Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lý Gia Hân
Xem chi tiết
nthv_.
2 tháng 8 2021 lúc 22:11

Tham khảo:

Hình ảnh Gióng ra trận thật đẹp đẽ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Đoạn văn miêu tả Gióng đánh giặc thật hào hứng. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam.

Lâm Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Huyền Trang
13 tháng 9 2018 lúc 22:14

Mới sớm tinh mơ, con đường làng hẹp đầy vết chân trâu đã lũ lượt người Người đâu mà lắm thế! Tôi có cảm tưởng cả nước Vàn Lang của Vua Hùng đang đổ dồn về đồng đất làng tôi. Không còn nhận ra gương mặt con đường làng quen thuộc nữa. Nó đã trở thành một dòng suối người, chảy như thác đổ.

Còn ngoài đình làng thì khỏi phải nói, chật như nêm cối. Ai cùng muốn chen vào giữa sân. Hơn hai chục anh trai làng lực lưỡng đang nắm tay nhau làm thành một vòng rào, cố giữ không cho mọi người tràn lên mảnh sân gạch giờ trở nên quá bé nhỏ so với cái vóc dáng khổng lồ của con ngựa sắt.

Các cụ bô lão đang sửa soạn lễ tế trời đất, cao lớn là thế, mà chỉ mới đứng ngang bụng ngựa. Nhờ nhanh nhẹn, tôi đã len lỏi vào sát bên trong, do vậy có thể nhìn kĩ được con ngựa thần kì này. Bờm ngựa dựng đứng lên như một hàng chông sắt. Thỉnh thoảng ngựa vẫy đuôi. Tôi hình dung cái đuôi ấy chi cần quệt vào thằng giặc nào là thằng ây đủ chết mất ngáp. Ngựa lại còn dậm chân, làm gạch sân đình vốn nung rất chín, cũng nát thành cám. 

Con ngựa sắt đã hùng vĩ, phi thường, chủ của nó càng hừng vĩ, phi thường hơn! Làm sao có thể tưởng tượng được một cậu bé kém tôi cả chục tuổi, cách đây mấy tháng còn nằm toong gióng treo, chưa biết đi, chưa biết nói, giờ đã trở nên một tráng sĩ oai phong lẫm liệt trong bộ giáp sắt, đầu đội mũ sắt, tay cầm roi cũng bằng sắt .

Đã đến giờ tế lễ. Mọi người im lặng. Không khí trang nghiêm hẳn. Hồn thiêng sông núi đang chứng giám giờ phút lịch sử này. Chỉ một lát nữa thôi, cậu bé Gióng làng tôi sẽ lên đường ra chiến trường. Gióng dắt ngựa đứng trước sân đình, sau lưng cụ già cao niên nhất làng và vị sứ giả của vua Hùng. Khi hai cụ mỗi người một bó hương rõ to, cháy rực, tiến thẳng đến bàn thờ Tổ quốc thì Gióng và ngựa sắt đều cúi đầu. Cả làng nín thở. Nhiều bà mẹ khóc. Gióng lại dắt ngựa hướng ra cổng làng.

Lúc ấy tôi bỗng thấy mẹ Gióng, với tà áo nâu và tấm lưng còng như mọi bà mẹ quê tôi, lao về phía Gióng. Gióng vội quỳ xuống và cúi gập người ôm lấy mẹ. Gióng hôn lên mái tóc mẹ giờ đã pha nhiều sợi bạc, rồi đặt cây roi sắt dưới đất, lấy tay lau nước mắt cho mẹ. Tôi ngước nhìn Gióng và thấy trên má Gióng ươn ướt vài giọt nước mắt. Con ngựa sắt ngoảnh cổ sang một bên, không nhìn cảnh chia tay của mẹ con Gióng. Dường như nó sợ xúc động…

Tiếng phèng la vang liên hồi. Gióng hôn mẹ lần cuối rồi cầm roi sắt đứng lên. Cụ già cao niên nhất làng và sứ giả Vua Hùng đi trước, về phía cổng làng. Đám đông dạt ra như sóng rẽ. Gióng dắt ngựa sắt đi tiếp sau. Các bà cụ đìu mẹ Gióng đi theo. Cả làng đi theo. Không nhận ra gương mặt con đường làng quen thuộc nữa. Nó lại trở thành một dòng suối người, chảy như thác đổ.

