Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
3 tháng 8 2023 lúc 9:48

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên - Huế:

Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng ngàn năm, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập với nhiều nền văn hóa.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
20 tháng 7 2023 lúc 9:10

Tham khảo!!!

♦ Là vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên phong phú, Biển Đông góp phần quan trọng vào việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam như: giao thông hàng hải, công nghiệp khai khoáng, khai thác tài nguyên sinh vật biển, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch.....

- Về giao thông hàng hải:

+ Hệ thống các cảng biển nước sâu và cảng trung bình được xây dựng dọc bờ Biển Đông là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển thương mại hàng hải.

+ Ở Việt Nam có những cảng lớn giữ vai trò đầu mối vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế, như: cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn,...

Về công nghiệp khai khoáng:

Dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam có trữ lượng lớn với các bể trầm tích, như: Cửu Long, Nam Côn Sơn,... và có điều kiện khai thác khá thuận lợi.

+ Vùng biển Việt Nam còn chứa dựng tiềm năng lớn về quặng sa khoáng như: titan, thiếc, vàng, sắt, thạch cao, cát đen,... là những nguồn tài nguyên quý giá.

Về khai thác tài nguyên sinh vật biển, Biển Đông là vùng biển đa dạng về sinh học, riêng trữ lượng cá biển trên các vùng biển của Việt Nam ước tính khoảng 3 - 4 triệu tấn, khả năng khai thác 1,4 - 1,6 triệu tấn.

Về du lịch:

+ Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....

+ Các bán đảo và đảo lớn nhỏ liên kết với nhau tạo thành quần thể du lịch như: vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), bãi biển Non Nước (thành phố Đà Nẵng), đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), phù hợp để phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch.

Bình luận (0)
Thảo Trần
Xem chi tiết
ĐỖ HỒNG ANH
9 tháng 11 2018 lúc 21:12

Nhiệm vụ hàng đầu của nông nghiệp là phục vụ đời sống con người. Ngay từ khi nông nghiệp chưa phát triển, con người phải đi hái quả rừng để phục vụ cuộc sống, và hiện nay quả rừng vẫn còn đóng góp một phần đáng kể vào khẩu phần ăn hàng ngày. Từ khi có nghề trồng trọt, con người đã biết thuần hoá các cây mọc dại. Hiện nay nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên nghề trồng trọt ngày càng giữ một vai trò quan trọng không những phục vụ đời sống hàng ngày như cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, ngoài ra còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà, ví dụ xuất khẩu gạo của nước ta hiện nay đứng thứ 2 trên thế giới.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 1 2019 lúc 15:19

Công nghiệp năng lượng là ngành kinh tế cơ bản và quan trọng của một quốc gia, nó là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật, là tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của một đất nước. Công nghiệp năng lượng cung cấp nguồn năng lượng cho mọi ngành kinh tế khác phát triển -> Các ngành sản xuất khác chỉ có thể phát triển được khi có sự tồn tại của cơ sở năng lượng.

Đáp án cần chọn là: C

Bình luận (0)
Lu Lu
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Tường Nhi
7 tháng 12 2016 lúc 8:52

- Vì :

+ Nông nghiệp làm ra các sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người.

+ Nông nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu cần thiết cho nhiều nghành công nghiệp như chế biến, thực phẩm, chế biến xuất khẩu, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng tiểu thủ công nghiệp....., đồng thời sử dụng sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch vụ như phân bón, hóa chất, cơ khí, năng lượng, tín dụng,......

+ Nông nghiệp cung cấp các nông sản có giá trị cho xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Vì vậy, không có sản xuất nông nghiệp thì con người và xã hội không thể tồn tại, phát triển được.

Chúc bạn học tốt, nhớ tick cho mình nhé

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 6 2018 lúc 16:34

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
22 tháng 8 2023 lúc 20:49

Việc thu thập và lưu trữ dữ liệu quan trọng đối với các bài toán quản lí vì dữ liệu là nguồn thông tin cần thiết để đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả. Dữ liệu giúp phát hiện xu hướng và tình hình, nâng cao năng suất và hiệu quả, và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Kim Ngân
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Diệu
1 tháng 4 2017 lúc 20:06

Tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam nước ta, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của Tây Nguyên. Hiện đang thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, có nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia.
+ Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lí hơn tiềm năng tự nhiên và lao động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư của các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

Bình luận (0)