Những câu hỏi liên quan
Bích Nguyễn Hồng Ngọc
Xem chi tiết

Chọn những câu có nội dung tôn trọng lẽ phải:
1. Ăn ngay nói thẳng
2. Ngậm miệng ăn tiền
3. Nói thật không sợ mất lòng
4. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất long
5. Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước
6. Đừng khôn ngoan, chớ vụng về, đừng cho ai lấn, chớ hề lấn ai
A. 1, 3, 5
B. 1, 2, 4
C. 1, 3, 6
D. 1, 2, 6 

hue tran
Xem chi tiết
Phạm Văn Thành
Xem chi tiết
Huỳnh Ngọc Mai Anh
18 tháng 3 2018 lúc 19:01

ý nghỉa chung của chúng là : khuyên chúng ta chăm làm lụng, có làm mới có ăn mà.

chúc bạn học giỏi.

Cô Nguyễn Vân
19 tháng 3 2018 lúc 16:00

Ý nghĩa chung của hai câu ca dao: khuyên con người ta biết quý trọng những điều bình dị: nguyên liệu của lao động (đất, ruộng) và thành quả của lao động (ngô, khoai). Từ đó, biết trân trọng những thành phẩm ấy, vì nó là kết tinh của công sức, của sự chăm chỉ, cần cù, là tấc vàng đáng quý.

Công Chúa Họ Nguyễn
Xem chi tiết
ichigo
18 tháng 3 2018 lúc 20:20

- Ở đời '' Có làm thì mới có ăn , không dưng ai dễ đem phần đến cho ''

- Bố em thường nói '' Khôn ngoan đối đáp người ngoài , gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau''

- Em luôn ghi nhớ trong lòng câu tục ngữ '' Không thầy đố mày làm nên''

- Với lòng yêu nước '' Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh ''

nguyễn thanh tung
Xem chi tiết
nguyễn thanh tung
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Trà
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
25 tháng 7 2021 lúc 12:24

"Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

 Cho ao kia cạn, cho gầy cò con"

Bài ca dao là tiếng lòng chua xót, là những giọt nước mắt hóa thành chữ cho số phận của "thân cò". Hình ảnh "cò" là ẩn dụ cho người phụ nữ lam lũ cùng với những đứa con thơ của họ. Giữa "nước non", giữa những gian nan, trắc trở, giữa những xô đẩy của cuộc đời, thân cò vẫn một mình chịu đựng bao bủa vây. Thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" kết hợp với hai cặp từ đối lập "lên", "xuống" đã thể hiện những khó khăn, gian nan của người phụ nữ thời xưa. Cuộc đời "lận đận" ấy đâu chỉ sớm mai mà đã rất lâu rồi "bấy nay"! Đại từ phiếm chỉ "ai" như một câu hỏi rằng ai đã làm cho "bể đầy", cho "ao cạn" để khổ thân cò thế này? Đến đây ta lại bắt gặp cặp từ đối mang nghĩa trái nhau hoàn toàn: "đầy" và "cạn" - cảnh tượng ngang trái, làm họ phải sống trong nỗi thống khổ điêu linh. Đó là những tên cường hào, ác bá, những tên giặc ngoại xâm thời phong kiến, những tội ác của chúng đã làm "gầy cò con", làm "gầy" những người phụ nữ tội nghiệp và những đứa con vô tội của họ. Hai câu ca dao đã khắc họa hình ảnh "cò" đáng thương, tội nghiệp giữa những con sóng xô của cuộc đời, đồng thời là tiếng lòng ai oán, não nùng khóc thương thay cho phận đời lận đận một mình.

 

minh nguyet
25 tháng 7 2021 lúc 12:30

Em tham khảo:

Các từ trái nghĩa: lên>< xuống, đầy>< cạn

Biện pháp tu từ so sánh cho thấy sự khó nhọc của người phụ nữ trong xã hội cũ mà ở đây sử dụng hình ảnh là con cò. Bài ca dao trên có nhắc đến hình ảnh thân cò và cò con - ẩn dụ cho người nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người phụ nữ thôn quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc. Trong cuộc sống mưu sinh, họ “lận đận một mình”, “lên thác xuống ghềnh” để bươn chải, lo toan, gánh vác cuộc sống của gia đình. Không phải trong ngày một, ngày hai mà là “bấy nay”, cả một kiếp đời gian nan, vật lộn giữa cuộc đời. Tiếng than ấy đã đôi lần xuất hiện trong những câu ca dao tương tự

 

"Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?"


Bài ca dao trên nói về cuộc đời lận đận, vất vả, đắng cay của con cò. Tác giả dân gian đã khéo léo mượn hình ảnh của con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của người lao động, người nông dân thời xưa. Với nghệ thuật diễn tả: Từ láy, thành ngữ, và hình ảnh đối lập nhằm phác họa hoàn cảnh khó khăn, ngang trái mà cò gặp phải.
" Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?"
Đó là câu hỏi tu từ với ba từ "cho" liên tiếp, tạo âm điệu nhanh, dồn dập khiến câu hỏi càng thêm gay gắt.
"Lên thác xuống ghềnh" và "Bể đầy ao cạn" là hai thành ngữ có trong bài ca dao (Thác: chỗ dòng nước chảy xiết, vượt qua vách đá cao chắn ngang sông, suối, làm nước đổ mạnh xuống ; Ghềnh: chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá lởm chởm nhô cao và nằm chắn ngang làm cho dòng nước dồn lại và chảy xiết. Thác ghềnh: chỉ sự khó khăn, trắc trở. Hai thành ngữ đó nhằm nói lên sự khó khăn, cực nhọc, vất vả, gian lao của nông dân ngày trước.
Tất cả ý nghĩa trong bài đều muốn Tố cáo xã hội đương thời.