Cổng làng hiện rõ trong tầm mắt. Gióng bước lên lưng ngựa, quay lại chào cả làng rồi vung roi, giật cương, chân thúc vào mình ngựa, ngựa sắt hi vang trời, vẫy mạnh đuôi, phi nước đại, nhanh như một mùi tên bắn. 

Gióng và ngựa sắt đã mất hút ở phía chân trời mà mọi người vẫn còn sững sờ như tỉnh như say. Đến lúc ấy, cả làng mới thôi không theo người ra trận, cả làng bắt đầu hướng mắt về một người khác: mẹ Gióng. Hình như ai cũng nghĩ rằng giá không có người mẹ này thì làm sao có được người con anh hùng như Gióng kia.

Và bầu trời như cơ hồ hửng nắng.

Tk mk nha

Dragon Gamming
Xem chi tiết
Trần Mạnh
4 tháng 5 2021 lúc 20:27

TK:

Mỗi một con người Việt Nam đều được lớn lên từ thế giới cổ tích, truyền thoại mang đầy màu sắc kì ảo, huyền bí. Và chắc hẳn trong tâm trí mỗi người đều ghi dấu hình ảnh của những nhân vật cổ tích, truyền thuyết. Đó có thể là cô Tấm xinh đẹp, nết na, có thể là anh chàng Thạch Sanh trung thực, tốt bụng và có tài năng phi thường,…. Còn đối với em, đó là hình ảnh vị anh hùng Thánh Gióng dũng mãnh, phi thường đánh đuổi giặc Ân xâm lược bước ra từ truyền thuyết Thánh Gióng.

Mặc dù sinh ra trong một gia đình bình thường nhưng Thánh Gióng không phải là một người phàm. Bởi người mẹ mang thai khi ướm chân lên vết chân rất to ở ngoài đồng. Vì sự ra đời kì lạ đó nên đến năm ba tuổi, cậu bé vẫn không hề biết nói, không biết cười, không biết đi. Thời gian cứ thế trôi đi cho đến lúc nghe thấy sứ giả tìm kiếm nhân tài tiêu diệt giặc Ân, cậu bé bỗng cất lên tiếng nói đòi ra trận giết giặc.

Sự kì lạ tiếp tục diễn ra sau khi gặp sứ giả, cậu bé bỗng nhiên lớn nhanh như thổi. Từ chỗ là một cậu bé thụ động, đặt đâu thì nằm đấy, Gióng bỗng trở nên linh hoạt và nhanh nhẹn hơn bao đứa trẻ khác. Lúc này cậu bé ăn bao nhiêu cũng không thấy no, cơ bắp phát triển cuồn cuộn nên quần áo vừa mặc xong đã trở nên chật chội. Dân làng thấy gia đình Gióng không đủ lương thực để nuôi Gióng nên vui lòng góp gạo. Và cứ thế, Gióng lớn lên trong sự đùm bọc, yêu thương của người dân. Chẳng mấy chốc, cậu bé vươn vai trở thành một tráng sĩ với thân hình rắn rỏi, mạnh mẽ, cao lớn, khuôn mặt uy nghi, nghiêm trang như một vị thần. Dáng vẻ của Gióng toát lên vẻ đẹp, khí chất của một vị anh hùng. Ngôi nhà nhỏ bé bỗng trở nên chật chội và không chứa nổi tầm vóc của vị anh hùng.

