nam là một nước có chủ quyền - đó là lẽ tự nhiên của trời đất. Chính vì thế, những kẻ làm trái đạo trời, đi ngược lẽ phải tất yếu sẽ thảm bại.

2. Đặc sắc về nghệ thuật

-    Bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, cô đọng với việc sử dụng từ ngữ chính xác. Các từ ngữ đế, cư, tiệt nhiên, thiên thư, thủ bại góp phần khẳng dịnh chân lí thiêng liêng cao cả. Nước Nam là của người Việt, nước Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.

-    Bài thơ viết bằng chữ Hán, có nhiều yếu tố Hán Việt khiến cho lời thì ít nhưng ý vô cùng.

-    Giọng điệu chung của bài thơ là đanh thép, dứt khoát như dao chém đá. Cảm xúc của người viết được dồn nén trong ý tưởng. Đó cũng là đặc điểm chung của thơ trung đại Việt Nam viết bằng chữ Hán - bày tỏ ý chí, quan điểm, tấm lòng,... Lời thơ như những câu nghị luận, mang tính chất tuyên ngôn và ẩn trong đó là cảm xúc tự hào dân tộc, là ý chí quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, cương vực đất nước.

*    Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc với việc sử dụng từ ngữ chính xác, giọng thơ đanh thép dõng dạc, bài thơ Sông núi nước Nam là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

                                                                        

                                                             

Nam quốc sơn hà              ( thứ 1 )
Nam quốc sơn hà, Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Lời dịch:

Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Bình ngô đại cáo . ( thứ 2 )

“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập… Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. 

                                                                                 Trích ( thứ 3 )

Nguyễn Xuân Toàn
8 tháng 11 2017 lúc 12:33

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo Hằng đã đê lại trong lòng em tình cảm khó quên.

Hôm ấy, cô giáo Hằng em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh dầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chảo cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. bải giáng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn tháng xuống lớp.

Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô Hằng giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp. xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đật ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến cùa các bạn.

Giữa giờ học căng tháng, cô kề cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi đế trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.

Noname
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng Nhung
11 tháng 5 2017 lúc 10:17

1. Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn

– Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776 của nước Mĩ).
– Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (năm 1791 của Cách mạng Pháp).

2. Ý nghĩa của việc trích dẫn

– Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
– Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn

Phạm Thị Thạch Thảo
1 tháng 9 2017 lúc 10:02

a) Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đưa ra dẫn chứng từ hai tuyên ngôn nổi tiếng là Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ, khẳng định quyền con người và quyền các dân tộc. Cách viết sắc xảo này đã đem lại ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

b) Đây là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, “dùng khoá của địch khoá miệng địch”, lấy lí lẽ của nước người để phản bác những âm mưu của chính các nước đó. Tác giả đã rất linh hoạt khi kết hợp ý kiến của người với ý kiến của mình: “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là….”, từ khẳng định quyền con người. Bác đã chuyển sang quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”

c) Ra đời trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới Thứ hai vừa kết thúc, các nước đồng minh đang tranh giành ảnh hưởng đòi chia quyền kiểm soát nhũng vùng bọn phát xít từng chiếm đóng. Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam, các nước trên thế giới mà còn hướng tới bọn thực dân đế quốc, ngăn chặn ngay ý đồ chiếm lại nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Chống phát xít, chống đế quốc là cuộc đấu tranh chính nghĩa (thực hiện quyền độc lập, tự do, bình đẳng – lẽ phải thông thường mà chính các nước Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố), buộc chính các nước thực dân, đế quốc không được phép coi thường, phủ nhận

Nguyễn Quỳnh Trang
13 tháng 11 2017 lúc 21:39

a) Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đưa ra dẫn chứng từ hai tuyên ngôn nổi tiếng là Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ, khẳng định quyền con người và quyền các dân tộc. Cách viết sắc xảo này đã đem lại ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

b) Đây là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, “dùng khoá của địch khoá miệng địch”, lấy lí lẽ của nước người để phản bác những âm mưu của chính các nước đó. Tác giả đã rất linh hoạt khi kết hợp ý kiến của người với ý kiến của mình: “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là….”, từ khẳng định quyền con người. Bác đã chuyển sang quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”

c) Ra đời trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới Thứ hai vừa kết thúc, các nước đồng minh đang tranh giành ảnh hưởng đòi chia quyền kiểm soát nhũng vùng bọn phát xít từng chiếm đóng. Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam, các nước trên thế giới mà còn hướng tới bọn thực dân đế quốc, ngăn chặn ngay ý đồ chiếm lại nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Chống phát xít, chống đế quốc là cuộc đấu tranh chính nghĩa (thực hiện quyền độc lập, tự do, bình đẳng – lẽ phải thông thường mà chính các nước Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố), buộc chính các nước thực dân, đế quốc không được phép coi thường, phủ nhận


A Thuw
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 0:35

Tham khảo
Khi soạn bản thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu ghi lại trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791:

- Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

- Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.