Nguyen Thu
Xem chi tiết
animepham
21 tháng 3 2023 lúc 21:26

Đã là anh em trong gia đình phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau mà sống , không nên ghanh ghét , tị nạnh với nhau. ( hiểu đơn giản là vậy ) 

Maths of Roblox
Xem chi tiết

Nghĩ về lòng yêu thương nhau, không nên đánh nhau, phải biết nhường nhịn nhau.

(Lưu ý: ↑ chỉ là cách hỉu cụa mik)

Minh
8 tháng 5 2022 lúc 21:43

tham khảo

Hồi còn nhỏ, mỗi khi hai chị em tôi mà xích mích cãi nhau, mẹ thường nạt:

“Khôn ngoan đá đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

Nhưng chị em tôi không bao giờ nghe mẹ. Mãi đến sau này khi tôi đã lớn, tôi mới thấm thía bài học từ câu nói đó.

Có lẽ cũng sẽ có nhiều bạn như tôi, ban đầu chỉ hiểu câu nói đơn giản theo nghĩa đen của nó. Tuy nhiên, ca dao tục ngữ truyền miệng của Việt Nam chưa bao giờ là đơn nghĩa cả. “Khôn ngoan” là từ “đắt” trong câu nói. “Khôn ngoan” là khả năng nhận biết đúng – sai, hay – dở, lợi – hại, ở đây hiểu theo hướng tích cực. Từ “đá đáp” chỉ hành động giao tiếp, đáp trả người khác. Câu văn thứ hai lấy hình ảnh đàn gà làm biểu tượng. Gà là loài vật sống bầy đàn. Gà trong cùng một mẹ không nên “đá” nhau. “Đá” chỉ hành động xích mích, mâu thuẫn, có tính bạo lực, hàm ý tiêu cực. Tóm lại, cả câu nói có nghĩa là gà con cùng một đàn phải biết cùng nhau chống lại những kẻ có ý định gây hại, đe dọa tới bất kì con nào trong đàn. Nâng tầm câu nói, đây là lời nhắc nhở con người chúng ta sống trong một tập thể phải hòa thuận, đoàn kết nhất trí một lòng, tập thể đó mới vững mạnh. Chỉ cần chúng ta đoàn kết, không một ai có thể ngăn cản sức mạnh của chúng ta.

 

Đến đây, một câu hỏi lớn chúng ta cần trả lời: Tại sao sống đoàn kết là sống khôn ngoan? Tất nhiên, con người dù muốn hay không đều phải hòa mình vào cuộc sống cộng đồng. Đó là cộng đồng nhỏ nhất – gia đình. Đó là cộng đồng nghề nghiệp như lớp học, công sở, nhà máy… Cho tới cộng đồng rộng lớn hơn, là xã hội. Ở cộng đồng đó, bạn có quyền đóng vai kẻ xấu, kẻ lười biếng, kẻ trung lập, kẻ cậy quyền, kẻ tốt bụng… và cả kẻ khôn ngoan. Bác Hồ từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.” Bác luôn tin rằng đoàn kết là sức mạnh. Bác đã đoàn kết toàn thể dân tộc Việt Nam từ nông dân, công nhân, tiểu thương, trí thức, từ già tới trẻ, cùng nhau đứng lên đuổi bọn xâm lăng tàn ác. Nhờ thế, dân tộc Việt Nam mới giành lại được chủ quyền, dân chúng được tự do sống, học tập và lao động trên chính mảnh đất của mình. Há chẳng phải con đường khôn ngoan đó sao?

Các bạn có nhớ chuyện “Bó đũa” và triết lí “Chia nhỏ ra thì yếu, gộp lại thì mạnh”? Anh em trong nhà nên sống hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau. Cũng giống như bẻ một bó đũa. Bẻ từng chiếc, từng chiếc rất đơn giản nhưng rất khó để bẻ cả bó đũa cùng lúc. Anh em cùng nhà nếu biết đồng lòng, thì không gì là không thể làm được. Và ngược lại, nếu anh em trong gia đình luôn xích mích, xung đột sẽ kéo theo nhiều hệ lụy đáng tiếc. Hàng năm có biết bao vụ kiện tụng vì tranh chấp đất đai giữa anh em trong nhà. Báo chí ngày ngày đưa tin, hay tẩm xăng đốt nhà thậm chí giết anh, em ruột vì mâu thuẫn tiền bạc, gia sản… Thật đáng buồn và cũng thật đáng giận!

Ngày nay, khi xã hội bước vào toàn cầu hóa, nền kinh tế hội nhập, Việt Nam buộc phải tham gia vào sân chơi với các nước lớn. Lúc này đây, sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam càng cần thiết hơn cả. Bởi nếu chúng ta không đồng tâm hiệp lực giữ gìn, bảo vệ và xây dựng quốc gia sẽ dễ bị các nước lớn thao túng và dần “nuốt chửng”. Nói cách khác, nếu chúng ta khôn ngoan, chúng ta nên biết đoàn kết lại để “đối đáp người ngoài” đúng cách. Đúng cách tức là chính nghĩa và nhân văn.

 

Đến đây, tôi chợt nhớ ra câu nói của Michael Jordan “Người tài giỏi sẽ chiến thắng trò chơi, nhưng tinh thần đồng đội và trí óc giành chức vô địch.”. Tôi tin Việt Nam đã từng “giành chức vô địch” trong quá khứ và sẽ “vô địch” trong tương lai.

Bài học:

“Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

vẫn còn đó và nguyên giá trị của nó. Chỉ có điều ta có biết vận dụng giá trị đó một cách đúng đắn và hợp lí hay không mà thôi.