Khi giặc đến chân núi Trâu, đất nước lâm nguy, rơi vào tình trạng “Ngàn cân treo sợi tóc”. Sứ giả đem áo giáp sắt, ngựa sắt và chiếc roi sắt đến. Đó là những vũ khí được nhà vua sai người rèn giũa cẩn thận, tinh xảo. Mặc dù chúng rất nặng so với sức lực của con người nhưng Gióng vẫn có thể khoác lên mình chiếc áo giáp sắt một cách nhẹ nhàng. Gióng vội vã từ biệt bố mẹ, bà con làng xóm để xông pha trận mạc. Ngựa sắt chở người tráng sĩ cưỡi nhanh như gió, đi đến đâu đều phun ra lửa- ảnh lửa đỏ rực như tinh thần yêu nước của nhân dân ta để thiêu cháy quân thù. Vì thế những khóm tre xung quanh nhuốm màu lửa trở nên vàng óng. Những nơi mà gót chân ngựa in dấu đều trở thành những ao hồ liên tiếp. Tiếng roi sắt quất quần quật trong gió, giáng những đòn mạnh mẽ xuống quân thù. Dưới gót ngựa, xác quân thù ngổn ngang chất thành núi. Bỗng nhiên chiếc roi sắt bị gãy, Gióng nhanh trí nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí. Hình ảnh người anh hùng cưỡi ngựa sắt cùng bụi tre làng hướng thẳng vào quân thù trở nên vô cùng đẹp đẽ. Sau khi đánh tan quân thù, Gióng cởi áo giáp sắt và thúc ngựa bay từ từ lên trời. Và kể từ đó, hình ảnh người anh hùng luôn gắn liền với sự biết ơn của nhân dân.

Như vậy, hình ảnh Thánh Gióng hiện lên với những nét đẹp về cả ngoại hình lẫn phẩm chất. Đó là vị anh hùng mang tầm vóc vĩ mô, mạnh mẽ, có sức mạnh phi thường. Hình ảnh đó trở nên giàu ý nghĩa hơn khi luôn sống mãi trong tâm thức mỗi một con người Việt Nam. Thánh Gióng- Phù Đổng Thiên Vương trở thành bức tượng đài vĩ đại tượng trưng cho tinh thần yêu nước, ý thức quật khởi của toàn dân tộc.

YẾN  NGUYỄN
4 tháng 5 2021 lúc 20:28

Một ngày, dân làng nhận được tin giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Làng ta lại được một phen khiếp sợ, trẻ con kêu khóc, người lớn thì lo âu, các cụ già thì trầm ngâm, ai ai cũng khiếp sợ. Mọi người nhìn ta như cầu cứu. Ta rất hiểu tâm trạng của họ và đúng lúc đó sứ giả đem những thứ ta cần đến. Lúc này, ta vùng đứng dậy, vươn vai một cái đã biến thành một tráng sĩ cao lớn phi thường, thế nên tất cả những thứ sứ giả vừa mang đến chẳng còn vừa với ta nữa. Thấy vậy, mọi người lại tức tốc đi tìm thợ về rèn ngựa sắt, áo giáp sắt cho ta, họ làm ra chiếc nào lại cho ta thử chiếc ấy và ta chỉ khẽ bẻ đã gẫy, mãi sau mới có những thứ vừa với sức ta. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, ta liền mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa, oai phong lẫm liệt. Ta nhớ hôm đó bà con ra tiễn ta rất đông mọi người nhìn ta đầy tin tưởng, khắp nơi vang lên lời chúc chiến thắng và ta còn nhìn thấy cả những giọt nước mắt tự hào, yêu thương của cha mẹ ta. Từ biệt bà con xóm giềng, cha mẹ những người đã yêu thương, nuôi nấng, ta thầm hứa sẽ chiến đấu hết lòng để không phụ công của bà con dân làng, cha mẹ.

Sau phút chia tay, một mình một ngựa ta lao thẳng vào trận đánh. Ngựa đi đến đâu phun lửa rừng rực đến đó, lũ giặc vô cùng khiếp sợ. Chúng đổ rạp và tan xác dưới roi sắt của ta và ngọn lửa của con chiến mã. Cả bãi chiến trường đầy thây quân giặc. Đúng lúc thế trận đang lên như vũ bão thì cây roi sắt trong tay ta gẫy gập, ta liền nhổ lấy những khóm tre quanh mình quật liên tiếp vào lũ giặc. Lũ giặc lại được một phen khiếp sợ, rơi vào thế hỗn loạn và chẳng mấy chốc bỏ chạy tan tác khắp nơi. Những tên may mắn sống sót vội vã thoát thân bỏ chạy vào hẻm núi sâu, tìm cách trở về nước. Làng quê sạch bóng quân thù. Tiếng reo vui của dân làng vang lên rộn rã.

minh nguyet
4 tháng 5 2021 lúc 20:29

Tham khảo nha em:

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân vật trung tâm có sức hấp dẫn kì lạ với bao thế hệ người Việt là cậu bé làng Gióng

Không phải người phàm trần nên Gióng khác người ngay từ lúc mới ra đời. Bố mẹ Gióng tuổi đã cao nhưng lại hiếm muộn. Ngày đêm, họ ước ao có một đứa con để bế ẵm, vui lúc về già. Một đêm, trời nổi cơn dông tố. Sớm hôm sau, trong vườn cà của ông bà lão xuất hiện một dấu chân khổng lồ.

Kinh ngạc, bà lão đã ướm chân mình lên dấu chân kì lạ ấy. Một năm sau, bà sinh hạ cậu bé có gương mặt thiên thần, vầng trán rộng, đôi mắt sáng long lanh. Gióng là tên của cậu. Lúc Gióng ra đời, hào quang rực trời, mây lành quấn quýt, hương hoa lan toả khắp nhà. Cha mẹ Gióng vui mừng vô kể. Họ đã dành cho con tất cả tình yêu thương và hi vọng. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, Gióng đã lên ba tuổi, nhưng chú bé chẳng biết nói cười, đặt đâu nằm đấy, khiến cha mẹ rất buồn phiền.

Năm đó, giặc Ân xâm lược nước ta. Lời hiệu triệu giết giặc của nhà vua truyền đến mọi thôn cùng xóm vắng và vọng đến tai Gióng. Chú bé đột nhiên cất tiếng nói trong sự ngỡ ngàng của cha mẹ:

- Mẹ ra mời sứ giả vào đây để con thưa chuyện!

Sứ giả kinh ngạc khi thấy đứa trẻ nói với giọng đĩnh đạc:

- Nhà ngươi hãy về tâu với đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc ngay!

Sửng sốt và vui mừng khôn xiết, sứ giả cấp tốc về kinh đô, tấu trình mọi việc. Đức vua xuống chiếu, cho thu gom sắt trong thiên hạ, vời thợ rèn ngày đêm đúc ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt theo yêu cầu của Gióng.

Từ lúc ấy, như để bù lại quãng thời gian trước đó, Gióng lớn nhanh ngoài sức tưởng tượng. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã chật ních. Bố mẹ Gióng không đủ sức nuôi con. Bà con trong xóm, ngoài làng đã góp cơm gạo nuôi Gióng, mong cậu trổ thần lực giết giặc, cứu nước. Câu ca dưới đây đã truyền tụng về sức ăn phi thường của Gióng:


 
Bảy nong cơm với ba nong cà

Uống một hớp nước, cạn đà khúc sông…

Kẻ thù đến chân núi Trâu, đốt phá nhà cửa, giết hại dân lành. Người người sục sôi uất hận. Trong tình thế nguy cấp ấy, ngựa sắt, giáp sắt, gậy sắt được đưa đến kịp thời, Gióng vươn vai đứng dậy, tức khắc biến thành một dũng sĩ đẹp tựa thần linh, thân hình rực rỡ hào quang, đôi mắt sáng tựa sao trời, giọng nói sang sảng như tiếng chuông đồng. Ngôi nhà tranh vặn mình răng rắc, mái nhà bị đội lên hệt như cái ô của người khổng lồ. Chớp mắt, Gióng đã cao hơn ngôi nhà của cha mẹ. Bên cạnh chàng, vạn vật vụt thành nhỏ bé. Mọi người xung quanh giông như những người tí hon. Ngôi nhà tranh thân thuộc chỉ nhỏ như chiếc tổ chim. Cây nhãn cổ thụ trước nhà chì cao ngang ngực Gióng. Gióng vỗ lên mình ngựa, ngựa sắt đột nhiên hí vang. Chớp mắt, tráng sĩ bay lên yên ngựa, ra roi. Ngựa sắt phi nhanh như gió, phun lửa đỏ rực một vùng trời. Mỗi vết chân ngựa biến thành đầm ao, những khóm tre nhuộm ánh lửa thần trở nên vàng óng. Ngựa Gióng lướt tới đâu, ngọn lửa thần rừng rực thiêu trụi lều trại của kẻ thù đến đó. Uy nghi lẫm liệt như vị thần chiến thắng, đôi mắt loé lên những tia lửa căm hờn, Gióng tả xung hữu đột giữa chiến trường như ở chốn không người. Lũ giặc trở tay không kịp, kinh hoàng tháo chạy. Kẻ chết thui, đứa vỡ đầu sứt trán, giẫm đạp lên nhau, chết như ngả rạ. Tiếng rên la kêu khóc dậy đất. Đột nhiên, gậy sắt gãy rắc làm đôi. Nhanh như cắt, Gióng vươn tay, nhổ bật khóm tre đằng ngà, giáng xuống với sức mạnh long trời lở đất. Đội hình giặc tan vỡ. Chúng quỳ rạp xuống đất van xin người anh hùng tha mạng.

Truy kích kẻ thù đến chân núi Sóc Sơn, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi. Chàng vái lạy quê nhà, bái biệt mẹ cha, cởi bỏ áo giáp, cưỡi ngựa sắt từ từ bay lên trời trong đám mây ngũ sắc rực rỡ.

Hoài Thương Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Kinomoto Sakura
Xem chi tiết
Kiều Kim Ngân
27 tháng 11 2016 lúc 19:35

mk chịu, chẳng nhớ đâu. sorry

Mai Anh
Xem chi tiết
minamoto mimiko
4 tháng 7 2018 lúc 9:23

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc

❡ʀ¡ی♬
4 tháng 7 2018 lúc 9:12

viết văn ra hay vẽ bạn ?

Thái Hoàng Thiên Nhi
4 tháng 7 2018 lúc 10:55

Các cụ bô lão đang sửa soạn lễ tế trời đất, cao lớn là thế, mà chỉ mới đứng ngang bụng ngựa. Nhờ nhanh nhẹn, tôi đã len lỏi vào sát bên trong, do vậy có thể nhìn kĩ được con ngựa thần kì này. Bờm ngựa dựng đứng lên như một hàng chông sắt. Thỉnh thoảng ngựa vẫy đuôi. Tôi hình dung cái đuôi ấy chi cần quệt vào thằng giặc nào là thằng ây đủ chết mất ngáp. Ngựa lại còn dậm chân, làm gạch sân đình vốn nung rất chín, cũng nát thành cám.

Con ngựa sắt đã hùng vĩ, phi thường, chủ của nó càng hừng vĩ, phi thường hơn! Làm sao có thể tưởng tượng được một cậu bé kém tôi cả chục tuổi, cách đây mấy tháng còn nằm toong gióng treo, chưa biết đi, chưa biết nói, giờ đã trở nên một tráng sĩ oai phong lẫm liệt trong bộ giáp sắt, đầu đội mũ sắt, tay cầm roi cũng bằng sắt!

Đã đến giờ tế lễ. Mọi người im lặng. Không khí trang nghiêm hẳn. Hồn thiêng sông núi đang chứng giám giờ phút lịch sử này. Chỉ một lát nữa thôi, cậu bé Gióng làng tôi sẽ lên đường ra chiến trường. Gióng dắt ngựa đứng trước sân đình, sau lưng cụ già cao niên nhất làng và vị sứ giả của vua Hùng. Khi hai cụ mỗi người một bó hương rõ to, cháy rực, tiến thẳng đến bàn thờ Tổ quốc thì Gióng và ngựa sắt đều cúi đầu. Cả làng nín thở. Nhiều bà mẹ khóc. Gióng lại dắt ngựa hướng ra cổng làng.

Lúc ấy tôi bỗng thấy mẹ Gióng, với tà áo nâu và tấm lưng còng như mọi bà mẹ quê tôi, lao về phía Gióng. Gióng vội quỳ xuống và cúi gập người ôm lấy mẹ. Gióng hôn lên mái tóc mẹ giờ đã pha nhiều sợi bạc, rồi đặt cây roi sắt dưới đất, lấy tay lau nước mắt cho mẹ. Tôi ngước nhìn Gióng và thấy trên má Gióng ươn ướt vài giọt nước mắt. Con ngựa sắt ngoảnh cổ sang một bên, không nhìn cảnh chia tay của mẹ con Gióng. Dường như nó sợ xúc động…

Tiếng phèng la vang liên hồi. Gióng hôn mẹ lần cuối rồi cầm roi sắt đứng lên. Cụ già cao niên nhất làng và sứ giả Vua Hùng đi trước, về phía cổng làng. Đám đông dạt ra như sóng rẽ. Gióng dắt ngựa sắt đi tiếp sau. Các bà cụ đìu mẹ Gióng đi theo. Cả làng đi theo. Không nhận ra gương mặt con đường làng quen thuộc nữa. Nó lại trở thành một dòng suối người, chảy như thác đổ.

Cổng làng hiện rõ trong tầm mắt. Gióng bước lên lưng ngựa, quay lại chào cả làng rồi vung roi, giật cương, chân thúc vào mình ngựa, ngựa sắt hi vang trời, vẫy mạnh đuôi, phi nước đại, nhanh như một mùi tên bắn.

Gióng và ngựa sắt đã mất hút ở phía chân trời mà mọi người vẫn còn sững sờ như tỉnh như say. Đến lúc ấy, cả làng mới thôi không theo người ra trận, cả làng bắt đầu hướng mắt về một người khác: mẹ Gióng. Hình như ai cũng nghĩ rằng giá không có người mẹ này thì làm sao có được người con anh hùng như Gióng kia.

Và bầu trời như cơ hồ hửng nắng.

My Thái Thị Trà
Xem chi tiết
Amee
24 tháng 3 2021 lúc 23:45

 tham khảo

 Thánh Gióng nhảy lên ngựa . Lúc này , người mẹ chạy lại thì thầm vào tai chàng : Con trai yêu quý của mẹ . Con đi đánh giặc nhớ trở về con nhé ! Nói xong , mẹ Gióng khóc than . Chàng không muốn mẹ bận lòng lấy bàn tay lau giọt lệ trên mắt mẹ . Gióng xuống ngựa ôm chầm lấy mẹ cười tươi nói nhỏ vào tai mẹ : Mẹ đừng buồn mà . Chắc chắn con sẽ về mà . Con sẽ về bên mẹ . Chúng ta sẽ sống êm ấm trong túp lều tranh mẹ nhé ! Con yêu mẹ rất nhiều . Rồi hai mẹ con ôm nhau khóc . Song chàng bảo mẹ : Con xin phép mẹ . Con đi đánh giặc để cho đất nước bình yên . Mẹ Gióng cầm tay con , quyến luyến một lúc lâu . Khi chàng lên ngựa đi được một quãng , bóng chàng xa dần rồi mà người mẹ vẫn đứng nhìn theo con . 

Amee
24 tháng 3 2021 lúc 23:46

tham khảo

Dẹp xong giặc Ân, Thánh Gióng lên đỉnh núi Sóc (Sóc Sơn), cởi bỏ giáp sắt, quay nhìn lại làng Phù Đổng rồi cả người và ngựa từ từ bay về trời.
Về đến thiên đình, chàng vội vã vào yết kiến Ngọc Hoàng để tấu trình mọi việc. Trong sân rồng, Ngọc Hoàng và các vị chư tiên đợi chừng đã lâu. Ai cũng sốt ruột lo lắng cho muôn dân trăm họ.
- Hạ thần xin kính chúc Ngọc Hoàng vạn thọ! - Gióng hô lớn.
- Ái khanh bình thân. Mau kể cho trẫm và các chư tiên nghe những việc mà khanh đã làm dưới trần trong thời gian qua.
Thế rồi Thánh Gióng bắt đầu kể.
- Từ khi thần được bệ hạ tin tưởng giao cho trọng trách xuống trần giúp nhân dân dẹp giặc, thần đã đi rất nhiều nơi, đến nhiều vùng, gặp không ít bao nhiêu người. Nhưng mãi, thần chưa chọn được gia đình nào thích hợp để đầu thai. Rồi một hôm, thần đến làng Phù Đổng, gặp một đôi vợ chồng ông lão ăn ở hiền lành, chăm chỉ có tiếng là phúc đức. Nhà họ tuy nghèo nhưng hễ gặp ai khó khăn hoạn nạn đều hết lòng giúp đỡ, chẳng kể công bao giờ. Trong làng ngoài xóm, ai cũng yêu mến, kính trọng. Chỉ hiềm nỗi, hai vợ chồng đã già nhưng chưa có một mụn con nào. Hai người buồn lắm. Thấy hợp ý, thần quyết định chọn đôi vợ chồng này để đầu thai làm con. Biết là sớm mai bà lão ra đồng, thần liền biến thành một vết chân to, khác thường. Quả nhiên, bà lào thấy tò mò nên đã đưa chân vào ướm thử xem hơn kém bao nhiêu. Sau buổi ấy, bà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé trắng trẻo, bụ bẫm. Cậu bé đó chính là thần. Bố mẹ thần rất sung sướng. Bà con hàng xóm cũng sang chia vui. Nhưng niềm vui không được bao lâu lại chuyển sang buồn. Đã lên ba mà thần không nói, không cười, không đi, đặt đâu nằm đấy. Cha mẹ ai cũng lo buồn nhưng không hề ghét bỏ mà vẫn thương yêu thần như trước.
Bấy giờ, đúng như Ngọc Hoàng dự tính, giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước Việt. Chúng vô cùng hung ác, đi đến đâu là giết hại dân lành, phá hủy nhà cửa đến đấy. Thế giặc mạnh như chẻ tre, quân triều đình khó lòng chống cự nổi. Thấy vậy, nhà vua lo lắng, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi giúp nước. Nghe tiếng rao, thần liền cất tiếng gọi mẹ:
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây giúp con!
Mẹ vô cùng ngạc nhiên vì thần tự dưng biết nói. Đoán có sự lạ, mẹ thần vội ra mời sứ giả vào.
Sứ giả vao, thần liền bảo:
- Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt và một chiếc nón sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Sứ giả kinh ngạc, vừa mừng vừa lo vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật thần đã dặn.

Từ ngày sứ giả về, thần lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã chật căng đứt chỉ. Bố mẹ thần dù làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi thần. Thấy vậy, bà con hàng xóm liền quây vào giúp dỡ. Người cho gạo, ngươi cho cà, người cho vải. Ai cũng mong thần lớn mau để giết giặc cứu nước.
Giặc Ân đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Thần bèn vùng dậy, vươn vai biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Thần mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên ngựa sắt tiến thẳng ra trận địa. Ngựa sắt phun lửa đỏ rực, thần ngồi trên dùng roi sắt tiêu diệt từng lớp, từng lớp quân thù. Giặc chết như rạ. Đang giữa trận chiến, bỗng roi sắt gãy. Thần bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Chúng kinh hồn bạt vía, giẫm đạp lên nhau để tháo chạy. Giặc tan. Thần đuổi đến chân núi Sóc thì không còn thấy bóng dáng một tên giặc nào. Duyên phận với trần gian đã hết, nhiệm vụ Ngọc Hoàng giao đã hoàn thành. Thần bèn cởi bỏ áo giáp sắt, phi ngựa trở về trời bẩm báo Ngọc Hoàng.
Nghe đến đây, Ngọc Hoàng ưng ý lắm. Ngài vuốt râu cười và nói:
- Trẫm rất hài lòng trước chiến tích của khanh. Thật quả không phụ lòng mong đợi của ta v Phù Đổng Thiên Vương, đời đời được nhân dân thờ cúng, cho phép nhân dân cứ đến tháng tư được mở hội mừng công.

Còn bây giờ, trẫm và các ái khanh hãy thưởng thức ngọc tửu, đào tiên đê mừng chiến công của Thánh Gióng!

Nguyễn Ngọc Trâm Anh
Xem chi tiết
VRCT_Nguyễn Hải Yến
30 tháng 9 2018 lúc 14:02

Tham khảo nhé :

Trong những truyện cổ đã học, em thích nhất nhân vật Thạch Sanh. Có thể nói dũng sĩ Thạch Sanh tài ba và đức độ đã chiếm được cảm tình của nhiều thế hệ.Thạch Sanh vốn không phải người trần mà là thái tử con của Ngọc Hoàng trên thượng giới. Thấy vợ chồng ông già họ Thạch nhân hậu, tử tế mà lại không có con nên Ngọc Hoàng đã cho thái tử xuống đầu thai làm con. Thạch Sanh mồ côi cha từ trong bụng mẹ. Vừa lớn lên thì mẹ lại qua đời. Chàng sống côi cút, lủi thủi một mình trong túp lều rách dưới gốc đa cổ thụ. Gia tài chỉ có cây búa của cha già để lại. Ngày ngày, chàng vào rừng chặt củi, đổi gạo nuôi thân.Đến tuổi trưởng thành, Thạch Sanh có gương mặt phúc hậu ưa nhìn và thân hình vạm vỡ, cường tráng.Quanh năm, chàng chít trên đầu chiếc khăn vải nâu, mình trần, đóng khố. Nước da dãi dầu nắng mưa ánh lên màu nâu bóng như đồng hun. Các bắp thịt ở chân, ở tay nổi lên cuồn cuộn. Tấm lưng trần chắc nịch, khuôn ngực nở nang tạo cho chàng vẻ đẹp hoàn hảo của một dũng sĩ. Nhìn chàng gánh hai bó củi lớn, tên bán rượu Lí Thông nghĩ bụng: Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu.Thạch Sanh được các vị thần dạy cho võ nghệ và mọi phép thần thông nên chàng có đủ tài sức để đương đầu với lũ yêu quái như chằn tinh, đại bàng chuyên hại người. Bằng lưỡi búa luôn mang bên mình, Thạch Sanh đã dũng cảm đánh nhau với chằn tinh, xả xác nổ ra làm hai rồi chém đứt đầu nó, xách về nhà. Bộ cung tên vàng chàng thu được bên xác chằn tinh đã giúp chàng bắn trúng cánh đại bàng. Lưỡi búa sắc trong tay Thạch Sanh vung lên, bổ vỡ đôi đầu con quái vật. Công chúa đã được Thạch Sanh cứu thoát.Vốn là người trọng nghĩa khinh tài, Thạch Sanh thấy ai nguy khốn thì cứu giúp chứ không hề nghĩ đến việc đền ơn. Trong hang sâu của đại bàng, Thạch Sanh giải thoát cho thái tử con vua Thủy Tề. Thủy Tề sung sướng được gặp lại con, đãi Thạch Sanh rất hậu. Khi chàng về, vua biếu nhiều vàng bạc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin một cây đòn. Chàng lại trở về gốc đa.Dũng sĩ Thạch Sanh có nhiểu đức tính tốt đẹp như thật thà, trung hậu và độ lượng. Mẹ con Lí Thông lừa dối chàng, âm mưu đẩy chàng vào chỗ chết. Tên Lí Thông xảo trá gian manh mấy lần cướp công Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Tội hắn đáng chết nhưng khi được nhà vua giao cho xét xử, Thạch Sanh lại tha chọ mẹ con hắn, cho chúng về quê làm ăn. Điều đó cho thấy Thạch Sanh là người có lòng khoan dung rộng rãi, rất đáng quý. Tuy vậy, mẹ con Lí Thông cũng không thoát khỏi sự trừng phạt đích đáng của luật trời: chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.Theo mơ ước của người xưa, những con người tài đức vẹn toàn như Thạch Sanh xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Chàng được vua gả công chúa và truyền ngôi cho. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.Sự ghen ghét của hoàng tử các nước chư hầu bị công chúa từ hôn đã dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Họ hội binh cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không nghĩ gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng.Điều thú vị là Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Niêu cơm thần của chàng cứ vơi lại đầy khiến cho quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà không hết. Chúng cảm kích trước tấm lòng độ lượng của chàng, đồng loạt cúi đầu lạy tạ rồi kéo nhau về nước.Tiếng đàn nhân nghĩa của Thạch Sanh chính là tiếng nói của lòng nhân hậu, của thái độ khoan dung và yêu mến hòa bình của nhân dân ta. Hình ảnh dũng sĩ Thạch Sanh muôn đời sống mãi trong tâm trí của bao người say mê cổ tích.

ThiênÝ Trần
Xem chi tiết
Trần Dương Quang Hiếu
19 tháng 4 2016 lúc 22:36

tra google đi

doan thanh diem quynh
20 tháng 4 2016 lúc 11:10

1 ng co 1 phong văn riêng nên chẳng ai giống ai đâu.

bn đã làm những bài văn trước z bây giờ tui cho bn bài văn của tui thì khi cô bn đọa bài là zero đó bn

doan thanh diem quynh
20 tháng 4 2016 lúc 11:11

<3